Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành

1. Tà kiến là gì? Định nghĩa tà kiến trong Phật học

Tà kiến: Là sự thấy sai chấp lầm từ chủ thể bên trong mình đến các đối tượng bên ngoài.

Tà kiến là những, kiến thức sai lầm, những sự hiểu biết, rất vô căn cứ, khiến cho con người, lạc vào  đạo, con đường sai lầm, dẫn dắt con người, đến chỗ tranh chấp, đấu tranh hơn thua, thành kiến bảo thủ, phiền não khổ đau.

Lấy ví dụ như sau, nếu ta ném 1 cục đá xuống khiến mặt hồ phẳng lặng dao động, hình ảnh phản chiếu ta nhận lại cũng sẽ méo mó, khác đi. Trong trường hợp này, nếu ta chấp trước vào hình ảnh bị méo mó này, tức là tà kiến đã nảy sinh. Ta nhìn thấy hình ảnh không còn ở thể như chân nữa nhưng vẫn tin và cho rằng nó đúng.

Trong ví dụ này, mặt hồ phẳng lặng là hình ảnh ẩn dụ cho chân tâm hay Phật tánh, cục đá chính là thủ phạm tạo nên tà kiến. Nhưng cục đá này cũng chỉ là hình ảnh ẩn dụ, ẩn sâu bên trong chính là cái Ngã, cái Tôi của mỗi người.

Tà kiến là sự đối lập với chánh kiến (cái nhìn đúng đắn, chân chính dựa trên những hiểu biết rõ ràng, trí tuệ được khai thông).

Người có chánh kiến hiểu và tin vào quy luật nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, hiểu rõ về vô thường, vô ngã còn tà kiến thì ngược lại, nhìn nhận sai lệch dẫn đến nhiều quan điểm, nhận thức sai lầm, cũng chính là khởi nguồn của sự ngu si, dẫn tới mọi sự bất thiện. 

2. Các loại tà kiến

Tà kiến có 2 loại:

1- Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ.

2- Tà kiến chấp thủ cố định.

Ngũ uẩn chấp thủ có 5 uẩn là: Sắc (thân), Thọ (cảm xúc ở tâm và cảm giác ở thân), Tưởng (phân biệt, suy xét), Hành (phản ứng, tác ý), Thức (Hay biết đơn thuần).

Để hiểu rõ tà kiến là gì và nhận thức sâu sắc về sự tồn tại của tà kiến, kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh đã đề cập, phân tích 62 tà kiến chia thành các nhánh, nhóm chi tiết như sau:

Tà kiến chấp theo quá khứ có 18 điều trong đó 5 phần là thường kiến sau đó là thường vô thường kiến, tiếp đến là biên vô biên kiến, vô ký biến và vô nhân sinh kiến.

Tà kiến chấp theo vị lai có tất thảy 44 điều bao gồm:

  • 5 phần là hữu tưởng kiến.
  • Vô tưởng kiến (8 nguyên do).
  • Phi tưởng phi phi tưởng kiến (8 nguyên do).
  • Đoạn kiến (7 nguyên do).

Sư Toại Khanh đã giảng bài kinh Phạm Võng, gom 62 tà kiến chia thành 2 nhánh lớn là Thường kiến và Đoạn kiến, lý giải cụ thể như sau:

  • Thường kiến là sự tin vào cái tôi vĩnh cửu, tin vào một bề trên “đấng cứu thế” chính là người có quyền sinh sát tất cả và tinh vào một cứu cánh nào đó giúp con người thoát khổ mà cứu cánh đó đi ngược lại với quy luật nhân quả.
  • Đoạn kiến gồm có Vô nhân kiến nghĩa là cho rằng mọi thứ trên đời đều ngẫu nhiên mà có, không do quy luật nào cả. Vô hành kiến là quan điểm cho rằng thiện ác giống hệt nhau, không cần phân biệt với nhau bởi chúng chỉ là hành động mà thôi từ đó con người có thể sống và hành động hoàn toàn theo ý thích của chính mình. Vô hữu kiến là quan điểm cho rằng những gì mình (con người) không thể chứng minh được, không thể nghe, không thể thấy thì tức là không có và không thật.

2.1 Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta (ngã).

Có 4 loại:

  • Ngũ uẩn là ta
  • Ta có ngũ uẩn.
  • Ngũ uẩn trong ta
  • Ta trong ngũ uẩn.
  • Tất cả chúng sinh có ngũ uẩn trong 11 cõi dục giới.
  • Tất cả Phạm Thiên có ngũ uẩn trong 15 tầng trời Sắc Giới Phạm Thiên (trừ Vô Tưởng Thiên).
  • Tất cả Phạm Thiên có nhất uẩn là sắc uẩn trong tầng trời Sắc Giới Phạm Thiên Vô Tưởng Thiên.
  • Tất cả Phạm Thiên có tứ uẩn là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn trong 4 tầng trời Vô Sắc giới Phạm Thiên.

Tất cả mọi phàm nhân đều có Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta. Tà kiến này không ảnh hưởng, hay cản trở những người tạo mọi phước thiện như bố thí, giữ giới, hành thiền,… cũng không cản trở các hành giả thực hành Thiền Định đạt các tầng thiền và phép thần thông thế gian.

Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chỉ cản trở Pháp Hành Thiền Tuệ, bởi vì đối tượng Thiền Tuệ là ngũ uẩn có thực tánh là Pháp vô ngã, không phải là ta, là người,… nhưng Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta, là người, …

2.2 Tà kiến chấp thủ cố định:

Có 3 loại: Vô quả, Vô nhân và Vô hành.

– Vô quả tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có quả của nghiệp, không có quả khổ của ác nghiệp, không có quả lành của thiện nghiệp, chết là hết, không có kiếp sau, gọi là Đoạn Kiến.

– Vô nhân tà kiến: Chấp rằng không có nhân cho ra quả, không có ác nghiệp cho ra quả khổ, không có thiện nghiệp cho ra quả lành; tất cả mọi chúng sinh đều tự nhiên hiện hữu (không phải do nghiệp), tự nhiên ô nhiễm, thanh tịnh,…. và tự nhiên giải thoát.

– Vô hành tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có hành ác, không có hành thiện; người tạo ác nghiệp không gọi là hành ác; người tạo thiện nghiệp không gọi là hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi.

Trong tất cả mọi loại ác nghiệp, chỉ có 3 loại ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này là trọng tội nặng nhất, hơn cả ngũ nghịch đại tội (giết cha, giết mẹ, giết vị A La Hán, làm thân Đức Phật chảy máu, chia rẽ Tăng Đoàn). Bởi vì người có ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này hoàn toàn phủ nhận và không tin nghiệp và quả của nghiệp. Vì vậy, họ không tin Phật Pháp, không biết hổ thẹn, ghê sợ và sám hối tội lỗi của mình, nên không từ bỏ ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này. Để rồi họ ngày càng lún sâu vào tội lỗi. Sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp này có quyền ưu tiên cho quả khiến họ tái sinh kiếp sau trong cõi đại địa ngục Avīci, phải chịu quả khổ lâu dài trải qua nhiều đại kiếp trái đất, không có thời hạn.

2.3 Tà kiến phát sinh do nguyên nhân nào?

1- Lắng nghe tà Pháp từ hạng người có tà kiến.

2- Hiểu biết sai với si tâm, không biết đúng 4 trạng thái của Pháp hữu vi (Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh).

3. Nguy hại của Tà kiến 

Đạo Phật khẳng định rằng, tà kiến là cội nguồn của mọi bất thiện. Những quan điểm và cái nhìn sai lầm, sai lệch chính là nguyên nhân dẫn tới trộm cắp, tà dâm, tham – sân – si, mê tín dị đoan. Cũng vì thế, con người mãi không thể thoát khỏi bể khổ, thoát khỏi luân hồi để đạt được sự “giải thoát”. 

  • Tà kiến khiến trí tuệ bị lu mờ dẫn đến vô minh (Không sáng suốt, ngu si). Từ đó sinh vọng động như ghen ghét, đố kỵ, lòng thù hận, nặng nề hơn là giết hại lẫn nhau.
  • Tà kiến làm mất đi chính kiến của chúng ta, làm việc không có chính kiến là “đẽo cày giữa đường”, mọi việc không thể thành công, thậm chí là thất bại liên tục. 
  • Tà kiến đẻ ra tà sư. Người tu hành Phật pháp mà có tà kiến là tà sư, tà sư sinh ra tà đạo chính là căn nguyên của những điều gây nguy hại đến sinh mệnh, cuộc sống và tài sản của các tín đồ, rộng lớn hơn là đất nước.
  • Hiểu sai kinh Phật và lời dạy của chư Tổ cũng chính là tà kiến. Đã có tà kiến thì không thể thấm nhuần và tuân theo những điều Phật dạy, cũng vì thế mà đau khổ vẫn mãi là khổ đau, chúng sinh không bao giờ được giải thoát.

Nói tóm lại, tà kiến là ngu si, là khởi nguồn cho mọi điều bất thiện. Bất thiện gieo nghiệp ác ắt gặp nghiệp báo ác. Đó là quy luật nhân quả – quy luật tự nhiên và công bình của vũ trụ, không ai có thể thay đổi và cũng không thay đổi vì bất kỳ ai.

4. Biểu hiện điển hình của tà kiến

Sau đây là một vài ví dụ điển hình về biểu hiện của tà kiến mà chúng ta có thể bắt gặp một cách thường xuyên trong cuộc sống.

  • Cho rằng chủng tộc này văn minh, đáng quý, đáng trân trọng hơn chủng tộc khác. Tương tự ở phạm vi nhỏ hơn là cá nhân này đáng quý trọng hơn cá nhân khác.
  • Cho rằng phước đức do cầu xin mà có.
  • Cho rằng có một thế lực thần linh có khả năng quyết định mọi thứ từ cuộc sống đến tất cả con người.
  • Cho rằng khác tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin với ta là ma quỷ, là không đúng.
  • Cho rằng dâng (hiến tế) gái trinh, giết trâu, bò, dê, cừu để cúng tế thần linh là cách để giải nghiệp hay rửa tội cũng là tà kiến.
  • Cho rằng chết là hết, không có luân hồi, không có nhân quả.
  • Cho rằng có một linh hồn bất biến sau khi đã mất cũng chính là một loại tà kiến.
  • Cho rằng đạo Phật hư vô hóa cuộc sống là tà kiến. Đạo Phật hướng chúng ta tới trí tuệ, thanh tịnh, tốt đẹp để giải thoát khổ đau, sống an yên chứ không hư vô hóa cuộc sống. 
  • Cho rằng làm việc thiện là đủ, không cần tu tâm tu tính, trau dồi kiến thức, nâng cao trí tuệ của bản thân cũng là một dạng của tà kiến.

5. Diệt trừ tà kiến bằng cách nào?

Tà kiến là ngu si, là khởi nguồn của mọi sự bất thiện. Để giác ngộ, để giải thoát không cần đoạn diệt tà kiến. Sau đây là những lời khuyên dành cho bạn:

  • Tu tập chánh kiến.
  • Thường xuyên và luôn luôn quán chiếu: Mọi thứ có mặt, hiện hữu ở đời là do duyên vì thế cần quán chiếu để thấy rõ bản chất của các pháp chính là không. Vạn vật, con người đều vận hành theo lý duyên khởi (bao gồm duyên sinh và duyên diệt). Không ở đây không có nghĩa là không có mà là không bản ngã, không đấng sáng tạo, không độc lập 1 mình.
  • Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, mở rộng sự hiểu biết để có cái nhìn rộng mở hơn về vạn vật, con người xung quanh mình. 
  • Khai thông trí tuệ thông qua việc học tập, tìm hiểu giáo lý nhà Phật.

6. Chánh kiến là gì?

Chánh kiến là sự hiểu biết đúng về nghiệp là của riêng mình, tin hiểu nghiệp quả rằng ngoài nghiệp ra, không có tài sản nào trong đời thuộc về riêng mình thật sự, thậm chí ngay cả thân xác này cũng không phải của riêng mình, vì nó không theo ý muốn của mình, mà chỉ tùy thuộc vào nhân duyên.

6.1 Chánh kiến phát sinh do nhân nào?

1- Lắng nghe Chánh Pháp từ các bậc thiện trí.

2- Hiểu biết trong tâm với trí tuệ biết đúng 4 trạng thái của Pháp hữu vi (Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh).

6.2 Chánh kiến có 5 loại:

1- Chánh kiến sở nghiệp biết đúng, tin nghiệp và quả của nghiệp thuộc về riêng mình.

2- Chánh kiến Thiền Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ tam giới (của phàm nhân) thấy biết rõ thật tánh sinh diệt và tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Danh Pháp, Sắc Pháp.

3- Chánh kiến Thánh Đạo Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới (của Thánh Nhân) chứng đắc 4 Thánh Đạo.

4- Chánh kiến Thánh Quả Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới (của Thánh Nhân) chứng đắc 4 Thánh Quả.

5- Chánh kiến quán triệt là trí tuệ quán triệt Đạo, Quả, Niết Bàn, phiền não đã diệt tận, phiền não chưa diệt tận.

Chánh kiến hỗ trợ tạo mọi thiện Pháp với thiện tâm hợp với trí tuệ, có đủ 3 thiện nhân là Vô tham, Vô sân và Vô si (trí tuệ), cho phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp, cho quả tái sinh thành người Tam nhân ở cõi người hoặc 1 trong 6 cõi Dục thiên, hưởng lạc và có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

7. Một số câu hỏi thường gặp về chánh kiến:

+ Như thế nào thì được gọi là chánh kiến?

Đáp   : Chánh kiến có 2 loại:

1. Hiểu về sự thật: (Chánh kiến tương đối)

– Có nghiệp thiện – ác

– Có quả của nghiệp thiện – ác

– Có khổ

– Có nhân sinh ra khổ

– Có giải thoát

– Có con đường giải thoát

2. Thấy sự thật: (Chánh kiến pháp tuyệt đối)

– Tuệ tri được danh sắc

– Tuệ tri nhân sinh ra danh sắc

– Tuệ tri danh sắc đoạn diệt

– Tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt.

+ Một người học rộng biết nhiều có rất nhiều kiến thức thế gian thì người đó  chánh kiến hay tà kiến?

Đáp : Nếu  chấp thủ những kiến thức đó cho rằng đó  là chân lý thì là tà kiến

Học mà không  chấp thủ thì không bị tà kiến.

+ Tại sao có người  chánh kiến? Có người tà kiến?

Đáp : Người có chánh kiến là do: Thân cận bậc chân nhân Lắng nghe diệu Pháp

Hỏi lại những điều chưa hiểu Đàm luận về Phật Pháp

Người có tà kiến là do:

Thân cận người phi chân nhân Nghe những lời phi pháp

Tin tưởng những điều sai trái

Đàm luận những điều vô ích

Qua bài viết: Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Chuyên


Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!