Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp]

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) bao gồm cả Danh và Sắc, hai thành phần tâm linh và vật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tích rất tỉ mỉ. Những diễn tiến chánh yếu liên quan đến tiến trình sinh và tử đều được giải thích tường tận.

Những điểm phức tạp và khó hiểu trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con Ðường Giải Thoát được chỉ vạch với những ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu.

Hôm nay Lý khí Việt Nam xin chia sẻ bài viết về Vi diệu pháp tổng quát “Tóm tắt Vi Diệu Pháp, Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng“. Theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quát về Abhidhamma (Vi diệu pháp) nhé.

1. Lời tựa

Vi diệu pháp xuất hiện vào thời trung cổ, trọng tâm của cuốn sách là nói về triết lý của Phật giáo, tên đầy đủ của nó là Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhidhammattha Sangaha).

Tác phẩm này được coi là của Acariya Anuruddha, một người am hiểu Phật giáo viết, người mà thanh thế ít được biết đến ngay cả tại đất nước của chính mình và thế kỷ mà ông sống cũng vẫn còn là một nghi vấn.

Tuy nhiên, bất chấp thân thế còn mơ hồ của tác giả, quyển sổ tay nhỏ bé của ông đã trở thành quyển sách giáo khoa quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất của Phật giáo Therevada.

Trong chín chương ngắn gọn, tác giả cung cấp tóm lược quán xuyến cả một hệ thống phức tạp của học thuyết Phật giáo.

Tài năng của ông là tóm lược được cốt tuỷ của hệ thống triết học của phật giáo, và sắp xếp chúng theo một định dạng dễ hiểu.

Tác phẩm của ông đã trở thành quyển sổ tay chuẩn mực cho việc nghiên cứu luận tạng trong toàn bộ các quốc gia Phật giáo Therevada ở Nam và Đông Nam Á.

Trong những quốc gian này, đặc biệt là Miến Điện (Myanmar) nơi mà luận tạng được theo đuổi kiên trì nhất, thì bộ Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhiddhammattha Sangaha) được coi là chiếc chìa khoá không thể thiếu được trong việc mở kho tàng vĩ đại này của trí tuệ Phật.

Vi diệu pháp tổng quát

2. Giới thiệu về Vi Diệu Pháp

Ðối với người minh mẫn sáng suốt thật sự muốn tìm chân lý thì Vi Diệu Pháp là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải có tánh cách trí thức. Ở đây có thức ăn để bồi dưỡng tinh thần các tư tưởng gia chân chính cũng như người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ và sống cuộc sống lý tưởng của người Phật tử.

Ý nghĩa của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) là Giáo Huấn Cao Siêu, vi diệu, thù thắng, của Ðức Phật. Sách này trình bày phần tinh hoa của Giáo Pháp mà Ngài ban truyền.

Giáo Pháp nằm trong tạng Kinh (Sutta Pitaka) là giáo huấn thông thường, có tánh cách quy ước, chệ định (vohàra desanà). Còn Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) là giáo huấn tột cùng (paramattha desanà) triệt để. Không thể đổi thay hay biến chuyển, không thể phân tích thêm được nữa.

Tâm lý học hiện đại còn hạn định, vẫn nằm trong phạm vi của Vi Diệu Pháp khi đề cập đến tâm, tư tưởng, tiến trình tư tưởng và trạng thái tâm. Tuy nhiên theo quan điểm của Vi Diệu Pháp thì không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửu.

Tâm thức được định nghĩa như sau. Tư tưởng được phân tích và được sắp xếp thành loại trên bình diện luân lý. Tất cả những trạng thái Tâm, hay Tâm Sở, đều được ghi rõ từng khoản. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm đều được trình bày tường tận với đầy đủ chi tiết.

Những tiến trình tâm phát sinh qua năm cửa giác quan và cửa tâm (ý căn) được mô tả một cách vô cùng hứng thú. Không có bản khái yếu tâm lý học nào giảng giải tiến trình tâm được rõ ràng như vậy.

Những tư tưởng Bhavanga (Hộ Kiếp) và Javana (Tốc Hành) mà trong tâm lý học hiện đại không có gì tương đương, sẽ được giải thích trong Vi Diệu Pháp. Người tìm học hỏi và nghiên cứu khoa tâm lý sẽ đặc biệt thích thú với đoạn này.

Người thông suốt Vi Diệu Pháp sẽ nhận thức một cách hết sức rành mạch rằng luồng tâm thức trôi chảy như một dòng suối, quan điểm mà vài tâm lý gia hiện đại như William James cũng trình bày tương tợ.

Ta phải nói thêm rằng người học Vi Diệu Pháp có thể thấu hiểu đầy đủ lý thuyết Vô Ngã (Anattà), đây cũng là giáo lý nòng cốt của Phật Giáo. Giáo lý này rất quan trọng về cả hai phương diện: triết học và đạo đức.

Hiện tượng chết và tiến trình tái sinh vào những cảnh giới khác nhau mà không có gì di chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, giáo lý Nghiệp Báo và Tái Sinh mà ta có thể kiểm chứng bằng những sự kiện hiển nhiên, tất cả đều được giải thích đầy đủ.

Ngoài ra Vi diệu pháp còn là một kho tàng quý báu những chi tiết liên quan đến phần tâm linh (nàma, danh), Vi Diệu Pháp cũng đề cập đến yếu tố cấu thành con người — phần vật chất (rùpa, sắc). Những thành phần căn bản của vật chất, những năng lực vật chất, đặc tánh của vật chất, nguồn gốc của vật chất, sự liên quan giữa cơ thể vật chất và tâm, sắc và danh, đều được mô tả.

Trong tập Abhidhammattha Sangaha, Vi Diệu Pháp Toát Yếu, cũng có trình bày vắn tắt Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sinh (cũng được gọi là pháp Thập Nhị Nhân Duyên, hay Thập Nhị Duyên Khởi), và tiếp theo sau là phần mô tả pháp Tương Quan Duyên Hệ (những tương quan giữa nhân và quả) mà chúng ta sẽ không tìm thấy trong hệ thống triết học nào khác.

Ta phải nói rõ rằng Vi Diệu Pháp không chủ trương trình bày một kiến thức có hệ thống về tâm và vật chất. Pháp này chỉ nghiên cứu hai yếu tố hỗn hợp của cái được gọi là chúng sinh, nhằm thấu triệt thực tướng của vạn pháp.

Dựa trên kiến thức ấy một triết học được phát huy. Và đặt nền tảng trên triết học này, một hệ thống luân lý đạo đức được triển khai nhằm chứng ngộ mục tiêu giải cứu chúng sinh, Niết Bàn.

Cũng như Bà Rhys Davids nói rất đúng, Vi Diệu Pháp đề cập đến:

  1. Những gì ta tìm thấy (a) bên trong ta, (b) quanh ta
  2. Những gì ta khao khát thành đạt.

Trong Vi Diệu Pháp, tất cả những vấn đề nào chỉ liên quan đến các học giả và những nhà khảo cứu mà không liên quan đến sự Giải Thoát, đều được thận trọng gác qua một bên.

3. Vi Diệu Pháp luận bàn

Tập Abhidhammattha Sangaha, mà tác giả được xem là của Ngài Anuruddha Thera, một vị tỳ khưu người Ấn ở Kanjevaram (Kancipura), đây là bản toát yếu tóm lược Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka, thường được gọi là Tạng Luận).

Ðến nay, sách này vẫn còn là bộ sách nhập môn Vi Diệu Pháp thích ứng nhất mà khi đã vững vàng thấu hiểu, ta có thể dễ dàng lãnh hội những kiến thức đại cương của Tạng Luận.

Ðể thật sự nắm vững ý nghĩa của Tạng Luận, phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc một cách chuyên chú và nhập tâm suốt tất cả bảy bộ, cùng với những chú giải và những chú giải của các chú giải ấy.

Vi Diệu Pháp không để đọc thoáng qua.

Ðối với người minh mẫn sáng suốt thật sự muốn tìm chân lý, Vi Diệu Pháp vừa là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải có tính trí thức. Ở đây như là có nguồn dinh dưỡng để bồi bổ tinh thần các tư tưởng gia chân chính cũng như người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ và lý tưởng sống của người Phật tử.

Tuy nhiên, đối với người chỉ đọc thoáng qua thì Vi Diệu Pháp quả thật khô khan như cát, như bụi.

Ta có thể nêu lên câu hỏi như sau

“Vi Diệu Pháp có quả thật tuyệt đối thiết yếu để chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo không?

Vi Diệu Pháp có thật sự tuyệt đối thiết yếu để thấu đạt thực tướng của vạn pháp không?”

Xin trả lời rằng: Vi Diệu Pháp chắc chắn là vô cùng hữu ích để thấu đạt giáo huấn của Ðức Phật một cách đầy đủ và chứng ngộ Niết Bàn, vì pháp này là chìa khóa để mở cửa vào thực tại. Pháp này đề cập đến những thực tại và lối sống thực tiễn cao thượng dựa trên sự chứng nghiệm của các bậc cao tăng đã thấu triệt và đắc đạo.

Thiếu kiến thức về Vi Diệu Pháp đôi khi ta thấy khó lãnh hội ý nghĩa thật sự của một vài giáo huấn thâm diệu của Ðức Thế Tôn. Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), chắc chắn rất hữu ích để khai triển Tuệ Minh Sát (Vipassanà).

Tuy nhiên chúng ta không thể khẳng định một cách quả quyết rằng Vi Diệu Pháp tuyệt đối thiết yếu để thành tựu Giải Thoát.

Hiểu biết thấu đáo và chứng ngộ là vấn đề thuần túy cá nhân (sanditthika, mỗi cá nhân phải thấu triệt chân lý và thành tựu giải thoát cho chính mình).

Tứ Diệu Ðế, nền tảng của giáo huấn mà Ðức Phật ban truyền, tùy thuộc nơi tấm thân nhỏ bé này. Giáo Pháp không riêng biệt với ta, không ở ngoài ta. Hãy nhìn lại bản thân chúng ta. Hãy tự tìm lấy ta, chân lý sẽ tự nó bày trần, trải ra trước mắt ta.

Phải chăng thiếu phụ Patàcàrà, vô cùng sầu lụy vì mất tất cả những người thân yêu nhất trong đời, đã chứng ngộ Niết Bàn trong khi rửa chân dưới suối, nhờ quán niệm về những giọt nước từ chân rơi xuống gieo điểm trên mặt nước rồi tan biến theo dòng nước chảy?

Phải chăng Cùlapanthaka, người không thể học thuộc một câu kinh trong thời gian bốn tháng trời đã thành tựu Ðạo Quả A La Hán nhờ thấu hiểu bản chất Vô Thường của một cái khăn tay sạch mà mỗi ngày ông đưa lên mặt trời để nhìn?

Phải chăng Upatissa, về sau trở thành Ðức Sàriputta, Xá Lợi Phật, đã chứng đạo Niết Bàn khi chỉ nghe được phân nửa câu kệ liên quan đến Nhân và Quả?

Ðối với vài người, chỉ một chiếc lá vàng rơi cũng đủ để chứng đắc Ðộc Giác Phật. Ðối với những vị thường xuyên suy gẫm sâu xa, một chỉ dẫn nhẹ nhàng thoáng qua cũng đủ để khám phá ra những chân lý vĩ đại.

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) không phải do Ðức Phật truyền dạy

Theo một vài học giả, Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) không phải do Ðức Phật truyền dạy mà về sau, do các nhà sư uyên bác soạn thảo và trau chuốt để tạo nên Vi Diệu Pháp toát yếu ngày nay.

Tuy nhiên theo thuyết của Phật giáo thì chính Ðức Phật giảng dạy phần nòng cốt của Vi Diệu Pháp.

Các nhà Chú giải ghi nhận rằng để tỏ lòng tri ân từ mẫu lúc bấy giờ đã qua đời. Ðức Phật đã liên tiếp thuyết giảng với chư Thiên khác. Ðức Thế Tôn dạy Ngài Sàriputta những chủ đề chính yếu (màtikà) của giáo lý cao siêu cấp tiến như các thiện pháp (kusalà dhammà), bất thiện pháp (akusalà dhammà) và bất định pháp (abyàkata) v.v…

Rồi ngài Sàriputta giảng rộng ra, gom lại thành sáu bộ sách của Tạng Luận (ngoại trừ bộ Kathàvatthu, Thuyết Sự, Những Ðiểm Tranh Luận).

Vì vậy mà Chính thống giáo Therevada đã chủ trương rằng Luận Tạng là chân ngôn của Phật, về phương diện này khác với một trường phái đối lập trước đây như trường phái Sarvastivadins. Trường phái này cũng có Luận Tạng gồm bảy quyển, khác về chi tiết với những bài giàng của Phật Giáo Nguyên Thủy Therevada.

Theo phái Sarvastivadins, các quyển thuộc Luận Tạng là do các đệ tử Phật soạn ra, trong đó có mấy quyển được cho là của các tác giả và có vẻ thuộc các thệ hệ sau Đức Phật.

Tuy nhiên trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy Therevada cho rằng chính Đấng Thệ Tôn đã giảng các quyển thuộc Tạng Luận, ngoại trừ việc bác bỏ những quan điểm khác biệt trong Bộ Ngữ Tông (Biện Giải – Kathavatthu), là tác phẩm của kỳ lão Moggaliputta Tissa trong thời trị vì của Hoàng đế Asoka

Các bản Chú Giải Pali (căn cứ vào một truyền miệng) cho rằng khi Đức Phật giảng Luận là không phải ởclix người cho các đệ tử người của ngài, mà là cho các chư thiên trên cõi trời Tavatimsa (Đạo lợi).

Theo truyền thuyết này thì trước khi nhập thất hằng năm (lần thứ bảy vào mùa mưa), Đức Thệ tôn thăng lên cõi trời Đạo lợi và ở đấy, an toạ trên đá Pandukambala dưới gốc cây Paricchahataka.

Trong ba tháng mùa mưa ngài giảng Luận cho chư thiên tập hợp từ ba nghìn thế giới. Người được chọn nhận pháp chính là mẹ ngài, Mahamaya-devi, người đã tái sinh lên cõi trời thay vì cõi người.

Lý do Đức Phật giảng Luận trên cõi trời thay vì cõi người, theo truyền thuyết, là để có thể giảng Luận trọn trong một buổi giảng về toàn cảnh của Luận từ đầu đến cuối cho cùng đối tượng thính giả.

Bởi vì trình bày đầy đủ Luận cần ba tháng, chỉ chư thiên và Trời Phạm Thiên (Bhrama) mới có thể tiếp thu liên tục không gián đoạn, vì chỉ có họ mới có khả năng giữ vững ở một tư thế trong thời gian dài như vậy.

Tuy nhiên, mỗi ngày, để duy trì thân thể của mình, Đức Phật xuống cõi người khất thực ở vùng phía bắc Uttarakuru. Sau khi khất thực xong, ngài đi đến bờ hồ Anotatta để thọ trai.

Trưởng lảo Sariputta, Tổng Trì Pháp, sẽ đến diện kiến Đức Phật để nhận tóm tắt giáo lý mà Đức Phật đã giảng trong ngày trên cõi trời: Rồi Đức Phật trao cho ông phương pháp đó và nói rằng, “Sariputta, có vô vàn giáo pháp đã được trình bày” .

Như vậy Đức Phật đã trao phương pháp cho truởng lão, người rất giỏi về kiến thức phân tích, khi ngài đứng trên bờ và mở bàn tay chỉ ra biển. Đối với Trưởng lão giáo pháp do Đức Thệ tôn giảng dạy bằng trăm ngàn phương pháp cũng trở nên sáng tỏ.”

Học được Pháp từ Đức Thệ tôn, Sariputta lại đem Pháp đó truyền lại cho 500 đồ đệ của mình, và thế là bản Chú Giải Luận Tạng được thiết lập. Vì vậy mà Đại đức Sariputta được cho là người biên tập sắp xếp lại trật tự của các bài giảng của Luận Tạng cũng như là đánh số thứ tự trong quyển Vị Trí (Phát Thú – Patthana).

Có lẽ ta nên nhìn nhận rằng trong những xác nhận này của Atthasalini một sự xác nhận gián tiếp rằng “Tư tưởng quan triết học và cấu trúc nền tảng của Luận Tạng là xuất phát từ Đức Phật, việc trình bày các chi tiết, và cả chính khuôn mẫu văn bản là thuộc về Đại tông đồ và các đồ đệ của ngài.

Trong các trường phái đạo Phật khác gần với thời của Đức Phật, thì Luận cũng liên quan mật thiết đến Đại đức Sariputta, người mà theo các truyền thuyết được coi là tác giả của các bài giảng về Luận.

Phương Pháp Xếp Đôi

Nhà Phật luận nổi tiếng Acarya Buddhaghosa giải thích từ “Tạng Vi Diệu Pháp” với nghĩa là “ vượt lên trên Pháp” (dhammatireka – dhammavisesa), abhi có nghĩa là siêu việt và nổi bật, và dhamma ở đây có nghĩa là giáo pháp của Đức Phật trong Tạng Kinh.

Khi Tạng Vi Diệu Pháp được cho là vượt lên giáo lý của Tạng kinh, thì điều đó không có ý cho rằng giáo lý của kinh có khiếm khuyết ở chừng mực nào đó hoặc là Tạng Luận tuyên bố cảm ngộ mới nào đó về học thuyết áo bí mà Tạng kinh chưa hề biết đến.

Cả Tạng Kinh và Tạng Luận đều đặt nền móng trên học thuyết duy nhất của Đức Phật về Tứ Diệu Đế, và tất cả những nguyên tắc cốt yếu cho sự đạt ngộ đã được Kinh Tạng minh giải. Cái khác giữa Kinh và Luận không hề liên quan đến các nguyên lý nền tảng mà một phần ở phạm vi, một phần là do phương pháp.

Về phạm vi, Luận đề ra cách xử lý thấu đáo và toàn diện mà trong Kinh Tạng không thấy có. Acariya Buddhaghosa giải thích rằng trong Tạng Kinh những phạm trù trừu tượng mang tính học thuyết như ngũ uẩn, thập nhị xứ, Thập bát chất và v.v., chỉ được phân loại một phần, trong khi trong Luận Tạng, chúng được phân loại đầy đủ theo các lược đồ phân loại khác nhau, một số giống như trong Tạng Kinh, số khác chỉ có trong Tạng Luận. Như vậy Tạng Luận có phạm vi và tế vi làm cho nó khác với Kinh Tạng

Một lãnh vực quan trọng khác của sự khác biệt liên quan đến phương pháp. Các bài giảng trong Kinh Tạng được Đức Phật thuyết giảng trong nhiều hoàn cảnh đa dạng cho các thính giả với nhiều trình độ thính pháp khác nhau.

Những bài giảng ấy đã được biên soạn lại cho dễ hiểu (mang tính sư phạm), để việc giảng dạy đạt hiệu quả nhất trong việc hướng dẫn thính giả thực hành giáo lý và thâm nhập được chân lý của giáo lý.

Để đạt được mục đích này, Đức Phật đã dùng các phương tiện giảng giải dễ hiểu để người nghe lĩnh hội được học thuyết. Cụ thể Ngài đã dùng các phương pháp tương đồng, ẩn dụ.

Ngài thôi thúc, khuyên nhủ, động viên, ngài nắm bắt được xu hướng, thái độ của thính giả và điều chỉnh cách trình bày giáo lý để có thể tạo được sự đáp ứng tích cực . Do đó mà phương pháp trong Kinh được mô tả là bài giảng đầy hình ảnh và hoa mỹ về Pháp (pariyaaaya-dhammadesana).

Trái ngược với Tạng Kinh, Tạng Luận (Vi Diệu Pháp) với mục đích mở và đơn giản hệ thống ẩn tàng của Tạng Kinh. Vi Diệu Pháp không quan tâm đến xu hướng cá nhân và trình độ nhận thức của người nghe.

Nó là một hệ thống theo phong cách trừu tượng, chính thống hoàn hoàn không có chỗ cho ngôn từ hoa mỹ, cũng như các luận giảng dễ hiểu. Do đó phương pháp của Luận được mô tả là bài giảng chân phương, không hoa mỹ về Pháp (nippariyaya-dhammadesana).

Sự khác nhau về kỹ thuật giữa hai phương pháp cũng có ảnh hưởng đến hệ thống thuật ngữ tương ứng.

Trong Tạng kinh Phật thường dùng ngôn ngữ qui ước (voharavacana) và chấp nhận chân lý qui ước (sammutisacca), chân lý được diễn đạt bằng các từ ngữ thực tại không chứa đựng chân lý tối thượng bản thể học nhưng vẫn nói được đúng bản chất của nó.

Do đó trong Tạng Kinh, Đức Phật nói đến “Tôi”, “anh”, nói đến “nam”, và ”nữ”, nói đến chúng sinh, con người ngay cả bản ngã như là những thực thể cụ thể rõ ràng và gần gũi.

Tuy nhiên phương pháp trình bày của Tạng Luận, lại hạn chế các thuật ngữ có giá trị trên quan điểm của chân lý tối thượng như: Chư pháp, các tính chất của chư pháp, các chức năng của chư pháp, và các mối quan hệ của chư pháp.

Do đó trong Tạng Luận tất cả những thực thể mang tính khái niệm tạm thời được chấp nhận trong Tạng Kinh.

Như thế nhằm mục đích chuyển mục tiêu bản thể học tối thượng thành các hiện tượng vật chất tinh thần gần gũi, vô thường, nhân duyên sinh (phát sinh tuỳ thuộc), vô ngã.

Khi có sự phân biệt giữa hai phương pháp Luận và Tạng thì cần căn cứ trên điểm đặc trưng của mỗi tạng. Tuyệt đối khổng được phân biệt ranh giới rõ ràng. Ở một giới hạn nào đó thì hai phương pháp này có sự thâm nhập và chồng lấn nên nhau.

Do đó trong Kinh Tạng chúng ta tìm thấy những bài giảng sử dụng những thuật ngữ triết học như uẩn, xứ, đại, …, và như thế nằm trong phạm vi của phương pháp của Tạng Luận.

Lại nữa trong Luận Tạng ta còn tìm thấy những phần, ngay cả cả quyển Nhân Chế Định (Puggalapannatti), cũng không dùng cách diễn đạt trang nghiêm mà sử dụng các thuật ngữ qui ước, và như vậy nó lại giống với phương pháp của Kinh.

Các đặc điểm riêng của Luận

Ngoài việc gắn chặt với phương pháp trình bày theo lối triết học của mình, Luận Tạng còn có những đóng góp quan trọng đối với nhiệm vụ hệ thống hoá đạo phật của mình. Một trong những đóng góp đó là việc xây dựng lên sơ đồ toàn bộ cấu trúc cơ bản tương đối rõ ràng và đầy đủ của hệ thống phật học.

Điểm riêng thứ nhất của luận là sơ đồ phân loại.

Sơ đồ (ma trận) này , ở đầu quyển Pháp Tụ – Dhammasangani như là lời nói đầu thích hợp của Luận Tạng, gồm 122 cách phân loại đặc thù cho phương pháp của Luận. Trong số đó, có 22 nhóm 3 (tika), các bộ từng 3 thuật ngữ mà theo đó các pháp nền tảng được phân bố; còn lại là hàng trăm nhóm 2 (duka), các bộ gồm 2 thuật ngữ dùng làm cơ sở cho việc xếp loại.

Ma trận dùng như là một mạng lưới để phân loại theo kinh nghiệm, độ phức tạp, đa dạng, độ phù hợp theo những nguyên tắc được quyết định bởi những mục đích của Pháp.

Ví dụ nhóm 3 bao gồm những bộ nói về tình trạng như:

  • Kiện khang, không kiện khang và không quyết định;
  • Những tình trạng gắn với những cảm xúc vui tươi, đau đớn, bình thường;
  • Những tình trạng là kết quả của nghiệp, dẫn xuất từ những kết quả của nghiệp, không thuộc hai cái trước v.v.

Nhóm hai bao gồm những bộ như những tình trạng các căn, không phải các căn; những tình trạng tuỳ thuộc với các căn, không tuỳ thuộc như vậy; những tính trạng bị qui định, không bị qui định; những tình trạng trần tục, siêu trần; v.v.

Bằng cách chọn những phạm trù, ma trận quán xuyến tổng thể các hiện tượng, chiếu sáng chúng từ hàng loạt các góc khác nhau về triết thọc, tâm lý học và đạo đức học trong bản chất.

Điểm riêng thứ hai của Luận là phân đoạn dòng ý thức

Dòng ý thức hiển hiện liên tục thành những chuỗi, những sự kiện tinh thần ngắn ngủi gọi là citta (chất đa: tâm ý), mỗi đơn nguyên phức thể như vậy tham gia vào chính bản thân ý thức, với tư cách là ý thức cơ bản của một đối tượng, và tập hợp các yếu tố tinh thần (cetasika) thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt hơn trong hành động nhận thức.

Quan điểm như vậy về ý thức, ít nhất là ở bước phác họa, có thể sẵn sàng rút ra từ sự phân tích của Kinh Tạng về kinh nghiệm thành ngũ uẩn, trong đó bốn uẩn tinh thần (thọ, tưởng, hành, thức) luôn gắn kết không rời, nhưng khái niệm vẫn còn đấy chỉ như là gợi mở.

Trong Luận Tạng sự gợi mở không những là chỉ ra mà còn là mở rộng thành một bức tranh cực kỳ chi tiết và chặt chẽ về chức năng nhận thức trong cả khoảnh khắc tức thì vĩ mô lẫn trong sự liên tục (liên tục triền miên) đời đời.

Sự đóng góp thứ 3 của Luận tạng

Sự đóng góp thứ ba khởi sinh từ sự thôi thúc thiết lập trật tự giữa sự lộn xộn của các thuật ngữ trở nên có trật tự trong các bài giảng Phật giáo. Trong việc xác định, xắp xếp mỗi chư pháp, các văn bản của Luận tập hợp các danh sách liệt kê các từ đồng nghĩa hầu hệt rút ra từ Tạng kinh. Phương pháp định nghĩa này cho thấy cách mà một pháp riêng lẻ có thể mang những tên khác nhau vào trong các phạm trù khác nhau.

Ví dụ, trong những phiền não của con người thì yếu tố tinh thần của thân (lobha) có thể tìm thấy như là nhiễm (ham) dục cảm quan, nhiễm (ham) sống, sự ràng buộc tham lam về thể xác, đeo bám các thú vui cảm quan, sự ham muốn cảm quan,.

Trong số những yêu cầu giác ngộ, yếu tố tinh thần của trí tuệ (panna) có thể được tìm thấy với tư cách là khả năng và sức mạnh của trí tuệ, yếu tố giác ngộ của việc truy vấn các tình trạng, yếu tố dẫn đạo của chính kiến.

Trong vệc thiết lập các mối quan hệ này, Luận đã trình bày mối quan hệ hỗ tương giữa các thuật ngữ trừu tượng có thể không rõ ràng trong các chư Kinh. Khi đó Luận là nơi cung cấp sơ đồ để hiểu các bài giảng của Đức Phật được thuận lợi hơn.

Nhận thức của Luận về ý thức mang lại kết quả hơn hẳn trong sơ đồ phân loại các yếu tố tối thượng hình thành hiện thực, sơ đồ trong văn bản của Luận về sau chiếm ưu thế hơn các sơ đồ thừa kế từ Tạng Kinh như là uẩn, xứ, đại.

Trong Luận Tạng, các phạm trù sau vẫn rất rõ ràng, trong đó quan điểm về tâm như là bao gồm những hội tụ thoáng qua của ý thức và các yếu tố tuỳ thuộc dẫn đến phương pháp phân loại phù hợp hơn với hệ thống.

Về việc phân chia thực thể thành bốn yếu tố tối thượng (paramattha) như: Ý thức, các yếu tố tinh thần, các hiện tượng vật chất và Niết bàn (citta, cetasika, rupa, nibbana), ba cái trước bao gồm hiện thực bị ràng buộc (bị qui định) và cái cuối cùng là yếu tố không bị qui định.

Đóng góp thứ 4 của Vi diệu pháp (luận tạng)

Đóng góp cuối cùng của phương pháp của Luận được ghi nhận ở đây (quyển cuối cùng của Tạng), là Bộ Vị Trí (Phát Thú – Patthana ) là một bộ gồm 24 mối quan hệ ràng buộc được đưa ra làm các hiện thực tối thượng và được liên kết thành các quá trình có trật tự.

Sơ đồ này cung cấp các điều kiện bổ sung cần thiết cho phương pháp phân tích chủ đạo ở các quyển trước của Luận.

Phương pháp này phân tích, phân chia cái tổng quát, hiển nhiên thành các yếu tố thành phần của chúng, qua đó trình bày cái cốt lõi, cái không thể phân chia để đánh giá là ngã hay chất.

Phương pháp tổng hợp sắp xếp các mối quan hệ có điều kiện của các hiện tượng đời thường, sự phân tích này cho ta thấy các hiện tượng này không phải là độc lập, đơn lẻ mà chúng có sự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau.

Chẳng hạn, phương pháp phân tích những bài giảng trước đây của Luận Tạng và phương pháp tổng hợp của Bộ Vị Trí (Phát Thú – Patthana thiết lập sự thống nhất của nền tảng cho những nguyên lý triết học song sinh của Phật giáo, vô ngã (anatta, non-self hay egolessness).

Do đó nền tảng của phương pháp luận của Luận vẫn là sự hài hoà tuyệt vời với sự soi sáng nội dung bên trong của Pháp.

Lưu Ý về dịch thuật trong Vi Diệu Pháp [Abhidhamma]

Rất khó mà tìm được một danh từ thích hợp để phiên dịch một cách chính xác Phạn ngữ Abhidhamma. Vì vậy ở đây, xin tạm dịch là Vi Diệu Pháp.

Trong Vi Diệu Pháp cũng có nhiều danh từ kỹ thuật rất khó để phiên dịch mà không làm sai lệch ý nghĩa. Vài danh từ như: tâm, ý chí, tác ý, trí thức, trí giác v.v… được dùng trong triết học Tây Phương với những ý nghĩa đặc biệt.

Nơi đây xin quý vị độc giả cố gắng hiểu các danh từ kỹ thuật ấy theo nghĩa của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ðể tránh hiểu lầm từ ngữ theo lối hiểu biết quen thuộc từ xưa, các danh từ Pàli được giải thích và giữ lại dùng ở đây, mặc dầu người không quen thuộc với Pàli đôi khi thấy phiền phức.

Trong nhiều trường hợp các danh từ Pàli được triết tự và giải thích theo ngữ nguyên để được hiểu rõ ràng và chính xác.

Ðôi khi danh từ Pàli còn được chọn dùng luôn mà không phiên dịch để người đọc quen thuộc với những chữ ấy. Cũng có khi người đọc gặp những danh từ không được thông dụng như: hoặc lậu, tâm hành, tâm quả v.v…

Nhưng rất quan trọng trên phương diện Vi Diệu Pháp, ý nghĩa của những danh từ này phải được thông suốt rõ ràng và chính xác. (…)

Hòa Thượng Nàrada (Trích “Vi Diệu Pháp Toát Yếu – Abhidhammattha Sangaha”, Phạm Kim Khánh dịch Việt, Hoa Kỳ, 2000 – Lý Khí Việt Nam biên soạn và dịch nghĩa)

4. Vi Diệu Pháp một trong ba bộ sách kinh điển của Phật Giáo

Trung tâm của triết lý, của Luận là Abhidhamma Pitaka, (Tạng Vi Diệu Pháp) một trong ba bộ kinh sách thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền của Phật Pháp.

Kho tàng kinh điển của Phật Giáo

Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn, được tổ chức tại Ấn độ trong những thệ kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.

  • Hội đồng đầu tiên được tổ chức tại Rajagaha, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn được 3 tháng, với 500 Đại đức dưới sự chủ trì của Sư tổ Mahakassapa (Đại Ca-diếp);
  • Hội đồng thứ hai tại Vesali, cả trăm năm sau;
  • Hội đồng thứ ba, tại Pataliputta, hai trăm năm sau nữa.

Kho tàng kinh điển xuất hiện từ các hội đồng này, được bảo tồn bằng ngôn ngữ Trung – Ấn, ngày nay gọi là tiếng Pali, được biết đến là Tam tạng (Tipitaka), hay ba “cái rỗ” hay là ba bộ sưu tập lời giáo huấn của Phật.

  • Bộ sưu tập thứ nhất, bộ Vinaya Pitaka, là bộ sách nói về Luật, chứa đựng các qui định ứng xử của tỳ kheo và tỳ kheo ni (nam và nữ tu sĩ) và các qui định điều chỉnh tăng già (tập thể tăng chúng), nề nếp tu viện.
  • Bộ sưu tập thứ hai là bộ Sutta Pitaka (Kinh tạng), tập hợp các bài giảng do chính Đức Phật giảng trong nhiều dịp khác nhau suốt thời gian giảng đạo của ngài suốt 45 năm.
  • Bộ sưu tập thứ baAbhidhamma Pitaka (Tạng Vi Diệu Pháp), là “bộ” chứa đựng học thuyết “cao hơn” hay “chuyên biệt” của Đức Phật

Tạng Vi Diệu Pháp thứ ba này trong kho tàng kinh điển Pali có tính đặc thù biện giải khác biệt hai tạng kia.

Nếu như trong khi Kinh và Luật phục vụ mục đích cụ thể, rõ ràng, tức là, tuyên bố rõ ràng thông điệp giải thoát và đề ra phương pháp tu luyện cá nhân.

Thì Tạng Vi Diệu Pháp trình bày diện mạo hệ thống hoá mang tính kỹ thuật cao và trừu tượng của học thuyết.

Bộ sưu tập này bao gồm bảy quyển: Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani), Bộ Phân Tích (Phân Biệt – Vibhanga), Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết – Dhatukatha), Bộ Nhân Chệ Định (Nhân Thi Thuyết – Puggalapannati), Bộ Ngữ Tông (Kathavattu), Bộ Song Đối (Song Luận – Yamaka) và Bộ Vị Trí (Phát Thú – Patthana).

Không như Kinh Tạng, đây không phải là ghi chép những bài giảng, đàm luận xảy ra trong bối cảnh đời sống thực; hơn thế, chúng là những luận đề toàn diện. Trong đó những nguyên lý của học thuyết được tổ chức có phương pháp, xác định chi li, lập thành bảng và phân loại tỉ mỉ.

Không nghi ngờ gì nữa, Vi diệu pháp ban đầu được truyền miệng và chỉ được ghi chép lại sau này, so với phần còn lại của kho tàng kinh điển trong thế kỷ thứ nhất sau công nguyên thì Vi diệu Pháp hiển lộ những phẩm chất của tư tưởng có cấu trúc và sự nhất quán chặt chẽ đặc trưng hơn.

Tạng Vi Diệu Pháp thứ ba

Theo truyền thuyết Therevada, Tạng luận được giữ gìn với sự kính trọng cao nhất, được kính trọng như là châu báu, vương miện kinh điển của Phật giáo.

Ví dụ điển hình cho sự kính trọng này là ở Sri Lanka nhà vua Kassapa V (thệ kỷ thứ 10 sau CN) đã cho khắc toàn bộ Luận Tạng trên các đĩa vàng và cho nạm ngọc quyển đầu tiên.

Trong khi một vị vua khác, vua Vijayabahu (thế kỷ 11) thường nghiên cứu Bộ Pháp Tụ – Dhammasagani vào mỗi sáng trước khi ngự triều và soạn một bản dịch quyển ấy sang tiếng Sinhala.

Tuy nhiên khi đọc lướt qua quyển dịch ấy thì ta cảm thấy khó hiểu về sự tôn kính đối với Luận. Quyển sách có vẻ như chỉ là một bài tập mang tính học thuật trong việc sử dụng các thuật ngữ học thuyết trừu tượng, lập đi lập lại nặng nề, nhàm chán. 

Chỉ khi ta nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp một cách toàn diện và tư duy sâu sắc với lòng tin mạnh mẽ rằng những quyển sách cổ này ắt hẳn có những điều thật ý nghĩa cần truyền đạt, thì lý do của việc tôn kính Tạng Vi Diệu Pháp mới hiển lộ.

Khi ta tiếp cận các bài giảng của Tạng Vi Diệu Pháp với tinh thần như vậy và đã đạt được sự thấu hiểu ở chừng mực nào đó vào những hàm ý rộng lớn và sự thống nhất hữu cơ của chúng, ta mới phát hiện ra rằng chúng không nỗ lực nhằm vào cái gì khác hơn là truyền đạt sự khải ngộ toàn diện về cái tổng thể của chân lý hiện thực được thể nghiệm, một sự khải ngộ mang dấu ấn của mở rộng giới hạn, của sự hoàn chỉnh hệ thống và sự chính xác trong phân tích.

Theo quan điểm chính thống của Phật giáo Therevada, hệ thống mà họ trình bày không phải là sự sai lầm của những tư tưởng mang tính lý thuyết, không phải là sự pha tạp của những giả thuyết siêu hình mà là sự phát lộ chân bản chất của hiện hữu như được tâm thấu hiểu, cái tâm đã thâm nhập vào cái một-toàn-thể của sự vật cả về chiều sâu lẫn về chi tiết tế vi nhất.

Bởi vì tính chất này mà truyền thuyết Phật giáo Therevada xem Tạng Vi Diệu Pháp là sự thể hiện hoàn thiện nhất có thể có được của kiến thức Đức Phật bao trùm không gì cản ngại (trí huệ) (sabbannuta-nana).

Đó là khẳng định của ngài về cách mà sự vật xuất hiện đối với tâm của Đấng Giác Ngộ Viên mãn, được an định theo hai cực của giáo lý của ngài: khổ và chấm dứt (thoát) khổ.

5. Hệ thống của Tạng Vi Diệu Pháp

Hệ thống mà Tạng Vi Diệu Pháp trình bày đồng thời là triết học, tâm lý học, và đạo đức học, tất cả hội nhập trong khuôn khổ của một chương trình giải thoát. Tạng Vi Diệu Pháp có thể được mô tả như là triết học bởi vì nó đề xuất một bản thể luận, một dự phỏng về bản chất của hiện thực. Dự phỏng này được gọi là pháp luận (học thuyết về pháp).

Một cách ngắn gọn, pháp luận cho rằng hiện thực tối thượng bao gồm hằng hà sa số các yếu tố thành phần gọi là chư pháp. Chư pháp không phải là cái ẩn dấu sau hiện tượng , không phải vật tư thân như là đối lập với diện mạo, nhưng là những yếu tố thành phần nền tảng của hiện thực.

Chư pháp chia làm hai lớp rộng: pháp không bị qui định, tức là Niết bàn độc hữu, và pháp bị qui định, là những hiện tượng vật chất tinh thần phù du tạo nên quá trình của kinh nghiệm.

Thế giới quen thuộc của những vật cụ thể và những con người tồn tại khổ đau , theo pháp luận, một dạng khái niệm do tâm khuôn đúc từ những nguyên dữ liệu do chư pháp đem lại.

Thực thể của khung tham chiếu hàng ngày của chúng ta chỉ là hiện thức đối cảm quan có nguồn gốc từ các tầng cơ sở của chư pháp. Duy chỉ có chư pháp mới sở đắc được chân lý hiện thực tối hậu: hiện hữu hạn từ phía tự thân của chúng (sarupato) độc lập với quá trình khái niệm hoá các dữ liệu của tâm.

Một khái niệm về bản chất của hiện thực dường như đã ẩn tàng trong Kinh Tạng đặc biệt là trong các bài giảng của Đức Phật về các thức, uẩn, đại (ví dụ tứ đại), nhân duyên, v.v., nhưng nó vẫn còn ẩn tàng phía sau như là cơ sở cho những giáo lý trong khuôn khổ một cách thực tiễn hơn trong Kinh điển.

Ngay trong chính Luận Tạng, pháp luận vẫn chưa được trình bày như là nguyên lý triết học rõ ràng. Điều này chỉ xuất hiện về sau, trong các bản Chú Giải (Commentaries).

Tuy nhiên, dù là tìm ẩn, pháp luận vẫn được tập trung quan tâm trong vai trò là nguyên tắc điều hành phía sau nhiệm vụ hiển nhiên hơn của Tạng Vi Diệu Pháp, dự phóng của việc hệ thống hoá.

Đề án này khởi sự từ tiền đề rằng để đạt được trí huệ hiểu được sự vật “như chúng thực sự là”, một cái nêm thật sắc phải được đóng vào giưã những loại thực thể sở đắc tối thượng bản thể học, nghiã là, chư pháp, và những thực thể chỉ tồn tại như là những dạng thức khái niệm nhưng bị nhận thức sai lầm là thực thể tối thượng.

Tiến hành từ điểm biện biệt này, Tạng Vi Diệu Pháp chấp nhận một tiền đề về con số cố định của chư pháp như là cơ sở của hiện thực , mà hầu hệt đều được rút ra từ Kinh điển. Rồi nó bắt đầu định nghiã tất cả những thuật ngữ kinh điển dùng trong Tạng Kinh theo cách cho thấy sự đồng nhất của chúng với những thực thể tối thượng bản thể học được hệ thống công nhận.

Trên cơ sở của những định nghĩa này nó xếp loại toàn diện chư pháp vào mạng của những phạm trù tiên định và các phương thức quan hệ làm nổi bật vị trí của chúng trong cấu trúc của hệ thống.

Và bởi vì hệ thống được cho là phản ảnh chân thực của hiện thực, điều này có nghĩa là việc phân loại xác định vị trí của mỗi pháp trong toàn bộ cấu trúc của hiện thực

Nỗ lực của Tạng Vi Diệu Pháp nhằm thấu hiểu bản chất của hiện thực, trái với nỗ lực của khoa học truyền thuyết phương Tây, không tiến hành từ quan điểm của người quan sát bàng quang nhìn một cách hướng ngoại về thế giới bên ngoài.

Mối quan tâm lớn nhất của Tạng Vi Diệu Pháp là hiểu bản chất của kinh nghiệm, và do đó bản chất của hiện thực mà nó tập trung vào là hiện thực ý thức.

Thệ giới đươc mang lại trong kinh nghiệm, bao gồm cả kiến thức và cái-biết -được với nghiã rộng nhất. Vì lý do này nỗ lực triết học của Tạng Luận thu tóm thành một tâm lý học hiện tượng logic. Để có thể hiểu hiện thực được thể nghiệm, Tạng Luận tiến hành phân tích toàn diện cái tâm như là nó tự hiển lộ khi thiền đinh hồi quang.

Nó phân chia ý thức thành nhiều chủng loại đa dạng, nêu cụ thể những yếu tố và chức năng của mỗi loại, gắn kết chúng với các đối tượng của chúng và các cơ cở triết học của chúng, và cho thấy các chủng loại khác nhau của ý thức kết nối với nhau ra sao và với hiện tượng vật chất để tạo thành quá trình kinh nghiệm tiếp diễn.

Việc phân tích tâm như vậy không phải do động cơ hiếu kỳ phi thực tiễn mà chính vì mục đích thực tiễn xuyên suốt giáo lý Đức Phật, chứng đạt thoát khổ. Vì Đức Phật truy nguyên khổ từ các thái độ nhiễm trần của chúng ta – một định hướng tinh thần bắt nguồn từ tham, sân, si – Tâm lý học hiện tượng lô-gich của Luận cũng mang tính chất của đạo đức tâm lý , đạo đức không hiểu theo nghiã hẹp của những chuẩn mực luân lý mà là toàn bộ sự dẫn đạo đến cuộc sống cao thượng và thanh lọc tâm hồn.

Theo đó, chúng ta phát hiện ra rằng Vi Diệu Pháp phân biệt các trạng thái của tâm dưạ trên các tiêu chuẩn đạo đức: lành mạnh hay không lành mạnh, những yếu tố đẹp và những điều hư hỏng (tịnh >< cấu). Nó sơ đồ hoá ý thức theo dạng từ thấp đến cao tuỳ ứng với các bậc thành công trong việc thanh lọc mà đệ tử Phật chứng đạt bằng cách tu tập theo con đường của Đức Phật.

Sơ đồ này cho thấy sự luyện tâm qua sự tinh tiến thâm nhập thiền, các cảnh giới thiền vật chất tế vi và tầng thiền phi phi tưởng, rồi đến các bậc nội quan và trí huệ của các con đường thoát tục và chứng quả. Cuối cùng, nó pha từ lộ toàn bộ qui mô phát triển đạo đức đến điểm đỉnh của việc thanh lọc viên mãn đạt được với tâm- giải – thoát – bất -thoái – chuyển khỏi các phiền trược.

Tất cả ba chiều của Tạng Luận – triết học, tâm lý học, đạo đức học – có nguyên uỷ từ hòn đá tảng của giáo lý của Đức Phật, chương trình giải thoát được tuyên bố qua Tứ Thánh Đế. Sự khảo sát bản thể học về chư pháp bắt nguồn từ huấn lệnh của Đức Phật là Khổ Đế, đồng nhất với các hiện tượng bị qui định (ràng buộc) như là một toàn thể phải được giác ngộ (parinneyya).

Sự nổi bật của các phiển trược về tinh thần và sự tất yếu phải giác ngộ trong hệ thống các phạm trù của nó, là chỉ dấu cho mối quan hệ tâm lý học và đạo đức học của nó, kết nối Luận với đệ nhị và đệ tứ Thánh Đế, nguồn gốc của khổ và con đường dẫn đến chấm dứt khổ. Và toàn bộ việc phân loại phạm trù của chư pháp được hệ thống nghiên cứu cách chi tiết đạt mức hoàn hảo của nó trong “nguyên tố không còn bị qui định” (asankhata dhatu) tức là Niết bàn, đệ tam Thánh Đế, chấm dứt khổ.

6. Vi Diệu Pháp tổng quát

Quyển Abhidhammattha Sangaha (Vi Diệu Pháp) có chín chương. Mở đầu bằng cách liệt kê bốn thực thể tối thượng – ý thức, các yếu tố tinh thần, vật chất và Niết bàn. Phân tích chi tiết các yếu tố này được đặt ra cho 6 chương đầu.

Chương I

Khái quát về Ý thức, định nghiã và phân loại 89 và 121 loại ý thức. Tầm bao quát của chương thứ nhất cũng đề cập cùng lĩnh vực như chương các Trạng thái của Ý thức của tác phẩm Dhammasangani, nhưng khác về phương pháp. Tác phẩm kinh điển này bắt đầu với sự phân tích nhóm ba đầu tiên trong matika, và do đó bắt đầu phân loại ý thức trên cơ sở ba phẩm chất đạo đức của an lành (wholesome), không an lành, và cái giưã hai cái trên (không quyết định); rồi trong phạm vi các phạm trù đó nó phân nhỏ ý thức trên cơ sở bình diện thành những lĩnh vực giác quan, lĩnh vực vật chất tế vi, lãnh vực phi vật chất và siêu phàm. Còn Sangala, trái lại không bị ràng buộc vào matika, trước tiên chia ý thức trên cơ sở bình diện và chia nhỏ nó trên cơ sở phẩm chất đạo đức.

Chương II

Khái quát vế các Yếu tố tinh thần, trước tiên liệt kê 52 tâm sở – cetasika hay là các yếu tố tuỳ thuộc của ý thức, được chia ra làm 4 lớp chung nhất, cá biệt, các yếu tố không an lành (bất tịnh) và các yếu tố tốt đẹp. Sau đó các yếu tố được nghiên cứu bằng hai phương pháp bổ sung: trước tiên, phương pháp gắn kết (sampayoganaya), cho các yếu tố tinh thần như là một đơn vị tra vấn và gợi mở các loại ý thức mà chúng trực tiếp gắn kết; và thứ hai phương pháp bao gồm hay gộp (sangahanaya), cho các loại ý thức là đơn vị tra vấn và gợi mở các yếu tố tinh thần thâm nhập vào cơ cấu của nhau. Chương này cũng chủ yếu rút ra từ chương thứ nhất của bộ Pháp Tụ – Dhammasagani.

Chương III

Khái quát các vấn đề linh tinh, xếp các loại ý thức cùng với các yếu tố của nó theo 6 phạm trù: căn cội (hetu), cảm xúc (feeling), chức năng (kicca), cưả (dvara), đối tượng (arammana), và cơ sở (vatthu).

Ba chương đầu liên quan chủ yếu đến cấu trúc của ý thức, cả nội tại và trong mối quan hệ với các biến đổi bên ngoài. Trái lại hai chương tiếp theo đề cập đến sự năng động của ý thức, tức là, với cách xuất hiện của chúng. Theo Luận, ý thức xuất hiện theo hai cách riêng biệt nhưng xoắn xuýt nhau – như quá trình tích cực và luồng tiêu cực (âm – dương).

Chương bốn

Nghiên cứu “quá trình của nhận thức” ,

Chương V

Luồng tiêu cực “siêu quá trình”, được khai mào bằng một nghiên cứu về vũ trụ học truyền thống Phật giáo. Việc trình bày ở đây phần lớn dưạ vào cácbản chú giải về Luận.

Chương VI

Khái quát về vật chất, chuyển từ thệ giới tinh thần sang thệ giới vật chất. Được căn cứ trụ yếu vào chương hai của Bộ Pháp Tụ – D liệt kê các loại hiện tượng vật chất, phân loại chúng thành nhiều cách khác nhau, và giải thích các cách phát sinh của chúng.

Nó cũng giới thiệu các khái niệm có tính chất giải thích về các nhóm vật chất, trình bày chi tiết, và mô tả sự xuất hiện của các quá trình vật chất trong các cảnh giới khác nhau của hiện thực. Chương này kết thúc với một phần nhỏ nói về bốn hiện thực tối thượng, Niết bàn, yếu tố duy nhất không bị ràng buộc trong cả hệ thống.

Với chương sáu, Acariya Anuruddha đã hoàn tất việc trình bày phân tích của mình về bốn thực thể tối thượng, nhưng vẫn hãy còn mấy vấn đề quan trọng phải được giải thích để đem lại bức tranh toàn cảnh của Luận. Điều này được thực hiện trong ba chương cuối.

Chương VII

Khái quát về các phạm trù, sắp xếp các thực thể tối thượng thành các bảng phạm trù đa dạng dưới bốn tiêu đề: Khái quát về cấu (phiền não, bất tịnh); khái quát về các phạm trù pha tạp, gồm các mục về các phẩm chất đạo đức khác nhau; khái quát về tính nhất thiết của giác ngộ; và Khái quát về cái toàn thể, một khảo sát toàn diện về bản thể học của Luận. Chương này dưạ gần như hẳn vào tác phẩm Vibhamga và trong chừng mực nào đó vào bộ Pháp Tụ – Dhammasangani.

Chương VIII

Khái quát về Sự qui định (Triền Phươc), được giới thiệu để gồm giáo lý của Luận về mối quan hệ tương hỗ của các hiện tượng vật chất tinh thần, theo đó hoàn thành việc đề cập mang tính phân tích về các thực thể tối thượng với sự trình bày tổng hợp phơi bày trần trụi các mối quan hệ tương hỗ chức năng của chúng.

Sự trình bày tóm lược cho thấy hai phuơng pháp luân phiên nhau đối với sự qui định được tìm thấy trong kho tàng kinh điển Pali. Một là phương pháp duyên sinh (phát sinh tuỳ thuộc), nổi bật trong Tạng Kinh và đươc phân tích dưới gốc độ Kinh và Luận trong tác phẩm Vibhanga (chương VI)..

Phương pháp này xem xét sự qui định về phương diện mô hình nhân-và-quả cho rằng có sự ràng buộc vớisamsara, vòng luân hồi sinh tử. Phương pháp khác là phương pháp Pattana, với hai mươi bốn mối quan hệ qui định. Kết thúc chương này là một bài ngắn về các khái niệm (pannatti), theo đó kéo theo cả Puggalapannatti, ít nhất là hàm ý như vậy

Chương IX và chương cuối cùng,

Liên quan không phải tới lý thuyết mà là thực hành. Đây là chương Khái quát về Các Chủ đề Thiền. Chương này đóng vai trò như là tóm tắt Visuddhimagga. Nó khảo sát cô đọng các phương pháp thiền đươc giảng giải cặn kẽ trong tác phẩm sau, và đưa ra các bài viết cô động về các giai đoạn tiến bộ trong cả các hệ thống thiền, tập trung và nội quan.

Là tác phẩm chủ chốt , nó tóm tắt, nó kết luận với một bài viết về bốn dạng người giác ngộ, các quả vị và chấm dứt luân hồi. Cách trình bày của tác phẩm Abhidhammattha Sangaha có lẽ dùng để nhấn mạnh việc cứu thệ tối thượng của Luận. Tất cả phân tích lý thuyết về tâm và vật cuối cùng hội tụ về thực hành thiền, và thực hành đi đến tột đỉnh trong sự đạt mục tiêu tối thượng của đạo Phật, giải thoát tâm bằng vô chấp.

Qua bài viết: Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Chuyên


Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!