Nhân tướng học toàn tập – Phần 1 [Tướng khuôn mặt]

Nhân tướng học là học thuyết nghiên cứu về hình dáng, bố cục của cơ thể, qua các cách xem tướng mặt, xem ngũ quan, dáng đi, xem nốt ruồi… để dự đoán về tính cách, số mệnh vận hạn, cũng như công danh sự nghiệp của đương số. Tuy nhiên học thuyết về tướng thuật có rất nhiều trường phái, mỗi phái lại có hệ thống lý luận khác nhau nên đã hình thành nên nhiều quan điểm về tướng mệnh liên quan tới các bộ phận và kết cấu trên gương mặt con người.

Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển đến nay, cổ nhân đã để lại rất nhiều tài liệu cho hậu thế nghiên cứu về nhân tướng học. Nhưng cũng chính vì nhiều tài liệu quá khiến cho hậu nhân dễ bị đi vào ma trận, không biết đâu là chân đâu là ngụy.

Hôm nay Lý Khí Việt Nam tổng hợp lại kiến thức về Nhân tướng học theo thứ tự từ tổng quát đến chuyên sâu, từ đơn giản (theo lý thuyết) đến cao thâm (cảm nhận về khí).

Để xem được tướng mệnh thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về “Nhân tướng học là gì” và “Nguồn gốc và ứng dụng của Nhân Tướng Học” theo dõi bài viết cùng Lykhi.com nhé.

1. Nhân Tướng Học tổng quát

Nhân tướng học là gì?

Lời đầu tiên Lý Khí xin nhắc lại: “Nhân tướng học không phải một bộ môn khoa học thần bí, mà là khoa học nhận dạng trên cơ sở Nhân trắc học”. Nhiều người vẫn nghĩ nhân tướng học là một khái niệm khá “siêu hình”, thần bí… và không phải ai cũng có khả năng “nhìn người để đoán tính cách, số phận”.

Bản chất thật sự nhân tướng học là phương pháp quan sát con người, từ đó tìm hiểu tính cách và suy đoán về số phận. Như vậy, cấu tạo cơ thể như cấu tạo não, cấu tạo cơ mặt, hệ xương… sơ bộ cho phép chúng ta biết được nhóm tính cách cơ bản như: Mạnh mẽ, quyết đoán, yếu mềm, nặng tình cảm… Các tính cách gốc này sẽ tạo nên nhóm các hành động tương ứng trong các mối quan hệ xã hội.

Tướng mặt được chia làm 3 phần: Thượng Đinh – Trung Đình – Hạ Đình

Tập hợp các hành động sẽ tạo nên sự phản hồi của xã hội, từ đó hình thành thiên hướng phát triển của mỗi con người, sẽ tạo nên sự thuận lợi, khó khăn tương ứng với tố chất, tính cách gốc. Giàu nghèo – sang – hèn cũng từ đó mà ra.

Nhân tướng học hình thành trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm. Là một tập toán quy nạp cỡ lớn. Ví dụ: 4000 năm trước, có người làm thống kê, thấy những người thành đạt chức công – hầu – khanh – tướng đều có trán phẳng, vuông vức (điều này thì liên quan đến tiểu não – não trước). Họ thống kê, tổng hợp lại, làm một cơ sở dữ liệu. Tiếp theo lại tích lũy những đặc điểm khác theo kiểu: nhất lé, nhì lùn, tam rô, tứ rỗ…

Nguồn gốc và ứng dụng của Nhân Tướng Học

Thuật xem tướng bắt nguồn từ đâu?

Rất khó để xác định được nguồn gốc ra đời của thu­ật xem tướng. Trong “Đại Đới Lễ ký” có chép:

“Xưa vua Nghiêu chọn người dựa vào dáng vẻ, vua Thuấn chọn người dựa vào khí sắc, vua Vũ chọn người dựa vào lời nói, vua Thanh chọn người dựa vào âm thanh, Văn Vương chọn người dựa vào phong độ.”

Năm vị vua của bốn thời đại này dùng cách chọn người như thế để trị thiên hạ. Qua đó có thể thấy, các thủ lĩnh đế vương thời thượng cổ đã bắt đầu thông qua việc quan sát diện mạo, khí sắc, ngôn ngữ, âm thanh và phong độ của con người để tuyển lựa người tài. Cách lựa chọn nhân tài này, không còn nghi ngờ gì nữa, có thể xem là sự manh nha của tướng thuật thời thượng cổ.

Tuân Tử thời Chiến Quốc đã nói: “Xem nhân tướng, người thời cổ không có thuật này, quân tử không nói đến thuật này”, nhưng các học giả đã phát hiện rất nhiều ghi chép liên quan tới “xem tướng” trong “Tả Truyện” và “Quốc ngữ”.

Trong các tài liệu văn hoá khác cũng ghi chép không ít trường hợp thông qua quan sát lời nói, hành động, tướng mạo để tuyển chọn người tài. Do đó, có thể thấy trước thời Tuân Tử khá lâu, tướng thuật đã có sự ảnh hưởng nhất định đối với xã hội.

Như vậy thì tướng thuật xuất hiện từ khi nào? Theo khảo chứng về những ghi chép thời cổ thì tướng thuật có thể ra đời khoảng giữa thế kỷ 7 trước công nguyên. Căn cứ vào ghi chép trong các tư liệu văn hoá cổ thì ít nhất tướng thuật đã bắt đầu lưu hành phổ biến trong xã hội thượng lưu ở thời Xuân Thu.

Khi đó, rất nhiều bậc quý tộc đã lấy tướng thuật làm căn cứ phán định để chọn người thừa kế. Tướng thuật thời kỳ này hiển nhiên không còn mang dáng dấp của giai đoạn mới xu­ất hiện. Những ghi chép trên cho thấy ở thời đại mà “Tả Truyện” ra đời thì tướng thuật không những được lưu truyền phổ biến mà còn hình thành thuật tướng pháp một cách hệ thống nhất định.

Từ đó có thể suy ra, tuy những ghi chép sớm nhất liên quan đến tướng thuật xuất hiện giai đoạn đầu Xuân Thu, nhưng thời kỳ Xuân Thu không phải là điểm khởi nguồn của tướng thuật.

Lý luận cơ bản của tướng thuật là gì?

Tướng thuật Trung Quốc cổ đại cho rằng khi con người sinh ra thì bẩm sinh đã mang hai khí âm dương khác nhau cho nên cơ hội phát triển vận mệnh cũng đa dạng và phức tạp. Quan sát khí bẩm sinh của một người thì có thể biết vận thế cát hung cũng như tính cách của người đó.

Âm dương Ngũ hành vốn là hai khái niệm triết học gắn liền với nhau, có thể bao quát toàn bộ giới tự nhiên và xã hội con người. Mối quan hệ máu thịt giữa văn hoá thuật số Trung Quốc cổ đại với văn hoá phong kiến chính thống đã quyết định việc tướng thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết âm dương Ngũ hành.

Thuật xem tướng

Các nhà tướng thuật thời cổ không chỉ mô phỏng những tư tưởng chính thống của giới phong kiến khi dùng nguyên lý âm dương biến hoá và lý luận Ngũ hành sinh khắc để giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, mà còn phát triển thêm một bước là đem lại cho chúng những quan niệm mang tính huyền bí, và ứng dụng vào các thuật số như xem bói, tinh mệnh, tướng pháp,… để suy đoán về vận mệnh cá nhân.

Tướng thuật cổ đại Trung Quốc cho rằng trời đất, vạn vật đều có thể quy vào Ngũ hành, cũng có nghĩa là con người và vạn vật tự nhiên có cùng nguồn gốc sinh ra. Xét về lý luận của Ngũ hành thì hình thể, khí chất của con người cũng có thể phân thành năm hình thái là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, từ đó hình thành nên tướng pháp Ngũ hành dành cho người hình Kim, người hình Mộc, người hình Thuỷ, người hình Hoả, người hình Thổ, thể hiện rất rõ nét về lý luận Ngũ hành.

Ngũ hành trong phong thủy

Học thuyết Ngũ hành

Học thuyết Ngũ hành cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều là do vận động biến hoá giữa năm loại vật chất cơ bản là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ mà thành, thế giới là sự cân bằng động của trạng thái tương sinh tương khắc của Ngũ hành.

Tướng thuật và Đông y phải chăng có cùng nguồn gốc?

Lý luận Đông y và lý luận tướng thuật đều bắt nguồn từ học thuyết Âm dương Ngũ hành. Đông y lúc đầu cũng là một bộ phận trong thuật số Ngũ hành. Lý luận Đông y cho rằng, lục phủ ngũ tạng, ngũ quan cửu khiếu của con người là một chỉnh thể thống nhất.

Những bộ phận trên cùng với tứ thời, tứ phương, ngũ hành, ngũ âm, ngũ thanh, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tình, ngũ khí phối hợp với nhau, tương tác lẫn nhau. Phải “hài hoà với âm dương, điều hoà cùng bốn mùa” thì mới thuận với nguyên lý khoẻ mạnh, trường thọ của tự nhiên. Nguồn gốc lý luận của tướng thuật Trung Quốc cổ đại cũng tương tự như thế.

Đông y và tướng thuật đều có một nguồn gốc lâu đời. Do vậy, muốn làm sáng tỏ một cách chính xác xem ngành nào phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của ngành nào là một việc rất khó. Dựa trên nội dung các sách y thuật và tướng thuật cổ, có thể thấy rằng cả hai ngành này bao hàm lẫn nhau. Trong y học, có những thành phần mang nội dung tướng thuật; ngược lại trong sách tướng thuật cũng bao hàm rất nhiều nội dung y thuật.

Điểm giống nhau chủ yếu giữa tướng thuật và y thuật là thông qua việc quan sát các hiện tượng xảy ra trên cơ thể con người trong cuộc sống thực tế để thiết lập nên một mối quan hệ nhân quả. Điểm khác nhau nằm ở chỗ y thuật thiết lập mối quan hệ mang tính tất yếu và tính hợp lý nội tại, còn tướng thuật thiết lập mối quan hệ thiếu tính hợp lý và tất yếu.

Điều này đã dẫn đến sự gượng ép của lý luận tướng thuật và đó là nguyên nhân cơ bản khiến cho tướng thuật bị sa vào mê tín dị đoan. Tuy nhiên việc vận dụng nhiều lý luận Đông y trong tướng thuật cũng khiến nó trở nên hợp lý trong một phạm vi nhất định.

Những nhân tốt có gì ảnh hưởng đến xem tướng?

Tướng mạo của con người xuất phát từ nhân tố di truyền bẩm sinh. Vì vậy, tướng mạo của con cái thông thường khá giống với cha mẹ. Ví dụ như cha mẹ có một cái cằm dài nhô ra thì con cái chắc chắn đều giống như thế. Cha mẹ lúc trẻ đều mọc mụn trứng cá thì xác xuất con cái mọc mụn trứng cá cao hơn 20 lần so với gia đình người không có tiền sử bệnh. Ngoài ra nếu da của cha mẹ hơi đen thì da của con cái cũng hơi đen, da của cha mẹ trắng thì da con cái cũng trắng.

Con cái giống cha mẹ vì chịu ảnh hưởng của các nhân tố di truyền. Nếu cha mẹ là nghệ thuật gia, thì con cái cũng sẽ bộc lộ tài hoa nghệ thuật từ lúc nhỏ. Cha mẹ thời trẻ xinh đẹp thì con cái sau khi trưởng thành cũng tương đối thanh tú.

Tuy nhiên bên cạnh nhân tố di truyền bẩm sinh thì môi trường sống và giáo dục chiếm vai trò quan trọng hơn. Cách cha mẹ giáo dục con cái, tình hình giáo dục ở trường và môi trường xung quanh,… đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể xác và tinh thần của trẻ.

Ngoài nhân tố di truyền, hoàn cảnh địa lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thuật xem tướng. Người sinh trưởng ở nơi khác nhau thì đặc điểm tướng mạo và bản tính đều sẽ khác nhau.

  • Người phương Nam có Thiên đình đầy đặn bởi vì phương Nam có sản vật phong phú, giao thông thuận lợi, mọi người không lo lắng về cơm áo gạo tiền. Một khi cơ sở vật chất đã có thì người ta bắt đầu theo đuổi cuộc sống tinh thần, coi trọng văn học nghệ thuật. Theo thời gian, vầng trán tiêu biểu cho trí thông minh tự nhiên sẽ tương đối phát triển.
  • Người phương Bắc có Địa các đầy đặn, do hoàn cảnh địa lý tạo thành nên người phương Bắc phải phấn đấu gian khổ, tính cách cương nghị chịu được vất vả, nên Địa các tượng trưng cho vậtchất cũng tương đối phát triển.

Do đó trong sách tướng có nói: “Người Nam trọng Thiên đình, người Bắc trọng Địa các”, có nghĩa là quan sát tướng mặt của người phương Nam cần chú trọng Thiên đình; quan sát tướng mặt của người phương Bắc nên chú trọng Địa các.

Căn cứ lý luận của tướng thuật có phải là “thiên nhân hợp nhất”?

“Thiên nhân hợp nhất” nhấn mạnh đến sự hợp nhất của “nhân đạo” (đạo người) và “thiên đạo” (đạo trời), đó là sự thống nhất giữa việc người và tự nhiên. Thời kỳ tướng thuật truyền thống Trung Quốc xuất hiện là thời

Sự cảm ứng lẫn nhau giữa người và tự nhiên

Giữa con người và trời đất vạn vật, tồn tại một mối liên hệ phổ biến và tương tác qua lại lẫn nhau. Quan niệm về mối quan hệ trời – người này tất nhiên sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến tướng thuật học.

kỳ thịnh hành tư tưởng triết học cho rằng con người và tự nhiên có cùng nguồn gốc. Vì vậy, tướng thuật truyền thống cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng này. Lý luận tướng thuật Trung Quốc cổ đại cho rằng con người với thiên nhiên và xã hội cùng có một cấu tạo tương ứng.

Con người và tự nhiên, xã hội đều có cùng một nguồn gốc, nguyên lý, cùng tăng giảm, cùng tạo thành một chỉnh thể hữu cơ, hài hoà cân đối, nương tựa lẫn nhau. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên rất nhịp nhàng và thống nhất. Bởi vậy, rất dễ thấy rằng nó đã dựa vào nguyên lý “thiên nhân hợp nhất”.

Những sự kiện chính trị nào có liên quan đến thuật xem tướng?

Sự phát triển của thuật xem tướng trong lịch sử còn tuỳ theo mức độ ưu ái của những nhân vật thống trị, khi nhân tố này tăng lên thì tướng thuật thậm chí đôi khi còn có tác dụng mang tính quyết định trong lịch sử chính trị Trung Quốc.

Tương truyền khi Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chọn vương tử đã thỉnh giáo nhà tướng thuật Thái Hoè. Thái Hoè cho rằng trong đám hoàng tôn của Nguyên Thế Tổ có một vị xứng đáng là thiên tử trị vì thiên hạ thái bình trong tương lai. Người này chính là Nguyên Thành Tông Thiết Mục Nhĩ.

Trong tác phẩm “Thất tu loại cảo” của Lang Anh đời nhà Minh ghi rằng khi Chu Nguyên Chương phân phong chư vương (phong tước và đất cho con, em), để củng cố chính quyền và phòng ngừa làm loạn đã lệnh cho cao tăng Viên Củng xem tướng cho các vương.

Viên Củng sau khi xem tướng cho Yên Vương Chu Đệ đã ca ngợi rằng người này “quý bất khả ngôn” (sang không kể xiết), trong tương lai nhất định có thể làm thiên tử. Chu Nguyên Chương trước vốn do dự, sau khi nghe xong lời tâu trên bèn lập tức ra quyết định.

Thông qua tướng thuật, Viên Củng đã giao phó mệnh trời thiêng liêng cho Yên Vương Chu Đệ. Tất nhiên việc này tạo cho Chu Đệ một chỗ dựa tâm lý và nguồn động lực lớn, và quan trọng hơn cả là qua đó đã tuyên truyền rộng rãi về thiên mệnh, có thể thu phục lòng dân, củng cố lòng quân trên mức độ lớn nhất, đây mới là ý nghĩa chính trị thực sự của tướng thuật.

Nội dung chủ yếu khi xem tướng cho phụ nữ thời xưa là gì?

Tướng thuật cho rằng tướng mệnh của cả hai bên vợ chồng đều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vận mệnh của đối phương. Tuy nhiên, do thời cổ nam nữ không bình đẳng, nên mọi người xem trọng hơn tướng mệnh của phụ nữ.

Xem tướng phụ nữ tập trung vào hai điểm mấu chốt là chân và cằm. Trong tướng thuật quy nạp tướng phụ nữ về hai điều: tướng mạo bẩm sinh có phù hợp với nguyên lý âm nhu hay không, hành vi cử chỉ hậu thiên có phù hợp với yêu cầu đoan trang, nhu mì hay không. Những nguyên lý này nhằm thoả mãn chế độ tông pháp thời cổ đại, mang hình thái ý thức nam tôn nữ ti. Cụ thể các yêu cầu mà tướng phụ nữ cần phải có là:

Cằm dưới phải tròn trịa, đầy đặn, săn chắc thì tính tình mới đôn hậu, cuộc sống có thể an nhàn, sung túc và yên tĩnh.

Hai chân cần phải nhỏ và linh hoạt. Từ đôi chân của phụ nữ có thể quan sát sự mạnh yếu của âm khí bên trong cơ thể, qua đó đoán biết tính tình cương hay nhu, thuỳ mị hay nóng nảy. Tướng thuật cho rằng, tướng phụ nữ tốt nhất cần đôi chân nhỏ nhắn và linh hoạt, bởi vì “nhỏ” cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp âm nhu.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào đối với quan niệm về tướng mạo nam, nữ?

Tướng thuật coi “tri nhân” (nhận biết người) làm mục đích, thông qua việc quan sát dung mạo, cơ thể để đoán trước tương lai vận thế của con người. Thời kỳ tướng thuật trỗi dậy và phát triển cũng chính là thời kỳ học thuyết Âm dương Ngũ hành lưu hành rộng rãi. Việc cùng tồn tại và gây ảnh hưởng trong thời gian dài đã khiến cho tướng thuật hoàn toàn hấp thụ học thuyết âm dương về thiên địa vạn vật và con người, xã hội, đồng thời vận dụng vào việc giải thích vận mệnh.

Tướng thuật cho rằng, nam giới giống trời, mang tính dương, vì vậy tướng mạo của nam giới lấy cao và nặng làm chủ. Phụ nữ giống đất, mang tính âm, vì vậy dung mạo của phụ nữ lấy nhu mì, hài hoà làm chủ.

Các khái niệm trên tuy không đem tướng tốt của nam nữ phối hợp với âm dương một cách rõ ràng, nhưng hiển nhiên là hợp với quan niệm âm dương truyền thống. Sách “Thái Thanh thần giám” đã tổng kết các quan niệm như sau: “Nên hình dáng, có cái nghĩa của âm dương cương nhu, có cái thể của Ngũ hành chính loại. Nên nam giới cương chính mạnh mẽ, là hợp với tính dương; phụ nữ nhu thuận hiền hoà, là hợp với tính âm”.

Cần nhìn nhận một cách lý tính ra sao về thuật xem tướng?

Tướng thuật cổ đại đan xen cả nội dung mê tín và nhân tố hợp lý, thật giả lẫn lộn, lý tính và phi lý tính đan cài, duy vật và duy tâm xen kẽ. Chúng ta cần đối chiếu và phân tích cụ thể từng vấn đề, đồng thời chọn lựa thái độ kế thừa có chọn lọc và phê bình. Trong những nội dung đó có một số là văn hoá tri thức và kinh nghiệm cuộc sống của tiền nhân, có một số là biểu hiện cụ thể của tư tưởng triết học cổ đại.

Bên cạnh đó cũng có nhiều luận điểm vô căn cứ và hoang đường, như việc căn cứ vào tướng mạo của con người để phán đoán thiện ác, thọ yểu, giàu nghèo, sang hèn và cát hung hoạ phúc…

Tóm lại, để có thái độ chính xác khi đánh giá tướng thuật, nên dựa vào lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đối với tướng thuật, cần có những phân tích thực sự cầu thị, coi đó như một hiện tượng văn hoá. cần phải chỉ ra tính giả dối, lừa gạt đối với những nội dung mang tính duy tâm, mê tín, phong kiến bằng việc tiến hành phê bình một cách khoa học và cẩn trọng.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận tất cả những điều đó phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử đặc thù của xã hội cổ đại và do bộ máy xã hội tạo ra. Chính sự tồn tại của những nhân tố này đã yêu cầu chúng ta biết kế thừa mang tính chọn lọc, dựa trên quan điểm duy lý để nhìn nhận về lý luận tướng thuật nhằm có sự chính xác trong đánh giá.

Làm thế nào phán đoán người xem tướng có chính xác hay không?

Xem vận mệnh con người là một công việc nghiêm túc. Muốn thông qua xem tướng để biết vận thế cả đời của mình, đương nhiên ai cũng muốn tìm được thầy tướng thuật cao minh để giải thích về chân tướng nhân sinh. Tuy nhiên, làm thế nào mới có thể biết được một thầy tướng thuật có phải là danh sư cao minh chân chính hay không? Đáp án đương nhiên cũng phải thông qua hành vi xem tướng để nhận biết rõ. Cách trực tiếp hiệu

quả nhất là xem hai con mắt của ông ta. Trên gương mặt con người thì đôi mắt vô cùng quan trọng, không những có thể phản ánh tính cách đặc trưng của người đó, mà còn phản ánh tầm nhìn có sáng suốt hay không. Ngựời phi phàm thì hai mắt chắc chắn sẽ bất phàm.

Người xem tướng, vì mỗi ngày phải xem cho đủ các loại người, nên tâm phải không có tạp niệm, và có sức quan sát tương đối. Nếu có một người xem tướng mang thành kiến nội tâm của mình đi xem tướng cho người, hoặc không có kinh nghiệm thì về căn bản, đó không phải là một thầy tướng chân chính. Người giỏi xem tướng có ánh mắt vô cùng sắc sảo, nếu không thì việc xem tướng sai là điều chắc chắn

Cặp mắt của thầy tướng thuật

Thầy tướng thuật tài giỏi sẽ có đôi mắt sắc sảo, họ từng tiếp xúc với vô số người, có sức quan sát rất tốt. Từ đó thầy tướng số sẽ đúc rút ra kinh nghiệm và cảm ngộ của riêng mình.

Giai thoại về tướng thuật

Thần tướng Ma Y đạo giả

Ma Y đạo giả là một bậc thầy về tướng thuật trong lịch sử tướng thuật Trung Quốc. Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến ông, do đó cuốn sách “Ma Y Thần Tướng” rất có khả năng do người đời sau mượn danh ông để viết ra.

Trần Đoàn là đạo sĩ sống vào đầu đời Tống, tương truyền lúc 5 tuổi vẫn chưa biết nói. Một ngày, ông ta đang nô đùa bỗng gặp một người phụ nữ mặc áo xanh tự xưng Mao Nữ. Bà ta bế Trần Đoàn vào trong núi, lấy mật hoa cho ăn, từ đó tâm khiếu Trần Đoàn lập tức mở mang, thốt lời nói chuyện. Mao Nữ lại lấy một quyển sách đặt vào trong lòng cậu ta, và tặng thơ:

Dược miêu bất mãn tứ,

Hựu cánh thướng nguy điên.

Hồi thủ quy khứ lộ,

Tương tương nhập thuý yên.

Nghĩa là: Mầm thuốc chưa đầy sọt, lại leo lên đỉnh núi cao. Ngoảnh đầu nhìn đường về, cùng nhau đi vào nơi khói biếc. Tối về đến nhà, Trần Đoàn đọc lại bốn câu thơ, cha mẹ rất giật mình vì con bỗng nhiên có thể nói chuyện, về sau mới biết là do Mao Nữ thu nhận, và quyển sách Trần Đoàn cầm về chính là “Chu Dịch”.

Ma Y đạo giả chính là sư bá của Trần Đoàn nên đem hết kỳ kinh truyền thụ cho ông. Sau khi Trần Đoàn trở thành người kế tục Ma Y đạo giả, ông đã trở thành một Đại tướng sư đời Tống. Theo truyền thuyết thì Trần Đoàn và Triệu Khuông Dận từng có duyên gặp mặt và ông nhận định rằng, Triệu Khuông Dận có tướng “nhân trung chi long”, mang tướng thiên tử. Sau này Trần Đoàn, nghe tin Triệu Khuông Dận lên ngôi Tống Thái Tổ, bèn cười lớn nói: “Thiên hạ đã định rồi!”

2. Ứng dụng của Nhân tướng học để làm gì?

Nhu cầu của con người là dự đoán tương lai. Nhân tướng học ra đời để thỏa mãn nhu cầu đó. Đa số nhân loại đều mong muốn biết trước được mình và người thân sẽ có số phận: Thọ – Yểu, Sang – Hèn, Thành – Bại… ra sao.

Vậy từ những quan sát bên ngoài về hình tướng bộ vị – còn gọi là hình tướng (liên quan đến các yếu tố bẩm sinh, di truyền…); về khí sắc – còn gọi là sắc tướng (liên quan đến sức khỏe, khả năng tư duy…) và Phong thái – còn gọi là thần tướng (liên quan đến khả năng ứng xử, phong cách sống…) đều có thể suy luận được hướng phát triển của con người trong tương lai.

Ví dụ về xem tướng

Về hình tướng: Gặp người nam giới có vầng trán rộng, quai hàm nở, ngũ quan cân đối, có thể suy luận người này có tư duy hệ thống tốt, có khả năng lãnh đạo, có thiên hướng quyền lực và khao khát thành công. Khuôn mặt của anh ta làm nhiều người nghĩ thế thì trong cuộc sống, anh ta sẽ thuận lợi vì tạo được cảm giác tin cậy, nể phục… Tóm lại là: “Cái mặt chơi được.”

Gặp người nam giới mặt nhọn, mắt một mí, trán hẹp, mi cốt thấp. Người giao tiếp có cảm giác chú này gian, khó chơi. Thế là số phận đã gặp thiệt thòi một cách tự nhiên. Kể cả anh ta có tài năng, nhưng cũng phải cố gắng gấp mấy lần người thường mới có thể vượt qua quan niệm xã hội. Vậy là thiệt rồi.

Tướng người yểu mệnh

Về sắc tướng: Gặp người nữ giới có khuôn mặt hồng nhuận, da dẻ mịn màng, môi hồng mà không ướt. Nghĩa là sức khỏe của người này tốt. Trong một thời điểm, có thể dựa vào khí sắc mà đoán biết được người này đang ở đỉnh cao của các đồ thị: Sinh Lực, Trí lực, Tâm lực… vậy thì vận may, cơ hội đến là sẽ dễ thành công.

Còn vào lúc khác, sắc mặt u ám (trong người đang mệt, các đồ thị đi xuống) thì dù có gấp đôi cơ hội cũng không dễ dàng đạt được.

Về thần tướng“Trông anh này sang, trông chị kia quý phái” thì nhiều người nhận ra ngay. Tại sao? Vì có thể do bẩm sinh, có thể do giáo dục, có thể do rèn luyện mà tạo ra phong thái ấy.

Lấy phong thái mà quan sát sẽ rất dễ nhận ra sang hèn, quý tiện, trung hậu – gian trá, thực tế – ảo tưởng… Vậy những người không cần học Nhân tướng, mà chỉ cần là nhà lãnh đạo lâu năm, người giao tiếp rộng, dân kinh doanh… có kinh nghiệm giao tiếp sẽ nhận ra điều đó, tuy nhiên họ sẽ không hệ thống và phân tích được. Lúc này, Nhân tướng học giống như là sách cẩm nang, bảng cửu chương đối với họ, rất dễ tiếp thu.

Do tướng thuật có rất nhiều trường phái, mỗi phái lại có hệ thống lý luận khác nhau nên đã hình thành nên nhiều quan điểm về tướng mệnh liên quan tới các bộ phận và kết cấu trên gương mặt con người. Nhân tướng học có thể nhìn vào khuôn mặt để đoán tính cách vận mệnh của mỗi người.

Tính đến tháng 7/2021 thế giới có gần 8 tỷ (7.837 tỷ) người trên quả đất hiện nay chẳng có người nào có gương mặt giống người nào một cách tuyệt đối, song qua nhân tướng học từ xưa cũng rút ra được những “mẫu số chung” để đúc kết một số hình dạng của các gương mặt.

Tướng thuật cổ đại cho rằng, lấy vị trí mũi làm đường thẳng trung tâm, từ chính giữa đường chân tóc phía trước chán tới cằm được phân chia thành 13 vị trí quan trọng dựa theo quan hệ Tam tài thiên, địa và nhân, rồi dựa vào đó để suy đoán vận mệnh, thiện ác, hiền ngu của con người.

Trong đó, trên trán có 4 vị trí, tức là Thiên Trung, Thiên Đình, Tư Không và Trung Chính, hợp thành cung quan lộc; phía dưới trán, giữa hai lông mày là Ấn đường, giữa hai mắt là Sơn Căn, trên sống mũi có Niên Thượng và Thọ Thượng, chóp mũi là Chuẩn đầu, phía dưới mũi có Nhân Trung, miệng là Thuỷ tinh, phía dưới miệng là Thừa Tương, cằm là Địa Các.

Cách xem tướng khuôn mặt đàn ông và phụ nữ tốt qua hình ảnh

Sự phân chia các vị trí trên khuôn mặt như vậy là có cùng nguyên lý, tương ứng với xã hội loài người, gương mặt đã phản ánh về mọi phương diện của con người như quan lộc, con cháu, gia nghiệp, tổ tiên,… có thể nói là rất toàn diện. Do đó, sau khi xác lập nên 13 vị trí trên mặt thì các nhà tướng thuật lại tiếp tục gán cho chúng những ý nghĩa lành dữ khác nhau, rồi dựa vào đó suy đoán về trạng thái thiện ác, thọ yểu, hiền ngu của con người.

Chẳng hạn như, họ cho rằng, Thiên trung chủ quý, cụ thể như sau:

  • người có Thiên trung nhô cao thì sớm được làm quan, nếu tả sương liền kề thì có thể làm quan lớn.
  • Còn người có Thiên Trung bằng phẳng thì nên đi xa mới có thể được hưởng lộc quan.
  • Người có thiên trung khiếm khuyết thì không có đất dụng võ, gặp hoạ lao tù.

Hay như những người có thiên đình nhô lên cao, rộng rãi thì thời niên thiếu được hưởng phú quý, cả đời thành công, sống thọ, tuy nhiên nếu Thiên đình có khiếm khuyết hoặc mọc mụn, nốt ruồi thì sẽ chết bất đắc kỳ tử.

Lại nữa, những người có Tư Không nhô xương thì sẽ được làm quan lớn. Nhưng nếu Tư Không mọc nốt ruồi hoặc có nếp nhăn thì không quý không cát. Nếu ấn đường rộng rãi thì thông minh, nhanh nhẹn lại có Phúc mệnh, có thể nắm quyền sinh tử của người khác. Tóm lại, đây là một bộ học thuyết tướng vô cùng chặt chẽ.

3. Nhân Tướng Học tổng quát về khuôn mặt

1. TAM ĐÌNH: Khuôn mặt được chia 3 phần gọi là Tam đình

Tam Đình trong tướng pháp

Thượng Đình (Thượng Đình được tính từ sát mép của chân tóc đến chỗ tiếp giáp Ấn đường.)

Thượng Đình

Biểu hiện trời, đắc cách là phải cao rộng sáng sủa, nó biểu thị tiên thiên của con người. Những người có trán cao rộng sáng sủa thì não bộ phát triển đầy đủ, biểu hiện sự thông minh sáng suốt mà trí tuệ là tiền đề của sự thành công.

Biểu hiện sơ vận của con người, từ 1-25 tuổi, nếu cao rộng: được nuôi nấng trong một gia đình đầy đủ sung sướng. Nếu Thượng đình ngắn thì là con người có đầu óc thực tế, nếu Thượng đình tốt mà Hạ đình khuyết hãm cũng gọi là người không thành công.

Trung Đình (Từ đầu lông mày đến chân mũi.)

Trung Đình

Biểu hiện cho nhân

Trong Trung đình quan trọng nhất là cái mũi: yêu cầu: mũi dài, rộng, tròn, khoan hòa.

Đắc cách là mũi phải cao và 2 lưỡng quyền rộng, mũi phải dài thì mới cân xứng. Mũi dài chủ thọ. Biểu hiện sức khỏe, khí lực. Nếu Thượng đình phát triển đầy đủ mà Trung đình khuyết hãm thì không làm được gì cả (là người không có ham muốn, không có khả năng), trí tuệ chỉ dừng ở chỗ lý thuyết, làm việc gì cũng khó, rất khó thành công lớn.

Hạ Đình Từ chân mũi đến địa các (cằm).

  • Biểu hiện cho đất. Cần phải phong mãn, nảy nở, đầy đặn, rộng. Người cằm đầy (địa các nảy nở sáng sủa, không có vết ám hãm (vết đen, nốt ruồi) là đắc cách.
  • Cằm phải so với mặt: có thể mặt to nhưng cằm nhỏ hoặc thót thì cũng không được. Nguyên tắc của tướng số là tỷ lệ phải cân đối.
  • Là lộc, là hoạt lực (tất cả những khí chất của cuộc sống, kinh nghiệm đường đời, sự va chạm, bươn chải trong cuộc sống, mọi hoạt động dành cho sự mưu sinh và tồn tại cuộc sống).
  • Địa các nảy nở sáng sủa là vãn niên sung sướng. Địa các khuyết hãm: già vất vả. Địa các mỏng (cằm sắc lẹm): là người bảo thủ, cực đoan.

Để có Tam đình hoàn hảo, trước tiên phải có tư thế, hình khối bình ổn:

  • Thượng đình đắc cách: trán cao nảy nở, mắt có thần lực (mắt lờ đờ vô sắc là hư danh, mắt không có thần là trí tuệ khuyết). Mắt là điểm nhấn của Thượng đình cũng như mũi là điểm nhấn của Trung đình
  • Trung đình đắc cách: mũi cao thẳng.
  • Hạ đình đắc cách: miệng vuông rộng với nam; tròn, kín với nữ, không được lộ răng, răng trắng môi hồng. Miệng xấu thì Hạ đình coi như hỏng.

Tam đình bình ổn, y lộc vô khuy” (Tam đình bình ổn, suốt đời no ấm.)

“Thượng đình trưởng, lão cát xương Trung đình trưởng, cận quân vương Hạ đình trưởng, chiếu cát tường” “Tam đình bình ổn, phú quí vinh hiển Tam đình không đều, thế cô bần tiện” Tam Tài của tướng thuật:

  • Trời là trán: cần cao rộng, cần sáng sủa (là người sang; quan sang, nhân đức được xã hội quý mến cũng là sang, sống thanh cao, cao thượng đúng đạo cũng là sang).
  • Nhân là mũi: cần rộng dài, ngay thẳng, đều đặn (là người thọ).
  • Đất là cằm: cần rộng, vuông (là người giàu).

2. NGŨ NHẠC: được mô phỏng theo 5 ngọn núi của TQ

Ngũ Nhạc trong tướng pháp

Trong đó:

  • Hoành sơn là Trán thuộc phía nam.
  • Hằng sơn là Cằm thuộc phía bắc.
  • Thái sơn là Lưỡng quyền trái thuộc phía đông.
  • Hoa sơn là Lưỡng quyền phải thuộc phía tây.
  • Trung sơn là Mũi thuộc thổ trung ương.

Điều kiện tiên quyết của Ngũ nhạc là chữ thành, ngũ nhạc triều qui (triều củng) – 5 ngọn núi trong đó mũi là trung tâm còn các bộ phận khác phải triều về mới cát.

Trường hợp Ngũ nhạc khuyết hãm:

  • “Cô phong cô viện”,”Cô phong độc ủng” – Mũi to, cao quá mà trán lưỡng quyền cằm không tương xứng: Tâm tính vô tình, theo cảm tính của mình, là người chỉ làm theo ý mình, không coi trọng ý kiến của mọi người. Như Cao Bá Quát có tài năng, có bản lĩnh nhưng vô tổ chức, ngạo mạn.
  • “Quần sơn vô chủ” – 4 thế núi xung quanh thì cao còn trung cung mũi tẹt, thấp hãm hoặc xung quanh sáng sủa mà mũi ám đen: Là người luôn có ý nghĩ không cao thượng, người tâm tính không tốt, theo voi ăn bã mía, kết bè kết đảng.
  • “Hữu viện bất tiếp” – Trông thoáng qua thì 5 thứ có liên quan, có viện trợ nhau nhưng nhìn kỹ thì lại không có liên quan, liên đới hỗ trợ lẫn nhau: Là người có cuộc đời phong ba bão táp, nhiều tai họa.

Trung quốc có phân biệt ra người phía Bắc sông Trường giang (Bắc nhân) và người phía nam sông Trường giang (Nam nhân). Nếu Bắc nhân mà Bắc nhạc khuyết hãm một tý vẫn có thể chấp nhận được miễn là các cái khác không quá khuyết hãm; đối với Nam nhân cũng vậy vì được bổ khuyết của Địa lý.

Tuy nhiên, Ngũ nhạc khuyết hãm thì những con người đó không thể toàn vẹn về tư cách được, không phải là người quang minh chính đại được vì nó làm ảnh hưởng đến tâm tính con người: Khó mà thanh cao.

Nam nhạc khuyết hãm: trán thấp, lõm, lồi lõm, hẹp, tóc mọc lởm chởm, lan xuống tận trán, có loạn văn (nếp nhăn ở trán), ấn đường có sát khí (có vết đen, bớt, màu tro tàn, khí khác với màu da): Trí tuệ không sáng, không minh triết. Là người thành bại thất thường, hay có những tai họa đem đến.

Trung nhạc khuyết hãm: (mũi) – xương thanh (sống mũi) thấp hãm, có nốt ruồi, sống mũi vẹo, lỗ mũi lộ, sống lệch, 2 gián đầu (cánh mũi) mỏng nhỏ mà chuẩn đầu to: vợ chồng hay chia lìa (thường ứng với nữ nhiều hơn), tiền bạc eo hẹp khó khăn.

Đông Tây nhạc khuyết hãm: Lưỡng quyền không đều,nở khuyết lung tung, nhiều nốt ruồi, tàn nhang ở lưỡng quyền, lưỡng quyền thấp nhỏ, không có xương: hay bị hại dù có tài đến mấy, (quyền cốt – xương chạy ra mang tai). Có quyền có cốt thì mới là có quyền thực, không bị xã hội coi khinh coi rẻ, nói có người nghe.

Bắc nhạc khuyết hãm : Cằm nhọn, lẹm, mỏng hoặc là cằm cao hơn trán là thủy khắc hỏa, khóe miệng trễ xuống, trì xuống (miệng là thần của Bắc nhạc), có râu vàng, phẩm chất râu kém, nhân trung nông hẹp: Cô độc, hầu như không có bạn bè tốt, về già đau khổ bất đắc chí như ông Trần Xuân Bách.

3. TỨ ĐẬU trong tướng pháp

Tứ đậu trong tướng pháp

Đậu là rãnh nước, kênh rạch theo Trung văn. Theo tướng pháp Tứ đậu gồm mắt (Hoài) mũi (Tế) miệng (Hà) tai (Giang). Điều kiện của Tứ đậu: đã là sông nước thì phải rộng, sâu; một trong Tứ đậu quá hẹp hoặc không rõ bộ vị, không rõ biên giới thì là khuyết hãm, là phá cách, là vô khí trong não hải (phúc thọ chỉ là hư danh, vô phúc). Nhân trung: phải dài, sâu, trên hẹp dưới rộng. Trong đó:

Tai: hình thể tai phải chắc chắn, luân

quách rõ ràng, lỗ tai phải rộng, dái tai phải đều đặn, màu tươi sáng: Là người thông minh, gia đình ổn định (Lỗ tai rộng rất quan trọng, càng thông minh, càng quý hiển).

Mắt: phải sâu (ẩn được nhãn cầu), thế mắt dài, lòng đen lòng trắng phân minh, lòng đen lớn. Mắt biểu lộ tâm hồn: Phải lanh lẹn, linh động. Thể hiện thông minh, sáng.

Ánh mắt u ám, không có quang sắc, đồng tử lồi ra ngoài: Thường là người nghèo, đoản thọ.

Mũi: Phải cao dài, khí thế phải thông suốt (sơn căn phải cắm vào trán), chuẩn đầu tròn đầy, thế kín, sống mũi thẳng, lỗ mũi kín, 2 cánh mũi dày dặn cân xứng: suốt đời phong lưu, là người chân chính, không tà bậy (dùng chọn bạn!). Sống mũi lệch hoặc có xương gập gềnh trên mũi, chuẩn đầu nhọn như chim, lỗ mũi lộ khổng: thường là người tính tình gian trá, hẹp hòi, thâm hiểm, suốt đời thiếu thốn vì tiền, nếu có tiền cũng chỉ là cầm của người khác.

Nhân trung: Mạch nối Tứ đậu, cần dài sâu rộng, không có nốt ruồi hay các loạn văn cản phá. Nếu nhân trung không thành thì ám phá Tứ đậu rất lớn, ảnh hưởng lớn đến đại cục của cả Tứ đậu, nhiều khi phá 3 thành 1.

4. TAM CỘT Là 3 trụ cột của trời đất.

Đầu: là trụ Thọ. Đầu phải tròn, không bẹp không méo, ngọc chẩm có những cục xương, tóc

đen mượt, nhỏ: những người này thường trường thọ và thông minh.

Mũi: là trụ giàu, nhìn mũi có thể biết giàu sang.

Thân (thân mình, chân tay): là trụ của sự nghiệp. Thân biểu thị sức lực cơ bắp, sự chịu đựng cao ( có thể nằm gai nếm mật). Cơ bắp hoàn hảo không gầy quá, không béo quá, da sáng, các khớp xương không lộ:  Tướng nhàn, tướng giàu sang, dễ thành đạt.

Miệng: phải rộng, vuông (chữ tứ) đối với nam; nhỏ như trái đào đối với nữ; môi hồng (mới có lộc, phong lưu), không lộ xỉ (lợi), khóe miệng hướng lên: người trung chính, trung đức, sống hướng thượng, suốt đời phong lưu “nhất hô bá nặc” – nói 1 câu là người ta tin ngay, là người quyền biến, có tài điều khiển người khác.

Lưu ý: Mặt đẹp không bằng thân đẹp.

5. LỤC PHỦ trong tướng pháp

Là 6 cặp xương bìa ngoài của khuôn mặt. Phủ là kho của trời

Lục phủ trong tướng pháp
  • Thiên dương thượng phủ: Cặp xương 2 bên góc trên mái tóc (trán) kéo dài xuống đầu tai trên.
  • Quyền cốt trung phủ: Cặp xương 2 bên từ đầu tai tiếp đến hết tai.
  • Tai cốt hạ phủ: Cặp xương 2 bên từ cuối tai đến địa các.

Trong đó:

  • Nếu Lục phủ đầy đặn, không khuyết hãm thì cuộc sống no ấm, đầy đủ. “Nhất phủ thành 10 năm quý hiển”. Điều kiện: xương thịt cân phân, không được có gì nhiều quá.
  • Nếu Thiên thượng phủ nở rộng, thoáng thì thiếu thời sung sướng được hưởng tổ nghiệp của tiền nhân để lại.
  • Nếu Trung phủ thần (tốt) thì trung mệnh được hưởng thành quả mình làm ra.
  • Nếu Hạ phủ thần thì vãn niên tụ nhiều của cải, tài lộc.

6. NGŨ QUAN Gồm lông mày, mắt, tai, miệng, mũi.

Ngũ quan trong tướng pháp
  1. Lông mày: còn gọi là Bảo thọ quan.
    • Quan thần: Lông mày phải ra đến khóe mắt, sợi lông mày vừa phải (to quá thì cương liệt, nhỏ quá thì ủy mị), khí thế tươi, nho nhã, mặt tươi cười.
    • Mắt phượng mày ngài là bị phản tướng vì phượng là cao sang còn ngài là con sâu ( không cao sang).
    • Xấu: Lông mày thưa (ít anh em, cô độc, có cũng như không, bất hòa), lông mày ngắn, vặn xoắn; lông mày dạng xoắn: trong cuộc sống không minh mẫn thường làm theo lối bản năng không tốt, tư duy không minh triết; lông mày mọc ngược (nhiều bất thường, có anh em dị bào). Mặt đen là tính tình bất hòa.
  2. Mắt: còn gọi là Giám sát quan.
    • Mắt tốt: Tốt nhất là mắt sâu dài, có thần quang (thông minh, lộ đường nảy nở (con csi tốt, tính tốt). Lòng trắng lòng đen phân minh. Đuôi mắt đưa lên (là người hướng thiện),nếu đưa xuống là quỷ nhãn, tính tình tiêu cực, người tâm địa bất chính, vợ chồng không yên ấm, gia đạo bất ổn.
    • Mắt xấu: Mắt tam giác (đại ác), tròng mắt lồi ra ngoài, mắt trợn, lộ quang, hay gặp tai họa,bạo bệnh. Mắt ngắn quá: có tính cầu an. Tính cầu an thái quá nên trong đời hay bỏ qua nhiều cơ hội tốt Mắt lộ quang, mắt vô quang sát: dễ đoản thọ.
  3. Tai: Thám thính quan.
    • Tốt: Tai trắng hơn mặt dễ thành đạt, tai cao quá mắt, càng cao càng tốt, tai ép sát vào xương đầu thường là người nổi tiếng, đứng trước mặt không thấy tai, luân quách phân minh, tai to – phát đạt.
    • Xấu: Tai mỏng quá (hay bị họa), tai không rõ luân quách, lỗ tai hẹp (tính cách không quảng đại, hay săm soi người khác).
  4. Miệng: Xuất nạp quan
    • Tốt: Miệng rộng, vuông, môi hồng răng trắng. Lưỡi là linh hồn của miệng: nên phải vừa phải không ngắn quá, không dài quá. Người lưỡi dài liếm lên đầu mũi là người sang, ăn nói linh hoạt, suốt đời no đủ. Giọng nói ôn nhu, ăn nói linh hoạt.
    • Xấu: Môi thổi lửa (chúm): là bần hàn. Lộ xỉ: là người trọng tự do (tướng khắc chồng của đàn bà là đây). Miệng thuyền úp: rất tham, chỉ nghĩ đến mình không nghĩ đến người khác, có tính tục, thực dụng, tâm hồn tiêu cực; nói sùi bọt mép, nói chảy nước dãi là người hay làm bừa, nói bừa, bất chấp dư luận miễn là được việc của mình.
  5. Mũi: Thẩm biện quan.
    • Tốt: Mũi cao, được lưỡng quyền hỗ trợ, thế mũi dài, càng dài càng tốt, không lộ xương mũi, khí sắc thanh nhã, chuẩn đầu tròn đầy (chuẩn đầu đỏ vào mùa thu là có họa); lan đài, đình úy (2 cánh mũi) nở, cân đối. Đàn ông sơn căn (mũi) phải cao, đặc biệt là những người thành đạt, vì mũi là dương nên nếu đàn bà mà như vậy thì hỏng vì những người này có tính xã hội cao, hay phấn đấu.
    • Xấu:
      • Mũi lệch (tâm thần quẫn trí, gian trá, thường nói ngược) Sống mũi hẹp (người cô độc, đàn bà: bỏ chồng, không hạnh phúc).
      • Lỗ mũi lộ khổng: khó khăn về tiền bạc nhưng theo kinh nghiệm của thầy thì có lẽ vì vậy nên những người này thường căn cơ.
      • Sơn căn có nốt ruồi (hình ngục, quan sự), sơn căn sẹo, vết nám: tai ương bất ngờ, dễ bị pháp luật sờ gáy.
      • Sơn căn nhấp nhô là người mệt mỏi, khó thành đạt mặc dù có tài

13 BỘ VỊ CHÍNH trong tướng khuôn mặt

13 bộ phận chính trong tướng mặt
  • Thượng đình gồm 4 bộ vị chính:
    • Thiên trung
    • Thiên đình
    • Tư không
    • Trung chính
  • Trung đình bao gồm:
    • Ấn đường
    • Sơn căn
    • Niên thượng
    • Thọ thượng
    • Chuẩn đầu
  • Hạ đình bao gồm:
    • Nhân trung
    • Thủy tinh
    • Thừa tương
    • Địa các

1. THƯỢNG ĐÌNH:

4 bộ vị của Thượng đình chia đều các khoảng bằng nhau. Lưu ý: Nốt ruồi sinh khí là nốt ruồi màu đen bóng, nổi lên khỏi mặt da.

  • Thiên trung: Vị trí nằm sát chân tóc, chỗ cao nhất của trán.
    • Nếu bộ vị này tròn, nở đều, đầy đặn, bằng phẳng, không bị lệch hoặc bị khuyết hãm thì thiếu niên tốt, được hưởng phúc phận của gia đình, được bố mẹ chiều chuộng, môi trường gia đình bố mẹ anh chị em tốt. Thiên trung là cha, nếu tốt là hợp với cha, cha tạo dựng được sự nghiệp cho con.
    • Thiên trung khuyết hãm: có nốt ruồi tử khí (nốt ruồi chết – nốt ruồi sát da, không nổi lên khỏi mặt da, màu nâu hoặc vàng), khí sắc hãm khác màu da với xung quanh, thiên trung lõm lệch thì thiếu thời khắc cha (đây là yếu tố xét khắc cha hay khắc mẹ), có thể cha mất sớm hay bố mẹ bỏ nhau. Lưu ý đây là điều kiện tiên quyết khi xét mối quan hệ với cha nhưng còn cần phải xét thêm cung Phụ mẫu.
  • Thiên đình: Vị trí nằm sát Thiên trung.
    • Thành: sáng sủa, nở đều, khí sắc thanh nhã, càng sáng hơn các bộ vị khác càng tốt ( nhưng ngược lại nếu trán cao bóng quá,bóng lừ lên thì lại hỏng).
    • Thiên đình chủ mẹ, nếu tốt thì thiếu thời được hưởng sự nuôi dưỡng quan tâm của mẹ, cha mẹ hòa hợp.
    • Xét Thiên đình và Thiên trung và cung Phụ mẫu có thể xét ai là chủ trong gia đình.
  • Tư không: Dưới Thiên đình.
  • Trung chính: (khi cung quan gọi là chính trung). 2 cung này ý nghĩa giống nhau.
    • Tốt: cao tròn, nảy nở → Sinh ra là người có trí tuệ, rất thông minh, trong cuộc đời trẻ thì được nhiều bậc quý nhân phương trưởng giúp đỡ → đường quan lộ phát triển.
    • Nếu 2 bộ vị này bị khuyết hãm, lõm lệch thì là người hạn chế về tư duy. Nếu có nốt ruồi tử khí thì hay bị mọi người ghét bỏ xa lánh vì tính ngông cuồng, nóng nảy, lập dị.

2. TRUNG ĐÌNH:

  • Ấn đường: Vị trí nằm giữa 2 đầu lông mày. Là cung mệnh của con người ta nên nếu lệch, thấp hãm là người suốt đời vất vả, thành bại thất thường.
    • Tốt: cao đầy đặn, sáng sủa , nảy nở, rộng, 2 đầu lông mày phải xa nhau thì đường đời khả quan,cuộc sống ít khi bị khúc mắc, năm sau tốt hơn năm trước.
    • Nếu bên phải hay bên trái ấn đường có nốt ruồi thì hay bị vướng vào vòng tù tội (đây phải hiểu tù tội theo nghĩa rộng; có thể là bị kiện cáo hoặc hay bị công an hỏi thăm).
    • Ấn đường mà lông mày giao nhau thì hay bị quẫn bách trong cuộc sống do anh em bất hòa, do anh em phải xa nhau hay do tiền bạc.
    • Các văn trên ấn đường cũng ảnh hưởng đến tính cách, số phận hay vận mệnh của con người. Nhiều người tuổi trẻ cũng đã có văn trên ấn đường chứ không cứ người già. Có các loại văn như sau:
      • Luyến chân văn (văn chính giữa ấn đường khi nhíu lông mày): là người có ý chí mạnh mẽ, có tinh thần trách nhiệm cao nhưng cuộc sống vợ chồng hay xung khắc. “Số phận là hình ảnh tư tưởng mà ra” – Thánh Phao rô.
      • Xuyên tự văn (川- Ba văn dọc xuống): Là con người khá bảo thủ nhưng không phải định kiến mà là hay làm theo ý mình → vợ chồng xung khắc, hay thất bại trong môi trường nơi mình sinh ra, người này phải xa quê lập nghiệp mới được.
      • Bát tự văn (八-Văn hình chữ bát): là người có ý chí mạnh nên vợ chồng cũng hay xung khắc. Nếu các bộ vị liên quan khác đẹp (mắt có thần quang, mũi tốt) thì sau 40 tuổi có thể thành công, trước 40 tuổi dù có cố mấy cũng không thành công.
      • Loạn văn (văn lung tung): xấu nhất, có thể phải xa gia đình sớm hoặc bố mẹ chết sớm tùy theo tướng đẹp hay tướng xấu, hay bôn tẩu tứ phương. Nếu văn này loang lổ, không rõ ràng thì tính tình rất buông thả, nếu các bộ vị khác xấu thì không thể sống quá 30 tuổi, dễ đột tử; nếu các bộ vị tốt thì có thể không chết nhưng vẫn bị hạn nặng.
  • Sơn căn: Là bộ vị quan trọng nối mũi và thiên đình, nối trời và người. Sơn căn và nhân trung là 2 mạch khí.
    • Tốt: phải cao, rộng , sáng. Nếu sơn căn không rộng thì không thành đạt.
    • Xấu: Nếu bé, thấp, ám (màu sắc xấu hơn màu da) thì rất mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của mũi, sơn căn hãm thì đau ốm liên miên.
    • Sơn căn có nốt ruồi là hay bị tai tiếng về chuyện ái tình.
    • Nếu các bộ vị khác xấu là hay bị tù tội (khi nốt ruồi tử khí mọc chính sơn căn); nếu mọc 2 bên sơn căn thì trong người hay có ác tật, ác bệnh.
  • Niên thượng: dưới sơn căn, là cung Tật ách trong Tử vi
    • Niên thượng sáng sủa, cao rộng là con người cao thượng, ít bệnh tật hoặc gặp tai ách dễ vượt qua.
    • Nếu có nốt ruồi thì cũng hay bị mang tiếng hoặc bị tù tội hoặc hay mắc bệnh về tình dục.
  • Thọ thượng: ý nghĩa gần giống niên thượng nhưng nếu có một trụ nổi lên (sống mũi có sụn nổi lên) thì trong cuộc đời thế nào cũng bị phá sản 1 lần, thất bại cay đắng (mà dư âm của thất bại là khá lâu dài).
  • Chuẩn đầu: Chính giữa đầu mũi.
    • Tốt: tròn, đầy, sáng sủa, 2 cánh mũi 2 bên phải phối hợp thích ứng dày dặn → Là người giàu có, thành đạt, khả năng thích ứng tốt.
    • Nếu có sắc ám, da không sáng thì hay bị túng quẫn vì tiền hoặc hay mất trộm, mất cắp và rất hay bệnh tật
    • Nếu chuẩn đầu tròn nhưng cánh mũi lộ thì là người giàu nhưng là tiền của người khác chứ không phải của mình kiểu như thủ quĩ…

3. HẠ ĐÌNH:

  • Nhân trung: Tốt: rộng, sâu, dưới rộng trên hẹp, không có nốt ruồi, nếu có nốt ruồi là người mẫn cảm hay có bệnh về đường sinh dục.
  • Thủy tinh (miệng): Cần vuông, ngay ngắn, 2 môi cân xứng, lăng giác rõ ràng, hình dáng thanh nhã, môi hồng, khóe miệng hướng lên, răng đều và trắng (răng là hình của miệng).
    • Lời nói là thần của miệng, miệng đẹp nhưng hay nói bậy cũng không được, người hay nói bậy là bị phá (vì tâm hồn sùng sục, không thể đạt tới cao sang được). Nếu miệng tốt thì hậu vận sung sướng, con cái thành đạt, bạn bè tốt.
    • Miệng chuột chù là người rất tham vọng, tham vọng vô bờ bến, bằng mọi giá để đạt được tham vọng của mình; nếu thêm mắt ác thì càng rõ → nên tránh xa đừng bao giờ cộng tác.
    • Nếu lệch mồm, răng đen, môi thâm, ăn nói lỗ mãng, miệng rũ xuống như thuyền úp → là người vừa cô đơn, vừa nghèo, hay bị đời khinh bỉ, hay bị mang tiếng, bị tranh chấp cãi vã.
    • Răng hô: là người hồ đồ, ăn nói buông tuồng, hay bị tranh chấp cãi vã.
  • Thừa tương: (chỗ hõm dưới cằm).
    • Lõm vừa phải, không bị khuyết hãm không có sẹo, không được đầy vì sẽ làm cho địa các không triều về được.
    • Nếu lõm quá hay có vết sẹo, vết đen: tai họa về sông nước, tai họa vì ăn uống.
  • Địa các: (là cả vùng cằm): Cần nảy nở, chầu về mũi, sáng sủa, cân xứng. Nếu địa các vát hãm (vát lẹm, ngắn)  thì là người không sống lâu được hoặc cô độc khổ cực về già.
    1. Có nốt ruồi và văn trên địa các thì không được thừa hưởng di sản.
    2. Người mà Địa các xấu thì phải cẩn thận khi chia gia sản. Địa các thành thì về già yên tâm, con cái tốt.

Dự đoán cát hung qua 12 cung vị trong tướng pháp

  1. CUNG MỆNH: Ấn đường: Sáng nhu gương thì phúc thọ song toàn.
  2. CUNG TÀI BẠCH: Múi – Thẳng đứng và đầy đặn thì giàu có và thịnh vượng.
  3. CUNG HUYNH ĐỆ: Hai lông mày – Dài, mảnh cân đối thì vượng tài vượng phu
  4. CUNG ĐIỀN TRẠCH: Hai mắt – Thanh tú, rõ ràng thì sản nghiệp hưng vượng.
  5. CUNG TỬ TỨC: Dưới hai mắt: Đầy đặn và sáng thì có nhiều quý tử.
  6. CUNG NÔ BỘC: Cằm – Tròn và đầy đặn thì có rất nhiều kẻ hầu người hạ.
  7. CUNG PHU THÊ: Khoé mắt – Sáng, không có nếp nhăn thì vợ có tứ đức.
  8. CUNG TẬT ÁCH: Dưới Ấn đường – Nhô cao, đầy đặn và sáng bóng thì phúc lộc nhiều không kể siết.
  9. CUNG THIÊN DI: Đuôi lông mày – Đầy đặn và nhô cao thì tốt đẹp, không phải lo phiền.
  10. CUNG QUAN LỘC: Trên Ấn đường – Sáng bóng, mịn màng thì phát đạt hơn người.
  11. CUNG PHÚC ĐỨC: Thiên Thương – Đầy đặn, rõ ràng và tươi tắn thì phúc lộc liên tục đổ về.
  12. CUNG PHỤ MẪU: Vị trí nằm trên cung Phúc đức và Thiên Di.
  13. CUNG TƯỚNG MẠO: Toàn bộ mặt: Đầy đặn thì được hưởng vinh hoa phú quý.
vị trí 12 cung trong tướng pháp

Luận giải chi tiết 12 cung trên khuôn mặt

1. Cung Mệnh (Nằm tại vị trí Ấn Đường)

Nằm ngay chỗ Ấn đường. Biểu thị khả năng tiềm ẩn giữa ý tưởng và khát vọng sống. Liên quan đến rất nhiều bộ vị trọng yếu của trí tuệ – khí lực của con người như lông mày, mắt… Trí tuệ: trán; tâm hồn: mắt. Ấn đường rất quan trọng. Cần phải rộng, sáng, cao, biểu thị con người thông tuệ, khá thành công, học vấn cao thâm. Nếu thêm mắt sáng: dễ thành công, dễ giàu sang, phú quí. Ấn đường phối hợp với trán cao mắt sáng là đắc cách là người phú quí song toàn.

Ấn Đường (là Cung Mệnh)

Ấn đường thấp hãm, trán thấp trán lõm: là số nghèo khổ, bất đắc chí. Nếu trán có văn xiên xẹo lệch lạc, trán hẹp, sợi lông mày khô vàng (không được tươi nhuận) thì số khắc vợ, phải xa quê lập nghiệp.

  • Nếu Ấn Đường tươi sáng thì kẻ đó có số học vấn, tư chất thông tuệ.
  • Phụ họa với Ấn Đường tươi sáng là cặp Mắt sáng sủa hắc bạch phân minh thì dễ giàu sang.
  • Vẫn với Ấn Đường tươi sáng, khu vực trán cũng tốt trong thế phối hợp đắc cách dễ được phú quý song toàn. Ngược lại nếu Ấn Đường và trán đều thấp, trũng thì kẻ đó khó tránh được cảnh nghèo khổ. Trán vừa có vằn không rõ hình dạng vừa hẹp lại kết hợp lông mày khô vàng là tướng khắc vợ, phải sống xa nơi chôn rau cắt rốn.

2. Cung Quan Lộc

Vị trí của cung Quan lộc nằm ngay ở trung tâm điểm của trán. Bộ vị này có biệt danh là Chính Trung. Ý nghĩa chính của cung Quan lộc là cho phép phỏng đoán địa vị, chức nghiệp của cá nhân trong xã hội. Thời xưa, trong một xã hội quân chủ trọng chức tước, người ta cho kẻ ra làm quan mới thật sự là kẻ có địa vị trong xã hội, nên được hưởng bổng lộc. Quan lộc là bổng lộc do địa vị xã hội đem lại. Những kẻ làm quan thời xưa phần đông đều có Chính Trung sáng sủa, đầy đặn và rộng.

Cung quan lộc trên khuôn mặt

Theo quan niệm trên, các sách tướng học cổ điển như Ma Y tướng pháp, Thủy kinh tập, Thần tướng toàn biên đều nhất loạt cho rằng kẻ có Chính Trung sáng sủa tốt đẹp phối hợp với toàn thể trán rộng rãi, Sơn Căn cao rộng thì suốt đời làm quan không bao giờ bị rắc rối, trắc trở đến mức phải “đáo tụng đình” Nếu khu vực Chính Trung khuyết hãm, trán hẹp, nếp nhăn của trán hỗn loạn thì hoạn lộ thường hay bất trắc. Nếu Mắt lại tự nhiên không vì bệnh tật mà có những tia máu lan khắp lòng trắng khiến người ngoài có cảm tưởng là Mắt đỏ thì gần như chắc chắn là kẻ đó không chết thảm thì cũng bị tù đày vì khoan hoạn.

Một số đặc điểm chính của cung Quan Lộc

  • Cung Quan Lộc (Chính trung) nảy nở, mắt sáng là người thông minh, có tâm hồn cao đạo nhưng hay thể hiện, hay chứng minh khả năng của mình (đạo đức không khiêm tốn).
  • Khuyết hãm: Lõm, khí sắc xấu thì làm quan hay có vướng mắc, trong công tác hay gặp kiện cáo.
  • Nếu chính trung tốt thường làm quan to, nhưng đột nhiên trong lòng mắt có tia máu đỏ như mắt cá chày thì vì công việc của mình mà dính đến tù đày hoặc bị kiện cáo.
  • Chính trung khuyết hãm, ấn đường tối: công danh bất thành, đừng có phấn đấu làm gì. Nếu 2 bên Dịch mã nổi cao chầu về thì là người cực kỳ giàu có và sang trọng.
  • Ấn đường cao, mắt sáng: là người nổi tiếng, nổi danh trong xã hội.
  • Nếu từ mũi có xương chạy thẳng lên đến trán thì là người làm quan to, sớm thành đạt. Có 2 cách nổi
    • Chạy đến chính trung: gọi là Đan tê
    • Chạy qua chính trung lên đỉnh đầu: Phục tê. “Phục tê quán đỉnh”

Mấy năm gần đây, chịu ảnh hưởng của Nhật-Bản, một số tác giả đã tìm cách giải thích ý nghĩa của cung Quan Lộc theo đường lối tâm lý học. Hai nhà tướng học đương thời là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ căn cứ vào các tiến bộ của ngành cốt tướng học cho rằng phần Chính Trung nảy nở là dấu hiệu bề ngoài của kẻ có tâm hồn thông minh, cao ngạo, thích có địa vị bằng cách nỗ lực chứng minh tài ba của mình cho mọi người thấy.

Hạng người đó dễ dàng thành công và thành danh trên đường mưu cầu công danh, nhất là thời xưa, sự tuyển lựa quan lại dựa vào tài năng và đức độ thực sự của chính cá nhân đó như vua Nghiêu chọn ông Thuấn, vua Thuấn chọn ông Vũ vậy. Phần trung ương của trán không đặc biệt nổi rõ và đẹp nhưng không bị thấp, lõm hoặc tì vết thì cũng có thể xếp vào loại cát tướng. Nếu như cung Quan lộc hẹp, thấp, có tì vết tự nhiên thì tâm hồn vốn đã không có ý tưởng phấn đấu, ý chí bạc nhược nên khó có thể thành đạt được mộng công danh. Do đó, cổ tướng học đã có lý khi nói rằng Trung Chính khuyết hãm thì Quan lộc chẳng ra gì.

3. Cung Tài Bạch

Toàn thể các bộ vị của Mũi đều được coi như là thuộc cung Tài bạch. Ý nghĩa chung của cung Tài bạch tiền bạc của cải. Theo quan niệm xưa, Mũi tượng trưng cho Thổ Tinh, màu Thổ là đất, nguồn gốc của tài nguyên nên Mũi mới được xem là Tài bạch. Tuy vậy, điều này chỉ áp dụng cho nam giới mà thôi. Đối với nữ giới, Mũi là Phu Tinh, xem tướng Mũi đàn bà, ngoài một số ý nghĩa khác, người ta còn có thể đoán được của người chồng đương sự nữa.

Cung tài lộc trên khuôn mặt

Vị trí toàn bộ chóp mũi. Cần phải to, đầy đặn và cao thì mới tương xứng với trán, chuẩn đầu tròn, lỗ mũi kín, cánh mũi dày dặn cân phân tương xứng với chuẩn đầu. Nếu có lưỡng quyền cao nữa là báo hiệu cung Tài bạch đắc cách: khả năng tài chính sung túc.

Ngoài ra còn phải chú ý đến nọng cổ nữa. Mũi to cần phải có nọng cổ to thì mới thật giàu. Mũi cao to nhưng nọng cổ gầy thì không thể là triệu phú được. Quan sát cung Tài phải quan sát cả các bộ vị khác.

  • Mũi cao, dáng mũi trúc là tốt. Mũi lệch mà các bộ vị khác tốt thì vẫn có tiền nhưng tâm địa gian trá.
  • Đầu mũi nhọn, quặp vào: cô độc, hèn, tướng thâm trầm, hiểm ác, khi hoạn nạn thì rất ngọt ngào tâm đắc, khi qua rồi thì quay lưng, là người rất vô tình chỉ biết một mình mình không nghĩ đến người khác, khắc vợ con.
  • Mũi sống dao: sống mũi mỏng cũng bị hỏng về cung tài bạch, cô đơn, khắc vợ con, không phải là người có lý tưởng.
  • 2 lỗ mũi rộng là người ăn bữa trưa, lo bữa tối. Nếu thêm chuẩn đầu hẹp là người vừa nghèo vừa hèn, không bao giờ có ý chí vươn lên.
  • Đàn bà mũi chủ phu tinh: nếu tốt thì gặp được người chồng đắc ý. Cung phu thê tốt mà mũi xấu cũng bị ảnh hưởng; cung phu thê xấu mà mũi tốt thì vẫn được. Đàn bà tối kỵ sơn căn và mũi cao quá vì tính cương cường hiếu thắng, khắc chồng hại con.

Riêng về mặt tài vận, nếu Mũi thuộc loại Tiêm-đồng-ty, Huyền-đảm-tỵ phù hợp thích đáng với Trung Chính ngay ngắn, sáng sủa không khuyết hãm thì có thể đoán là giàu có vĩnh viễn, không bao giờ nghèo khổ. Ngược lại nếu Mũi thuộc loại chim ưng, thấp gầy hoặc nhỏ, nhọn, lỗ Mũi hếch (ngưỡng-thiên-khổng) thì tài vận khốn quẫn, của cải không bao giờ giữ được.

4. Cung Điền Trạch

Việc xác định vị trí của cung Điền trạch hiện nay là có hai thuyết:

Cung điền trạch trên khuôn mặt
  1. Thuyết thứ nhất: Các sách tướng cổ như Sử quảng hải, Ma Y tướng pháp, Thần tướng toàn biên, Thủy kính tập và gần đây là tào Trấn Hải, tác giả cuốn Mạng tướng giảng tọa, cho rằng vị trí của Cung Điền trạch là cặp Mắt.
    • Kẻ Mắt mờ, khô và không có nhiều tia máu không mong gì có ruộng vườn hoặc có thừa kế được di sản thì cũng phát tán cho kỳ hết, về già tay không.
    • Nếu cặp Mắt đen lấy, tròng đen, lòng trắng phân minh (ví dụ như Mắt phượng), Lông Mày cao dễ có số được hưởng di sản hoặc dễ tậu ruộng vườn. Mắt lớn và lộ dễ khuynh gia bại sản.
  2. Thuyết thứ hai: Một số tác giả hiện tại như Tô Lãng Thiên trong sách Nhân tướng học đồ giải và Khuyết Nông Cư Si trong sách quan nhân thuộc loại cho rằng vị trí đích thực của cung Điền trạch là khoảng từ bờ trên cặp Mắt tới bờ dưới của cặp chân mày. Sự tốt xấu của cung Điền trạch biến thiên đồng chiều với sự tốt xấu của khu vực kể trên.
    • Kẻ có Cung Điền trạch rộng rãi, sáng sủa là có rất nhiều triển vọng được hưởng di sản của tiền nhân.
    • Trái lại, khu vực của Cung Điền trạch hẹp thì kẻ đó nếu có ruộng vườn là chính công lao của đương sự chứ không có mấy triển vọng trở thành điền chủ nhờ phúc ấm hoặc tặng giữ của tha nhân.

Riêng Kiến Nông Cư Sĩ còn viết thêm rằng khu vực cung Điền trạch còn cho ta biết được một phần cá tính con người nữa. Khu vực này cao rộng thì kẻ đó có tư tưởng bảo thủ, không ưa thích các sự thay đổi sâu rộng trong nếp sống hoặc tập quán. Khu vực này hẹp thì trái lại, nghĩa là kẻ đó tính nóng, thích tranh cãi, không ưa gò bó trong khuôn sáo cổ truyền. Do đó, đại đa số những kẻ như vậy đều có óc cấp tiến, không nệ cổ.

  • Mày dài, mắt sáng, cung điền trạch sáng nhuận: được hưởng của cải của tiền nhân.
  • Mày khô mắt mờ (không có thần quang) thì có bao nhiêu điền trạch cũng phá tán hết, trắng tay không đất cắm dùi.
  • Mắt đỏ, mắt thâm tối: là người khuynh gia bại sản.
  • Từ lông mày đến mắt mà ngắn là người thoáng đãng, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới, đặc biệt những người này kinh doanh nhà đất rất may mắn, có lợi trong những vụ mua bán tù mù.
  • Cung Điền trạch rộng là người có tính ổn định cao (bảo thủ), không thích thay đổi lối sống, cách sống.

Lưu ý: Địa các cũng là một tham số để bổ khuyết vào cung Điền trạch: Có khả năng chế giảm được số của cung Điền trạch. Điền trạch kém 1 tý mà Địa các nảy nở thì vẫn có nhà cửa ổn định.

5. Cung Huynh Đệ

Là 2 lông mày và mi cốt (xương lông mày). Vị trí đích thực của cung huynh đệ là 2 lông mày và mi cốt (xương lông mày). Ý nghĩa chính của cung này là sự tương quan gia vận giữa anh em. Ngoài ra theo các sách cổ như Ma Y, Thủy kính tập… Còn có thể đoán định được số anh em trai nữa. Lông Mày thanh nghĩa là sợi không lớn, không nhỏ khoảng cách đúng tiêu chuẩn (xem phần Lông Mày) và dài hơn Mắt thì anh em hòa thuận.

Cung huynh đệ trên khuôn mặt

Lông Mày đẹp và mịn, tình nghĩa anh em đậm đà và thấm thía, Lông Mày giống mặt trăng non thì trong số anh em có người nổi tiếng với đời. Ngược lại, nếu Lông Mày thô, chiều dài quá ngắn là điềm anh em ly tán. Sợi Lông Mày thô mịn xen kẽ nhau hoặc đuôi Lông Mày phải và trái cao thấp, dài ngắn khác nhau là kẻ có anh dị nghị. Sợi Lông Mày ở hai đầu Lông Mày giao nhau và Sắc lại vàng, thưa thớt và ngắn là số có anh em hoặc chính bản thân chết ở xa nhà. sợi Lông Mày mọc ngược lên và xoắn nhau là số anh em bất hòa.

Riêng về quan điểm cho là căn cứ vào Lông Mày mà biết được số anh em trai, gái (thuở xưa, theo quan điểm”Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” chỉ có con trai mới đáng kể), sách Ma Y tướng pháp toàn thư có ghi lại rất đầy đủ và phân biệt ra từng loại Lông Mày nhưng theo kinh nghiệm hiện tại lý thuyết này không xác thật, nên soạn giả không ghi vào đây. Tướng cũng phải nói thêm là xem Tướng Lông Mày chỉ quan sát riêng cặp Lông Mày là đủ, cần phải đặt Lông Mày vào toàn thể các bộ vị của gương mặt trong thế hô-ứng liên-hoàn như tác giả Tôn Đăng đã đề cập.

  • Lông mày phải dài quá mắt, sợi nhỏ (so với tóc), phải đen, bóng (có thần), mi cốt phải cao (nhưng không được cao quá vì cao quá là bảo thủ, lõm thì lại dở) thì là đắc cách: đông anh em, anh em dễ thành đạt.
  • Mày cong, thanh nhã là anh em có người nổi danh với đời.
  • Lông mày chữ nhất (ngang), thanh nhã: tốt đẹp, là người thông minh giàu có. Lông mày ngắn, vàng, thô: anh em dễ bất hòa, ly tán, có như không.
  • Lông mày không thuần nhất (dáng khác, dài khác thường) là có anh em dị bào, bên phải: cùng mẹ khác cha và ngược lại.
  • Lông mày giao nhau, vàng đỏ, thưa thớt: anh em ly tán hoặc anh em bất đắc kỳ tử; nếu thêm mắt thoát thần thì bản thân người đó sẽ bất đắc kỳ tử chứ không phải là anh em.
  • Lông mày xoắn trôn ốc: là anh em bất hòa, trong anh em có người bị bế tắc.
  • Lông mày ngược: anh em bất hòa mà việc bất hòa do chính bản thân người đó (do người này tính khí ngạo ngược).
  • Lông mày có nốt ruồi nổi (nốt ruồi sinh khí): tốt về nhà đất điền trạch.

6. Cung Tử Tức

Vị trí của cung tử tức là khu vực nằm ngay phía dưới Mắt gọi là Lệ Đường. Cách cấu tạo và màu Sắc cho biết một cách khái quát về sự ràng buộc giữa đương sự và con cái thắm thiết hay lỏng lẻo phần nào hậu vận của con cái triển vọng có con hay tuyệt tự.

Vị trí Cung Tử Tức trên khuôn mặt

Về mặt liên hệ đến mạng vận của con cái, nếu Lệ Đường đầy đủ, tươi hồng thì con cái được thừa hưởng phúc lộc tự nhiên, có cơ hội làm vinh hiển tổ tông. Trái lại Lệ Đường mà sâu hỏm, màu Sắc thô sạm là biểu hiện con cái không ra gì, “Hổ Phụ sinh Khuyển Tử”. Nếu Lệ Đường mà sâu hỏm, Khí Sắc lại có các vết sẹo hoặc bị tật bẩm sinh là số tuyệt tự hoặc có con thì khi già cũng thành cô đơn.

Một vài tác giả cổ điển còn đi xa hơn nữa là phân biệt Lệ Đường bên phải ứng với con gái, bên trái ứng với con trai, muốn biết một cách khá chính xác phải xem tướng luôn cả khu vực Lệ Đường của người vợ nữa.

Lưu Ý: Cung Tử tức còn xét cả nhân trung nữa.

  • Lệ đường cao, thẳng, nổi, sáng, nhuận, tươi hồng thì con cháu sẽ được hưởng phúc lộc tự nhiên của trời cho, cuộc sống sung túc hanh thông.
  • Nếu khuyết hãm hoặc ám đen: khó sinh khó dưỡng hoặc sinh con bình thường, không đẹp lắm.
  • Nếu lệ đường sâu lõm, có vết sẹo, khí sắc xấu, nốt ruồi xấu (tử chí) thì hay sinh ra con có tật bẩm sinh; kết hợp lúc sinh sản mắt có hung quang thì sinh con hay bị tù tội, con bất hiếu.
  • Nhân trung sâu rộng đẹp thì dễ sinh sản. Trên hẹp dưới rộng: dễ sinh nhiều con trai; trên rộng dưới hẹp: sinh nhiều con gái.
  • Người đàn bà sắp đẻ: quan sát lệ đường bên phải sáng: đẻ con gái; lệ đường bên trái sáng: sinh con trai.

7. Cung Nô Bộc (ở vị trí Địa Các)

Vị trí đích thực của cung Nô Bộc là khu vực Địa Các, nhưng trong thực tế nó bao gồm phần lớn Hạ Đình, từ khóe Miệng xuống đến tận Cằm. Ý nghĩa tổng quát của cung Nô bộc là sự hỗ trợ giữa cá nhân với các người quen biết hoặc giúp việc. Khu vực Địa Các đầy đặn cân xứng là số có nhiều người quen biết có tài năng giúp đỡ, đối với tha nhân, đương số là kẻ có uy lực và có khả năng điều động người khác.

Cung nô bộc trên khuôn mặt
  • Khu vực Địa Các lệch hãm, nhỏ, nhọn là kẻ có số hay bị tiểu nhân ghen ghét, kẻ giúp việc không hết lòng, có giúp người tận tình thì trung cuộc cũng mang lấy sự oán trách. Nếu khu vực Địa Các có vết hằn, nứt tự nhiên là số có kẻ giúp việt hay thuộc cấp không ra gì, dễ dàng trở mặt đối với mình.
  • Địa các nảy nở, tròn đầy, tươi là người có nhiều người giúp việc, nhiều người giúp đỡ. Địa các vát: người giúp việc và đầy tớ hay giở mặt.
  • Có nốt ruồi, vết sẹo: hay bị người khác lợi dụng, bị lừa.
  • Địa các nảy nở, triều về mũi: hay được quý nhân giúp đỡ hoặc có khả năng giúp đỡ người khác.

8. Cung Thê Thiếp 

Cung Thê Thiếp ở về phía hai đuôi Mắt, khu vực này có tên riêng là Gian môn Cung Thê Thiếp cho ta biết sơ qua về sự liên hệ vợ chồng, sự hạnh phúc trong vấn đề lứa đôi và tình duyên sớm muộn… Gian môn đầy đặn và không bị các vạch ngang dọc làm thành khuyết hãm là kẻ thân thể khang kiện, tình dục mạnh mẽ, cho nên trong đời sống vợ chồng dễ có hạnh phúc vật chất.

Cung phu thê trên khuôn mặt

Nếu bộ vị đó quá nảy nở, bất kể trai hay gái thì vì tình dục quá mạnh khiến kẻ phối ngẫu trung bình khó có thể thỏa mãn được nhu cầu tình dục. Trái lại khu vực Gian Môn quá thấp hoặc hõm (tương đối so với sự mập hay gầy của toàn thể gương mặt) thì kẻ đó có tính dâm dục ngấm ngầm.

  • Bằng, sáng sủa, quang nhuận: lấy được vợ có tứ đức.
  • Đầy đặn, bằng phẳng, có sắc vàng nhuận (là màu vàng nhạt tươi chứ vàng ám là hỏng): lấy được vợ giàu hoặc lấy vợ xong thì giàu.
  • Hai lưỡng quyền chạy ra 2 bên góc trán: được hưởng lộc nhà vợ, nhờ vợ có lộc.
  • Gian môn khuyết hãm, có khí sắc ám: bỏ vợ nhiều lần. nếu có nhiều vết đoạn văn thì vợ hay bị ác tử (vợ có thể tự treo cổ), có văn xéo thì vợ hay ngoại tình.
  • Nếu gian môn nổi cao quá thì là người có tình dục quá mạnh. Gian môn phẳng, thấp, khí sắc sáng sủa: có tính dâm ngầm.
  • Gian môn ám hãm: vợ chồng suốt ngày bất hòa. Tuy nhiên đa phần phải xem thêm mắt: có hung quang hay có tia máu đỏ: là sắp có cãi nhau.

9. Cung Tật Ách 

Nằm ở khu vực sống Mũi (bao gồm Sơn Căn, Niên Thượng, Thọ Thượng) cung Tật Ách cho ta biết khái quát về sự khỏe mạnh hay suy kém của đương sự.

Cung Tật Ách trên khuôn mặt

Nếu khu vực Sơn Căn cao và hai bộ vị kế tiếp ngay ngắn, nảy nở và thẳng xuôi đó là biểu hiện của kẻ được trời phú có sức chịu đựng bệnh tật, rất dẻo dai, có thể bị lâm nguy, nhưng không chết vì bạo bệnh. Hơn nữa kẻ đó ít bị bệnh tật.

Khu vực sống Mũi thấp, lệch, dễ bị bệnh và nếu kiêm thêm cả các vết hằn tự nhiên thì có thể quyết đoán là quanh năm bệnh tật liên miên, khó có thể trường thọ.

Nếu tự nhiên khu vực cung Tật Ách bị sạm đen thì đó là điềm báo trước bị trọng bệnh. Nếu các bộ vị quan trọng khác như Ấn Đường, Lông Mày, cặp Mắt đều ám đen thì có thể chết vì bạo bệnh trong một tương lai gần. 

  • Cung Tật Ách cần tròn, cao, đầy đặn (phong mãn), sáng nhuận là người suốt đời không bị ác tật, chứng bệnh nan y hoặc có vướng bệnh tật tai họa cũng vượt qua được do cơ thể cường tráng.
  • Nếu nhỏ là cơ thể bạc nhược, sức chịu đựng kém: dễ vướng bệnh tật hay dễ nhiễm bệnh; khí lực kém nên rất ngại làm những việc lâu dài, gặp vận hạn tai ách dễ buông xuôi, không vượt lên.
  • Niên thượng, Thọ thượng khí sắc tối ám là báo hiệu bệnh tật, nếu da thường xuyên ảm đạm hơn các vùng khác là trong người luôn có bệnh mãn tính hay bệnh tật khác.
  • Niên thượng, Thọ thượng có nốt ruồi tử khí + mắt vô thần là hay bị tù ngục.
  • Niên thượng, Thọ thượng có nốt ruồi tử khí + mắt đào hoa nhãn là biểu hiện dâm tính hay vướng tai họa vì đàn bà và ngược lại đàn bà cũng bị vướng tai họa vì đàn ông.

10. Cung Thiên Di  

Vị trí của cung Thiên Di ở hai bên phía trên của góc trán (trong thuật ngữ của nhân tướng học, khu vực này được gọi là Dịch Mã). Ý nghĩa chính của cung thiên Di là sự di chuyển, giao tiếp với các tha nhân không phải là thân quyên của mình. tuy nói góc trán phía trên nhưng cả khu vực lân cận cũng đều được coi trọng.

Cung Thiên Di trên khuôn mặt
  • Nếu khu vực Dịch Mã và kế phía dưới đó là Thiên Thương đầy đặn, cân xứng và sáng sủa thì đi xa làm ăn có lợi, được ngoại nhân giúp đỡ. Nếu khu vực Ngư Vĩ (đuôi Mắt) tươi đẹp thì đến già vẫn có triển vọng ngao du xa nhà một cách hanh thông.
  • Nếu khu vực Dịch Mã lõm, lệch thì suốt đời đi xa chỉ chuốc lấy thất bại, người ngoài hờ hững. Nếu bộ phận trán và Địa Các lệch lạc, không cân xứng thì do ở chỗ ngay từ căn bản Dịch Mã bị mất thăng bằng, nên kẻ đó suốt đời long đong, không yên chỗ.

11. Cung Phúc Đức

Hiện nay theo chổ hiểu biết của soạn giả thì có hai thuyết trái ngược về cả vị trí lẫn ý nghĩa.

Cung Phúc Đức trên khuôn mặt

1. Thuyết thứ nhất: Được các sách cổ điển về tướng học như Ma Y thần tướng toàn biên, Thủy kinh tập và gần đây như Nghiên Nông Cư Sĩ trong sách Quan nhân tử vi của cung phúc đức nằm ở hai bên má chạy dài từ Thiên Thượng xuống đến tận cùng của gương mặt.

Về ý nghĩa, cung Phúc đức cho phép dự đoán hy vọng về công danh, phú quý (do các bộ vị khác thể hiện) có thể có nhiều xác suất thành tựu trong thực tế hay không căn cứ vào kinh nghiệm của cổ nhân thì nếu các cung khác tốt mà cung phúc đức xấu thì sự thành tựu thực tế của cá nhân có bị suy giảm hẳn hoặc mất đi. Ngược lại nếu Cung Phúc đức tốt, các cung kia xấu thì sự xấu đó có thể nguy hại rất nhiều.

Đại khái là cung Phúc đức đầy đặn, cân xứng (trong ý nghĩa là cả hai bên phải, trái không mất quân bình quá rõ rệt), Khí Sắc tươi tắn thì chủ về phú quý dễ thành. Cằm tròn, trán hẹp, thuở thiếu niên gặp nhiều vất vả, trán rộng tốt mà Cằm nhọn hẹp thì về giá lận đận. Nếu các bộ vị chủ về các cung khác không mấy tốt đẹp, nhưng cũng không xấu lắm mà được mày cao, Mắt sáng thì vận số bình thường. Trái lại, vẫn trường hợp trên mà chân Lông Mày ăn lan xuống tận bờ Mắt, Tai có Luân Quách đảo ngược vị trí mà không thuộc loại Hỏa hình nhân thì đối với kẻ đó chẳng nên đề cập đến chuyện phúc đức làm gì vô ích.

2. Thuyết thứ hai: Thuyết này mới được đưa ra trong mấy năm nay do hai nhà tướng học hiện tại là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ chủ xướng. Theo hai vị trên, vị trí của cung Phúc đức nằm ở phía trên phần cuối của cặp Lông Mày, giới hạn phía dưới là chân mày, phía trên vào khoảng trên dưới một phần tay. Ý nghĩa chính của nó là cho phép ta đoán được sự may rủi có tính cách bất định của tài vận (tùy theo sự thay đổi của cách cấu tạo và Khí Sắc của khu vực trên, thời gian dự đoán có thể lâu hay mau trước khi sự kiện xảy ra.

Bộ phận kể trên có thịt, Sắc thái Thanh khiết được coi là điểm tốt cho việc mưu cầu tài lộc. Ngược lại, có thể nói kẻ đó ít hy vọng giàu có. Bộ phận chỉ vị trí cung phúc đức bị vằn hoặc sẹo tự nhiên hoặc nốt ruồi thì phải giải thích là rủi nhiều hơn may trong khi phối hợp với các cung khác để luận đoán cát hung.

Ý nghĩa cung Phúc Đức

  • Phúc đức của Tiên thiên: Vị trí nằm cuối đuôi lông mày sát bìa trán. Nếu sáng vượng bằng phẳng kết hợp với mắt và lông mày tốt thì người đó xuất thân trong một gia đình dòng họ danh giá và được thụ hưởng gia di sản của tiền nhân để lại.
    • Nếu có Tam đình bình ổn, Ngũ nhạc triều qui thì được thừa hưởng tố chất của dòng họ, có khả năng phát triển tốt và được hưởng phú quí lâu dài.
    • Nếu cung Phúc đức khuyết hãm hoặc lệch (2 bên không bằng nhau), tai bạt (luân quách không có) là người suốt đời bần khổ, gia cảnh bất lợi, hay lang bạt kỳ hồ; kết hợp thêm mắt mờ vô thần lờ đờ: đa phần là người nghiện ngập, đề đóm, cờ bạc, bất hảo.
  • Phúc đức hiện tại: nằm sát bìa khuôn mặt, từ dái tai chạy xuống dưới địa các (gần như cả vùng), bìa dưới khuôn mặt. Là kết quả của sự nỗ lực cá nhân tác động đến khách quan và những thành công hoặc những lợi lộc được khách quan mang lại.
    • Cần đầy đặn (mặt dài không bị khuyết) không bị lẹm (cằm không được mỏng quá), không có nốt ruồi từ khí, khí sắc sáng sủa; + ngũ quan đoan chính là người thông minh hào sảng, hay giúp đỡ người khác và hay động lòng trắc ẩn với cảnh khổ của người khác.
    • Nếu cung Phúc đức ám hãm hoặc cằm lẹm: sống cô độc, vị kỷ, ích kỷ chỉ vì mình; + ngũ quan không đoan chính là người tráo trở, nếu có tử khí là vợ chồng hay bỏ nhau, cuộc sống vợ chồng ít khi hòa hợp.

12. Cung Phụ Mẫu

Vị trí nằm trên cung Phúc đức và Dịch mã. Còn gọi là nhật nguyệt giác. Nhật: trán bên trái, liên quan đến Thiên trung – Cha; Nguyệt: trán bên phải, liên quan đến Thiên đình – Mẹ.

Vị trí cung Phụ Mẫu

Một số quan điểm không xếp Phụ Mẫu thành cung riêng mà muốn biết về cha mẹ thì khuyên ta nên quan sát phần Nhật và Nguyệt giác (Nhật giác là góc trán bên trái phía trên, Nguyệt giác là góc trán bên phải. Đôi khi người ta còn gọi Nhật giác là Tả giác, Nguyệt giác là Hữu giác.)

  • Hai khu vực này cao nổi, sáng một cách Thanh khiết tự nhiên thì cha mẹ trường thọ, khỏe mạnh. Ngược lại cha mẹ thường hay đau yếu (hoặc mất sớm nếu thấp hãm và có ám Khí tự nhiên và kéo dài từ lúc sơ sinh).
  • Nhật giác mà thấp hơn Nguyệt giác thì cha mất trước mẹ. Trường hợp ngược lại thì mẹ mất trước cha.

Ngoài hai vị giác ra cần phải quan sát cả vị thế cân xứng của hai Lông Mày nữa (vẫn theo nguyên tắc: Lông Mày trái chỉ cha, Lông Mày phải chỉ mẹ) cả hai cùng một chiều hướng ý nghĩa với hai giác. Chỉ khi nào hai Lông Mày và hai khu vực Nhật và Nguyệt giác phù hợp nhau, sự dự đoán mới tạm gọi là chính xác trong phạm vi của cung phụ mẫu. Hơn nữa, việc dự đoán các hung của cha mẹ cũng phải đạt trong phạm vi tổng quát của cung Phúc đức và nhất là cung tướng mạo.

Đặc điểm của cung Phụ Mẫu

  • Cần đầy đặn, cao, cân xứng, đều nhau, không có bên to bên bé.
  • Nếu thêm lông mày đẹp thì người này được hưởng sự chăm sóc của bố mẹ, phụ mẫu thành đạt, có gia thế (có học thức, có lối sống đạo đức thanh cao, gia đình được XH nể trọng thì gọi là có gia thế chứ không cứ làm quan….).
  • Khuyết hãm, lệch: bố mẹ xung khắc, không được hưởng sự chăm sóc tử tế của bố mẹ hay bố mẹ nói không nghe.
  • Nếu các bộ vị bên phải lệch: mẹ chết trước; các bộ vị bên trái lệch là bố mất trước.

13. Cung Tướng Mệnh (Là tổng luận của 12 cung trên.)

Vị trí là toàn bộ khuôn mặt bao gồm tất cả mọi bộ vị, toàn thể các cung phối hợp lại. Về điểm này, Cung tướng mạo cho ta một khái niệm khái quát về những nét trội yếu nhất của một cá nhân và tùy theo điểm trội yếu đó liên quan tới cung nào trong số 11 cung kể trên, ta sẽ biết được chiều hướng chính về mạng vận của kẻ đó sẽ đi về đâu và theo đuổi hoạt động nào thì khả dĩ có nhiều triển vọng thành tựu nhất.

Cung Mệnh là tổng thể toàn bộ 12 cung ở trên

Trở về các nguyên tắc căn bản của phép xem tướng. Nhưng ở đây xét riêng về mặt các cung chúng ta chỉ cần định sự phối hợp Tam Đình, Ngũ Nhạc, Ngũ Quan có cân xứng không mà thôi.

  • Tam đình phải bình ổn (cao bằng và ổn định);
  • Ngũ nhạc triều quy
  • Ngũ quan đoan chính (thẳng thắn, không thiên lệch) và minh lượng (sáng sủa)

Tướng pháp yêu cầu phải cân đối. Nếu có sự sai lệch trong bộ vị thì vẫn có thể thành công nhưng nhân cách chắc chắn có vấn đề.

(Còn tiếp)

Qua bài viết: Nhân tướng học toàn tập – Phần 1 [Tướng khuôn mặt] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Chuyên


Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!