100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy [Học phong thủy nhanh nhất]

100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy là bài viết tổng hợp lại các câu hỏi hay và phổ biến về phong thủy nhà ở hiện đại. Các câu hỏi được biên tập theo chủ đề rõ ràng và khoa học.

Tổng hợp 100 câu hỏi dưới đây rất hữu ích cho các bạn có đam mê tìm hiểu và học phong thủy. Tuy cách học phong thủy thì tùy thuộc vào hoàn cảnh và khả năng của từng người. Có người học một mạch cho giỏi, có người do không có thời gian nên phải học dần (chắp ghép)…

Dù bạn học phong thủy theo cách nào thì cũng nên tham khảo các câu hỏi phổ biến này. Theo dõi bài viết dưới đây cùng lykhi.com nhé.

100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy

Chương 1. Hỏi – đáp về các khái niệm phong thuỷ [Câu hỏi hay về phong thủy]

Câu 1: Phong thuỷ là gì?

Văn hoá truyền thống Trung Quốc lấy “ Thiên nhân tương ứng, thiên nhân hợp nhất” làm trung tâm, con người và tự nhiên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, là một chỉnh thể không thể tách rời. Người xưa rất coi trọng môi trường và không gian thiên nhiên xung quanh, bao gồm cả những ảnh hưởng của kiến trúc nhà ở đối với con người, từ đó tạo thành một quan niệm lí luận phong thuỷ độc đáo.

Con người là trung tâm của vũ trụ, thuyết Tam tài của triết học phương Đông là Thiên – Địa – Nhân. Con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của trời đất.

Có trời có đất rồi qua sự phát triển vận động mà tạo nên con người như một vũ trụ thu nhỏ. Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên và sẽ phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Cũng giống như các sinh vật khác trên trái đất đều phải chịu sự chi phối của thiên nhiên và môi trường xung quanh chúng.

Trong phong thuỷ có không ít nội dung tưởng như là mơ hồ, vụn vặt nhưng khi trải qua quá trình nghiên cứu thì đây là sự manh nha của khoa học nguyên thuỷ và được con người ngày nay trân trọng, kế thừa, phát huy và loại bỏ những yếu tố mê tín, đồng thời chúng ta tiến hành phân tích trên phương diện khoa học.

Phong thuỷ là một hệ thống lí luận học thuật tương đối phức tạp, chúng ta cũng không thể không thừa nhận là trong đó có một vài yếu tố tâm linh tồn tại trong phong thuỷ. Phong thuỷ bao gồm hai yếu tố lớn là thị giác và trí giác.

Ví dụ như phong thuỷ yêu cầu sự hoàn chỉnh, thống nhất; kỵ với những gì lộn xộn, vỡ nát; hay yêu cầu sự khác biệt giữa cái chính và cái phụ, đòi hỏi tính cân bằng, ổn định cho thị giác, trí giác. Ngày nay, căn nhà không chỉ phải đáp ứng sự thoải mái, mỹ quan mà còn phải tuân thủ theo một số qui tắc phong thuỷ nhà ở.

Câu 2: Nguyên tắc trong phong thuỷ là gì?

Nguyên tắc hệ thống Lí luận phong thuỷ coi môi trường là một hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống này lấy con người làm trung tâm và bao gồm cả đất trời vạn vật. Các yếu tố bên trong môi trường bao giờ cũng có quan hệ mật thiết với nhau, điều tiết cho nhau, tồn tại độc lập với nhau, đối lập nhau nhưng lại có thể chuyển hoá cho nhau.

Chức năng của phong thuỷ là điều tiết các mối quan hệ, ưu việt hoá kết cấu, tìm ra phương pháp kết hợp tốt nhất trên góc độ vĩ mô. Nguyên tắc ứng dụng Căn cứ vào tính khách quan của môi trường xung quanh, tìm ra những phương pháp thích hợp với phương thức sinh sống hài hoà với thiên nhiên.

Trung Quốc có diện tích đất đai rộng lớn, khí hậu các vùng rất khác biệt, thổ chất cũng không giống nhau, do đó kiểu cách kiến trúc đương nhiên không thể trùng lặp. Nhà vùng Tây Bắc thì thấp, nhà phương Nam thì nhiều tầng…đây đều là ví dụ cho sự thích ứng với môi trường tự nhiên. Nguyên tắc bảo vệ môi trường Thân thiện với thiên nhiên, dựa vào núi, kề vào sông là một trong những nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ học.

Sơn là xương cốt của đất, thuỷ là khởi nguyên sự sống của vạn vật. Người xưa coi địa thế được bọc trong thuỷ, có sơn bao quanh là một địa thế lí tưởng. Điều này tất nhiên có liên quan đến khí hậu, môi trường sinh sống tồn tại của thời cổ. Sống ở nơi này nhận được thức ăn, cây cỏ một cách tự nhiên rất có ýý nghĩa với việc bảo vệ sinh thái môi trường. Những căn phòng hướng Nam cũng là một ví dụ cho nguyên tắc bảo vệ môi trường.

Phòng hướng Nam nhận được ánh sáng mặt trời, tránh gió và thuận ứng với thiên đạo, có linh khí của núi, là chỗ địa linh sinh nhân kiệt. Phong thuỷ học coi trọng hướng núi thế đất, đặt cái nhỏ trong cái lớn để suy xét. Nguyên tắc phòng tránh Trong phong thuỷ có hai yếu tố tạo nên hung là yếu tố con người và ngoại cảnh. Trong đó, có rất nhiều trường hợp chỉ có thể dùng nguyên tắc phòng tránh để chuyển hoá.

Ví dụ nếu căn nhà nằm vào dòng chảy của sông, trạch cơ không ổn định, dễ bị thuỷ tai thì chỉ có cách duy nhất là chuyển nhà ra nơi khác hoặc không dựng nhà ở những chỗ như vậy.

Nguyên tắc âm dương Theo phong thuỷ thì vật gì cũng có hai thuộc tính âm và dương, có chính sẽ có phụ, có đen sẽ có trắng, có lạnh sẽ có nóng, có sơn sẽ có thuỷ… Làm việc gì mà đạt được cân bằng âm dương sẽ được gọi là trung dung chi đạo. Trung dung là phối hợp hoàn hảo, không thiên không lệch, không to không nhỏ, không cao không thấp.

Phương hướng phải phù hợp với thế đất, diện tích nhà to hay nhỏ cũng phải phù hợp với nhau. Nhà to mà người ít hay nhà nhỏ người nhiều thì đều không cát. Nhà nhỏ cửa to, nhà to cửa nhỏ cũng không tốt do mất sự cân đối về mỹ quan thẩm mỹ. Việc điều tiết, thay đổi trong phong thuỷ cũng phải lấy trung dung làm trọng.

Phải chú ý đến sự hài hoà, thân thiện trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, phải dựa vào thiên nhiên, có sự thích hợp khi điều hoà thiên nhiên. Vì nếu có sự can thiệp vào thiên nhiên một cách thái quá thì sẽ phản tác dụng, tất yếu sẽ nhận lại sự phản ứng của tự nhiên.

Câu 3: Tại sao nói ảnh hưởng của phong thuỷ đối với con người là sự tồn tại khách quan?

Người ta thường nói “Nhân kiệt chi linh”, “Nhất phương thuỷ thổ dưỡng nhất phương nhân” (Đất nơi nào thì tốt cho người nơi ấy), “Người Bắc hào hoa, người Nam tuấn kiệt”, điều này có nghĩa là ảnh hưởng của phong thuỷ địa lí đối với con người là tồn tại khách quan. Bởi vì, địa lí cũng có nghĩa là khí độ, khí chất và khí thế.

Con người cũng như vậy, có người tính hiền hoà, thanh cao, có người tính khô khan, hoặc thượng võ, anh hùng, hoặc tiểu nhân… Nơi dương khí vượng sản sinh ra con người anh hùng hào kiệt, nơi dương khí hài hoà sản sinh ra con người văn phong nho nhã. Ngược lại, nơi dương khí không tốt sẽ tạo ra con người nhỏ nhen, xảo quyệt, dâm ô thác loạn… Từ đó có thể thấy sự ảnh hưởng của phong thuỷ đối với con người thật sự tồn tại.

Câu 4: Phong thuỷ và thiết kế nhà ở có quan hệ như thế nào?

Thiết kế nhà ở và phong thuỷ nhà giống như cơ thể con người, không gian phòng giống như đường khí quản. Khí phải được lưu thông một cách cân bằng giữa các phòng trong nhà, từ cửa chính đến phòng ngủ, phòng khách, thư phòng, nhà bếp, không khí phải được dễ dàng lưu chuyển.

Cửa chính và các cửa sổ lại giống như mũi và miệng của mỗi phòng, có tác dụng dẫn mở khí giữa bên ngoài và bên trong phòng. Không khí đi qua cửa ra vào, cửa sổ, qua tường ngăn, bình phong, đồ nội thất và các đồ đạc khác trong nhà đều có ảnh hưởng nhất định đến mỗi khu vực không gian, từ đó người sống trong nhà mới hít thở được khí dưỡng và có được sự khoẻ mạnh cân bằng. Loại khí này không được quá mạnh cũng không được quá yếu, mà nên có sự hài hoà, ổn định.

Câu 5: Khung cảnh trong và ngoài nhà có quan hệ gì với nhau?

Môi trường bên ngoài nhà ở có cát lành thì không gian sống trong nhà mới càng được hưởng sự cát lành đó và người sống bên trong nhà mới tích tụ và phát huy thêm được cát và vượng của mình. “Cát thượng gia cát, vượng thượng gia vượng”.

Nếu khung cảnh bên ngoài không thích hợp, sự bố trí đồ đạc, không gian trong nhà cũng không hợp phong thuỷ thì sẽ không có lợi cho sự phát triển của con người. Còn nếu khung cảnh bên ngoài thích hợp, nhưng phong thuỷ bên trong nhà không đạt. Ngoài ra, môi trường bên ngoài không tốt lành, nhưng bố cục trong nhà lại hợp phong thuỷ, thì gia chủ sẽ phải trải qua gian khổ trước mới được nếm ngọt bùi sau này.

Do đó, cũng có thể an cư ở nơi đây. Hơn nữa nếu sinh sống trong một thời gian dài, gia chủ sẽ ngày càng gặp được nhiều may mắn. Từ những phương diện trên có thể thấy được phong thuỷ cư gia không chỉ phải xem xét đến bố cục bên trong ngôi nhà, mà môi trường sống bên ngoài cũng có vai trò rất quan trọng. Hai mặt này có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự cát và quan hệ giữa chúng sẽ quyết định cho việc có nên sinh sống tại nơi đó hay không.

Câu 6: Nói con người có thể phát huy tính chủ động để điều tiết phong thuỷ? Đúng hay sai? Tại sao?

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đầu tiên là phải trải qua giai đoạn con người phụ thuộc vào thiên nhiên. Vào thời cổ đại, nếu đem so sánh sức mạnh của con người và thiên nhiên thì sẽ thấy rằng, thiên nhiên vô cùng mạnh mẽ, lớn lao; còn loài người chỉ là một sinh linh bé nhỏ, yếu ớt. Con người mãi mãi sẽ bị khuất phục trước thiên nhiên.

Người Trung Quốc cổ đại đã đề ra “trời đất hợp nhất”, bao gồm “trời, đất, con người” ba yếu tố đó phải hoà hợp, thống nhất. Con người phải thuận theo quy luật của tự nhiên. Trong quá trình tìm hiểu thiên nhiên, trong một khoảng thời gian rất dài trải qua nhiều quan sát, thể nghiệm, con người đã không ngừng tích luỹ cho mình rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, những hiếu biết về tự nhiên.

Bao gồm cả những hiểu biết về các yếu tố tốt lành và không tốt lành trong thế giới thiên nhiên. Và những người cổ đại qua những hiểu biết về quy luật vũ trụ, đã tìm ra “khí” có lợi và phù hợp với con người. Từ đó vận dụng vào việc xây nhà, táng mộ và trong những công việc khác, dùng sức mạnh của chính mình để biến đổi thiên nhiên.

Con người là tâm linh, là sự tinh túy của vạn vật, con người có thể phát huy tính chủ động của mình để làm thay đổi và điều tiết môi trường, thiên nhiên xung quanh. Đồng thời hoàn toàn có thể vận dụng những yếu tố cát lành để làm tăng sức mạnh và tìm được hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 7: Tại sao gọi là thấp độ và ôn độ trong phong thuỷ?

Ngày trước các nhà phong thuỷ thường rất coi trọng hướng nhà và hướng ánh nắng mặt trời chiếu vào trong nhà. Họ thường yêu cầu là nhà phải theo hướng hướng ra ánh nắng và kỵị những ngôi nhà xây quay lưng lại với mặt trời. Trong phong thuỷ, ngoài những yêu cầu về hướng nhà và các điều kiện vệ sinh khác, còn có những yêu cầu gắt gao về độ ẩm và nhiệt độ trong nhà.

Nhà có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi và mang đến những hậu quả không lường trước được. Nhiệt độ trong nhà phải vừa đủ để giữ cho nhiệt độ cơ thể người sống trong nhà luôn giữ đựơc mức cân bằng, không để cho cơ thể con người phải điều tiết thân nhiệt quá sức trong thời gian dài.

Một nhiệt độ thích hợp sẽ có lợi cho hiệu quả công việc và cho giấc ngủ. Duy trì nhiệt độ cân bằng và điều tiết thân nhiệt làm việc ở mức độ bình thường là điều con người luôn phải chú ý. Điều này có nghĩa là nhiệt lượng, thân nhiệt, nhiệt độ da, sự toát mồ hôi, cảm giác nóng bức và những trạng thái sinh lí khác khi con người hoạt động phải được bảo đảm, không được vượt quá giới hạn cho phép.

Do đó, mỗi một yếu tố trong nhà, trong một phạm vi nào đó phải đảm bảo được tính ổn định theo thời gian. Thông qua thực nghiệm và lí luận, có thể thấy rằng vào mùa hè nhiệt độ trong nhà thích hợp là từ 21-32 độ C và nhiệt độ hoàn hảo nhất là từ 24-26 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ lí tưởng nhất là 19-24 độ C.

Nếu nhiệt độ là 18-20 độ C, độ ẩm là 60% thì đó cũng có thể coi là con số hợp lí. Hiện nay, nhìn chung nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên, nhiệt độ trong phòng cũng theo đó mà tăng lên. Nên đặt ra yêu cầu nhiệt độ phòng ngủ phải từ 22-23 độ C thì nhiệt độ phòng ăn từ 20-22 độ C. Nhà bếp do sản sinh ra nhiệt độ nóng, do đó cần giữ nhiệt độ ở mức 20 độ C.

Thông thường độ ẩm cao sẽ tác động làm cơ thể giải phóng nhiệt lượng, dẫn đến thân nhiệt bị giảm, hoạt động của hệ thống thần kinh và các hệ thống khác cũng bị giảm theo. Do đó, sẽ xuất hiện nhiều trạng thái bệnh lí. Nếu sinh sống một thời gian dài trong môi trường lạnh lẽo, ẩm thấp thì rất dễ mắc phải các bệnh như cảm mạo, phong hàn, thấp khớp…

Ngược lại một môi trường quá khô hanh cũng không tốt cho sức khoẻ con người. Đứng trên góc độ y học, không khí khô hanh và bệnh đau họng có quan hệ rất mật thiết với nhau. Cuối cùng có thể rút ra là độ ẩm lí tưởng trong nhà nên đạt 30-65%.

Câu 8: Dùng cây cảnh như thế nào để cải biến phong thuỷ nhà ở?

Mệnh lí bao gồm sự tương sinh, tương khắc giữa không khí, môi trường, thiên nhiên, nhiệt độ. Thiếu yếu tố nào phải bổ sung yếu tố đó. Khắc cái gì phải hoá giải cái đó. Ngoài việc dùng cách đặt tên để hoá giải phong thuỷ, bạn còn có thể lợi dụng cây cảnh, các loại cây xanh để cái biến phong thuỷ của mình, làm cho nó “phong sinh, thuỷ khởi”.

Có thể sử dụng các loại cây trồng đơn giản để đạt được mục đích cải biến phong thuỷ, hơn nữa còn làm đẹp cho môi trường xung quanh, tốt cho không khí. Cây trồng được phân thành năm loại lớn mang tính: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Căn cứ vào quang cảnh nhà và phong thuỷ mỗi người mà có sự lựa chọn loại cây trồng thích hợp.

– Kim: Hợp với những loại cây hoa có màu vàng. Trong đó, thích hợp nhất là cây phát tài, sơn trúc, cam…

– Mộc: Hợp với những có màu xanh và phải chọn loại cây trồng xuống đất, mang ý nghĩa “phát”.

Ví dụ: cây bảo thạch, trúc nhật…

– Thuỷ: Hợp với những cây được trồng bằng nước nên đựng trong bình có màu xanh, bằng kính trong suốt.Ví dụ như vạn niên thanh, trúc khai vận….

– Hoả: Hợp với những cây đơm hoa kết trái, nên trồng trong bồn hoặc chậu có màu đỏ. Ví dụ: Lan hồ điệp, hoa phong tiên…

– Thổ: Hợp với những cây chịu được ánh mặt trời, thích hợp trồng trong chậu có màu đen hoặc chậu bằng đá. Ví dụ như: cây xương rồng… Trong sự vận dụng phong thuỷ, cây cối thường được dùng để nâng cao vượng khí, hoá giải tà khí. Mỗi loại cây khác nhau có một ý nghĩa và tác dụng khác nhau.

Câu 9: Các phương pháp điều tiết phong thuỷ nhà ở là gì?

Các cách hoá giải, điều tiết phong thuỷ cho nhà ở có rất nhiều, ví dụ như: đổi cửa, dời bếp nấu, chuyển phòng ngủ, di giường, treo chuông gió ở vị trí không cát lành hoặc đặt bồn nước ở điểm tốt lành…

Dưới đây xin được giới thiệu hai phương pháp hiệu quả trong việc điều tiết phong thuỷ: Chỉnh sửa cửa ra vào

– Đối với nhà có hướng không tốt, không có cát vận thì không nên sử dụng cửa chính vì hướng cửa chính không mang lại may mắn. Mà nên mở một cửa hậu hoặc cửa ngách theo hướng cát lành để đi lại. Như vậy là đã hoá giải được điều xấu.

– Đối với cửa hướng có phương không cát lợi thì có thể sử dụng một mẹo nhỏ là cố ýý làm cho cửa hơi có độ nghiêng. Nhưng cần chú ý là cửa chỉ được nghiêng đi một góc nhỏ, nếu không sẽ trông mất thẩm mỹ, rất khó coi và cũng không đẹp.

Tự tạo ra hảo vận Khi chọn được một căn nhà, trước khi chuyển đến nên trang trí, sơn quét lại và cũng có thể sửa chữa cửa cho hợp lí. Đối với những căn nhà ngói cũ thì nên dỡ ngói ở trên đỉnh nóc ra, cho ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào trong nhà, đợi sau 49- 60 ngày lại gắn ngói liền như cũ, sau đó tiến hành khai lửa bình thường như đối với một ngôi nhà mới. Làm như vậy có thể cải biến được trạch vận của ngôi nhà, làm cho nó trở thành giống như hoàn toàn mới vậy.

Câu 10: Những điểm cần lưu ý trong bố cục nhà ở là gì?

Nhà dương trạch có tam yếu là: Môn, phòng, táo và sáu điều: Môn, lộ, táo, tỉnh (giếng), khanh, xí (WC) đều là những nơi có tính quan trọng trong bố cục nhà ở. Sự bố cục có hợp lí hay không là do cách điều tiết, cải biến những điều cát hung trong nhà.

Môn: là cửa dẫn khí vào nhà, thích hợp mở ở những nơi cát lành, hướng hưng vượng. Nhưng do đặc điểm các nhà trong thành phố hiện nay đã có hướng cố định, không dễ gì thay đổi hướng cửa chính, nên chỉ có thể dựa vào sự linh động trong hướng nhà, hoặc làm cửa cho to hơn mà thôi. Có điều cũng có thể sử dụng ban công để làm trợ thủ cho việc dẫn khí vào nhà, nhưng phải chú ý không được để cửa lớn đối diện thẳng trực tiếp ra ban công. Vì như vậy không những không thu nạp được khí đi từ ban công vào mà còn làm huỷ hoại cân tài.

Phòng: nơi ở của chủ nhà. Phòng chính trong nhà thích hợp được bố trí vào vị trí sinh vượng cát. Có như vậy tinh lực con người mới khoẻ khoắn, sự nghiệp mới thuận lợi. Nếu sắp xếp vào vị trí hung thì con người hay mắc phải bệnh tật, sinh lực yếu ớt, dẫn đến sự nghiệp gián đoạn, khó tránh được sự hao hụt tài vận.

Táo: là nơi thể hiện sự hưng vượng của cả ngôi nhà và cũng là nơi đánh giá được sự tài phúc trong nhà. Sự hưng vượng của bếp có ảnh hưởng rất mật thiết với cát hung của ngôi nhà. Lộ: chỉ các đường đi lối dẫn ở trong nội bộ nhà.

Lộ quy định sự vận hành của khí trong nhà. Trong phong thuỷ nó có ảnh hưởng đến khí trong nhà là cát hay là hung. Không được đặt các vật cản, làm trở ngại hướng đi của lộ, vì phải đảm bảo được sự lưu thông của khí được thuận lợi, thông suốt trong nhà. Làm cho ngôi nhà lúc nào cũng được tràn ngập sinh khí, tài khí. Có cát khí thì mới có tài, hung khí thì sẽ huỷ tài.

Tỉnh (giếng): Ngày nay những ngôi nhà trong thành phố, không tồn tại giếng nữa, do vậy có thể bỏ qua vấn đề này.

Khanh: là để chỉ vị trí của giường. Vị trí kê giường có liên quan trực tiếp đến tài vận và sức khoẻ của con người.

Xí: Trong phong thuỷ còn được gọi là khứ thuỷ. Vị trí của xí có hợp lí hay không đều quan hệ đến sự tích tụ tài trong nhà. Nếu bố trí xí sai vị trí thì tài sẽ bị chặn hoặc bị mất đi.

Chương 2. Hỏi – Đáp Thuật phong thuỷ trong ngoại cảnh nhà ở

“Chư vu nội hình chi vu ngoại”, chỉ cần thông qua thiết kế nhà ở, bố cục kết cấu, thậm chí là đặc điểm hình dáng của bức tường bên ngoài cũng có thể nắm bắt được một cách chính xác phong thuỷ của ngôi nhà đó. Chúng ta cùng theo dõi tiếp các câu hỏi hay trong phong thủy nhà ở hiện đại nhé

Câu 11: Ngoại cảnh nhà ở có ảnh hưởng như thế nào đến phong thuỷ?

Nhìn qua ngũ quan một người có thể nhận biết được một phần nào tính cách của người đó, là một người quân tử nhân nghĩa, đức độ hay là một kẻ tiểu nhân, hèn kém xảo quyệt… Do đó, ngắm nhìn hình dạng kết cấu của một ngôi nhà, cho dù chỉ là đặc điểm bức tường ở bên ngoài thì cũng có thể có được những nhận xét khá chính xác về phong thuỷ của ngôi nhà đó.

Thông thường người lành thì đất cũng lành, những người có phúc phận tốt, không phải tốn công sức nhiều mà lại rất dễ tìm được một ngôi nhà có phong thuỷ tốt lành. Đối với những người phúc phận chỉ ở dạng thường thường bậc trung thì nên quan tâm nhiều hơn đến phong thuỷ cho ngôi nhà của mình.

Câu 12: Cách để nhận biết phương hướng phòng như thế nào?

Cơ bản, có hai loại định nghĩa về hướng của ngôi nhà. Cách thứ nhất là lấy hướng cửa làm hướng cho cả nhà. Cách thứ hai là lấy hướng của bề mặt đón được ánh sáng mặt trời nhiều nhất làm hướng nhà. Cách đầu tiên dựa trên lí luận định nghĩa hướng nhà theo quan niệm kiến trúc truyền thống cổ Trung Quốc.

Cách định nghĩa này có nguồn gốc sâu xa từ khi con người còn đang sinh sống, cư trú trong các hang động. Vì cửa hang là nơi đón ánh sáng mặt trời và là nơi dẫn khí vào hang nên hướng cửa hang được chọn làm hướng của cả chỗ ở. Theo kiến trúc truyền thống cổ Trung quốc, hướng của cửa chính đều được dựa theo hướng của đường đi.

Người thích tĩnh thì “toạ”, người thích động thì “hướng”. Tĩnh thuộc âm, động thuộc dương, Những người trầm tư, yên phận thuộc âm, những người thích hoạt động náo nhiệt thuộc dương. Nếu lấy phía mặt trước của người là dương thì phía sau lưng sẽ thuộc âm. Về cơ bản, hướng của ngôi nhà cũng được xác định theo cách lí luận này.

Các kiến trúc nhà ở hiện đại ngày nay, vị trí làm cửa có thể ở phía trước, phía sau, bên phải hay bên trái ngôi nhà. Do đó, không nên lấy cửa làm hướng chính cho nhà nữa mà nên lấy bề mặt đón được ánh mặt trời nhiều nhất làm hướng nhà. Có như vậy mới là phương pháp xác định chính xác và hợp thực tiễn hiện nay.

Câu 13: Lựa chọn vị trí cho phòng như thế nào?

Con người có 12 sinh tiếu. Mỗi sinh tiếu của từng người đều có một mối quan hệ rất kì diệu với ngôi nhà của mình. Chúng ta có 2 bảng biểu sau đây:
 
Sinh tiếu Hướng bất lợi

1. Tý Nhà ở chính Nam hướng ra chính Bắc.
 
2. Sửu Nhà ở Tây Nam, lệch Nam hướng ra Đông Bắc, lệch Bắc.
 
3. Dần Nhà ở Tây Nam, lệch Tây hướng ra Đông Bắc, lệch Đông.
 
4. Mão Nhà ở chính Tây hướng ra chính Đông.
 
5. Thìn Nhà ở Tây Bắc, lệch Tây hướng ra Đông Nam , lệch Đông.
 
6. Tị Nhà ở Tây Bắc, lêch Bắc hướng ra Đông Nam lệch Nam.
 
7. Ngọ Nhà ở chính Bắc hướng ra chính Nam

8. Mùi Nhà ở Đông Bắc, lệch Bắc hướng ra Tây Nam , lệch Nam

9. Thân Nhà ở Đông Bắc , lệch Đông hướng ra Tây Nam , lệch Tây.
 
10. Dậu Nhà ở chính Đông hướng sang chính Tây.
 
11. Tuất Nhà ở Đông Nam, lệch Đông hướng ra Tây Bắc, lệch Tây.
 
12. Hợi Nhà ở Đông Nam, lệch Nam hướng ra Tây Bắc, lệch Bắc.
 
Sinh tiếu Hướng thích hợp nhất

1. Sửu, Dậu, Tị Nhà ở phía Đông hướng ra phía Tây.
 
2. Tí, Thìn, Thân Nhà ở phía Nam hướng ra phía Bắc.
 
3. Dần, Ngọ, Tuất Nhà ở phía Bắc hướng ra phía Nam.
 
4. Mão, Mùi, Hợi Nhà ở phía Tây hướng ra phía Đông.

Sinh tiếu Hướng kiêng kỵ
 
1. Những người tuổi Thân, Tý, Thìn không nên làm nhà ở phía Nam hướng ra phía Bắc.
 
2. Những người tuổi Tị, Dậu, Sửu nên làm nhà ở phía Đông hướng ra phía Tây.
 
3. Những người tuổi Dậu, Ngọ, Tuất không hợp với nhà ở phía Bắc hướng ra phía Nam.
 
4. Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi không hợp với nhà ở phía Tây.

Câu 14: Những yếu tố nào có lợi cho ngoại cảnh nhà ở?

Hoạ tiết hoa văn đơn giản, phóng khoáng thể hiện sự bình yên, cát lành. Do đó, các hoa văn kiến trúc phải đẹp, sáng láng mới tăng thêm hiệu quả an lành, hoà phúc. Màu sắc của tường phải thích hợp và đồng bộ với ngũ hành của ngôi nhà. Có như vậy mới tạo ra một lực mạnh mẽ toát ra từ bên trong ngôi nhà.

Màu sắc của tường không nên có nhiều hơn hai màu. Cửa chính của những toà nhà lớn hay nhà riêng đều phải đáp ứng được yêu cầu về không gian. Đó là không gian phải sáng sủa, nhiều sinh khí, hấp thu được đầy đủ ánh sáng mặt trời, thể hiện được chiều hướng phát triển và nhiều cơ hội mới.

Do vậy, không nên có bất cứ đồ vật nào hoặc các địa hình tự nhiên nào che chắn, cản trở trước cửa.

Câu 15: Những đặc điểm làm ngoại cảnh nhà ở không hợp lí. Nhà phía trước cao phía sau thấp: làm mất mỹ quan và không có lợi cho trạch vận ngôi nhà.

Nhà hẹp và dài: phía bên ngoài lại đơn điệu, hai mặt không có cửa sổ: tẻ nhạt, không đủ nguyên khí, không có lợi cho tài khí.

Nhà rộng nhưng nông: rất khó để tích tụ tài khí, năng lượng khó tụ, việc “ tán khí” là không thể tránh khỏi. Nếu cửa chính lại song song với nhà thì sự bất lợi càng lớn.

Nhà có góc nhọn, hình tam giác, hình thoi là xui xẻo nhất: không tốt cho việc cư trú, sinh sống. Góc nhọn của nhà chỉ thích hợp làm nơi chứa đồ như làm nhà kho. Không nên chọn làm phòng ngủ hoặc phòng bếp.

Nhà có hình chữ U: tương lai xấu, mờ mịt, mang nhiều thiên hướng cô bần, bệnh tật. Những người có chức vụ cao không nên ở trong kiểu nhà loại này, bất luận là dùng làm nhà ở hay phòng làm việc đều không tốt.

Nhà thiếu góc: biểu hiện sự thiếu sót, hạn chế. Nhà có bề ngoài kì dị, kì lạ: nhà quá nghiêng, quá lệch, mất đi sự cân đối, rất khó tích tụ tài khí. Nhà càng lệch thì mức độ ảnh hưởng càng lớn.

Nhà quá cao, bốn bề xung quanh quá thấp: đứng cô độc một mình, trống trải, có danh mà không có lợi. Rất khó tụ khí.

Nhà quá thấp, quá nhỏ: dễ bị áp bức, đè nén. Bốn bề xung quanh là các nhà cao tầng hình thành thế bất cập, càng không có lợi.

Nhà có đỉnh nhọn, sắc, hai bên nghiêng lệch: được gọi là “ Hàn kiên ốc”, tài khí bất tụ. Đỉnh nhà càng nhọn thì càng bất lợi.

Trước nhà có gốc cây to hoặc nhà bị cây cối che lấp: không có lợi cho phát triển sự nghiệp và sức khoẻ. Nhà cũ nát, tường bong ra từng mảng: không thể phát triển sự nghiệp. Những phần hỏng hóc, bong tróc càng nhiều thì ảnh hưởng của nó càng lớn.

Chương 3. Hỏi – đáp về Thuật phong thuỷ trong cửa ra vào và cửa sổ

Môn là đường ranh giới chia cách cát hung giữa gia đình và xã hội và cũng là bộ mặt của cả ngôi nhà. Chúng ta thường nói: “ Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Nếu mất đi đôi mắt cũng đồng nghĩa mất đi tất cả niềm sống và niềm hy vọng. Giống như vậy, cửa cũng là đôi mắt của ngôi nhà, là một bộ phận, một phần quan trọng không thể thiếu.

Mối quan hệ giữa cửa chính và các cửa sổ cũng giống mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Cửa chính ( bố mẹ) phải có ảnh hưởng sâu đậm đến các cửa sổ ( con cái), nếu không con cái sẽ có những sự phản kháng khó lường.

Câu 16: Cửa nên làm ở vị trí nào để hoà hợp với đường đi?

Chu Tước môn: phía trước cửa có ao hồ, đất bằng phẳng, rộng rãi và cũng có thể trước mặt là một bãi đỗ xe… Như vậy muốn tích tụ tài khí bên ngoài phải dùng cửa trung môn. Thích hợp làm cửa ở chính giữa.

Thanh Long môn: Trong phong thuỷ, phía bên phải nhà ở có lưu thuỷ (sông, dòng chảy) gọi là Thanh Long. Địa hình theo hướng từ trên cao hướng xuống thấp. Nếu trước cửa có đường hoặc hành lang, phía bên phải có đường dài, nước chảy đến, phía bên trái có đường ngắn, nước chảy đi thì nên làm cửa bên trái để thu được địa khí.

Bạch Hổ môn: Nếu phía trước cửa có đường lớn, bên trái có đường dài nước chảy đến, bên phải đường nhỏ, ngắn, nước chảy đi thì nên làm cửa bên phải để tích tụ địa khí.

Câu 17: Phương hướng của cửa chính có ý nghĩa như thế nào?

Hướng của cửa là do cửa hướng về phương nào định ra. Khi chúng ta đứng ở trong nhà, mặt hướng ra cửa thì phía trước mặt gọi là “hướng”, phía sau lưng gọi là “toạ”. Sau đây là một số hướng cửa theo mệnh trạch:

– Chấn trạch toạ hướng Đông, cửa chính hướng Tây.

– Ly trạch toạ hướng Nam, cửa chính hướng Bắc.

– Khôn trạch toạ hướng Tây Nam, cửa chính hướng Đông Bắc.

– Đoài trạch toạ hướng Tây, cửa chính hướng Đông.

– Càn trạch toạ hướng Tây Bắc, cửa chính hướng Đông Nam.

– Khảm trạch toạ hướng Bắc, cửa chính hướng Nam. – Cấn trạch toạ hướng Đông Nam, cửa chính hướng Tây Bắc.

– Tốn trạch toạ hướng Đông Bắc, cửa chính hướng Tây Nam.

Câu 18: “Tam kiến” khi vào nhà là gì?

Khai môn kiến hồng: còn được gọi là khai môn kiến hỷ. Nếu vừa mở cửa mà nhìn thấy tường hoặc các đồ vật trang trí màu đỏ thì sẽ tạo cho con người cảm giác có nhiều niềm vui, nhiều may mắn. Màu đỏ cũng làm tăng sự ấm áp, gây hưng phấn và cảm giác thư thái cho con người.

Khai môn kiến lục: Mở cửa mà nhìn ngay thấy màu xanh của cây cối thì sẽ tạo được rất nhiều hứng khởi, đồng thời còn có hiệu quả dưỡng thị lực.

Khai môn kiến hoạ: Nếu từ cửa vào nhìn thấy một bức tranh hay một bức vẽ nhỏ thì điều đó thể hiện trình độ văn hoá nhận thức cao của gia chủ. Ngoài ra còn làm dịu đi sự cáu gắt từ bên ngoài sau khi bước qua cửa.

Câu 19: “Tam bất kiến” khi vào nhà là gì?

Khai môn kiến táo: sách “Dương trạch tập thành” nói rằng: “ Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao”. Khi mở cửa vào mà nhìn ngay thấy bếp thì sẽ bị hoả khí xung nhân rất không có lợi.

Khai môn kiến xí: Vừa mở cửa ra đã nhìn thấy được nhà vệ sinh thì uế khí sẽ có cảm giác bám vào người, tất nhiên sẽ không cát lành.

Khai môn kiến kính: Kính sẽ phản xạ lại tài khí và làm tài khí bị mất đi. Đó là cách nói của người xưa, còn ngày nay chúng ta có thể lí giải là việc đặt gương ở cửa là một cách làm phản khoa học. Nếu không phải là cửa bị đối diện thẳng với những vật mang uế khí thì không được đặt gương đối thẳng với cửa chính.

Câu 20: Làm thế nào để thiết kế kích thước và màu sắc cho cửa chính?

Màu sắc của cửa chính phải có sự đồng bộ, hài hoà với màu sắc của phòng chính. Như vậy thì cửa chính mới hoàn thiện đầy đủ chức năng của nó. Màu sắc cát lành cho cửa theo mệnh như sau:

Màu sắc cát lành cho cửa mệnh Kim là: trắng, vàng, bạc, xanh da trời, xanh lục, hạt dẻ.

Màu sắc cát lành cho cửa mệnh Mộc là: xanh da trời, xanh lục, vàng, xám , màu cà phê, hạt dẻ, lam.

Màu sắc cát lành cho cửa mệnh Thuỷ là: xám, lam, đỏ, cam, trắng, vàng, bạc.

Màu sắc cát lành cho cửa mệnh Hoả là: đỏ, cam, trắng, vàng, bạc, xanh da trời, xanh lục.

Màu sắc cát lành cho cửa mệnh Thổ là: vàng, nâu hạt dẻ, xám, lam, hồng, cam, tím. Kích thước cửa lớn phải có tỉ lệ phù hợp với diện tích phòng, nhà nhỏ không nên làm cửa quá lớn và cũng không thể làm cửa nhỏ khi diện tích nhà rộng.

Đồng thời cửa cũng là bộ mặt của ngôi nhà do đó cửa phải mới, đẹp, không nên dùng cửa đã cũ, sơn bị bong chóc và xấu xí. Nếu cửa bị hỏng hóc thì nên lập tức sửa chữa hoặc thay cửa khác.

Câu 21: Mối quan hệ giữa cửa nhà và phong thuỷ?

Cửa chính và cửa sổ cũng có thể tạo một ấn tượng sâu sắc, khó quên. Cửa mỗi phòng còn làm tăng thêm các cảm xúc khác nhau cho không gian của riêng phòng đó. Nếu hình tượng hoá ngôi nhà cũng là một thực thể con người thì cửa và cửa sổ chính là các túi của bộ quần áo mà con người ấy mặc lên.

Cửa là đường xuất nhập của sinh khí. Cửa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào không gian của phòng rộng hay hẹp. Thuật phong thuỷ cổ đại Trung Quốc đã đặt ra những qui định rất chặt chẽ, nghiêm khắc đối với phương vị, hình dáng, kích thước của cửa chính. Về nguyên tắc, phương vị của cửa có cùng hướng với hướng của ngôi nhà.

Nhưng cũng có lúc để cải biến phong thuỷ thì cũng có vài trường hợp ngoại lệ. Mỗi một vật thể đều tồn tại trong một vật thể khác lớn hơn nó. Cũng như nơi chúng ta sinh sống cũng phải có sự liện hệ với thế giới, với môi trường bên ngoài.

Và sự liên hệ này được trực tiếp thông qua cửa lớn và cửa sổ. Trên thực tế cửa cũng thể hiện được tính cách và con người của chủ nhà. Nó cũng mang những đặc điểm rất cụ thể, có thể nói rõ chủ nhân là người như thế nào. Đồng thời cửa cũng có tác dụng trao đổi thông tin và năng lượng với thế giới bên ngoài.

Do vậy cửa mang ýý nghĩa tổng hợp và có tính bao hàm lớn, mang lại cảm giác hữu hảo, thân thiện cho con người. ý nghĩa nguyên bản, xa xưa nhất của cửa và cửa sổ chỉ là những lỗ thủng ở trên tường, tạo ra đường đi lối lại cho con người. Đồng thời chúng cũng có tác dụng ngăn mưa che gió, chống nước, chống ẩm.

Từ ngoài cửa trở ra là khu vực công cộng, từ trong cửa trở vào là phần riêng tư cá nhân. Do đó, Lưu Sa Hà có một bài thơ viết rằng “ Cửa khi đóng là thế giới của riêng ta” (Môn nhất quan, tựu thị gia thiên hạ) Nhưng ýý nghĩa của cửa không chỉ đơn giản là như vậy.

Kết cấu kiến trúc của mỗi cánh cửa có thể là giống nhau nhưng vẫn tạo cho căn phòng có một phong cách riêng biệt. Nếu xem xét kĩ hơn thì đó chính là do mỗi cánh cửa lại có một đặc điểm độc đáo khác nhau mới tạo ra sự phong phú cá tính cho từng căn phòng của mỗi gia chủ.

Câu 22: Tứ hướng chính khi làm cửa là gì?

Bốn phương vị lớn trong kiến trúc truyền thống Trung Quốc lần lượt được phân biệt bằng hình tượng bốn con vật tâm linh. Đó là: Khổng Tước, Xà Quy, Thanh Long, Bạch Hổ. Ngoài ra còn có kiểu định nghĩa khác: tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh long, hữu Bạch hổ.

Một căn phòng khi làm cửa thông thường có 4 cách lựa chọn chính: khai nam môn (cửa Chu tước), khai tả môn (cửa Thanh long), khai hữu môn (cửa Bạch hổ), khai bắc môn (cửa Huyền vũ). Phong thuỷ học lấy việc phía trước cửa có danh đường làm cát.

Nếu trước cửa có lục nhân, ao hồ, vùng đất bằng hoặc bãi đỗ xe… thì làm cửa ở chính giữa nên là sự lựa chọn đầu tiên. Nếu trước cửa không có danh đường thì tốt hơn là làm cửa ở bên trái vì bên trái là Thanh long. Mà bên phải là Bạch hổ.

Thông thường phía Bạch hổ sẽ kém và xấu hơn phía Thanh long nên làm cửa ở phía bên phải sẽ không có lợi bằng. Làm cửa ở phía Bắc là cửa Huyền vũ càng không có lợi vì nó còn gọi là Quỷ môn.

Câu 23: Cửa không hợp phong thuỷ?

Nhà có cửa chính đối diện với góc tường: Không cát lành đặc biệt là không có lợi cho sức khoẻ con người. Lời khuyên: Cố gắng làm giảm độ nhọn của góc, làm tròn góc. Hoặc là tại vị trí thích hợp trên Huyền quan đặt một bình hoa có hình tròn để hoá giải.

– Nhà có tỉ lệ kích thước cửa chính và diện tích phòng không hợp lí: Phòng to cửa nhỏ hoặc phòng nhỏ cửa to rõ ràng thể hiện sự không hài hoà, thống nhất, thể hiện trong ngoài bất hoà. Lời khuyên : Phải căn cứ vào diện tích của phòng mà làm kích thước cửa cho hợp lí. Đó mới là thượng sách.

– Phần Huyền quan được trang trí hoàn toàn bằng gương hơn nữa lại đối thẳng với cửa lớn: Không có lợi cho phát triển sự nghiệp của gia chủ. Lời khuyên : gương nên thay bằng bức tường có góc 90 độ tạo với cửa chính.

– Nhà có cửa trước mà không có cửa sau: Hữu tiền vô hậu thể hiện sự có đầu mà không có cuối. Về phương diện an toàn thì cũng bất hợp lí. Lời khuyên: nên mở một cửa sổ lớn ở vị trí thích hợp phía sau để tạo đường cho khí lưu thông.

– Cửa nhà mình quá gần với cửa nhà hàng xóm. Khi mở cửa tạo ra tình trạng cửa hai nhà đối diện nhau: Dễ tạo ra các xung đột trong gia đình và cũng không có lợi cho sự hoà hợp với mọi người bên ngoài nhà. Lời khuyên: Phải đổi lại vị trí cửa chính, tránh để cửa đối thẳng với cửa nhà hàng xóm.

– Ngay trước cửa là một rãnh nước dài: Dễ dẫn đến bất hoà trong cuộc sống, không thích hợp cư trú, sinh sống ở nơi này. Lời khuyên: Nên chọn một ngày giờ đẹp, cát lành treo lên giữa cửa lớn một quả cầu thuỷ tinh để hoá giải “sát khí”.

– Nhà có cửa chính đối diện với cửa cầu thang máy. Cửa thang máy thường xuyên đóng mở được ví như sự cử động của miệng. Do đó khó tạo ra sự hoà thuận yên ấm trong gia đình. Lời khuyên: Nên thiết kế khu Huyền quan một cách hợp lí để chặn được “khí” do cửa trước thông thẳng vào cửa sau. Nhưng Huyền quan phải cao gần bằng độ cao của trần nhà, như vậy mới đạt hiệu quả tốt.

– Cửa nhà mình đối diện 1/2 cửa nhà hàng xóm Hai bên đối vọng, không có lợi cho sự hoà thuận, thân thiện với hàng xóm láng giềng. Lời khuyên: Nên chọn một ngày giờ tốt, treo một quả cầu thuỷ tinh vào chính giữa cửa để hoá giải “ sát khí”.

– Nhà có cửa lớn cũ bẩn, bị nghiêng, bị lệch về một phía Lời khuyên: Nên làm cho cửa ngay ngắn, vuông vắn trở lại và phải luôn giữ cho cửa được sạch sẽ.

– Tủ giày dép đặt ở khu vực Huyền quan quá cao hoặc tủ giày dép bên cạnh Huyền quan bị cập kênh, khập khiễng không vững. Khó gặp được quí nhân hơn nữa mọi người trong nhà dễ xích mích, không hoà thuận êm ấm. Lời khuyên: Chiều cao của tủ giày dép không nên cao quá 1m để giữ cho uế khí không làm ô nhiễm ngôi nhà vì khu vực Huyền quan phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ.

– Khoảng cách giữa cửa chính và bức tường ngăn quá gần: Tạo ra cảm giác bị đè nén, áp chế, hạn chế mọi sự phát triển. Lời khuyên: Nên mở rộng và làm sâu thêm khu vực Huyền quan để tạo ra sự cân bằng hợp lí.

Câu 24: Cửa nên làm ở phương vị nào thì có lợi cho thế vận?

Vị trí và hướng của cửa có thể trợ giúp cho vận khí. Văn hoá nhà ở truyền thống cổ đại Trung Quốc cho rằng: theo kí hiệu hình bát giác có 8 phương của cửa chính.

– Cửa hướng Bắc: làm cho sự nghiệp phát triển hưng vượng

– Cửa hướng Đông: làm cuộc sống gia đình tốt đẹp, hoà thuận.

– Cửa hướng Nam: giúp con người dễ thành danh, nổi tiếng.

– Cửa hướng Tây: tốt cho con cháu, con cháu luôn hiếu thảo.

– Cửa hướng Đông Bắc: đại diện cho trí tuệ, học thuật thành công.

– Cửa hướng Tây Bắc: Có lợi cho tính hướng ngoại, giao tiếp, ngoại giao tốt.

– Cửa hướng Đông Nam: tài vận thuận lợi.

– Cửa hướng Tây Nam: gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Cùng với sự tham khảo, xem xét các yếu tố khác khi mua nhà như sự thông phong, ánh sáng mặt trời, bạn có thể lựa chọn vị trí của căn nhà kết hợp với yêu cầu của mình để chọn được hướng thích hợp với bản thân.

Câu 25: Hướng cửa nên kết hợp như thế nào với màu sắc đất cho thuận lợi?

Rất nhiều gia đình có thói quen rải thảm ở phía trước cửa. Trong phong thuỷ, thảm rải sàn cũng có một ảnh hưởng nhất định đến phong thuỷ ngôi nhà. Một phần mức độ ảnh hưởng của nó là do màu sắc thảm.

Dựa theo cách lí giải của phong thuỷ, các màu sắc khác nhau có các thuộc tính khác nhau. Hướng của cửa nếu kết hợp đúng và hài hoà với thảm trải sàn thì vượng lại càng thêm vượng. Màu sắc của thảm trải sàn có thể dựa theo sự phối hợp như sau:

– Cửa hướng Đông, Đông Bắc: nên kết hợp với thảm màu đen.

– Cửa hướng Nam, Đông Nam nên kết hợp với thảm màu lục.

– Cửa hướng Tây, Tây Nam nên kết hợp với thảm màu vàng.

– Cửa hướng Bắc, Tây Bắc nên kết hợp với thảm màu trắng.

Câu 26: Ngưỡng cửa cần chú ýý những gì?

Ngưỡng cửa là bộ phận phía dưới hoành ngang. Kiến trúc nhà truyền thống Trung Quốc không thể không có ngưỡng cửa, mọi người khi đi qua cửa đều phải bước qua khu vực này. Do vậy, ngưỡng cửa có tác dụng hoà hoãn, ngăn chặn ngoại lực từ bên ngoài.

Ngưỡng cửa rõ ràng cũng là vật ngăn cách phần bên trong và bên ngoài ngôi nhà, đồng thời còn có tác dụng tránh gió tránh bụi và chặn các loại côn trùng từ ngoài bò vào trong. Do có giá trị sử dụng rất lớn, ngoài công dụng cản trở các yếu tố bất lợi xâm nhập vào nhà, ngưỡng cửa còn có ýý nghĩa rất quan trọng trong thuật phong thuỷ, đó là khả năng phòng trừ tài khí của ngôi nhà bị lọt ra ngoài.

Khi làm ngưỡng cửa cần phải chú ýý: màu sắc ngưỡng cửa phải có sự đồng bộ, hài hoà với màu sắc cửa và đặc biệt tránh làm ngưỡng cửa bị đứt đoạn, chắp nối. Nếu ngưỡng cửa bị đứt đoạn thì cũng giống như xà nhà bị gãy, gấp khúc, rất không cát lành.

Nếu ngưỡng cửa hoàn chỉnh toàn vẹn thì còn có tác dụng dưỡng trạch khí. Do đó, nếu ngưỡng cửa bị chắp nối thì phải nhanh chóng thay một ngưỡng cửa khác càng sớm càng tốt.

Câu 27: Mở cửa sổ hướng nào để có lợi cho sức khỏe?

Nhà mở cửa sổ hướng Đông: là đại cát. Vì phương Đông dương khí mạnh, nhiều ánh nắng mặt trời. Trong phong thuỷ được gọi là tía khí đến từ phương Đông. Nhà mở cửa sổ hướng Bắc: ở Việt Nam, nhất là ở vùng phía Bắc nước ta, mùa đông lạnh lẽo, suốt ngày có gió Bắc phương Bắc thổi tới.

Mở cửa sổ hướng Bắc đặc biệt không có lợi cho việc giữ ấm vào mùa đông thời tiết giá lạnh và có tác dụng không tốt đến sức khoẻ người trong nhà. Đặc biệt cần chú ýý là tránh cho cửa phòng, cửa sổ phòng trẻ nhỏ bị “lộ xung” (đường chiếu vào phòng) vì sẽ bất lợi cho việc học hành và những tình huống ngoài ýý muốn xảy ra với trẻ.

Cũng giống như cửa, cửa sổ cũng có tác dụng dẫn khí, ánh sáng, làm cho khí và ánh sáng được lưu thông dễ dàng từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài. Hướng của nguồn sáng có thể cải biến, thay đổi khí năng trong nhà. Do đó, nếu nhà của bạn được các tia sáng từ tất cả mọi hướng chiếu vào thì đó là điều lí tưởng nhất, rất tốt cho bạn.

Câu 28: Những kiểu cửa sổ không hợp phong thuỷ?

Về phương diện phong thuỷ, cửa sổ được ví như đôi mắt của con người. Ngoài cửa chính, cửa sổ là kênh thứ hai để ngôi nhà tiếp xúc, giao tiếp với thế giới bên ngoài. Hơn nữa nó còn là một khoảng không gian để thị giác tiếp xúc với ngoại cảnh. Những cảnh vật xấu hay đẹp mà chúng ta nhìn thấy đều được phản xạ trực tiếp đến não bộ và ảnh hưởng gián tiếp tới tâm tư tình cảm của chúng ta.

Cổ nhân nói rằng: “Mỹ cảnh đương tiền, đối tửu cao ca” (cảnh đẹp trước mắt, muốn thưởng rượu, muốn hát ca). Nhưng nếu cảnh vật bên ngoài cửa sổ không mỹ quan, không đẹp mắt, nhìn trong một khoảng thời gian dài thì sẽ có ảnh hưởng xấu với mức độ nhất định đối với trạng thái tâm lí. Nó không mang lại hiệu quả giúp thư thái, sảng khoái mà còn dẫn đến “Hiệu ứng cánh bướm”. Do đó, khi làm cửa sổ cần chú ý những yêu cầu mỹ quan tối thiểu, cơ bản nhất để phát huy được hết tính năng của cửa sổ.

Các thiết kế cửa sổ không hợp lí, không hợp phong thuỷ là:

– Phòng không có cửa sổ Những gian phòng không có cửa sổ sẽ trở thành một không gian kín, không có sự thông phong, ánh sáng yếu, không có sinh cơ, chỉ có thể sử dụng làm phòng chứa đồ hoặc làm kho. Tuyệt đối không được làm phòng ngủ hay thư phòng.

Lời khuyên: Nếu bắt buộc phải sử dụng làm phòng ngủ hoặc thư phòng thì phải thêm các thiết bị chiếu sáng để làm tăng độ sáng cho căn phòng và thậm chí còn phải lắp thêm máy điều hoà loại tốt để điều tiết không khí trong phòng. Về mặt thị giác, sẽ rất thích hợp nếu treo một bức tranh hay một tấm hoạ báo về cảnh biển hay đại dương rộng lớn để làm giảm bớt các áp lực tâm lí do không gian kín mang lại, tạo cảm giác thư thái, thoải mái hơn.

– Khoảng cách giữa cửa sổ và tường ngăn quá gần nhau: Không có lợi cho ánh sáng chiếu vào và không gian riêng tư cá nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Lời khuyên: Nên dùng rèm cửa để che và kị nhất là kê đầu giường hoặc ghế sofa vào gần với cửa sổ.

– Phòng có quá ít cửa sổ hoặc thiết kế kích thước cửa quá nhỏ: Tạo sự gò bó, không có lợi cho phát triển sự nghiệp. Lời khuyên: Nên làm thêm một số cửa sổ và nới rộng kích thước cửa. – Phòng có quá nhiều cửa sổ và thiết kế cửa có kích thước quá to: Khó tụ tài, dễ phát sinh hiện tượng vỡ tài, huỷ tài.

Lời khuyên: Chỉ nên chọn cửa sổ có vị trí tốt, mang đến cát lành để giữ lại, còn những cửa sổ khác thì nên bịt kín để tạo sự hoà hợp phong thuỷ.

– Những cửa sổ được trang trí hoa văn quá rườm rà hoặc thiết kế nhiều cửa có kích thước to nhỏ, hình dạng khác nhau tạo thành một tổ hợp cửa sổ. Tạo sự hoa mắt, rối rắm, phức tạp, mất đi sự cân bằng và phá vỡ tính ổn định.

Lời khuyên: Các hình dạng, hoa văn càng nhiều thì “Ngũ hành tương khắc” càng lớn. Nên chọn lấy một kiểu thiết kế đẹp để tạo ra một hình dạng chung thống nhất là tốt nhất.

– Khung cảnh bên ngoài cửa sổ không có mỹ quan, bẩn thỉu, ô nhiễm: Trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lí tình cảm con người. Nếu sinh sống lâu dài ở đây thì dễ trở nên nóng nảy, cáu gắt, thậm chí tâm tính bị biến đổi dần đến cục cằn, bất an.

Lời khuyên: Nên tạo ra một màu xanh cho khung cảnh bên ngoài cửa sổ. Nếu có mùi hôi thối khó chịu thì nên nghĩ tới giải pháp bịt kín cửa lại. – Hai cửa sổ đối nhau và tạo nên một đường thẳng: Dễ dàng làm mất đi tinh lực và tài khí, không có lợi cho sức khoẻ con người và sự tụ tài. Lời khuyên: Nên chọn lấy một cửa sổ cát lợi hơn rồi xây bịt cửa sổ kia.

Câu 29: Màu sắc khung cửa nên chọn như thế nào?

Sự khác biệt giữa màu sắc khung cửa và màu tường tạo ra một khung tranh mà bức tranh chính là khung cảnh thiên nhiên sẵn có ngoài cửa sổ. Chính nó mang lại sức sống và sự sáng tạo cho người sống trong nhà.

Nhưng khi chọn lựa màu sắc khung cửa nên chú ý: Chọn màu nếu phù hợp với phương của hướng cửa thì sẽ mang lại nhiều lợi ích và cát lành cho ngôi nhà.

Cách phối hợp màu sắc và 8 phương hướng của ngôi nhà như sau: – Cửa sổ hướng chính Đông thích hợp với màu sắc: màu vàng.

– Cửa sổ hướng Đông Nam thích hợp với màu sắc: màu vàng.

– Cửa sổ hướng chính Nam thích hợp với màu sắc: màu trắng , màu bạc.

– Cửa sổ hướng Tây Nam thích hợp với màu sắc: màu lam, màu đen.

– Cửa sổ hướng chính Tây thích hợp với màu sắc: màu lục, màu xanh da trời.

– Cửa sổ hướng Tây Bắc thích hợp với màu sắc: màu lục, màu xanh da trời.

– Cửa sổ hướng chính Bắc thích hợp với màu sắc: màu đỏ, màu hồng.

– Cửa sổ hướng Đông Bắc thích hợp với màu sắc: màu lam, màu đen.

100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy – Phần 2

Ở bài viết 100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy phần 1 chúng ta đã tham khảo 29 câu hỏi về các chủ đề: Các khái niệm phong thuỷ, Thuật phong thuỷ trong ngoại cảnh nhà ở và Thuật phong thuỷ trong cửa ra vào và cửa sổ. Bài viết hôm nay xin chia sẻ tiếp với quý vị và các bạn các câu hỏi tiếp theo. Theo dõi bài viết cùng Lý Khí Việt Nam nhé.

Chương 4. Hỏi – đáp về Phong thuỷ Huyền quan

Trong Phật giáo, Huyền quan được gọi là “Bát đạo chi môn”, là lối vào của tục thế. ở phương Tây, Huyền quan lại được quan niệm là biểu hiện của tiền tài vận thế của gia đình, có tác dụng rất lớn, mang tính tuyệt đối trong phong thuỷ. Huyền quan còn có công dụng mỹ hoá, làm đẹp cho ngôi nhà, sắp xếp khu vực Huyền quan hợp lí, phù hợp thì sẽ nâng cao được thế vận cát tường của dương trạch, tụ khí sinh tài.

Câu 30: Có phải trần nhà ở Huyền quan càng cao càng tốt?

Huyền quan là chỉ khu vực ở trước cửa, là địa điểm khi bước vào cửa chắc chắn phải đi qua và là bộ phận quan trọng trong kiến trúc truyền thống nhà ở của châu á. Huyền quan vốn thích hợp trần nhà làm cao, khoáng đạt, không thích hợp với một trần nhà thấp, tạo cảm giác khó chịu.

Trần nhà ở trên Huyền quan nếu làm quá thấp sẽ tạo ra sự đè nén, áp bức, thuộc vào điềm không cát lành trong phong thuỷ. Nó tượng trưng cho sự trở ngại, khó khăn trong công việc, khó có sự bắt đầu thuận lợi. Trần nhà trên Huyền quan có độ cao phù hợp sẽ làm cho sự lưu chuyển không khí ở đây được dễ dàng, rất có lợi cho khí vận của ngôi nhà.

Câu 31: Chọn màu sắc cho trần nhà ở Huyền quan như thế nào cho thích hợp?

Màu sắc của trần nhà thích hợp với màu nhẹ nhàng, trong sáng, không hợp với những gam màu quá nóng, quá đậm. Trần nhà trên Huyền quan không nên dùng những màu sắc quá sẫm.

Nếu màu sắc trần nhà đậm hơn màu sàn thì sẽ tạo thành thế “ Thượng trọng hạ khinh” đất trời đảo lộn, tượng trưng cho tôn ti trật tự trong nhà bị đảo lộn, trên dưới không hoà thuận đầm ấm. Sự lựa chọn phù hợp với quy luật thông thường đó là màu trần nhà nhạt hơn màu sàn “ Thượng khinh hạ trọng”. Như vậy mới tạo ra phúc lành cho ngôi nhà.

Câu 32: Tại sao hình dáng đèn điện trần nên tròn hoặc vuông và kị hình tam giác?

Các loại đèn ở khu vực Huyền quan nên chọn những đèn có hình dạng tròn, hình vuông, rất kị đèn hình tam giác 3 góc. Sự sắp xếp các đèn trang trí ở Huyền quan cũng nên lấy hình vuông hoặc hình tròn làm chủ đạo, không nên bố trí thành hình tam giác.

Vì nếu sử dụng đèn hình tam giác hoặc xếp các đèn thành hình tam giác thì sẽ tạo thành bố cục “ Lộng xảo thành chuyết” (biến khéo thành vụng), không có lợi, không mang đến phúc lành cho người sống trong nhà. Tốt nhất là nên trang trí thành hình vuông hoặc hình tròn bởi vì hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên thuận hoà, hình vuông trượng trưng cho sự bằng phẳng, ổn định.

Câu 33: Nên sắp xếp giá giày dép ở Huyền quan như thế nào?

Ở Huyền quan bố trí một tủ hay giá cất giày dép là rất phù hợp và tiện lợi vì chủ nhà và khách có thể để giày dép một cách thuận lợi, hợp lí. Hơn nữa từ “ hài” trong nghĩa giày dép và từ “ hài” trong nghĩa hài hoà đồng âm với nhau, tạo thành mối hoà thuận. Và giày cũng đồng nghĩa với ý nghĩa có lứa có đôi, điều này rất phù hợp với sự êm ấm thuận hoà trong gia đình.

Do đó, khí bước vào cửa mà nhìn thấy tủ giày dép thì cũng được coi là một sự cát lành. Khi bố trí, sắp xếp tủ giày dép ở khu vực Huyền quan, cần chú ý những việc sau đây:

– Tủ giày dép không nên có kích thước quá cao, quá to: Độ cao của tủ không được vượt quá chiều cao của chủ nhà vì nếu cao quá sẽ tạo sự bất hợp lí, không cát lành. Kích thước của tủ giày dép chỉ nên nhỏ và thấp, không hợp to và cao.

– Tủ giày dép hợp tàng không hợp lộ: Tủ giày dép nên là loại tủ có cửa hoặc dạng ngăn kéo vì như thế sẽ che đi được sự lộn xộn, bừa bộn ở bên trong. Nếu chỉ là giá đựng giày dép, không có vật che chắn phía trước thì sự luộm thuộm khi cất giữ sẽ làm mất mỹ quan , không đẹp mắt. Trong một số gia đình, tủ giày dép được bố trí ở vị trí rất hợp lí, tự nhiên, do có cửa che khuất nên từ bên ngoài vào không thể nhìn thấy sự lộn xộn nào.

– Thuật phong thuỷ coi trọng sự lưu thông của khí: Tủ giày dép cũng phải có tác dụng cản trở bớt sự khuyếch tán của mùi hôi, mùi khó chịu của giày dép ra bên ngoài. Nếu không mùi hôi sẽ bay ra khắp nhà không mang lại sự trong sạch, thơm tho cho ngôi nhà.

– Các giá đỡ giày thường có độ nghiêng thì góc nghiêng này nên hướng lên trên, không nên chúc xuống dưới: Vì điều này mang ý nghĩa từng bước thăng tiến, còn nếu mũi giày để chúc xuống thì sẽ tượng trưng cho việc càng ngày càng lụn bại, xuống dốc.

– Nên để tủ giày dép ở bên cạnh, không hợp kê vào giữa hai vật: Mặc dù tủ giày dép có tính sử dụng cao nhưng nó khó đạt được tính nhã. Ngoài việc phải chú ý đến các đặc điểm đã nêu ở trước, còn phải chú ý khi kê tủ, không nên kê vào giữa hai vật khác và cũng không nên kê ở chính giữa một chỗ nào đó. Tốt nhất là nên dịch chuyển nó sang phía bên cạnh một chút chứ không nằm ở vị trí trọng tâm.

Câu 34: Huyền quan có tác dụng như thế nào?

Huyền quan có thể làm thay đổi phương và hướng đi của khí từ bên ngoài vào: ngoại khí vốn đi thẳng, nhưng khi gặp Huyền quan sẽ bị cản trở và bị uốn cong đi. Trong phong thuỷ như vậy là rất tốt vì nó có thể làm vật cản hung khí.

Ví dụ đối với người Tây Tứ mệnh: nếu cửa chính làm ở hướng Bắc là hướng hung thì cửa chính có thể dẫn điều hung, điều xấu. Nhưng nếu có khu Huyền quan thì ngoại khí vốn đi vào từ hướng Bắc vào Nam thì nay được cải thành hướng Tây sang Đông. Tây là hướng cát mệnh, có thể hoá giải từ hung sang cát. Huyền quan ngoài công dụng hoá giải hung khí và sát khí, còn có tác dụng ngăn chặn vương khí thoát ra ngoài.

Nếu cửa chính tạo thành một đường thẳng với cửa sổ và hành lang thì rất không hợp phong thuỷ. Cách hoá giải tốt nhất đó là làm Huyền quan ở giữa. Cách này có thể làm cho khí từ ngoài vào được chuyển hướng và đi vào trong nhà mà không đi thẳng ra cửa sổ hoặc hành lang và mất đi.

Câu 35 Bốn nguyên tắc chính để làm đẹp Huyền quan?

Huyền quan ngoài tác dụng cản trở, che chắn ra nó còn góp phần trang trí làm cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn, có thẩm mỹ hơn. Thiết kế một Huyền quan đẹp làm cho tinh thần có sự phấn chấn, tạo một sức hút đối với thị giác khi bước vào nhà và làm cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn.

Do đó, phải làm cho Huyền quan trở nên có phong thái, có thẩm mỹ, nho nhã. Muốn thiết kế Huyền quan đẹp, cần lưu ý các vấn đề sau:

– Độ trong suốt. Sự ngăn cách không gian ở Huyền quan nên lấy sự trong suốt làm chủ đạo. Do đó, có thể sử dụng thuỷ tinh mờ có độ dày, nặng để làm sàn cho khu Huyền quan. Ngoài ra sử dụng sàn gỗ cũng là một sự lựa chọn tốt nhưng phải sử dụng loại gỗ có màu sắc sáng và không có hoa văn. Nếu màu quá tối sẽ làm cho cảm giác trở nên nặng nề không cần thiết.

– Độ vừa phải: Khoảng cách ở Huyền quan không nên quá cao mà cũng không nên quá thấp mà phải có sự vừa tầm. Thông thường Huyền quan có độ cao 2m là thích hợp nhất. Nếu khích thước Huyền quan quá cao, cao hơn tầm người đứng sẽ tạo ra cảm giác bị áp bức, áp lực lớn. Nếu quá thấp thì Huyền quan sẽ không đạt được công dụng của nó.

– Độ sáng: Huyền quan thích hợp được chiếu sáng đầy đủ, sáng sủa, không hợp với những nơi u tối. Chúng ta cần lưu tâm đến vấn đề chiếu sáng cho khu vực Huyền quan . Ngoài việc có thể sử dụng kính thuỷ tinh mờ, gạch men sứ ra, gỗ lát sàn, gạch sàn và thảm trải sàn đều phải có màu sắc không quá tối. Nếu khu vực Huyền quan không thể có ánh sáng mặt trời chiếu vào thì phải bố trí thêm các loại đèn để chiếu sáng cho nó.

– Gọn gàng, sạch sẽ: Huyền quan phải luôn giữ được sự ngăn nắp, sạch sẽ. Nếu trên Huyền quan đặt quá nhiều đồ vật rối rắm phức tạp thì không những làm cho Huyền quan trở nên luộm thuộm mà còn ảnh hưởng đến phong thuỷ của ngôi nhà.

Câu 36: Những điều gì có ảnh hưởng đến công dụng của Huyền quan?

Muốn tạo một Huyền quan tốt, có thể phát huy được hết công dụng của nó thì phải chú ý đến các yếu tố kị và hợp tạo thành Huyền quan trong phong thuỷ. Chủ yếu bao gồm 7 yếu tố lớn sau đây:

Bài trí trần Huyền quan:

Trần ở khu vực Huyền quan thích hợp cao, không thích hợp làm thấp. Các đèn trần nhà phải chọn loại đèn có hình vuông hoặc hình tròn.

Tường ngăn:

Tường ngăn phải đạt được các yêu cầu sau: Đối với những Huyền quan đối diện với cửa chính, nửa dưới của tường thích hợp sử dụng gạch ốp tường hoặc gỗ lát, nửa trên có thể dùng thuỷ tinh để trang trí, tạo ra độ trong mà lại không quá lộ. Màu sắc tường phải đậm nhạt vừa phải. Các chất liệu ở Huyền quan bất kể là gỗ, gạch men sứ hay chất liệu đá đều phải có màu sáng, không được quá đậm, để tránh tạo ra sự nặng nề, không có sức sống.

Sự phối hợp màu sắc ở Huyền quan tốt nhất là: trần nhà trên đỉnh Huyền quan có màu nhạt nhất, khu vực sàn của Huyền quan có màu đậm nhất và màu sắc của phần giữa nên là sự kết hợp hài hoà, trung tính giữa hai màu trên để tạo được sự điều tiết hoà hợp giữa hai phần.

Huyền quan phải có sự bằng phẳng: Huyền quan là lối vào chính của ngôi nhà. Tường Huyền quan và sàn nhà phải không tạo ra bất kì sự trở ngại nào cho sự lưu thông của khí. Do đó, ở Huyền quan tránh bày trí bất kỳ miếng đá nào có tính trồi lên, nổi lên phía trên.

Bố trí sàn nhà:

Sàn nhà khu vực Huyền quan thích hợp có độ bằng phẳng: Một sàn nhà bằng phẳng sẽ làm cho dương trạch được lưu thông dễ dàng, hơn nữa lại tránh vấp ngã do bề mặt gồ ghề. Màu sắc sàn nhà ở Huyền quan nên theo gam màu đậm, màu sẫm. Màu sẫm tượng trưng cho sự dày dặn, có chiều sâu.

Màu sắc sàn đậm sẽ tượng trưng cho căn cơ của ngôi nhà bền vững, chắc chắn. Nếu yêu cầu độ sáng hơn thì có thể sử dụng đá màu sẫm ốp ở xung quanh, còn ở giữa thì dùng đá màu nhạt hoặc có gam sáng hơn. Nếu sử dụng thảm trải sàn thì cũng theo nguyên lí trên để tiến hành. Hoa văn trang trí sàn Huyền quan kị sử dụng hoạ tiết có hình dáng sắc nhọn đâm thẳng ra cửa.

Hoa văn trang trí sàn có rất nhiều mẫu mã chủng loại đa dạng phong phú, nhưng nên chọn các hoạ tiết mang tính cát lành, tránh chọn những loại có quá nhiều cạnh sắc nhọn, đặc biệt tuyệt đối tránh để cho những cạnh này hướng thẳng ra cửa lớn.

Vân gỗ lát sàn không nên hướng ra cửa lớn. Gỗ lát sàn ở khu vực Huyền quan bất luận là sử dụng loại gỗ nào thì khi sắp xếp nên hướng cho các đường vân gỗ này hướng vào trong nhà với ý nghĩa nước chảy vào nhà. Nếu các đường vân gỗ hướng thẳng ra cửa thì không tạo ra cát lành. Sàn nhà khu vực Huyền quan kị quá trơn.

Nhiều gia đình vì mục đích làm đẹp Huyền quan nên đã làm cho sàn nhà ở đây quá bóng, quá trơn. Điều này lại tạo ra tác dụng ngược lại, nếu chỉ nhìn từ góc độ an toàn đã thấy không có lợi vì nó sẽ gây ra sự trơn trượt, dễ ngã cho người sống trong nhà và cho khách khứa khi bước qua cửa. Hệ thống đường nước cũng không nên đi qua khu vực cửa và khu Huyền quan vì nếu Huyền quan bị nhiễm bẩn thì sẽ bất lợi cho sức khoẻ của mọi người trong nhà.

Bày trí các tượng thổ địa, thần tài:

Người xưa thường đặt các tượng thần thánh thậm chí là lệnh bài tổ tiên để cầu mong sức khoẻ, trường thọ và để chiêu tài vào nhà. Hiện nay, có rất nhiều gia đình cũng bày trí các đồ vật này với ý nghĩa tương tự nhưng nếu vẫn sắp xếp theo trật tự bố cục của người xưa thì sẽ không còn hợp lí nữa.

Để giải quyết mâu thuẫn này, cần tuân theo hoàn cảnh thích hợp của từng nhà để quyết định. Biện pháp thích hợp nhất đó là bày tượng thần thánh đứng riêng rẽ độc lập, đối diện với cửa ra vào ở trên tủ Huyền quan. Tủ Huyền quan có thể sử dụng tủ đựng giày dép hoặc tủ đựng đồ, và để có sự kết hợp với khung cảnh xung quanh thì màu sắc bên ngoài của tủ phải hài hoà với khung cảnh.

Có điều các tủ bày tượng thần thánh nên lựa chọn tủ có sơn màu đỏ, là màu kinh điển cho loại tủ này. Các tượng thần tài thường phân ra hai loại rõ ràng là tượng văn và tượng võ. Tượng võ như là tượng thánh Quan Công hay tượng nguyên sư Triệu Công Minh đều thích hợp bày ở đây.

Còn các tượng quan văn như tượng Tam tinh Phúc Lộc Thọ, tượng Thái Thượng Tinh Quân nếu bày đối diện với cửa chính lại không thích hợp. Nếu bày các tượng quan văn hướng vào trong nhà thì nên cẩn thận không để cho các tượng này hướng trực tiếp vào nhà vệ sinh hay bể cá, vì như vậy sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho ngôi nhà.

Bố trí cây xanh, cây cảnh:

Những cây loại lớn có thể hấp thu thêm nhiều ánh sáng. Những cây có hình dáng đẹp, xanh tốt đặc biệt là các giò hoa lan thì rất thích hợp đặt ở Huyền quan. Nếu Huyền quan có hình dạng không được đẹp, lối đi nhỏ, chật hẹp thì bố trí những cây nở hoa thông thường sẽ phù hợp hơn là chọn những cây có hình dáng đặc biệt.

Ngoài ra, có thể xem xét đến phương án sử dụng cùng một chủng loại cây trồng cho khu Huyền quan và phòng khách để tạo một mối liên hệ và hài hoà giữa hai khu vực không gian này. Sắp đặt cây xanh trong khu vực Huyền quan sẽ làm xanh hoá khung cảnh trong nhà, làm tăng thêm sinh khí nhưng cần chú ý phải chọn những cây có cành lá tươi tốt, quanh năm xanh tươi như cây tiết ngọc lan , cây phát tài, hoàng kim cát.

Ngược lại, những loại cây có cạnh sắc nhọn như xương rồng, hoa hồng, đỗ quyên đều không thích hợp bố trí ở Huyền quan. Cần chú ý chăm sóc cho cây luôn giữ được trạng thái xanh tươi, đầy sức sống, nếu cây bị vàng úa, khô héo thì phải thay bằng cây khác ngay. Chọn lựa các vật trang trí Nên cẩn thận, có sự chọn lựa kỹ càng đối với các đồ vật bày trí ở Huyền quan.

Bố trí hình tượng con vật:

Cổ nhân thường chọn các con vật có linh tính mạnh mẽ, tinh anh như sư tử, đại bàng để trấn giữ ở ngoài cửa và làm thần bảo hộ cho ngôi nhà. Ngày nay nếu chúng ta cũng đặt các con vật này trước cửa thì sẽ không còn hợp lí nữa và còn tạo ra nhiều hạn chế. Nhưng nếu đặt chúng ở vị trí phía bên trong cửa và hướng ra cửa chính thì cũng sẽ có tác dụng trấn giữ nhà.

Có nhiều gia đình thích sử dụng những hình thủ công mỹ nghệ dạng động vật để trang trí, nhưng cần tránh chọn những con vật có tính tương khắc với sinh tiếu của chủ nhà. Các con vật tương khắc với 12 sinh tiếu, đó là:

Người tuổi Tí kị con ngựa.

Người tuổi Ngọ kị con chuột.

Người tuổi Sửu kị con dê.

Người tuổi Mùi kị con trâu.

Người tuổi Dần kị con khỉ.

Người tuổi Thân kị con hổ.

Người tuổi Mão kị con gà.

Người tuổi Dậu kị con mèo.

Người tuổi Thìn kị con chó.

Người tuổi Tuất kị con rồng.

Người tuổi Tị kị con lợn.

Người tuổi Hợi kị con rắn.

Bố trí, sắp đặt gương ở Huyền quan:

Thông thường treo gương ở Huyền quan là để cho chủ nhà và khách sửa sang lại dung nhan, áo quần cho chỉnh tề trước khi ra ngoài hoặc vào nhà và cũng tạo cho Huyền quan cảm giác rộng rãi và sáng sủa hơn.

Nhưng nếu gương chiếu thẳng ra cửa chính thì sẽ không có lợi. Trần nhà của Huyền quan cũng không nên lát bằng gương kính vì gương ở phía trên sẽ phản xạ lại và khi vừa bước vào nhà chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh của bản thân bị đảo ngược, như vậy là không tốt và không hợp với phong thuỷ.

Chương 5. Thuật phong thuỷ cho phòng khách [100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy]

Phòng khách không chỉ là nơi tiếp đãi khách khứa mà còn là chỗ sum vầy, tụ họp của cả gia đình. Từ bất kì góc độ nào, việc thiết kế, trang trí phòng khách đều là sự thể hiện tính thẩm mỹ và cá tính của người thiết kế. Vị trí của phòng khách là rất quan trọng, trong phong thuỷ thì nó được gọi là điểm “tài vị”. Điểm tài vị có quan hệ đến sự hưng thịnh của tài vận, sự nghiệp, danh vọng các thành viên trong gia đình. Do đó, không thể lơ là trong việc thiết kế, bố cục phòng khách.

Câu 37: Nên chọn lựa màu sắc cho trần nhà phòng khách như thế nào?

Trần nhà phòng khách thích hợp với màu nhạt, không hợp với màu đậm. Truyền rằng, thủa sơ khai, trời đất chỉ là một màu hỗn độn. Sau đó, mới phân thành nhị khí. Phần khí trong sạch tinh khiết bay lên trên tạo thành trời, phần u tối ở dưới tạo thành đất.

Do đó, trời đất mới được phân chia rõ rệt. Trần nhà phòng khách được ví với hình tượng “trời” nên lấy màu nhạt làm chủ đạo.

Ví dụ như xanh da trời nhạt tượng trưng cho sự trong sáng, tinh khiết của nền trời. Hoặc là màu trắng tượng trưng cho sự nhẹ nhàng của mây. Chọn màu nhạt cho trần nhà còn sử dụng màu tối hơn cho sàn nhà phù hợp với ý nghĩa “Thiên khinh địa trọng” (trời nhẹ đất nặng).

Câu 38: Trần phòng khách có thích hợp để trang trí không?

Tại sao trang trí cho trần nhà là việc thích hợp. Chiều cao của các phòng nhà hiện nay là khoảng 2,8m, đối với vóc dáng ngày càng cao của người dân Việt Nam thì tiêu chuẩn này không còn hợp lí nữa. Nếu vẫn áp dụng các loại thiết kế trang trí thì sẽ làm cho trần nhà trở nên nặng nề, tạo cảm giác bị trấn áp cho người sống trong nhà.

Trang trí cho trần nhà có xà ngang sẽ làm trần càng thấp hơn, bất luận trên phương diện phong thuỷ hay trên phương diện thiết kế thì đều không thích hợp. Trong trường hợp này, có thể lựa chọn loại trang trí ở giữa cao, bốn bên xung quanh thấp, như vậy sẽ cho cảm giác nhẹ nhàng hơn. Nếu ở chính giữa có treo thêm đèn bằng thuỷ tinh thì càng có tác dụng “hoạ long điểm nhãn”. Nhưng cần chú ý không được gắn gương lên trần nhà vì nó là việc đại kị trong phong thuỷ.

Câu 39: Tài vị nên đặt như thế nào?

Tài vị là vị trí quan trọng nhất trong phòng khách. Nó quan hệ đến tài vận, sự nghiệp, sức khoẻ… của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Do đó, không được lơ là trong việc sắp đặt tài vị. Địa điểm tài vị tốt nhất trong phòng khách đó là góc phòng chéo với cửa ra vào.

Nếu cửa ở bên phải thì tài vị ở góc chéo phía bên trái. Cửa ở chính giữa thì tài vị ở hai góc phòng trái và phải. Bố trí tài vị trong phòng cần kỹ lưỡng, cẩn thận. Cụ thể có những điều phải chú ý sau đây:

Tài vị kị không có điểm dựa: Sau điểm tài vị tốt nhất là nên có hai mặt tường chắc chắn, vì nó tượng trưng cho thế dựa vào núi, tránh cho bạn mọi lo lắng sau này. Ngoài ra còn có thể tàng phong tụ khí. Ngược lại, nếu sau điểm tài vị lại có cửa sổ bằng kính trong suốt thì không những khó tích tụ tài phúc mà tài vị còn bị mất đi do khí bị phân tán.

Tài vị nên đặt ở chỗ ngay ngắn, tĩnh lặng: Tài vị không thích hợp đặt ở lối đi hoặc chỗ mở cửa. Hơn nữa trên điểm tài vị không được có cửa sổ mở. Nếu có cửa sổ thì phải dùng rèm che cửa hoặc phải đóng kín như thế tài khí sẽ không bị lọt ra ngoài. Điểm tài vị phải tránh những chỗ có lưu thông thì mới là tài vị tốt.

Tài vị kị nơi lộn xộn, trấn động: Nếu tài vị bị trấn động thường xuyên thì khó cố định chính tài. Do đó, những đồ vật để bố trí trên tài vị phải ngay ngắn, ngăn nắp, không được để những vật hay có chấn động như tivi hay đài catset gần đó.

Tài vị kị bị dơ bẩn: Tài vị phải được giữ sạch sẽ, nếu đặt tài vị trong phòng tắm hoặc khu vệ sinh thì sẽ làm bẩn tài vị và tài vận sẽ mất đi. Tài vị không những không thể chiêu tài mà còn bị đè nén. Do đó, tài vận của những người sống trong nhà sẽ không tốt.

Tài vị không được bị trấn áp: Tài vị bị đè nén sẽ dẫn đến tài sản không sinh sôi nảy nở. Đặt những vật nặng nề, to lớn ở điểm tài vị như tủ quần áo, tủ sách lớn thì tài vị sẽ bị trấn áp, không có lợi cho tài vận của người sống trong nhà.

Tài vị hợp với nơi có ánh sáng, không thích hợp những chỗ tối: Tài vị đặt ở nơi sáng sủa thì sinh khí của nhà mới mạnh mẽ. Do đó, nếu tài vị được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời hoặc ánh đèn thì sẽ vượng tài khí. Nếu tài vị ở chỗ u tối thì tài vận bị đọng lại. Vì thế nên lắp đèn sáng ở điểm tài vị.

Tài vị hợp sắp xếp làm chỗ ngồi, chỗ ngủ: Tài vị là nơi tích tụ tài khí của cả gia đình, nên tận dụng triệt để điểm này. Ngoài việc đặt những cây sinh trưởng tốt ở điểm tài vị, còn có thể kê giường ngủ hoặc ghế sofa ở đây. Nếu ngủ hoặc ngồi ở điểm tài vị thì tài vận của bản thân ngày càng tích luỹ, ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó còn rất thích hợp kê bàn ăn ở đây. Vì bàn ăn là nơi ăn cơm, khi hấp thụ năng lượng của thức ăn đồng thời sẽ hấp thu cả tài khí.

Thích hợp đặt những đồ vật tượng trưng cát tường ở điểm tài vị: Tài vị là điểm vượng khí. Nếu đặt những đồ vật chiêu tài có ý cát tường như Tam tinh Phúc – Lộc – Thọ, tượng thần tài văn võ thì sẽ tăng thêm tác dụng tốt lành.

Không đặt tài vị ở chỗ có nước: Điểm tài vị phải tránh nước. Không thích hợp đặt những cây nuôi dưỡng bằng nước ở nơi này cũng như không được đặt bể cá ở điểm tài vị. Tránh thuỷ làm thay đổi tài.

Câu 40: Mặt tường phòng khách nên trang trí như thế nào?

Trang trí tường phòng khách phải lưu ý đến nhiều yếu tố như: không gian, hướng ánh sáng, bối cảnh, sự phối hợp bố trí vị trí và màu sắc các đồ vật… Tường phòng khách có tác dụng tôn thêm các đồ vật khác trong phòng.

Do đó, không nên lạm dụng trang trí quá nhiều, quá rườm rà mà nên đơn giản, gọn gàng. Màu sắc tốt nhất là màu sáng. Đồng thời trên một mặt tường nên trang trí có trọng điểm, trọng tâm vừa thể hiện cá tính vừa thể hiện sở thích của gia chủ.

Trong việc trang trí nhà ở hiện nay, mọi người đã bắt đầu chú trọng đến việc trang trí mặt tường chủ đạo của phòng khách. Có thể làm đẹp bằng đồ trang trí, trang trí theo hình tròn hoặc có thể biến hoá đa dạng phong phú trên mặt tường.

Ngoài ra, có thể sử dụng những vật liệu đặc biệt để trang trí mặt tường chính, như chọn vật liệu bằng đá hoặc gỗ rồi tạo theo nhiều kiểu dáng mới lạ. Nếu phòng khách lấy bộ sofa làm trọng tâm, đối diện ghế sofa là kệ để tivi hoặc những đồ đạc khác thì có thể tiến hành trang trí ở bức tường đằng sau kệ ti vi. Treo một bộ tranh hoặc treo một tấm phù điêu đều thích hợp cho việc trang trí trên tường.

Bên cạnh đó có thể trang trí ở mặt tường phía sau ghế sofa như lắp đèn treo tường hoặc treo những đồ trang trí khác. Việc trang trí này được quyết định dưạ theo sở thích của gia chủ.

Câu 41: Nên thiết kế kết cấu phòng khách như thế nào?

Phòng khách là không gian sinh hoạt chung quan trọng trong ngôi nhà của cả gia đình. Ngoài phòng ngủ thì phòng khách là nơi các thành viên gia đình sinh hoạt nhiều nhất và cũng là nơi đón tiếp khách khứa, bạn bè. Nó thể hiện phong cách và “tính cách” của một gia đình.

Do đó khi tiến hành thiết kế, việc trang trí nội thất, độ sáng, kể cả mối quan hệ, hình dáng của phòng khách với các phòng khác đều rất quan trọng.

Những kiểu phòng khách thiết kế không phù hợp:

Phòng khách cách xa cửa chính: Nếu muốn đến phòng khách, khách phải đi qua phòng ngủ, gian bếp và nhà vệ sinh vì nó ở vị trí cuối cùng trong nhà.

Như vậy, không phù hợp với nguyên lý: bên ngoài là dương, bên trong là âm dẫn đến trong ngoài tương phản, là một trong những trường hợp “thất tự trạng thái” (trật tự bị đảo lộn). Lời khuyên: khi thiết kế phải chú ý sự hợp lí trong bố cục trong nhà.

Diện tích phòng khách chật, hẹp: Tỉ lệ không cân đối (thậm chí còn nhỏ hơn phòng ngủ chính) cũng thuộc vào một trong những trường hợp “thất tự trạng thái”. Lời khuyên: khi thiết kế chú ý sự hợp lí trong bố cục ngôi nhà.

Ánh sáng phòng khách không hợp lí: Phòng khách là nơi đón tiếp, tiếp đãi khách khứa và là nơi sinh hoạt chính của ngôi nhà, do đó ánh sáng phải đầy đủ, theo nguyên tắc “minh sảnh ám phòng” trong phong thuỷ. Lời khuyên: nên tăng cường các đồ, thiết bị chiếu sáng cho phòng khách.

Trần phòng khách thấp, thậm chí thấp hơn trần ở Huyền quan: Chịu áp lực, tạo cảm giác bị hạn chế sự phát triển. Lời khuyên: Bỏ những trang trí rườm rà, làm thấp trần nhà để tạo cảm giác phòng khách càng cao càng tốt.

Phòng khách có quá nhiều góc cạnh hoặc xà nhà: Phòng không vuông vắn, không thanh thoát, không có lợi cho sự phát triển. Lời khuyên: Khắc phục bằng các biện pháp trang trí kể cả dùng đèn để giảm bớt những cảm giác trên.

Ghế sofa chính trong phòng khách kê quay lưng lại với cửa chính: Tạo cảm giác không an toàn, không tránh được tiểu nhân. Lời khuyên: Nên kê chiếc ghế chính trong bộ sofa hướng ra phía cửa lớn.

Từ phòng khách có thể nhìn trực tiếp thấy cửa các phòng khác trong nhà: Bố cục không hợp lí, nếu nhìn thấy từ ba cửa trở lên thì trong nhà dễ sinh ra chuyện, khó thống nhất ý kiến các thành viên. Lời khuyên: Nên làm lại hướng cửa trên nguyên tắc người ngồi trong phòng khách không nhìn được các cửa phòng khác. Càng ít thấy một cửa thì lại thêm một phần tốt lành.

Câu 42: Nên kê sofa ở vị trí nào trong phòng khách?

Khi sử dụng ghế sofa cần phải chú ý số lượng ghế sofa kê trong phòng khách, không được dùng nửa bộ hoặc dùng cả hai bộ kê xung quanh phòng. Nên kê sofa ở nơi cát lành vì sofa là chỗ các thành viên trong nhà hay ngồi nhất nên có thể coi là nơi trung tâm của cả ngôi nhà.

Nếu đặt ghế sofa ở phương vị cát lợi thì mọi người trong nhà từ người già đến trẻ nhỏ đều được hưởng vượng khí, cả nhà đều khoẻ mạnh. Ngược lại nếu kê sofa sai vị trí, đặt ở những nơi không tốt thì các thành viên trong gia đình sẽ hay gặp điều không may.

Đối với nhà Đông Tứ trạch, nên kê sofa ở bốn điểm cát lợi trong phòng khách là: chính Đông, Đông Nam, chính Nam, chính Bắc.

Đối với nhà Tây Tứ trạch, sofa nên kê ở bốn điểm cát lợi là: Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Bắc.

Chọn được bộ sofa vừa ý rồi còn phải kết hợp khung cảnh thực của phòng khách để kê sofa cho phù hợp thì mới làm nổi bật được vẻ đẹp và tiện ích của bộ sofa đó.

Câu 43: Làm thế nào để chọn được thảm trải sàn phòng khách hợp lý?

1. Nhìn từ góc độ phối hợp với các đồ dùng trong phòng: Nên chọn theo màu sắc đang được ưa dùng. Chọn lựa màu sắc thích hợp cho thảm thông qua phân tích màu sắc của các đồ vật khác có trong phòng khách. Trong đó, biện pháp vừa hiệu quả vừa đơn giản là lấy vài màu sắc chính trong phòng để làm màu chủ đạo cho thảm.

Cách làm này vừa dễ dàng lại vừa chính xác. Sau khi đảm bảo được sự thống nhất trong kết hợp màu sắc mới tiến hành chọn kiểu và dáng thảm. Điều này luôn quyết định phong cách trang trí của cả căn phòng, là hiện đại hay cổ điển, kiểu phương Đông hay phương Tây… Đương nhiên bạn có thể tự chọn một phong cách độc đáo cho riêng mình.

2. Từ góc độ chức năng sử dụng:

a> Căn cứ vào công dụng cụ thể của từng loại thảm trải sàn mà có những chọn lựa sau:

1. Nếu trong phòng có đồ vật dễ di chuyển như xe lăn, xe nôi của trẻ nhỏ thì nên chọn loại thảm sợi dệt tổng hợp, ít ma sát, dễ dàng thay giặt.

2. Nếu là phòng có nhiều người đi lại nên chọn thảm nhung chất lượng cao, dày, có khả năng chống mài mòn.

3. Đối với gia đình có trẻ nhỏ nên chọn loại thảm bằng sợi dệt tổng hợp sẫm màu, chịu mài mòn, chịu được bẩn, dễ tẩy rửa.

b> Chọn lựa thảm ngoài việc xem xét chất liệu còn phải xem hình dáng và hoa văn:

1. Màu sắc thảm: thảm màu đơn nhất, thông thường không có trang trí viền. Loại này rất phù hợp với phong cách trang trí nhà hiện đại hiện nay, tạo không gian súc tích, thư thái cho căn phòng.

2. Thảm hoa: thường được trang trí bằng hoa to, thích hợp với phòng khách có không gian rộng và bố trí phức tạp.

3. Dạng thảm trưng bày: lấy hình trang trí làm chủ, sắp xếp bố cục theo dạng lưới nhất định. Màu sắc đậm nhạt đều phù hợp. Thông thường loại thảm này thích hợp với không gian trong những nhà theo phong cách hiện đại. Nhưng sự kết hợp khi dùng loại thảm này trong những kiểu nhà cổ điển cũng đang trở thành trào lưu mới.

4. Loại thảm cổ điển: ở góc độ cấu trúc hoa văn, việc trang trí các loại thảm truyền thống đều được tuân thủ theo nguyên tắc đi từ trọng tâm ra xung quanh. Chọn những thảm có hình vẽ trang trí lấy chính giữa thảm làm trung tâm, sau đó tiến hành trang trí ở các phần viền ngoài. Có loại còn có thêm một tầng hoa văn kết nối phần trung tâm thảm và đường viền ngoài. Do hoa văn đa dạng, màu sắc phong phú có tính trang trí cao nên loại thảm này hường được dùng treo trang trí mặt tường.

Câu 44: Nên treo loại tranh chữ nào ở phòng khách là tốt?

Treo tranh chữ có nội dung cát lợi trong phòng khách có tác dụng đề cao nhân khí, tăng thêm khí tức phú quý cho các thành viên trong gia đình. Treo những tranh chữ này ở trung đường hay phòng khách của ngôi nhà là một trong những cách bố trí nhà phù hợp, tăng thêm tốt lành, vượng lại thêm vượng.

Tranh chữ cát lợi là những bức thư pháp về những điều chúc tốt lành, thịnh vượng. Thêm vào đó có thể xen vào hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quí, hình cá chép hoa sen tượng trưng cả năm dư giả, hình tùng hạc diên niên tượng trưng sự trường thọ, hình bách vân tượng trưng phú quí trường tồn. Tóm lại, tranh treo tường nhà nên có nội dung phúc lộc, cát lành.

Câu 45: Kết hợp màu sắc trong phòng khách như thế nào để nâng cao nhân khí?

Màu sắc của phòng khách không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thị giác mà còn ảnh hưởng đến tình cảm con người. Phối hợp màu sắc phòng khách không nhất thiết phải tuân theo Ngũ hành của gia chủ mà phải xem hướng của phòng khách. Mà hướng của phòng khách lại được định theo hướng của cửa sổ trong phòng.

Cửa sổ hướng Nam thì phòng là hướng Nam, cửa hướng Bắc thì phòng là hướng Bắc. Theo phương vị học: chính Đông, chính Tây, chính Bắc, chính Nam được gọi là “Tứ Chính”. Còn lại, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc được gọi là “Tứ Ngung” (tứ góc).

Nhận biết được chính xác phương hướng của phòng khách mới có thể lựa chọn được màu sắc phù hợp cho phòng.

Phối hợp màu sắc phòng khách theo Tứ chính như sau:

– Phòng hướng Đông: Thích hợp lấy màu vàng làm màu chủ đạo. Theo Ngũ hành, hướng Đông thuộc Mộc, do đó nơi này Mộc khí vượng. Theo nguyên lýí Ngũ hành tương sinh tương khắc, Mộc khắc Thổ sinh tài. Mà màu vàng lại đại diện cho Mộc. Do đó, màu sắc trong phòng khách như màu tường, màu sơn, ghế sofa chọn màu vàng thì sẽ vượng tài.

– Phòng hướng Nam: Thích hợp lấy màu trắng làm màu chủ đạo. Theo Ngũ hành, hướng Nam thuộc Hỏa, nơi này hoả khí vượng. Theo nguyên lí Ngũ hành tương sinh tương khắc, Hoả khắc Kim. Nếu muốn nâng tài khí của phòng khách hướng Nam, thì đầu tiên phải chọn màu sơn, giấy dán tường, lấy màu trắng làm chủ đạo, vì màu đại diện của Kim là màu trắng.

Cửa sổ hướng Nam mặc dù mát mẻ, do có gió Nam thổi, nhưng hướng Nam có Hoả khí vượng nên dùng màu lạnh như màu trắng cho đồ vật trong nhà, sẽ giảm bớt được khô và nóng của hoả khí.

– Phòng hướng Tây: Nên lấy màu xanh làm màu chủ đạo. Hướng Tây thuộc Kim, hướng này Kim khí vượng. Theo nguyên lí Ngũ hành tương sinh tương khắc, Kim khắc Mộc sinh vượng. Màu đại diện của hành Mộc là màu xanh lục. Phòng hướng Tây nên sử dụng nội thất theo màu xanh sẽ đạt được tài vượng.

Phòng hướng Tây, buổi chiều sẽ bị mặt trời chiếu vào làm nóng bức. Không chỉ gây khó chịu mà còn làm chói mắt. Do vậy, dùng màu thanh nhẹ nhàng như màu xanh rất thích hợp, vừa gây cảm giác dễ chịu vừa bảo vệ được cho mắt.

– Phòng hướng Bắc: Lấy màu hồng làm màu chủ đạo. Theo Ngũ hành, hướng Bắc thuộc hành Thuỷ, nơi khí Thuỷ vượng mà Thuỷ khắc thành tài. Nếu muốn nâng cao Thuỷ khí cho phòng khách hướng Bắc thì nên chọn màu giống màu lửa như đỏ, tím hay hồng. Nội thất trong phòng khách bất luận là giấy dán tường, ghế sofa hay thảm trải sàn thì đều nên chọn màu đỏ làm chủ đạo.

Hơn nữa xét theo góc độ sinh lý, vào mùa đông ở miền Bắc nước ta gió Bắc thổi mạnh, phòng khách hướng Bắc sẽ rấtý lạnh, không thích hợp dùng những màu lạnh lẽo như: xanh, xám, trắng… Nếu chọn những màu nóng như đỏ, tím, hồng thì sẽ tạo được cảm giác ấm cúng hơn.

Phối hợp màu sắc phòng khách theo Tứ ngung:

– Phòng hướng Đông Nam: Màu vàng làm chủ đạo.

– Phòng hướng Tây Nam: Màu xanh da trời làm chủ đạo.

– Phòng hướng Tây Bắc: màu xanh lục làm chủ đạo.

– Phòng hướng Đông Bắc: màu xanh da trời làm chủ đạo.

Câu 46: Thuật phong thuỷ trong việc lựa chọn cây trồng ở phòng khách như thế nào?

Phòng khách hướng Nam thích hợp trang trí bằng màu xanh lục. ánh mặt trời tràn trề có lợi cho sự sinh trưởng của cây cối. Đặt hai chậu cây tiết ngọc lan trong phòng sẽ đem lại vận tốt. Trong phòng khách phải trồng những cây có sức sống, nếu những cây khô héo sẽ làm cho nhà không tích tụ được khí tài.

Do đó, phải chú ý chăm sóc cho cây trồng trong nhà, không được để khô héo. Lựa chọn cây trồng trong phòng khách cần phải lựa chọn kỹ lưỡng, có thể trồng cây trúc phú quý, tùng bồng lai, hoa xương rồng, tùng la hán, sen cạn, trúc đùi gà, cây phát tài, trúc quân tử, lan cầu… Trong thuật phong thuỷ, những cây này đều thuộc nhóm cây cát lợi, có ý nghĩa cát tường như ý, tụ tài phát phúc.

Câu 47: Phòng khách nên chọn loại đèn chiếu sáng như thế nào?

Đèn treo trong phòng khách có hai chức năng: Chức năng chiếu sáng và chức năng trang trí. Để cho các thành viên trong gia đình trong quá trình sinh hoạt như đọc báo, xem ti vi, sử dụng vi tính được ở trong điều kiện chiếu sáng tốt nhất thì khi thiết kế phải xem xét đến các lọai tính năng của đèn. Đường dây đi chìm dưới sàn nhà hoặc đi trong tường, kể cả ổ cắm ẩn trong tường đều phải được bố trí cẩn thận.

Bởi vì vị trí của đèn sàn hay đèn bàn (và các đồ dùng điện khác) có thể dịch chuyển linh hoạt, nhưng nếu đường dây điện bị kéo dài quá thì sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan, đồng thời cũng không đảm bảo an toàn. Dựa theo mục đích sử dụng trong phòng khách mà có thể bố trí các loại đèn sau:

Đèn bối cảnh: Cho nguồn sáng nhất định trong phòng.

Đèn triển thị: Để chiếu sáng từng khu vực riêng, cho các góc ánh sáng bị che khuất. Ví dụ dùng chiếu sáng cho bức tranh hoặc tấm phù điêu trrên tường.

– Đèn chiếu sáng: Dùng cho những mục đích nhất định như để đọc sách, xem ti vi, sử dụng vi tính. Hiện nay, loại đèn chiếu sáng trong phòng thường gặp là đèn Vonfram nhưng cũng có một số loại đèn khác để bạn lựa chọn.

– Đèn huỳnh quang: ánh sáng mạnh, có thể để trong hộp đèn. Nhược điểm lớn nhất của loại đèn này là không thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, do đó công dụng của nó cũng bị hạn chế phần nào.

– Đèn vonfram áp thấp: Loại đèn này có giá thành đắt nhưng ánh sáng trắng, đẹp, tinh khiết của nó cũng đủ xoá đi nhược điểm này. Loại đèn này thuộc loại đèn Vonfram hiện đại nhất và có nhiều chủng loại: Đèn bàn, đèn treo tường, đèn tụ quang. Nhưng tất cả loại đèn này đều cần có máy biến áp nên không ưu việt lắm.

Một ưu điểm khác của đèn vonfram áp thấp là nhiệt lượng toả ra từ đèn sẽ được chụp đèn phản quang hấp thụ ngay lập tức, do đó ánh sáng của đèn không bị nóng, rất thích hợp dùng làm đèn áp tường.

– Đèn Vonfram: Được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất nhưng tuổi thọ lại ngắn, công suất và mức tiêu hao điện lớn. Hiện nay, có nhiều loại bóng đèn với đủ kích cỡ to nhỏ và màu sắc đa dạng. Đèn màu hồng và vàng tạo cảm giác ấm áp, đèn màu xanh lam và xanh lục có thể hợp với những phòng muốn tạo cảm giác lạnh. Phải căn cứ vào màu tường và trần nhà để chọn đèn chiếu sáng cho phù hợp.

Ví dụ: Tường màu đậm sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều hơn, do vậy chọn đèn có ánh sáng mạnh. Khi chọn dáng đèn cụ thể thì nên chú ý tới sự đồng bộ giữa chao đèn và ánh đèn để tránh sự tương phản.

Câu 48: Cách hoá giải góc khuất của phòng khách như thế nào ?

Do đặc điểm kiến trúc, trong nhiều phòng khách của nhiều gia đình có tồn tại góc khuất hoặc trụ nhà. Điều này không những làm giảm mỹ quan, mà còn gây áp lực cho người sống trong nhà, và cũng có ảnh hưởng khá lớn đến phong thuỷ, làm mất đi sự thống nhất của phòng khách.

Do đó, phải tìm cách hoá giải nó. Sau đây là một vài biện pháp hóa giải:

– Dùng tủ gỗ để lấp phần khuất của góc nhà, tủ cao, thấp đều được.

– Kê hay đặt một chậu cây lớn, cành lá xum xuê ở góc phòng, cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của góc khuất đến phong thuỷ của phòng.

– Một phương pháp khác là đặt một chậu cá ở góc nhọn của phòng. Vì tính Thuỷ của chậu cá sẽ làm giảm đi độ nhọn của góc phòng, không những phù hợp với thuật phong thuỷ, mà còn làm tăng mỹ quan cho phòng.

– Dùng gỗ để làm bằng góc nhọn. Ví dụ: Dùng tường gỗ che đi góc nhọn, sau đó treo lên mặt tường mới này một bức tranh sơn thuỷ, tốt nhất là tranh “Hoa sơn nhật xuất”, lấy núi cao để lấp đi góc nhọn.

Câu 49: Hoá giải cột nhà trong phòng khách như thế nào?

Nếu trong phòng khách có sự xuất hiện của cột nhà, muốn hoá giải nó là một vấn đề nan giải, bất luận là trên phương diện thiết kế kiến trúc hay phương diện phong thuỷ. Xà ngang, cột thẳng. Cột và xà nhà dùng để chống đỡ trọng lượng của nhà, nên không thể lược bỏ nó.

Điều khác biệt là nó có xuất hiện ở những nơi hay nhìn thấy hay không. Nếu ở những chỗ thường đập vào mắt thì sẽ làm ảnh hưởng đến phong thuỷ của phòng khách, nên phải tìm cách làm mờ nó đi. Cột trong phòng khách chủ yếu có hai loại. Một loại cột liền với tường, được gọi là cột liền tường.

Một loại là cột đứng độc lập. Hai loại cột này đều quan hệ đến kiến trúc của ngôi nhà. Hiện nay loại cột đứng độc lập ít gặp hơn. Bởi vì cột liền tường có thể dễ dàng xử lý, còn cột đứng độc lập khó có thể tìm ra cách xử lý thích hợp. Và loại cột này vừa làm mất mỹ quan, vừa cản tầm mắt, gây trở ngại trong sinh hoạt, làm giảm thuật phong thuỷ của phòng khách.

Do vậy, khi mua nhà phải xem trong phòng có loại cột này hay không, nếu có thì nên từ bỏ và chọn nhà khác thích hợp hơn. Trên cột thì thường có xà nhà. Nên khi ngồi cạnh cột thì sẽ cảm thấy bị trấn áp bởi xà nhà ở phía trên đầu. Do đó nên tránh ngồi ở những nơi này. Có rất nhiều người thích kê sofa ở giữa hai cột nhà, vì tưởng rằng sẽ lợi cho không gian trong phòng.

Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Vì theo thuật phong thuỷ, người ngồi ở cạnh cột, trên là xà nhà thì nhân khí bị trấn áp, không có lợi. Ngược lại, nên kê một cái tủ lớn ở khoảng giữa này, vì là tủ chứ không phải là người, nên có thể hoàn toàn hoá giải được. Cột liền với tường thì có thể dùng tủ sách, tủ rượu kê vào để che phần gồ lên, tạo sự thống nhất trong phòng khách.

Câu 50: Xà áp có hại không?

Xà nhà quá thấp được gọi là xà áp, gây cản trở sự hưng vượng của phòng. Khi thiết kế cần chú ýý: Xà không nên quá thấp và quá nhiều. Không chỉ trấn áp khí mà còn gây trở ngại cho việc lưu thông khí ở trong phòng. Ngoài ra, vị trí, độ cao thấp, kích cỡ, chất liệu, hình dạng của xà áp còn liên quan đến cát hung trong phòng.

Nếu trước cửa chính có xà nhà, hoặc xà ở phía trên giường ngủ, bàn ăn, bàn làm việc, bếp thì khí lưu chuyển bình thường trong phòng cũng bị cản trở. Trên đầu giường có xà ngang còn tạo tâm lý bất an, ngủ không ngon giấc. Kê bàn làm việc dưới xà ngang thì tinh thần khó tập trung. Xà ngang ở phía trên bàn ăn, trên bếp thì tài vận bị tổn hại, sự nghiệp không thuận lợi.

Cách khắc phục: Chuyển giường, bàn làm việc, bàn ăn, bếp ra nơi khác, treo ở dưới xà nhà đồ trang trí mỹ nghệ, hai ống sáo, tiêu hoặc một tấm gương thái cực sẽ hóa giải được vấn đề này.

Câu 51: Khi bố trí phòng nội ngoại thất khách nên chú ýý những gì?

Theo thuật phong thuỷ nhà ở, phong thuỷ của phòng khách quan hệ trực tiếp đến tài vận các thành viên trong gia đình và sự hoà hợp trong gia đình. Phải để cho khí được dễ dàng lưu thông, không bị tích tụ khí xấu ở trong góc phòng.

Phòng khách là nơi quan trọng của gia đình và là nơi tiếp đón khách khứa. Bố trí tốt phong thuỷ trong phòng khách, sẽ mang đến hạnh phúc và tốt lành cho gia đình. Phòng khách còn là nơi diễn ra những việc đại sự, chuyện vui mừng…

Do vậy nếu phong thuỷ của phòng khách tốt, thì mỗi người trong nhà sẽ đạt được cát lành. Khi bố trí phòng khách cần chú ýý đến phương vị, bố cục, sắp xếp đồ đạc, sự lưu thông khí, màu sắc, trang trí nội thất…

Câu 52: Tại sao cầu thang không được đối diện với cửa chính?

Những ngôi nhà lớn có một cửa, một vườn hay nhà cao tầng thường được thiết kế cầu thang. Cầu thang là nơi đi lại, sự lưu thông thuộc hành Thuỷ. Cầu thang lại có độ xoáy nhất định, góc xoáy càng lớn, sự lưu thông càng nhanh.

Theo quan niện của phong thủy thuộc tính của Thuỷ là chảy vào chỗ trũng hơn. Nên nếu thiết kế cầu thang đối diện với cửa chính, thì sẽ giống như tài khí từ chỗ cao chuyển đến chỗ thấp hơn, hơn nữa còn đi thẳng qua cửa mà mất đi. Do đó, tuyệt đối không xây cầu thang đối diện với cửa chính của nhà.

Câu 53: Có những kiểu cầu thang nào? Chọn cầu thang nào cho thích hợp?

Dạng xoắn trôn ốc: Căn cứ vào góc xoắn, có những loại cầu thang xoắn khác nhau. Loại cầu thang xoắn một trăm tám mươi độ là loại có thể tiết kiệm được không gian nhất. Các công trình kiến trúc hiện nay hầu hết đều đang sử dụng loại này.

Ưu điểm: Dáng lượn quanh trông đẹp mắt, không gian chiếm dụng nhỏ. Không gian thích hợp: Thích hợp cho mọi không gian, kể cả nơi nhỏ hẹp hay rộng rãi bằng phẳng.

Dạng gấp khúc Điểm gấp khúc thường ở cửa vào hoặc cửa ra, nơi giao nhau giữa cửa và cầu thang.

Ưu điểm: Tạo hình đẹp, tiết kiệm diện tích. Không gian thích hợp: Không gian không thể quá nhỏ. Dạng xoắn Lấy một trục ở giữa làm chuẩn rồi xoắn lượn nhẹ nhàng từ trên xuống dưới liên kết giữa các tầng. Tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác thư thái cho người đi. Ưu điểm: Đẹp, đi lại thoái mái. Không gian thích hợp: thích hợp với nhà có không gian rộng.

Với nhà có không gian rộng và độ cao giữa các tầng lớn, thì có thể tuỳ ý chọn lựa các kiểu cầu thang. Nhưng nếu cả hai điều kiện này đều bị hạn chế thì nên cân nhắc trước khi quyết định. Đối với nhà có diện tích chật, thì nên chọn loại cầu thang xoắn trôn ốc.

Do vậy có thể nói khi chọn lựa kiểu cầu thang thì sự quyết định không phụ thuộc vào sở thích chủ quan của bạn, mà phụ thuộc vào diện tích nhà bạn to hay nhỏ.

Câu 54: Cầu thang gồm những bộ phận nào?

Làm thể nào để thiết kế được cầu thang hợp lý nhất? Bậc cầu thang, lan can, tay vịn là những bộ phận quan trọng nhất và chủ yếu nhất tạo hình dáng cho cầu thang.

Bậc cầu thang: Có thể sử dụng những loại vật liệu: Gỗ, đá hoa cương, kính. Hiện nay, nhiều người thích chọn bậc cầu thang bằng kính vì tính trong suốt, lạnh và cứng của nó. Kính để làm bậc cầu thang thường là loại kính pha sợi thép, có thể chịu lực và trọng lượng lớn. Các loại kính thông thường cũng có thể chịu lực nhưng sau khi cắt hay để lại góc cạnh sắc.

Do đó, về độ an toàn tốt nhất nên sử dụng kính pha sợi thép. Bậc cầu thang bằng gỗ có thể chống trơn nhưng chịu mài mòn kém, khó bảo dưỡng. Cầu thang bằng đá mặc dù cảm giác cứng và trơn, (Thường phải thiết kế chống trơn), nhưng lại làm cho căn nhà lộng lẫy hơn, dễ bảo dưỡng, không bị mài mòn. Do đó, loại chất liệu này được sử dụng nhiều trong những công trình công cộng, hoặc toà nhà văn phòng lớn.

Lan can: Thường gặp là lan can có chất liệu bằng gỗ hoặc sắt. Khi lựa chọn, ngoài sở thích ra, nên chú ý đến sự phối hợp về chất liệu.

– Tay vịn: Thường là tay vịn bằng gỗ, khi vịn cho loại này cho chúng ta cảm giác dễ chịu. Lời khuyên: Ngày nay, mọi người đang thích chọn tay vịn, bậc cầu thang bằng gỗ và lan can bằng sắt. Đối với những nhà có diện tích nhỏ, thì thiết kế cầu thang cho hợp lý quả là một công việ khó. Người kiến trúc sư cần đề ra phương pháp làm cho cầu thang vừa thông thoáng vừa tiết kiệm diện tích.

Như sử dụng các chất liệu bằng kính. Có rất nhiều gia đình làm cầu thang có hổng một khoảng ở giữa, bên trong treo đèn, bậc thang làm bằng kính, tạo thành một cầu thang phát sáng rất đẹp. Không nên làm cửa cầu thang hướng thẳng vào phòng ngủ vì nó sẽ ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt riêng tư của người trong phòng.

Câu 55: Phòng khách nên đặt ở vị trí nào trong nhà?

Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, nó có chức năng liên kết các phòng trong nhà. Do đó, phòng khách phải rộng rãi không cản trở tầm mắt, tốt nhất là được thiết kế ở trọng tâm của ngôi nhà. Phòng khách nên ở phần trước của nhà, và được chiếu sáng đầy đủ, “minh sảnh ám phòng”.

Nếu do diện tích phòng khách lớn mà chia một phần ra làm phòng ngủ thì không lí tưởng. Cửa của phòng khách không được nhìn ra gian bếp, lối đi nên tránh hướng trực tiếp ra lối đi thông trong nhà.

Câu 56: Làm cửa phòng khách cần chú ý những gì?

– Nếu ở giữa phòng khách và phòng ngủ tồn tại một lối đi chung. Thì nên làm cửa như sau:

+ Nếu cuối lối đi là nhà vệ sinh: cuối lối đi là nhà vệ sinh thì phải làm cửa để người ngồi trong phòng khách vừa tránh nhìn thấy cảnh người ra vào phòng vệ sinh vừa tránh cho mùi hôi trong phòng vệ sinh bay vào phòng khách.

+ Cửa chính nhìn thẳng vào phòng: Có nhiều nhà thiết kế không hợp lýý, làm cửa chính và cửa phòng trên một đường thẳng. Như thế sẽ tạo thành “Tiền thông hậu thông, nhân tài lưỡng không”.

– Làm cửa ở lối đi còn có những mặt tốt sau:

+ Đảm bảo sự riêng tư: Sự mở rộng và sự riêng tư của phòng khách và phòng ngủ là hai việc tách biệt. Có cửa để phân cách sẽ tránh được người ngoài để ý vào đời sống riêng tư của bạn.

+ Giữ yên tĩnh: Sau khi đóng cửa, tiếng nói chuyện và âm thanh từ phòng khách sẽ không lọt được vào phòng ngủ như vậy sẽ giữ yên tĩnh cho phòng.

+ Tiết kiệm năng lượng: Chỉ cần đóng cửa thì không khí lạnh trong phòng khách sẽ không vào được phòng ngủ. Như vậy, sẽ tiết kiệm được năng lượng tiêu hao không cần thiết để làm ấm phòng trở lại.

+ Làm đẹp nhà: Thường thì phòng khách được trang trí đẹp và cẩn thận hơn những phòng còn lại. Do vậy, cánh cửa sẽ có tác dụng che đi những phần xấu hơn và bừa bộn ở các phòng khác.

+ Tiết kiệm diện tích: Đất ở các đô thị hiện nay được ví như “tấc đất tấc vàng”. Các góc lối đi thường được tận dụng kê những đồ vật lộn xộn, cánh cửa ở đây sẽ giấu đi những chỗ khó coi này, làm đẹp cho ngôi nhà.

Câu 57: Cách thức lựa chọn và bố trí bàn trà như thế nào?

Trong phòng khách, phía trước hoặc bên cạnh ghế sofa thường được kê một bàn để uống trà. Bàn trà được dùng để bày cốc uống nước và các dụng cụ pha trà. Khách đến thì mời trà mời rượu. Nếu không có bàn trà ở đây thì rất bất tiện.

Có thể ví bộ sofa và bàn trà như chủ và khách, như sơn và thuỷ. Hai đồ vật này phải đồng bộ với nhau, sơn thuỷ hữu tình. Như thế mới phù hợp với thuật phong thuỷ. Bộ sofa là chủ nên chọn dáng cao to, bàn trà là khách nên chọn dáng ngắn nhỏ. Nếu bàn trà có kích thước quá to so với sofa thì sẽ giống như “ Huyền tân đoạt chủ” (cái phụ lấn át cái chính).

Để hoá giải: cách đơn giản là đổi một bàn trà có kích thước nhỏ hơn, vừa hợp lí lại vừa thuận mắt. Chọn bàn trà nên theo qui tắc phẳng và thấp. Nếu người ngồi ở ghế sofa, một bàn trà lý tưởng nhất là cao không quá đầu gối.

Ngoài ra, khoảng cách giữa ghế và bàn phải hợp lí, không được quá gần. Về hình dáng, bàn hình chữ nhật, hình bầu dục là lí tưởng nhất. Hình vuông cũng có thể được nhưng không nên chọn bàn có góc quá nhọn. Nếu khoảng không trước ghế hẹp thì có thể kê bàn ở phía bên cạnh. Nếu phòng khách có chiều dài lớn nên đặt bàn trà ở hai bên ghế sofa.

Cổ nhân gọi cách sắp xếp này là Thanh Long, đằng trước có Bạch Hổ bảo vệ làm cho người ngồi ở đây tả hữu đều có trợ thủ. Không xét về phong thuỷ thì cũng thấy rõ ràng là có lợi cho không gian và nguyên lý thiết kế. Trên bàn không chỉ bày đồ vật có tính trang trí như lọ hoa mà còn có thể để điện thoại hoặc đèn bàn, vừa thuận tiện vừa hợp sử dụng. Do đó bàn trà đã trở thành vật không thể thiếu của phòng khách.

100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy [Học phong thủy nhanh nhất – Phần 3

Chương 6. hỏi – đáp về Thuật phong thuỷ cho phòng ngủ

Phòng ngủ là một trong những phòng quan trọng nhất của ngôi nhà. Phòng ngủ có phong thuỷ tốt sẽ mang đến một tinh thần khoẻ mạnh và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Phòng ngủ trước tiên phải có đầy đủ năng lượng mới có thể tạo giấc ngủ ngon và không gian nghỉ ngơi thoải mái. Ngoài ra, phòng ngủ phải gọn gàng, sạch sẽ, nếu không sẽ tích tụ uế khí, không tốt cho sức khoẻ.

Câu 58: Giường ngủ nên đặt ở vị trí nào trong phòng ngủ cho tốt?

giải thích về sự ảnh hưởng của trái đất đến giấc ngủ thì theo khoa học hiện nay thì: Trái đất quay từ Đông sang Tây, nếu đầu nằm ở hướng Tây, máu sẽ bị dồn lên đỉnh đầu nên khó có được giấc ngủ sâu.

Lưu ý về kê giường ngủ như sau:

Nếu giường không được kê ở phía đối diện với gương. Khi bạn dậy trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê sẽ bị hình ảnh trong gương làm bạn sợ hãi, tinh thần bất ổn;

Không nên kê ti vi đối diện giường, mà nên đặt ti vi trong kệ ti vi. Không kê giường phía sau cửa ra vào, do người bên ngoài có thể nhìn vào trong, tạo cảm giác bất an và ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của bạn.

Giường không nên vừa hẹp vừa dài, sẽ khó thông phong.

Giường không được kê dưới xà và cột nhà, do tạo cảm giác bị đè nén, ngủ không ngon giấc.

Tủ đầu giường nên chọn dáng tròn để tránh cạnh nhọn của tủ đâm vào đầu.

Giường không được gần đất, vừa không thông thoáng vừa tụ khí ẩm, sẽ làm đau vùng eo lưng của bạn.

Ánh sáng trong phòng ngủ không được quá mạnh, giường không nên kê gần nơi ánh sáng lọt vào. Giường là nơi nghỉ ngơi, ánh sáng quá gay gắt sẽ làm tâm lí không ổn định.

Nếu giường kê gần cửa sổ thì phải che rèm để tránh bớt nắng. Giường trong phòng cưới không nên kê trước tivi tránh làm tinh thần bị suy nhược.

Trên đầu giường không nên treo những tấm ảnh cưới to tránh làm tình cảm bị trấn áp.

Giường không đặt phía đối diện với cửa nhà vệ sinh.

Câu 59: Mối liên hệ giữa màu sắu và vị trí của phòng ngủ

Chất liệu dùng làm tường phòng ngủ không nên dùng bằng kính, kim loại, đá, cẩm thạch… mà nên dùng sơn tường vừa tránh được sự phản xạ của khí vừa tốt cho sự thấm hút của tường. Màu sắc nên nhẹ nhàng tạo cảm giác bình an, tốt cho nghỉ ngơi.

Căn cứ vào thuyết ngũ hành, vị trí và màu sắc phòng ngủ có những đối ứng sau: Đông, Đông Nam: xanh lục, xanh lam. Nam: tím nhạt, vàng, đen. Tây: hồng, trắng, trắng ngà, mầu tro. Bắc: xám, trắng ngà, hồng, đỏ. Tây Bắc: màu tro, trắng, hồng, vàng, nâu, đen. Đông Bắc: vàng nhạt, màu ghi. Tây Nam: vàng, nâu.

Câu 60: Trang trí mặt tường phòng ngủ như thế nào?

Màu sắc trong phòng ngủ nên chọn tông màu hướng về sự hài hoà, yên tĩnh thì mới phát huy hết những chức năng của phòng ngủ. Đối với phòng ngủ có diện tích rộng thì rất dễ chọn lựa phong cách trang trí cho mặt tường như màu sắc, hình vẽ, sự kết hợp màu sắc nóng lạnh cho giấy dán tường, vách ngăn…

Đối với phòng ngủ có diện tích hẹp thì sự lựa chọn sẽ ít đi, nên dùng những gam màu ấm, nhạt, hoa trang trí nhỏ thì thích hợp. Đối với những phòng ngủ có diện tiách lớn, ít sinh khí thì việc làm thêm vách ngăn nhưng cũng không nên quá nhiều và có sự kết hợp với chất liệu của tường và nội thất trong phòng.

Nếu phòng ngủ có diện tích nhỏ thì nên treo tranh có màu lạnh tạo cảm giác khoáng đạt. Tranh và khung tranh treo trên tường phải có màu sắc hoà hợp với nội thất và màu tường. Khi chọn lựa chất liệu cho đồ trang trí nên chú trọng tới hiệu quả phối hợp giữa chúng chứ không nên vì đồ đắt tiền mà chọn. Chỉ có sự hài hoà giữa các đồ nội thất mới tạo được vẻ đẹp hoàn mỹ cho căn phòng ngủ của bạn.

Câu 61: Tivi nên kê ở vị trí nào trong phòng ngủ?

Ngày nay, đời sống con người ngày càng nâng cao, sự hưởng thụ vật chất ngày càng phong phú, mỗi nhà có vài cái tivi cũng không còn là chuyện lạ nữa. Đặt một cái trong phòng ngủ vừa xem tivi vừa đi vào giấc ngủ là một thú hưởng thụ tuyệt vời.

Nhưng thật ra trong phòng không nên có tivi vì những lí do sau: – ở thành phố tấc đất là tấc vàng, các phòng trong nhà thường nhỏ, phòng ngủ lại càng nhỏ. Nếu ở gần đồ vật có điện lưu, thì bức xạ của nó không tốt cho cơ thể. Khoa học chứng minh rằng đặt tivi ở đầu giường sẽ dẫn đến tỷ lệ cao ở bệnh vô sinh.

Bức xạ trong dòng điện còn ảnh hưởng đến địa khí, nếu trong phòng ngủ nhất định phải có tivi thì theo thuật phong thuỷ cần chú ý:

– Không đặt ti vi ở đầu, cuối giường. Các nhà phong thuỷ cho rằng nếu đặt ti vi ở đầu và cuối giường thì đều không có lợi cho sức khoẻ và sự thăng tiến nghề nghiệp của người trong phòng ngủ.

– Còn các vị trí khác như hai bên giường hoặc mặt bên của đầu và cuối giường thì đều được. Khoảng cách giữa giường với tivi càng xa càng tốt.

Câu 62: Những đồ vật thường được dùng trong trang trí phòng ngủ?

– Thuỷ tinh Hiện nay có rất nhiều gia đình thích sưu tầm thuỷ tinh không phải chỉ vì cái đẹp bên trong của nó mà thuỷ tinh có tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà. Thực chất thuỷ tinh là đá thạch anh tích tụ tinh hoa của đá và có thể thay đổi hướng sáng, chiết xạ ra màu sắc khác nhau.

Do đó còn cải thiện được khí vận của phòng. Nhưng cũng không nên “điểm thạch thành kim” quá coi trọng nó. Trong thuật phong thuỷ, sự vận dụng của nó cũng không thể từ không hoá có được mà nó chỉ có tác dụng kích thích tăng thêm mà thôi.

Khi sử dụng thủy tinh có một vài đặc điểm cần lưu ý sau: Thuỷ tinh hình cầu và màu vàng thì trợ cho tài vận đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu và bất động sản, thuỷ tinh màu xanh thẫm giúp tích tụ tài chính và gặp quý nhân.

Nếu trong nhà bị lộ tài khí và nghiêng tài vị thì có thể bày thuỷ tinh màu tím hình núi để ngưng tụ khí tài. Nếu đặt ở đầu giường mỗi bên nam nữ một mảnh thuỷ tinh thì sẽ làm tình cảm càng sâu sắc, nồng đượm.

– Chuông gió Trong phòng ngủ có treo chuông gió, âm thanh của nó làm khuấy động không khí, từ đó hoạt hoá làm khích thích khí năng có lợi cho hoá giải khí xấu. Khi lựa chọn chuông gió nên chú ý chất liệu chuông và vị trí của phòng ngủ.

Ví dụ, phòng hướng Đông và Nam thích hợp treo chuông gió làm từ gỗ. Phòng hướng Bắc treo chuông gió bằng kim loại. Phòng hướng Tây treo bằng sứ. Từ đó để điều tiết năng lượng của Ngũ hành trong nhà.

Câu 63: Trong bố trí phong thuỷ của phòng ngủ chính cần chú ý những điều gì?

Bố cục phong thuỷ của phòng ngủ chính tốt hay xấu đều có ảnh hưởng rất lớn đến vận khí trong nhà. Nó cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của chủ nhà, sự hoà thuận trong gia đình và tình cảm vợ chồng. Đây là một ví dụ điển hình, do đó cần phải chú ý những điều sau:

– Bố trí giường ngủ phải hợp lí: Giường không được kê quá gần nhà vệ sinh, không được đối diện với cửa nhà vệ sinh để tránh vận khí không thuận. Giường không được để đèn treo trên trần trấn áp và không được để đầu giường đối diện với bếp nấu tránh bị mùi của bếp ám vào.

– Cửa không hướng thẳng vào giường: nhiều gia đình kê giường ngủ đúng vào vị trí mà cửa lớn chiếu vào như thế là không hợp lí. Giường là nơi nghỉ ngơi, thích tĩnh, không thích động.

– Cửa là nơi luồng khí đi vào: khi đóng mở cửa sẽ vô tình làm khí tràn vào giường gây bất an. Đầu giường phải dựa vào chỗ vững chắc, lí tưởng nhất là kê đầu giường sát vào tường, không nên có khoảng cách ở giữa, không kê giường gần cửa sổ.

– Gương không chiếu vào giường: Những tấm gương dài không được để đối diện với giường nhưng có thể để song song với giường.

Câu 64: Làm thế nào để chọn được vị trí của phòng ngủ?

Vị trí phòng ngủ của người trưởng thành tốt nhất là phía Tây Nam và Tây Bắc của ngôi nhà. Hai vị trí này có thể nâng cao độ trưởng thành và tinh thần trách nhiệm cho con người. Trong công việc sinh hoạt cũng dễ nhận được sự tôn trọng từ mọi người.

Còn phòng ngủ ở vị trí phía Bắc của nhà có tính chất tĩnh lặng hợp với những người ưa sự tĩnh lặng.

Phòng ngủ ở phía Tây làm cho tình cảm vợ chồng thêm nồng thắm và chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Phòng phía Đông và Đông Nam mang đến những cái lợi cho những người trẻ sắp bước vào xã hội. Về kết cấu các tầng trong nhà, nên chú ý không chọn phòng ngủ ở vị trí dưới tầng phòng bếp và trên tầng để xe.

Phòng ngủ tốt nhất có hình vuông, không hợp với phòng dài và nhỏ, như thế mới tốt cho thông phong. Cửa phòng ngủ không được đối diện với cửa phòng bếp, tránh khí nóng và ẩm của phòng bếp bay vào.

Cũng không được thẳng cửa nhà vệ sinh vì uế khí và hơi nước bay vào mà phòng ngủ có những đồ bằng bông vải dễ hút nước sẽ làm cho không khí thêm ẩm ướt. Phòng ngủ có 2 cửa thì không nên để 2 cửa đối thẳng với nhau, những tủ lớn chìm trong tường hoặc những tủ chiếm cả mặt tường vừa có thể đựng được nhiều quần áo vừa có lợi cho tính trật tự trong phòng.

Không nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ vì khí ẩm và mùi hôi sẽ lưu ở trong phòng ngủ, không những thế người ra vào phòng vệ sinh làm ảnh hưởng sự nghỉ ngơi. Sinh hoạt trong thời gian dài như vậy sẽ bất tiện. Nếu bắt buộc như vậy thì cửa phòng vệ sinh phải luôn đóng và có rèm cửa để ngăn cách.

Câu 65: Đặt loại cây gì trong phòng ngủ thì tốt cho phong thuỷ?

Phòng ngủ phải thanh nhã, yên tĩnh, thư thái. Những cây đặt trong phòng ngủ phải có tác dụng nâng cao chất lượng giấc ngủ. Sau khi kê giường thì khoảng không còn lại trong phòng có hạn nên đặt những chậu cây nhỏ và những giỏ cây treo tường mới thích hợp. Với những phòng rộng có thể chọn những cây to và đứng độc lập. Phòng nhỏ và hẹp nên treo những giỏ cây đẹp trên bậu cửa sổ và bàn trang điểm.

Những cây toả mùi hương thơm ngọt ngào như cây hoa nhài, phong tín tử, diệp lan hương sẽ làm con người dễ dàng đi vào giấc ngủ. Những cây có hương thơm nhẹ nhàng như cát hoàng kim, trúc văn sẽ làm tinh thần thư thái, dễ chịu. Các cây trong phòng ngủ có thể nuôi dưỡng bằng cách dùng rêu rải lên phần đất trong chậu và còn làm căn phòng trở nên sạch sẽ, đẹp đẽ.

Câu 66: Trang trí phòng cưới như thế nào là hợp lý?

Hôn lễ là việc vui mừng đại sự của cả một đời người. Phòng cưới phải thể hiện được đầy đủ tất cả những đặc điểm này. Người dân Trung Quốc truyền thống rất chú trọng trong trang trí phòng cưới. Cách trang trí hiện nay so với truyền thống thì đã có sự thay đổi khá nhiều, nhưng vẫn còn nhiều đặc điểm tương đồng.

Những đồ vật trong phòng cưới ngoài việc phải chú ý đến sự hoà hợp còn phải quan tâm đến những đặc điểm sau:

– Đầu tiên khi chọn đồ nội thất, phải chọn theo gam màu trung tính và màu nhạt, tránh những đồ vật có màu sắc quá đậm. Như vậy, sẽ làm căn phòng thêm sáng sủa, và làm cho con người cảm thấy vui vẻ, ấm áp.

– Cắt chữ hỷ dán ở tường và cửa sổ phòng cưới biểu thị sự vui vẻ và hạnh phúc tràn đầy. Cách thức truyền thống trong sáng này sẽ làm phòng cưới tăng thêm sự thuần khiết, thanh cao, để lại ấn tượng rất khó quên cho cô dâu chú rể.

– Trong phòng cưới, ngoài việc rải đầy hoa nhiều màu sắc, nếu có điều kiện có thể trang trí bằng nhiều đèn màu hiện đại. Treo những đèn màu ngũ sắc sẽ làm tăng sự ấm áp cho không khí trong phòng.

– Những vật trang trí trên giường nhất định phải chọn màu sắc ấm.Ví dụ: trang trí bằng một bó hồng thật lớn, hoặc chuẩn bị hai cây nến màu hồng.

Câu 67 Phòng cho trẻ nhỏ nên đặt ở vị trí nào?

Trẻ em được ví như ánh mặt trời lúc bảy hay tám giờ sáng. Phòng có thể tiếp nhận năng lượng mặt trời sớm nhất trong ngày vào lúc bình minh sẽ là phòng lí tưởng nhất dành cho trẻ em. Do đó, chọn phòng cho trẻ nhỏ nên chọn phòng ở phía Đông hoặc Đông Nam.

Phòng ở hai vị trí này rất tốt cho sự phát triển sức khoẻ của trẻ, làm cho trẻ năng động, đáng yêu. Những phòng ở vị trí phía Tây, theo ngũ hành thì thuộc hành Kim, cũng có thể dùng làm phòng cho trẻ nhỏ, vì vẫn đón được ánh nắng buổi chiều. Nhưng phòng ở vị trí này lại chỉ tốt cho giấc ngủ của trẻ chứ không phù hợp làm phòng chơi cho trẻ.

Câu 68: Chọn màu sắc và tranh treo trong phòng trẻ như thế nào là tốt nhất?

Màu sắc của nội thất trong phòng trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính của trẻ. Đầu tiên nên chọn những màu nhạt, thanh nhã, không được chọn những màu mang tính kích thích như màu đỏ sẫm hoặc tím sẫm, để tránh kích động trẻ.

Do đó, màu đen cũng tránh dùng. Thích hợp nhất là những màu nhạt như xanh lam, màu xanh của cỏ, vàng nhạt, hồng nhạt. Treo tranh ảnh trong phòng cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sự trưởng thành của trẻ. Trên vách tường treo những tranh theo chiều hướng thiên nhiên cây cỏ, tránh những tranh về kinh dị, ngôi sao ca nhạc, minh tinh nàm bạc trang điểm loè loẹt, cũng như tranh về thần thánh.

Nội dung của các tranh này không có lợi cho trẻ, có thể làm biến đổi tính cách trẻ, không thuận theo sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Câu 69: Mặt sàn trong phòng trẻ nên làm thế nào cho hợp lý?

Trẻ con thường có tính hiếu động, mặt sàn trong phòng phải có tính ma sát. Tốt nhất là nên trải thảm trong phòng trẻ. Với tính bảo vệ cao bởi có độ mềm sẽ tránh làm đau trẻ khi bị ngã trong những tình huống bất ngờ xảy ra. Lý tưởng hơn là dùng cả hai cách.

Nghiã là bên dưới dùng ván sàn có tính ma sát, bên trên trải một lớp thảm trải sàn.

Câu 70 Tạo chỗ chơi trong phòng cho trẻ như thế nào?

Để tạo được diện tích lớn nhất cho trẻ hoạt động, vui chơi thì đồ đạc trong phòng không được quá nhiều, giường, tủ, bàn ghế cũng nên hạn chế. Trẻ con thì thường hiếu động, thích tuỳ đâu thì vẽ đó, rất hay tuỳ ý vẽ lên tường hoặc bất cứ nơi nào chúng thích. Do đó có thể treo một tấm bảng trắng nơi trẻ hay nô đùa, để trẻ có thể tự do viết vẽ.

Như vậy vừa không phá vỡ tính trật tự trong phòng, lại phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Cũng có thể lợi dụng những khoảng không ở góc tường, treo một tấm bảng ghi thành tích những vật tự tay trẻ làm ra để khích lệ trẻ. Các đồ nội thất trong phòng phải có tính liên kết cao, không gây trở ngại cho di chuyển và có thể dễ dàng thay đổi vị trí trong một không gian.

Câu 71: Phòng ngủ cho người già khi thiết kế phải chú ý những gì?

– Phòng ngủ cho người già phải yên tĩnh và có ánh nắng: Theo tâm sinh lý của người già, phòng ngủ cho người già phải là phòng hướng về phía mặt trời, có nhiều ánh nắng, lí do thứ nhất là người già thích ánh sáng mặt trời. Lí do khác là theo thuật phong thuỷ, những phòng có nhiều ánh nắng rất có lợi cho người già, vì họ có thể ngồi trong nhà mà vẫn hấp thụ được ánh sáng mặt trời.

Người già ưa thích sự sạch sẽ. Phòng ngủ cho người già phải cách xa phòng khách và phòng ăn. Do đặc điểm sinh lý, người già hay dùng nhà vệ sinh, do đó nên bố trí nhà vệ sinh độc lập để người già sử dụng cho thuận tiện.

– Làm cho người già cảm thấy thoải mái nhất: Người già thì xương cốt bị can xi hoá, trở nên cứng và giòn, tránh cho người già tiếp xúc với đồ vật cứng có góc cạnh. Do đó những nơi người già hay lui tới, đi lại thì phải hết sức cẩn thận khi lựa chọn chất liệu, hình dáng, thậm chí là vị trí sắp xếp của nội thất. Trong tầm hoạt động của người già không được để những đồ vật làm vướng lối đi và những đồ vật người già thường hay sử dụng thì nên để tập trung tại một khu vực nhất định.

– Tạo một không gian sáng nhưng không quá chói: Thị giác của người già không nên bị kích thích quá mạnh. Sự phối hợp màu trong phòng của người già phải lấy gam màu nhạt, dịu nhẹ. Đối với ánh áng nên chọn cách có thể lợi dụng được ánh sáng tự nhiên để tạo ra một không gian sáng sủa mà vẫn dịu nhẹ.

– Tạo không gian thích hợp: Do người già ít đi ra ngoài nên thường ở trong nhà lâu. Những đồ vật người già hay sử dụng như ghế và sofa phải sắp xếp sao cho họ cảm thấy thoải mái dễ chịu. Đồng thời bố trí một cách hợp lý, cố định. Những đồ vật bày trên bàn cần để trong tầm tay với của người già để tiện sử dụng.

Chương 7. Hỏi đáp về phong thuỷ phòng làm việc (thư phòng)

Các ngôi nhà hiện đại ngày nay có thể thiết kế một phòng độc lập để làm phòng làm việc, là không gian tư duy dành cho học tập, nghiên cứu. Với chức năng đó, thư phòng trở thành một bộ phận quan trọng trong ngôi nhà, khi tiến hành thiết kế phải hợp lí, khoa học.

Câu 72: Phòng làm việc nên ở vị trí nào?

Vị trí lý tưởng nhất cho phòng làm việc là chính Đông, chính Nam hoặc Tây Bắc. Chú ý: Không thể hài hoà giữa công việc và nghỉ ngơi. Do đó phòng nghỉ và phòng làm việc phải tách biệt. Tuỳ theo từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển của sự nghiệp mà chọn phòng trên đặc điểm của phương vị thì mới có lợi cho sự nghiệp.

– Sự nghiệp mới ở bước đầu: Phòng này thích hợp phòng phía Đông hoặc phía Đông Nam. Phòng ở vị trí này làm cho con người tăng thêm sự tự tin, năng nổ có lợi cho quá trình phát triển sự nghiệp.

– Sự nghiệp đang tiến triển: Thích hợp phòng phía Nam. Phòng ở vị trí này có lợi cho việc thu hút khách hàng trong kinh doanh. Hơn nữa lại tốt cho việc giải quyết các mối quan hệ giữa đồng nghiệp và công việc.

– Sự nghiệp viên mãn: Thích hợp phòng phía Tây Bắc. Phòng ở vị trí này thích hợp với người làm lãnh đạo, tổ chức và điều tiết cấp dưới, củng cố sự nghiệp và duy trì sự kính trọng của mọi người.

Câu 73: Chọn bàn làm việc trong thư phòng như thế nào?

Kiểu dáng, chất liệu bàn làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Bàn làm việc lớn thể hiện quyền lực và địa vị của người sử dụng nó, thúc đẩy đưa ra những sáng kiến và giải quyết công việc nhanh chóng. Bàn làm việc nhỏ làm cho người sử dụng cảm thấy gò bó, chật chội, khó chịu. Về kiểu dáng, bàn hình bầu dục thì tốt hơn bàn hình chữ nhật. Phù hợp với công việc phải ngồi làm việc ở bàn lâu và tránh cho sự va chạm. Về chất liệu, những công việc ít phải ngồi lâu ở bàn làm việc thì chọn bàn làm việc bằng kính sẽ kích thích sớm hoàn thành công việc. Còn ngược lại, nên chọn bàn làm việc chất liệu bằng gỗ.

Câu 74: Nên sắp xếp các đồ vật trên bàn làm việc như thế nào?

Môi trường học và làm việc không chỉ chịu ảnh hưởng của bàn làm việc, mà nó còn liên quan đến những đồ vật bày trên mặt bàn. Nếu đồ vật đó được bày đặt ở vị trí hợp lí, theo Ngũ hành tương sinh, thì sẽ làm cho con người có thêm sức sáng tạo. Còn nếu sắp xếp sai vị trí, thì công việc và học hành sẽ bị bế tắc, không tiến triển.

Đối với một bàn làm việc hình vuông người ngồi làm việc theo hướng từ Tây sang Đông, thì tám phương hướng trước mặt sẽ hình thành Bát quái (8 quẻ).

Như vậy sắp xếp đồ vật như thế nào để vừa có thể chăm lo cho sự nghiệp vừa chăm sóc được gia đình. – Đông: Tiền bạc – Bắc: Cây cảnh – Đông Nam: Điện thoại – Tây Bắc: Bút mực – Nam: Đèn bàn – Tây: ấn – Chính Bắc: Sách, vở, tài liệu – Tây Nam: Lịch để bàn

Câu 75: Mối quan hệ giữa thuật phong thuỷ và vị trí ngồi trong phòng làm việc?

Để bạn đọc dễ dàng chọn được vị trí ngồi tốt nhất trong phòng làm việc của mình, sau đây chúng tôi xin trình bày 12 loại sinh tiếu. Chỉ cần bạn sắp xếp theo sinh tiếu ứng với bạn thì vị trí đó sẽ tốt nhất để kê bàn làm việc. Tám phương vị sắp xếp bàn làm việc thì đều có mặt lợi và mặt hạn chế.

Chúng tôi xin nêu ra cả hai mặt này để bạn có thể tham khảo.

Ngồi hướng từ Tây sang Đông: Có lợi cho sự phát triển, tăng tính cẩn thận, tự tin, lạc quan. Mặt hạn chế: Dễ dẫn đến lòng tham lam, đòi hỏi quá cao.

Ngồi hướng từ Đông sang Tây: Có lợi tích tụ tài phúc, cuộc sống viên mãn đầy đủ, tăng tình cảm lãng mạn. Mặt hạn chế: Dễ dẫn đến tính trì trệ, nảy sinh tính đào hoa.

Ngồi ở hướng từ Bắc sang Nam: Tình cảm phong thú, dễ dàng thu hút được sự chú ý của người khác, giao tiếp rộng. Mặt hạn chế: Chịu nhiều áp lực, hay bị soi mói, tình cảm rạn nứt.

Ngồi ở hướng Nam sang Bắc: Thận trọng, độc lập tự chủ, tiềm năng lớn. Hạn chế: U uất, hay lo sợ, sự nghiệp bình thường.

Ngồi hướng Tây Bắc sang Đông Nam: Tăng khả năng lãnh đạo, phát triển tài năng và tinh thần trách nhiệm, được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người. Hạn chế: Sớm thành công nên tự cao, dễ mệt mỏi quá sức.

Ngồi ở hướng Đông Nam sang Tây Bắc: Tăng khả năng lãnh đạo, nhận được sự tôn trọng và tin tưởng. Hạn chế: Làm theo ý mình, kiêu ngạo, hay can thiệp vào chuyện người khác.

Ngồi ở hướng Tây Nam sang Đông Bắc: Tự nỗ lực vươn lên, mục tiêu rõ ràng, cần cù chịu khó. Hạn chế: ích kỷ, hay lo lắng hồi hộp.

Ngồi ở hướng Đông Bắc sang Tây Nam: Gia đình hoà hợp, chi tiêu tiết kiệm, có quý nhân phù hộ. Hạn chế: ỷ lại người khác, ích kỷ.

Câu 76: Chọn lựa màu sắc nào cho thư phòng?

Màu sắc, mặt tường, cửa ra vào, mành che cửa trong thư phòng có thể dùng màu xanh hoặc các màu có gam nhẹ nhàng. Màu cửa và rèm cửa thì nên chọn màu hồng nhạt và các màu sáng khác. Sự phối hợp này tạo sự yên tĩnh, thư thái.

Câu 77: Ánh sáng trong phòng làm việc nên thiết kế như thế nào?

Phòng làm việc nên chọn gian phòng có phương hướng tốt. Nếu so sánh với phòng ngủ thì phòng làm việc có ánh sáng tự nhiên chiếu vào lại càng thích hợp, được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sẽ càng hứng thú làm việc.

Nguyên tắc bố trí ánh sáng là ánh sáng đầy đủ, tự nhiên, mát dịu, không được cho thêm màu sắc nào. Làm như vậy sẽ tránh được sự mệt mỏi. ánh sáng phòng nên trung thực, gần như nguồn sáng tự nhiên. Có thể dùng loại đèn có hiệu quả động, tĩnh. Không được dùng đèn chiếu có ánh sáng màu, vì dễ làm hoa mắt, chóng mặt. Hơn nữa cũng tránh dùng loại đèn dài tiếp đất có ánh sáng từ sau gáy chiếu hắt ra đằng trước.

Câu 78: Loại cây cảnh nào nên đặt trong thư phòng?

Thư phòng là nơi làm việc và học tập, lựa chọn cây cảnh đặt trong thư phòng không được đặt quá nhiều, tránh bị che khuất tầm nhìn. Trên mặt bàn nên đặt một chậu cây vạn niên thanh, là sự lựa chọn tuyệt vời. Giá sách thì thích hợp với những giỏ cây treo, làm căn phòng thêm trang nhã. Thư phòng phải tạo được hứng thú đọc sách, cây cảnh phải đặt ở vị trí có lợi cho mục đích này.

Có thể trồng hoa sơn trúc, trúc văn, trúc phú quý… Những cây trồng này có tác dụng làm tăng khả năng tư duy, có lợi cho việc học tập. Trên bàn làm việc có thể đặt một chậu diệp thảo tươi tốt sẽ làm cho đầu óc thư thái, nâng cao tinh thần. Các đồ điện tử đặt trong thư phòng ngày càng nhiều, nếu không được thông gió thì khí nóng do những đồ điện thải ra sẽ làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Do đó phải đảm bảo không khí trong thư phòng được lưu thông, đồng thời bày trí thêm các cây cảnh trong phòng như vạn niên thanh, trúc văn, lan điếu… sẽ làm cho phòng thêm trang nhã.

Câu 79: Làm thế nào để tạo được không khí vui tươi trong thư phòng?

Muốn tạo cho thư phòng có không khí ấm cúng, vui vẻ cần có ba yếu tố sau: ánh sáng trong phòng nên là ánh sáng tự nhiên, cửa sổ của phòng phải được để mở. Chỉ nên chọn những thiết bị điện thiết yếu để làm giảm bớt bức xạ trong phòng.

Trong phòng phải có đủ các cây xanh tươi tốt, đặc biệt là cây bách hợp, vì nó có thể làm giảm bớt lượng bức xạ trong phòng. Thư phòng thì có chứa rất nhiều sách, báo, tài liệu và các đồ dùng làm việc, nên để ra một khoảng không cho việc cất giữ, lưu trữ đồ vật này, tạo sự ngăn nắp trật tự cho căn phòng.

Câu 80: Làm thế nào để trang trí cho thư phòng một cách khoa học và hợp lí nhất?

Về phương diện này, có một chuyên gia đã đề ra nên chú ý bốn chữ: Minh, Tịnh, Nhã, Tự. Có thể nói bốn chữ này bao gồm những yếu tố cơ bản trang trí nhà hiện đại ngày nay. Trong đó:

Minh: Là yêu cầu về ánh sáng. Vì học tập và làm việc là một quá trình lâu dài, ánh đèn mạnh hay yếu có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực. Do đó, bàn làm việc thường đặt cạnh cửa sổ, chứ không đặt ngay trước cửa sổ, tránh bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu làm hoa mắt, chóng mặt.

Để bảo vệ mắt và tránh mệt mỏi, nên dùng đèn bàn là đèn sợi đốt, compact để chiếu sáng. Tủ sách nên dùng đèn áp tường để tiện cho việc tra cứu, tìm sách báo, tài liệu.

Tịnh: Là yêu cầu về không gian. Sự yên tĩnh trong thư phòng là rất cần thiết. Nếu phòng bị làm ồn thì hiệu quả làm việc và học tập sẽ không cao. Khi thiết kế các chuyên gia khuyên dùng những vật liệu có đặc tính cách âm và thu âm. Cửa sổ cũng nên dùng loại có thể cách âm. Ngoài ra thảm trải sàn và rèm cửa dày cũng có tác dụng hấp thu âm rất tốt.

Nhã: Là yêu cầu về trang trí. Các đồ vật trong phòng ngoài tủ sách, bàn làm việc, vi tính, ghế, sofa thì những đồ thủ công mỹ nghệ, chậu cây cảnh đều có thể làm cho căn phòng thêm mát mẻ, đẹp đẽ và sạch sẽ. Chúng sẽ làm tinh thần bạn thêm hưng phấn, đồng thời thể hiện tính cách và phông văn hoá của bạn.

Tự: Là yêu cầu về tính trật tự. Để làm cho thư phòng được sắp xếp một cách trật tự, ngăn nắp, thuận tiện không phải dễ dàng. Sự quản lý sắp xếp các đĩa mềm vi tính, những giấy tờ phô tô in ấn, những sách vở thường xuyên sử dụng hay những đồ vật ít dùng, đều phải trở thành một thói quen.

Thường xuyên sắp xếp chúng một cách có trật tự, khoa học, mới nâng cao được hiệu quả công việc và học tập của bạn.

100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy [Học phong thủy nhanh nhất – Phần 4]

Chương 8. Hỏi – đáp về phong thuỷ phòng bếp và phòng vệ sinh

Trong thuật phong thuỷ, phong thuỷ phòng bếp và phòng vệ sinh có tầm quan trọng, chỉ đứng sau phong thuỷ cửa chính và phòng ngủ. Phòng bếp, phòng vệ sinh được thiết kế, trang trí hợp lí thì sức khoẻ và tài vận sẽ tự đến. Điều quan trọng nhất là ánh sáng phải đầy đủ, thông gió tốt, bảo đảm sạch sẽ và tránh sự tích tụ uế khí ở những góc khuất.

Câu 81: Phong thuỷ cho phòng bếp thế nào là tốt?

Trong thuật phong thuỷ nhà ở hiện đại ngày nay, vị trí phòng bếp và cách sắp xếp đồ đạc trong phòng bếp dần dần chiếm được một vị trí quan trọng. Bởi vì nó liên quan đến sự bình an, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Nên thiết kế phòng bếp ở phía Nam của nhà, vị trí tiếp theo là phía Đông hoặc Đông Nam. Kỵ nhất là phía Bắc, Tây hoặc Tây Bắc. Phòng bếp kỵ nhất là sát kề với phòng của chủ nhà. Trong phòng bếp kị có phòng vệ sinh hoặc cửa của phòng bếp đối diện với phòng vệ sinh. ánh sáng trong phòng bếp phải đầy đủ.

Tốt nhất là có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Không khí trong phòng bếp cần được lưu thông. Ngoài việc nên lắp máy mùi còn nên có quạt hút khí, để làm lưu thông không khí và làm giảm nhiệt độ trong phòng. Phòng bếp phải được khô ráo, thoáng đãng, độ ẩm không được quá lớn. Tránh để cửa ra vào phòng bếp chiếu thẳng vào bếp nấu.

Chỗ nấu bếp phải có khoảng không và độ cao cần thiết. Những vật sắc bén trong phòng bếp như dao, kéo không được để lộ ra ngoài. Phần quan trọng nhất trong phòng bếp là vị trí vòi nước. Vòi nước không được ở cùng vị trí với bếp nấu hoặc đối diện với bếp nấu. Nhưng phải có sự thiết kế hợp lí với toàn bộ đường nước trong nhà. Nguyên tắc thiết kế là: Hoả tiên, Thuỷ hậu hoặc Hoả cao, Thuỷ thấp.

Câu 82: Phòng bếp nên ở vị trí nào?

Vì phòng bếp biểu lộ tài mạo, trình trạng sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, nên khi lựa chọn vị trí cho phòng bếp, cần xem xét kỹ lưỡng, chọn vị trí có lợi cho sự phát triển sự nghiệp và sức khoẻ của mọi người trong nhà. Phòng bếp không hợp với hướng Nam vì hướng Nam thuộc hành Hoả, phòng bếp thuộc hành Thuỷ, Hoả thượng thêm Hoả không có lợi cho ngôi nhà.

Hơn nữa phòng hướng Nam thì thức ăn dễ bị ôi thiu. Do đó tốt nhất là không chọn phòng bếp hướng Nam. Phòng bếp cũng không hợp với vị trí trung tâm của ngôi nhà. Vì vị trí này kị bị dơ bẩn, hôi hám.

Vị trí thích hợp nhất là hướng Đông hoặc Đông Nam của nhà. Vì hai vị trí này đều thuộc hành Mộc, mối tương quan với Thuỷ và Hoả đều ngang bằng nhau, rất tốt để làm phòng bếp hoặc phòng ăn.

Câu 83: Những điều kiêng kị trong phong thuỷ phòng bếp?

– Cửa phòng bếp không được đối diện cửa lớn. “Dương trạch tam yếu” viết rằng: “Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao” (Mở cửa nhìn ngay thấy bếp, thì tiền tài hao hụt). Đó là cách nói của người xưa. Còn xét trên thực tế cũng thấy rằng: Nếu phòng bếp đối diện với cửa lớn, khi gió to thì sẽ làm tắt lửa. Nếu gặp phải tình trạng này, phương pháp hoá giải duy nhất là đổi cửa sang vị trí khác.

– Cửa phòng bếp, cửa phòng ngủ kị đối nhau: Vì khói nhà bếp, mùi thức ăn sẽ ảnh hưởng tới người trong phòng.

– Cửa phòng bếp tránh trực diện với cửa phòng vệ sinh. Bếp lò là nguồn sinh phúc lợi của cả nhà, cần được tích tụ cát khí. Mà nhà vệ sinh lại là nơi không sạch sẽ. Hơn nữa phòng bếp đại diện cho Hoả, nhà vệ sinh đại diện cho Thuỷ, Thuỷ – Hoả tương khắc.

– Phòng bếp và phòng vệ sinh không được cùng chung một cửa. Có nhiều gia đình vì tiết kiệm không gian, làm chung một cửa cho phòng bếp và nhà vệ sinh. Như vậy, thì Thuỷ Hoả lẫn lộn, không có lợi.

– Sàn của phòng bếp không được cao hơn sàn các phòng khác để tránh: “nhiễm thuỷ đảo lưu”. Ngoài ra để phân biệt cái chính, cái phụ, nền sàn bếp không được lấn át sàn phòng khách và các phòng còn lại. Lối đi hành lang ban công không được đối diện bếp, nhà sẽ không tích tụ được tài vận, người dễ bị mắc bệnh huyết áp cao hoặc một số bệnh khác.

– Bếp không được đối diện với tủ lạnh, vòi nước. Tủ lạnh thuộc hành Thuỷ bị Hoả kích thích. Bếp không được nằm dưới xà nhà. Những nơi hay hoạt động hoặc thường xuyên qua lại nên tránh bị trấn áp. Bếp là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn thì cũng nên tránh bị xà nhà trấn áp.

Câu 84: Nên đặt bếp và các dụng cụ nhà bếp ở vị trí nào cho thích hợp?

Bếp chiếm một vị trí khá quan trọng trong thuật phong thuỷ nhà ở. Đặt bếp ở vị trí thích hợp sẽ có lợi cho sức khoẻ của gia đình.

Các phương pháp giải hung cho nhà bếp nói rằng:

“Táo nãi dưỡng bệnh chi nguồn, vạn bệnh giải do ẩm thực nhi đắc, táo nghi an Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên tam cát chi phương, bất nghi hung phương”:

(Bếp là nguồn dưỡng bệnh, vạn bệnh đều là từ ăn uống mà mắc phải, bếp thích hợp đặt ở ba phương cát lợi: An Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên). Không hợp đặt ở những nơi xấu.

Đối với nhà ở phương Bắc hướng sang Nam thì hướng Đông Nam là hướng sinh khí, gọi là thượng cát; hướng Đông là Thiên Y, gọi là trung cát; Diên Niên là chỉ hướng chính Nam, cũng gọi là thượng cát. Ba hướng này đều là hướng cát lành, thích hợp đặt bếp ở đây. Nhưng mặc dù Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên đều là ba hướng tốt nhưng khi thiết kế vẫn phải xem xét tình hình cụ thể của từng nhà cho thích hợp.

Cái bếp tượng trưng cho năng lực sáng tạo và cống hiến. Do vậy, tốt nhất là chọn những bếp sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, như bếp ga, tránh dùng bếp có lực từ như bếp điện, lò vi sóng. Bếp nên đặt ở trung tâm cuả phòng bếp. Bề mặt bếp dùng thép không gỉ thì càng tốt.

Câu 85: Những điều kỵ khi thiết kế bếp nấu?

– Bếp kỵ ngược hướng với nhà: Hướng của bếp nấu và hướng nhà ngược nhau. Ví dụ: Nhà hướng từ Nam sang Bắc, bếp hướng từ Bắc sang Nam thì không cát lành.

– Bếp kỵ bị cửa hướng thẳng vào: Theo quan niệm phong thuỷ truyền thống: Bếp là nơi nấu nướng, dưỡng mệnh nên không được quá lộ. Đặc biệt không được để cho cửa dẫn theo khí bên ngoài hướng trực tiếp vào, để tránh những tổn thất cho nhà. Như cổ thư nói: Khai môn đối táo, tiền tài đa hao.

– Bếp kỵ đối cửa bếp: Bếp không được để lộ, cửa đối diện bếp cố nhiên là không tốt.

– Kỵ đối diện nhà vệ sinh: Bố trí bếp hợp lí, không được gần phòng vệ sinh, tránh bệnh từ đường miệng nhiễm vào, tổn hại sức khoẻ. Hơn nữa phòng vệ sinh có những khí bẩn. Do đó, không được để bếp đối diện trực tiếp phòng vệ sinh.

– Kỵ đối diện cửa phòng: Bếp là nơi sinh hoạt, bếp đối diện cửa sẽ không có lợi cho người trong phòng. Không thích hợp đặt cạnh phòng ngủ. Bếp sinh khí nóng, càng giảm được bớt mùi dầu mỡ, khói bếp càng tốt. Do đó, cửa phòng hướng thẳng ra bếp là không có lợi, đặc biệt là phòng ngủ.

– Bếp kỵ đằng sau có khoảng không: Bếp nên có tường ở đằng sau, làm vật dựa. Nếu phía sau là kính trong suốt thì không cát. Cổ thư nói: “Phàm táo, kị song quang xạ chi, chủ hung”.

– Kỵ trên ống dẫn nước: Bếp thuộc hành Hoả, ống dẫn nước thuộc hành Thuỷ, Thuỷ Hoả bất dung. Do vậy, để tránh hung thì không nên đặt hai vật này gần nhau.

– Bếp kỵ bị xà nhà trấn áp: Theo thuật phong thuỷ là “Hoành lương áp đỉnh”, giường ngủ hoặc ngồi ở những nơi có hoành lương áp đỉnh thì không tốt. Do đó, bếp ở dưới xà nhà cũng không tốt. Sẽ dẫn đến bệnh tật trong nhà, nhất là có hại cho chị em phụ nữ.

– Kỵ bị mặt trời chiếu xạ: Theo thuật phong thuỷ, nhà bếp hướng Tây, đặc biệt là bếp bị ánh nắng mặt trời hướng Tây chiếu vào thì không tốt. Vì như thế sẽ không có lợi cho sức khoẻ mọi người trong nhà.

– Tránh những góc nhọn: Các nhà phong thuỷ cho rằng: các góc sắc nhọn, dễ tạo nên tổn hại. Nếu bếp bị góc nhọn xung xạ thì sức khoẻ người ở trong nhà sẽ bị ảnh hưởng.

– Tránh Thuỷ Hoả tương khắc Vị trí bếp tránh đặt gần bồn nước. Bếp thuộc Hoả, bồn rửa bát thuộc Thuỷ. Do đó, hai cái không được ở gần nhau. Càng kỵ hơn là đặt bếp ở giữa hai vật thuộc Thuỷ. Ví dụ: đặt giữa máy giặt và máy rửa bát.

Câu 86: Nên chọn chất liệu gì cho bệ bếp là tốt nhất?

Bệ bếp là nơi làm đồ ăn, rửa, để đồ vật. Hiện nay, vật liệu làm bếp có ba loại chủ yếu. Đó là: Đá tự nhiên, đá nhân tạo và gỗ chống cháy.

Đá tự nhiên: Bao gồm các loại đá hoa cương, đá cẩm thạch với những hoa văn khác nhau. Màu sắc thông dụng có hai màu đen, trắng. Đá thiên nhiên thường cứng, rắn chắc. Đá cẩm thạch đen thì có độ cứng cao hơn, có tính thẩm mỹ trang trí cao mà giá cả lại hợp lí. Loại đá hoa cương có hoa văn đẹp nhưng độ cứng lại không bằng đá cẩm thạch. Đá hoa cương màu trắng tất nhiên tính năng chống bẩn sẽ thấp.

Giá cả của đá thiên nhiên có hoa văn rất khác nhau và có sự chênh lệch lớn. Đá hoa to màu xanh hoặc trắng, hoặc các loại nhập khẩu khác thường có giá đắt hơn.

Đá nhân tạo: Phân ra hai loại: Không có mối ghép và có mối ghép. Loại đá nhân tạo không có mối ghép thì hoa văn và độ cứng kém hơn đá thiên nhiên nhưng tính năng chống nước, chống bẩn, khả năng chống a xít lại rất tốt. Khi sử dụng những vật liệu này, do dùng keo chuyên dụng nên vết dính có thể không nhìn thấy khe hở, sau khi được xoa nhẵn thì sẽ khít với bề mặt bếp thành một khối.

Nếu những vết cắt nào còn chưa khít, xoa nhẵn xong sẽ có được độ bóng như ban đầu. Loại đá nhân tạo có mối ghép cũng có được ưu điểm là khi sờ vào thấy mịn màng và trơn như đá không có mối ghép nhưng giá cả lại rẻ hơn chút ít.

Gỗ chống cháy: Đang được yêu thích hiện nay bởi chủng loại, hoa văn đa dạng, giá cả hợp lí. Khi chọn gỗ chống cháy làm bề mặt bếp, chú ý xử lý tốt vị trí của bồn rửa, nhất là những chỗ dán keo. Nếu làm không cẩn thận, nước sẽ thấm vào giữa các lớp gỗ, lâu ngày sẽ làm mục, hỏng gỗ.

Câu 87: Đặt tủ lạnh ở nơi nào là hợp lí?

Đặt tủ lạnh ở vị trí nào trong nhà cũng đều ảnh hưởng đến phong thuỷ của nhà. Tủ lạnh thuộc hành Kim, người thuộc hành Kim thì trong nhà nên kê một tủ lạnh lớn. Thông thường tủ lạnh được kê ở gian bếp. Gian bếp là nơi vượng Hoả, Hoả khắc Kim, nên đặt tủ lạnh ở đây sẽ cân bằng được tính Hoả của gian bếp.

Vị trí nào thích hợp để kê tủ lạnh?

Nếu thành viên nào trong nhà muốn tăng thêm tính kim, thì đặt tủ ở vị trí thuộc mệnh của thành viên đó. Nếu chủ gia đình là nam muốn tăng thêm tính Kim, thì kê tủ lạnh ở góc phía Tây Bắc của gian bếp hoặc phòng khách. Nếu chủ gia đình là nữ muốn Kim, thì tủ đặt ở góc phía Tây Nam. Con trai cả thì đặt ở phía Đông, con gái cả thì đặt ở phía Đông Nam, con gái thứ đặt ở phía Nam, con trai thứ đặt ở phía Bắc.Căn cứ vào bát phương phong thuỷ học để biết được vị trí đặt tủ lạnh trong nhà.

Câu 88: Nồi cơm điện và phong thuỷ có quan hệ như thế nào?

Hơi nước và khí nóng sinh ra từ nồi cơm điện, sẽ tạo ra khí trường. Ngoài mùi dầu mỡ, khói bếp được tạo ra khi xào nấu, hơi nước sinh ra từ nồi cơm điện cũng ảnh hưởng đến từ trường trong nhà. Do đó, ảnh hưởng cát hung của phong thuỷ ngôi nhà. Nên đặt nồi cơm điện ở đâu? Vì nồi cơm điện toả ra nhiều hơi nước nên không thích hợp đặt dưới tủ bếp. Có nhiều vị trí khác nhau thích hợp để kê nồi cơm điện:

– Bố trí dựa vào lưu niên: Tìm ra vị trí nào lưu niên vượng nhất thì để nồi cơm điện ở chỗ đó, có thể thúc đẩy được cát tinh khí trường. Nồi cơm điện cơ bản cũng phân ra “ toạ” và “hướng”. Hướng của nồi cơm điện là chỉ vị trí của điện chế. Hướng vị hướng theo tài vị thì có thể chiêu tài. Bát bạch tài vị của năm nay là hướng Nam nên đặt nồi cơm điện ở vị trí từ Bắc hướng sang Nam thì có thể hấp thụ được Bát bạch tài. Nhưng sang năm sau thì có thể đặt ở vị trí từ Nam hướng sang Bắc mới có thể làm tăng tài tinh của phương vị này.

– Dựa vào Bát trạch minh kính: Đặt nồi cơm điện ở điểm Thiên Y sẽ làm cho gia đình được khoẻ mạnh nhưng phương pháp này hiện nay đã lạc hậu.

– Là cách có hiệu quả tốt nhất: Đặt nồi cơm điện ở vị trí thuộc mệnh của thành viên nào trong gia đình thì sẽ làm tăng thêm vận khí và khí tức của thành viên đó. Theo “ Dịch kinh cửu cung” người chủ nam của gia đình muốn tăng tính hoả thì để ở hướng Tây Bắc, người chủ gia đình là nữ thì để ở hướng Tây Nam, con trai cả thì ở hướng Đông, con gái cả thì ở hướng Đông Nam.

Câu 89: Nên trồng loại cây cảnh nào trong phòng bếp?

Phòng bếp nằm ở hướng Nam nên trồng cây quan diệp, có lợi cho sự tích trữ. Phòng bếp nằm ở hướng Nam thì sẽ bị ánh sáng chiếu mạnh bất giác sẽ tạo khuynh hướng thích tiêu pha. Cây quan diệp có thể làm dịu bớt khí nóng, làm giảm khuynh hướng này, giúp ích tích trữ, tiết kiệm. Phòng bếp ở hướng Đông là đại cát.

Còn nếu nằm ở các hướng khác thì có thể bày ở trên bàn hoặc đặt gần tủ lạnh một lọ hoa hồng, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Phòng bếp ở hướng Tây thì đặt một lọ hoa màu vàng, hoa thủy tiên, lan tử la tam sắc cạnh cửa sổ, không chỉ có tác dụng ngăn chặn ác khí vào buổi đêm mà còn có thể mang lại tài vận. Phòng bếp ở hướng Bắc thì cắm hoa màu phấn hồng, màu cam để làm tăng vẻ sinh động cho phòng.

Câu 90: ánh sáng cho phòng bếp nên thiết kế như thế nào?

Ánh sáng trong phòng bếp có yêu cầu rất cao vì bề ngoài của thức ăn ngon mắt hay không được quyết định bởi ánh đèn, do đó ánh đèn chiếu vào rất quan trọng, có thể làm thức ăn trông ngon hơn tạo cảm giác thèm ăn. Nếu thời gian sinh hoạt ở phòng bếp lâu thì ánh đèn phải đủ độ sáng. Có vậy mới nâng cao được sự hấp dẫn của món ăn.

Thông thường, để chiếu sáng trong bếp, người ta hay dùng loại đèn trần tản nhiệt khảm chìm hoặc chìm một nửa vào trong tường. Trên bệ bếp thường được lắp máy hút mùi, máy có một bóng đèn loại nhỏ sẽ chiếu sáng cho bệ bếp. Nếu phòng bếp cũng làm phòng ăn thì có thể dùng loại đèn có thể nâng cao hạ thấp được hoặc đèn treo nhiều tầng. Màu của ánh đèn nên chọn loại có màu ấm áp, không thích hợp chọn đèn huỳnh quanh ánh sáng trắng, lạnh.

Câu 91: Làm thế nào để tạo phong thủy tốt cho phòng bếp?

Ba điều cốt yếu của dương trạch là “môn, chủ, táo”, phòng bếp là một phần trong số đó. Thức ăn là nguồn dưỡng mệnh, do đó phong thủy của phòng bếp là rất quan trọng. Nếu phong thủy không tốt, thứ nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thứ hai là tài vận bị thương tổn, thứ ba là làm cho gia trạch bất an.

Do đó, lựa chọn vị trí của phòng bếp, sự sắp xếp các đồ vật trong phòng không thể không cẩn thận, kỹ lưỡng. Phòng bếp xưa và nay có sự khác biệt rất lớn. Ngày trước, bếp thường đứng riêng một gian, nước không lắp đặt trong bếp. Ngày nay, bếp được thiết kế ở trong nhà, hơn nữa lại được lắp đặt điện, nước và có thêm nhiều đồ đạc khác. Vì vậy, phong thủy cho phòng bếp ngày nay phức tạp hơn rất nhiều.

Phòng bếp của các gia đình thành phố hiện nay có rất nhiều dụng cụ, máy móc nấu nướng rất đa dạng, phong phú như: bếp, nồi cơm điện, máy làm tuyết, máy hút mùi, vòi nước… Phương hướng và vị trí sắp xếp những đồ dùng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, do đó cần hết sức chú ý.

Câu 92: Vị trí phòng vệ sinh ở đâu là thích hợp?

Phòng vệ sinh cũng là một phần quan trọng trong nhà, khi thiết kế phải chú ý vì nó là nơi tập trung lượng nước trong nhà và đại diện sức khỏe của gia chủ. Trung tâm nhà là nơi quan trọng có thể ví như nội tạng của con người vậy.

Nhà vệ sinh làm ở chính giữa phòng thì trọng tâm bị ô nhiễm, làm trở ngại tầm nhìn, hơn nữa uế khí sẽ bay sang các phòng khác. Nếu sống trong nhà này sẽ dễ bị mắc bệnh tật. Hơn nữa phòng vệ sinh làm ở chính giữa nhà thì tất nhiên sẽ bị thiếu sáng, phòng vệ sinh là nơi nhiều nước, độ ẩm trong không khí cao, dễ sinh sôi vi khuẩn, đương nhiên là có hại cho sức khỏe.

Phòng vệ sinh nên ở vị trí khuất, không được đối diện cửa chính, cửa chính và cửa nhà vệ sinh cũng được đối diện nhau, không có lợi cho tài vận. Phòng vệ sinh không nên ở điểm cuối của hành lang trong nhà vì khí ẩm và uế khí sẽ dễ dàng theo đường hành lanh bay vào các phòng bên cạnh, rất không hợp vệ sinh.

Phòng vệ sinh nên làm ở hai bên hành lang, hơn nữa tốt nhất là trong phòng vệ sinh phải có cửa sổ. Cửa phòng vệ sinh và cửa nhà phòng bếp không được đối diện nhau, càng không được nhìn vào bàn sách. Phòng vệ sinh cũng không được làm ở vị trí Văn Xướng của phòng (Vị trí tốt nhất cho việc đọc sách).

Câu 93: Những kiểu phòng vệ sinh nào không hợp phong thủy?

Phòng vệ sinh là nơi loại trừ các chất thải, do đó nhất thiết không được thiết kế ở vị trí quan trọng trong nhà, càng không được bố trí trên điểm tài vị. Ví dụ như khu trung tâm nhà, hoặc phần sát với cửa chính… Từ các kiến trúc nhà cổ có thể thấy rằng, phòng vệ sinh thường được đặt ở vị trí phía sau, bên phải của nhà vì nhà ngày trước thường không có thiết kế tự động hút nước của phòng vệ sinh như ngày nay.

Phòng vệ sinh có phần chứa chất thải phải có khoảng cách nhất định với nhà để tránh mùi hôi. Thuật phong thủy có câu: “rồng sợ mùi hôi thối, hổ sợ tiếng ồn ào”. Hơn nữa bên trái là hướng cao quý, bên phải là hướng thấp kém.

Do đó, theo thuật phong thủy thì không nên làm phòng vệ sinh ở bên trái nhà mà nên làm ở bên phải. Những kiểu thiết kế nhà vệ sinh không hợp phong thủy:

– Nhà vệ sinh nằm ở trung tâm nhà: Trung tâm nhà là phần quan trọng nhất của cả ngôi nhà, tuyệt đối không được để phòng vệ sinh làm ô nhiễm. Lời khuyên: Nếu là nhà vệ sinh 2 gian hoặc 2 gian trở lên thì nên sửa thành nhà kho để bảo đảm sự khô ráo, sạch sẽ. Nếu không thể cải tạo thì có thể trồng cây hoàng kim cát và đặt thêm ít muối ăn trong phòng để tẩy mùi hôi.

– Bồn cầu đối diện cửa chính: Bất nhã và không đảm bảo tính riêng tư. Lời khuyên: Bắt buộc phải làm lại cửa phòng vệ sinh và hướng của bồn cầu. Nhất thiết không được đối diện với cửa chính.

– Cửa phòng vệ sinh hoặc cửa nhà tắm đối diện cửa chính: Bất nhã và không đảm bảo tính riêng tư. Lời khuyên: chuyển hướng cửa phòng vệ sinh và hướng bồn cầu.

– Phòng vệ sinh nằm ở vị trí chính hậu của ngôi nhà: Là vị trí tọa sơn, vị trí quan trọng nhất của nhà, không được để nhà vệ sinh làm ô nhiễm. Lời khuyên: Nếu là nhà vệ sinh gồm 2 gian hoặc 2 gian trở lên nên sửa thành nhà kho để giữ được sự sạch sẽ, khô thoáng. Nếu không thể sửa chữa thì trồng cây hoàng kim cát và đặt cạnh một chút muối ăn để tẩy uế khí.

– Nhà vệ sinh đối diện phòng ăn: Bất nhã, không đảm bảo tính riêng tư. Lời khuyên: làm lại hướng nhà vệ sinh để không đối diện phòng ăn.

– Bồn cầu nhìn trực tiếp ra cửa nhà vệ sinh: Bất nhã, không đảm bảo tính riêng tư. Lời khuyên: phải làm lại hướng bồn cầu.

– Nhà vệ sinh ngay sát cạnh cửa chính: Bất nhã, quý nhân không tới. Lời khuyên: nếu là nhà vệ sinh 2 gian thì sửa thành nhà kho. Nếu không thể sửa chữa thì phải có thêm rèm cửa mới thích hợp.

Câu 94: Tại sao không được thiết kế nhà vệ sinh ở chính giữa ngôi nhà?

Thuật phong thủy rất đề cao, coi trọng phương vị, nhất là ngũ hoàng vị ở trung tâm còn được gọi là vị trí Ngũ hoàng. Trong phong thủy thì đây là một điểm có nguồn năng lượng rất mạnh. Hàng năm có nhiều đền chùa vẫn tổ chức cúng bái Ngũ hoàng để cầu cho gia đình được no đủ, bình an.

Trên thực tế, năng lượng của điểm Ngũ hoàng là ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Do đó nhiều vị tổ sư của phong thủy đều khuyên rằng: ở điểm Ngũ hoàng nhất thiết không được bố trí vật gì tạo ra uế khí. Nếu không thì cuộc sống và sự nghiệp của người sống trong nhà đều không được như ý. Đây chính là nguyên nhân tại sao không được thiết kế nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà.

Chương 9. Hỏi – đáp về phong thuỷ phòng ăn

Phong thuỷ phòng ăn là yếu tố thúc đẩy sự hoà hợp, thương yêu giữa các thành viên trong gia đình. Một phòng ăn có phong thuỷ tốt không chỉ kết nối tâm hồn gia đình mà còn có tác dụng chiêu tài. Ngoài ra nó còn giúp ích cho sự hoà thuận và có lợi cho sức khoẻ.

Câu 95: Nên trang trí tường phòng ăn như thế nào?

Tạo một không gian đẹp, có văn hóa là một tiêu chuẩn quan trọng trong thiết kế nhà. Trong các gia đình hiện đại ngày nay, phòng ăn đã trở thành nơi quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Phòng ăn không chỉ là nơi cả gia đình tụ tập ăn uống mà còn là chỗ chiêu đãi khách khứa, bạn bè, vừa là chỗ trò chuyện, nghỉ ngơi của gia đình.

Do đó, khi tiến hành trang trí cho mặt tường của phòng phải nắm rõ được đặc điểm của các không gian kiến trúc của phòng, phải dựa vào đặc tính sử dụng không gian và vị trí các phần không gian mở. Sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và các hình thức nghệ thuật để tạo ra một không gian hợp lý, đầy mỹ quan, tạo cảm giác thư thái, hợp yêu cầu người sử dụng. Trang trí mặt phòng ăn ngoài việc phải dựa theo nguyên tắc chỉnh thể thiết kế ra còn phải xem xét đến chức năng sử dụng và hiệu quả thẩm mỹ.

Thông thường trang trí phòng ăn làm sao để có không khí thư thái, sôi động hơn những nơi để nghỉ ngơi và học tập. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc tạo ra không gian ấm áp, hiền hòa thích hợp với tâm lý sum họp gia đình. Có rất nhiều cách để làm đẹp cho mặt tường phòng ăn. Nhưng nhất thiết phải căn cứ theo nhu cầu thực tế mà tiến hành thì mới có được kết quả như ý. Nếu phòng ăn có diện tích nhỏ thì có thể treo trên tường một tấm gương lớn để đánh lừa thị giác tạo một không gian lớn hơn.

Ngoài ra nên trang trí để tôn được phong cách, cá tính của bản thân. Điều này có liên quan đến việc lựa chọn chất liệu trang trí. Chọn chất liệu gỗ mộc với hoa văn trang trí tự nhiên để biểu lộ bạn là người mộc mạc. Tường màu đậm chứng tỏ phong cách điển nhã, sâu sắc, đậm chất phương Đông. Màu sắc phòng ăn có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý con người.

Do đó trang trí tường phòng ăn không được coi nhẹ tác dụng của màu sắc đối với tình cảm. Màu của tường là do sở thích và tính cách của mỗi người khác nhau mà tạo nên hiệu quả không giống nhau. Nhưng tóm lại màu tường nên lấy tông sáng, nhẹ nhàng làm chủ, các màu được yêu thích là màu cam và các màu tương đồng.

Những màu sắc này đều có tác dụng kích thích sự thèm ăn, làm tăng sự hứng thú đối với người ăn, thúc đẩy sự giao lưu giữa những người cùng ăn. Đương nhiên trong những trạng thái tâm lý khác nhau, thời gian, thời tiết khác nhau thì sự tác động của màu sắc cũng có sự khác biệt. Lúc này, nên lợi dụng hiệu quả màu sắc ánh đèn để điều tiết màu sắc trong phòng.

Câu 96: Phòng ăn ở vị trí nào thì thích hợp?

Phòng ăn nên năm ở vị trí trung tâm ngôi nhà nhưng không được đối diện trực tiếp với cửa chính hoặc cửa hậu. Ngoài ra cũng có vài trường hợp cần tránh. Ví dụ: nếu là nhà có nhiều tầng thì phòng ăn nên ở tầng trên. Cửa sổ phòng ăn không nên đối diện nhau vì khí vào ở cửa sổ này lại ra ở cửa sổ kia không thể tụ khí do đó không tốt cho khí vận của ngôi nhà.

Không được tận dụng không gian ở gần nhà vệ sinh để làm phòng ăn. Nếu không thể tránh được thì nhất phải để bàn ăn tránh càng xa nhà vệ sinh càng tốt.

Câu 97: Những điều kỵ và hợp trong phương hướng phòng ăn?

Phòng bếp và phòng ăn nên thiết kế gần nhau, tránh cách nhau quá xa. Từ phòng bếp bước ra là phòng ăn thì tốt nhất. Thông thường, phòng ăn không thích hợp nằm trong gian bếp vì mùi dầu mỡ và khí nóng sẽ ảnh hưởng đến việc dùng bữa. Có những vị trí cát lành để thiết kế phòng ăn: phía Đông, Đông Nam, Nam và Bắc của ngôi nhà.

Vị trí của phòng ăn muốn cho phù hợp thì phải căn cứ trên tình hình cụ thể để chọn lựa. Nằm ở phía Nam của nhà: ở vị trí này ánh sáng mặt trời đầy đủ. Hơn nữa phía Nam thuộc hành Hỏa, sẽ làm cho gia đạo ngày càng hưng vượng. Tủ lạnh hay được để trong gian bếp nhưng cũng có lúc được đặt trong phòng ăn.

Nếu kê tủ lạnh ở phòng ăn thì tốt nhất nên kê ở hướng Bắc, không nên kê ở hướng Nam vì có thể nạp hàn khí của phương Bắc, hơn nữa lại tránh được thủy hỏa bất dung không có lợi cho gia đình. Hướng Đông, Đông Nam thuộc hành Mộc. Mặt trời mọc ở hướng Đông, hướng này chất chứa nhiều năng lượng, sinh cơ rất tốt cho việc dùng bữa buổi sáng.

Vào tiết xuân thì phòng ăn nên theo hướng Đông. Vào mùa hạ thì theo hướng Bắc sẽ rất tốt. ở khu vực ăn uống điều quan trọng đầu tiên là giữ được vệ sinh cho thực phẩm, đồng thời tạo được không khí thoải mái khi ăn mới có lợi cho tiêu hóa.

Bố trí phòng ăn phải giản tiết điển nhã, nhất thiết không được có quá nhiều đồ đạc, nếu không sẽ tạo cảm giác bừa bộn, lộn xộn. Gia chủ ngoài việc bố trí sắp xếp đồ đạc trong phòng ăn còn phải lưu ý đảm bảo cho khí được lưu thông và giữ phòng được sạch sẽ, gọn gàng.

Câu 98: Cần chú ý những gì khi lựa chọn bàn ăn?

Trong phòng ăn thì đồ vật quan trọng nhất chính là bàn ăn. Bàn ăn ngày xưa và nay có sự khác nhau rất lớn. Ngày trước đại đa số đều là bàn đơn, một người ăn nên kích thước nhỏ, nhẹ, rất thuận tiện. Bàn ăn ngày nay có kích thước lớn, trọng lượng nặng là nơi cả nhà tập trung ăn uống. Do đó phong thủy của bàn ăn đối với sự đoàn viên trong gia đình, sự hòa hợp vợ chồng có ảnh hưởng rất lớn.

Có nhiều điều cần chú ý về phong thủy của bàn ăn như sau: Nên chọn loại bàn ăn tròn hoặc vuông. Quan niệm về vũ trụ của người Trung Quốc là “trời tròn đất vuông”. Do đó những đồ vật thường sử dụng hàng ngày hay có hình tròn hoặc vuông. Bàn ăn truyền thống có hình dáng như trăng tròn giữa tháng, tượng trưng cho sự đoàn viên thuận hòa, yêu thương giữa những người trong nhà.

Hơn nữa lại tụ được nhân khí. Nên kỹ lưỡng trong việc lựa chọn chất liệu bàn ăn. Nguyên tắc khi chọn chất liệu mặt bàn ăn là phải dễ dàng lau rửa. Bàn ăn bằng chất liệu đá hoa cương hay kính thì cứng và lạnh, có độ thẩm mỹ nhưng lại không thuận lợi cho việc giao lưu, chuyện trò giữa những người cùng ăn với nhau.

Mặc dù vậy, có thể điều tiết giữa hình dáng và chất liệu bàn để mang lại hiệu ứng tốt. Ví dụ: bàn đá hoa cương nên có hình tròn, bàn gỗ nên có hình vuông. – Bàn ăn kỵ có góc sắc Góc bàn ăn càng nhỏ thì càng nhọn, sắc, độ sát thương càng lớn. Đó là điều kỵ. Đối với những bàn ăn có hình dạng sóng biển mặc dù không theo các dạng bàn truyền thống nhưng nó không có góc nhọn do đó cũng có thể được lựa chọn.

Tóm lại hình dáng bàn ăn thích hợp nhất là bàn tròn hoặc bàn vuông. – Không gian phía trên bàn ăn phải bằng phẳng Trần nhà phía trên bàn ăn phải bằng phẳng. Nếu bàn ăn bị xà nhà phía trên trấn áp thì nên chuyển bàn ăn ra nơi khác. Nếu bố trí bàn ăn ở phía dưới cầu thang thì nên đặt 2 chậu trúc khai vận ở chân cầu thang để hóa giải.

Nhưng cần chú ý chăm sóc cây, giữ cho cây được sinh trưởng tươi tốt nếu không thì hóa giải sẽ không có hiệu quả.

– Bàn ăn không được bị cửa chính chiếu vào Nếu bàn ăn và cửa chính cùng nằm trên một đường thẳng, đứng ở ngoài cửa cũng có thể nhìn thấy cả nhà đang ăn cơm như vậy rất không hợp lý. Để hóa giải, tốt nhất là dời bàn ăn ra chỗ khác. Nhưng nếu trong trường hợp bất khả kháng thì nên có một tấm bình phong để ngăn cách.

– Bàn ăn kị đối diện cửa nhà vệ sinh Nhà vệ sinh được coi là nơi không sạch sẽ, ở chỗ càng khuất càng tốt. Nếu nó đối diện với bàn ăn thì nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả gia đình. Như vậy cách tốt nhất là kê bàn ăn ra xa nơi khác. Nếu không thể làm như vậy thì trồng cây tô thiết hoặc trúc khai vận ở giữa.

– Bàn ăn không nên quá to Có một số người thích vẻ hào nhoáng nên cố tình chọn những chiếc bàn ăn to lớn. Nhưng quan trọng là phải lưu ý đến tỉ lệ to nhỏ giữa bàn ăn và phòng ăn. Nếu diện tích phòng không được rộng rãi mà vẫn kê vào một cái bàn lớn thì hình thành phòng nhỏ bàn to, không những đi lại bất tiện mà còn làm trở ngại phong thủy của phòng. ở trường hợp này biện pháp đơn giản nhất là đổi lấy một chiếc bàn nhỏ hơn để tạo ra một tỷ lệ phù hợp cho căn phòng.

Câu 99: Những thư trang trí nào phù hợp với phong thủy của phòng ăn?

Trong phòng ăn rất thích hợp bày tam tiên Phúc Lộc Thọ tượng trưng cho tài phúc, sức khỏe và trường thọ. Ngoài ra những bức tranh vẽ đồ ăn và hoa quả cũng mang lại vận may. Cây quất thì tượng trưng cho phú quý, cây đào tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe.

Cây thạch lựu tượng trưng cho con đàn cháu đống. Bên cạnh đó còn có thể cắm hoa hồng vàng và những cây có màu vàng làm chủ đạo để tăng cảm giác thèm ăn, mang lại sức khỏe cho cơ thể.

Câu 100: Những điểm cần chú ý khi bố trí tủ rượu trong phòng ăn?

Đối với một vài gia đình, tủ rượu là một phần không thể thiếu được trong phòng ăn. Tủ rượu với những loại rượu đẹp khác nhau có thể làm tăng sự sang trọng của căn phòng. Tủ rượu thường cao và dài. Theo thuật phong thủy, tủ rượu tượng trưng cho hình tượng núi. Bàn ăn thấp và phẳng tượng trưng cho nước.

Phòng ăn có sơn có thủy, phối hợp nhịp nhàng, như vậy mới có lợi cho trạch vận. Khi bố trí tủ rượu cần lưu ý: Tủ rượu đa số là cao và trong suốt, nó tượng trưng cho núi. Kê tủ rượu ở vị trí cát lành của bản mệnh sẽ phù hợp vì vị trí này thích hợp với vật vừa cao vừa to.

Gia chủ là người Đông Tứ mệnh, tủ rượu thích hợp kê ở chính Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc của phòng ăn. Đây gọi là Đông tứ phương. Gia chủ là người Tây Tứ mệnh thích hợp kê ở phía Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Bắc. Đây gọi là Tây tứ phương.

Tấm gương trong tủ rượu không được quá lớn. Thông thường gương được làm mặt lưng của tủ. Nó sẽ làm cho vẻ đẹp của tủ và những chai rượu trong sáng hơn. Nhưng nếu tấm gương này quá to thì theo thuật phong thủy, nó sẽ mang lại điều không thuận lợi. Tủ rượu không thích hợp kê cạnh bể cá: Tủ rượu là đồ vật có thủy khí mạnh mà bể cá cũng là thủy, bản chất của 2 vật này giống nhau nên không tốt cho sức khỏe người trong nhà.

Trên đây là toàn bộ 100 câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực phong thủy nhà ở hiện đại. Hy vọng qua bài viết này phần nào mang lại sự tham khảo của các bạn đam mê về phong thủy, tử vitâm linh.

Cám ơn sự theo dõi của các bạn. Chúc các bạn an nhiên và hoan hỉ!

Qua bài viết: 100 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy [Học phong thủy nhanh nhất] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Chuyên


Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!