10 lý do tại sao phải Thiền hàng ngày

Thích Quang Đức
15

Thiền không dễ, tập thiền đòi hỏi thời gian và nghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê. Tập thiền khó và vất vả thế, tại sao phải thiền? Câu hỏi này có lẽ không phổ biến nhưng lại rất nhiều ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ lý do tại sao phải tập thiền để bạn tham khảo. Theo dõi cùng lykhi.com nhé!

1. Thiền là gì?

Thiền là phương pháp tu tập tâm thức để đạt được sự tối thượng của tâm trí (trí tuệ, sáng suốt …). hiền là phương pháp riêng của mỗi tôn giáo và Thiền pháp môn hoàn toàn khác biệt. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Tâm Linh Ý Thức Vũ Trụ.

Không thể phủ nhận là ngồi xem truyền hình thì dễ hơn nhiều. Vậy tại sao ta phải quan tâm đến thiền? Tại sao phải lãng phí thời gian và năng lượng, khi ta có thể đi ra ngoài tận hưởng mọi thú vui. Tại sao? Rất đơn giản. Vì chúng ta là con người.

Và cũng chính vì sự thật đơn giản: bạn là con người; bạn cảm thấy mình phải đón nhận bao thất vọng, khổ đau trong cuộc sống mà không thể làm chúng biến mất đi. Bạn có thể đẩy nó khỏi sự chú tâm của mình trong một khoảng thời gian nào đó; bạn có thể tìm quên lãng trong bao nhiêu tiếng đồng hồ nào đó, nhưng chúng luôn trở lại thường vào những lúc bạn không ngờ nhất. Thiền sẽ làm tất cả điều đó biến mất. Đây cũng là lý do đâu tiên trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải thiền”

2. Đời là bể khổ! Làm sao để an nhiên?

Bạn hãy tưởng tượng bỗng nhiên một lúc nào đó bạn tựa như trên trời rớt xuống, bạn ngồi dậy, nhẩm tính lại, và nhận thức về hoàn cảnh thực sự của mình trong cuộc đời. Có điều gì không ổn với bạn? Bạn túng thiếu? Bạn sợ hãi? Bạn làm gì cũng thất bại. Bạn chỉ là một chúng sanh. Bạn phải hứng chịu cùng loại bệnh truyền nhiễm với mọi chúng sanh.

Đó là con quỷ bên trong tất cả chúng ta, và nó có nhiều bộ mặt với nhiều cánh tay: sự căng thẳng triền miên, thiếu sự cảm thông đối với người, cũng như bản thân (kể cả những người gần gũi với bạn nhất), đè nén cảm xúc, giết mòn tâm hồn.

Không có ai trong chúng ta hoàn toàn thoát khỏi chúng. Ta chạy trốn chúng. Ta xây cả một nền văn hóa để che giấu chúng, giả vờ là chúng không có mặt, và vùi đầu vào các dự án, mục tiêu, lo lắng về chỗ đứng của mình trong xã hội. Nhưng chúng không bao giờ mất đi. Chúng là luồng sóng ngầm dưới mọi suy tưởng, là tiếng nói thầm thì trong đầu không ngừng,

“Chưa tốt đủ. Chưa đâu. Cần phải có nhiều hơn. Tốt hơn. Cần phải tốt hơn”. Đấy là con quỷ. Con quỷ có mặt ở khắp nơi dưới nhiều hình thức thô, tế vô tận.

tại sao phải thiền

Nhưng bản chất trải nghiệm của ta thì thay đổi. Thay đổi không ngừng nghỉ. Cuộc sống trôi qua trong từng khoảnh khắc, và không bao giờ giống nhau. Sự biến đổi không ngừng là bản chất của vũ trụ giác quan. Một tư tưởng vừa khởi lên trong đầu, nửa giây sau nó biến mất. Rồi một tư tưởng khác đến, sau đó cũng qua đi. Một âm thanh chạm đến tai, rồi im lặng. Mở mắt ra và cả thế giới ùa vào, chớp mắt, chúng lại biến mất.

Người đến rồi đi qua cuộc đời bạn. Bạn bè xa rời, người thân ra đi. Vận may của bạn trồi sụt. Đôi khi bạn thắng, và cũng nhiều khi, bạn thua. Nó không ngừng như thế: thay đổi, thay đổi, thay đổi; không hai giây phút nào giống nhau.

Không có gì sai với điều đó. Biến đổi là bản chất của vũ trụ. Nhưng văn hóa nhân loại đã dạy chúng ta những cách phản ứng kỳ lạ đối với dòng chảy không dừng dứt này. Chúng ta phân loại kinh nghiệm. Chúng ta cố dán nhãn mọi suy tưởng, mọi thay đổi tâm lý trong dòng chảy vô tận này, bằng một trong ba khung trạng thái: tốt, xấu hay trung tính, không đáng để tâm đến.

Sau đó, tùy theo cái khung đã chọn, chúng ta cảm nhận sự việc bằng một số phản ứng tâm lý quen thuộc. Nếu điều gì được cho là “tốt”, ta sẽ cố nắm giữ ngay tại đó. Ta bám vào đó, nắm chặt, ôm cứng, cố không để nó thoát khỏi ta. Khi điều gì đó không xảy ra theo như ý, ta lại bằng mọi cách cố lặp lại với hy vọng nó sẽ xảy ra theo như ý.

Hãy gọi thói quen tâm lý này là “chấp”. Ở phía bên kia của tâm là cái khung được dán nhãn “xấu”. Khi ta xem điều gì đó là “xấu” thì ta cố đẩy nó ra xa. Ta cố chối bỏ, chống báng, chỉnh sửa nó. Ta cố hủy bỏ nó bằng mọi cách có thể. Ta tranh đấu chống lại ngay cả trải nghiệm bản thân của mình. Ta chạy trốn những gì thuộc về ta.

Hãy gọi thói quen tâm lý đó là “tẩy chay”. Giữa hai phản ứng này là cái khung có nhãn dán “trung tính”. Chúng ta bỏ vào khung đó các trải nghiệm không tốt, không xấu. Chúng trung tính, nhạt nhẽo, bàng bạc. Chúng ta dồn các trải nghiệm vào khung trung tính này để bỏ lơ chúng, để quay về lại nơi nhộn nhịp, nơi của hành động, được gọi là vòng vô tận của ái và sân. Như thế khung của các trải nghiệm “trung tính” không được ta quan tâm đủ.

Hãy gọi thói quen tâm lý này là “thờ ơ”. Kết quả trực tiếp của tất cả những thứ điên cuồng này là một cuộc chạy đua không có đích đến, dồn dập chạy theo dục lạc, trốn chạy không dừng nghỉ khỏi khổ, và không dừng bỏ qua bao trải nghiệm của mình. Rồi ta lại hỏi sao cuộc sống vô vị. Kết luận là cách sống đó thất bại.

Dầu bạn có cố gắng chạy đuổi theo dục lạc, tiếng tăm khó nhọc đến thế nào, cũng có nhiều lúc bạn không thành công. Dầu bạn có đào tẩu nhanh tới đâu, cũng có nhiều lúc khổ đau bắt kịp bạn.

Và giữa những khoảng thời gian ấy, cuộc sống trở nên nhàm chán đến độ bạn có thể hét lên. Tâm bạn đầy các quan điểm và phê phán. Bạn xây các bức tường quanh mình và bị kẹt trong nhà tù của chính cái thích và không thích của mình. Bạn đau khổ. Bạn  không thể có được mọi thứ mình muốn. Điều đó bất khả thi

thien la gi

May mắn thay, bạn có sự lựa chọn khác. Bạn có thể học cách kiểm soát tâm, để thoát ra khỏi cái vòng quay vô tận của tham và sân. Bạn có thể tập không muốn những gì bạn thường muốn, để nhận ra các ham muốn nhưng không để chúng làm chủ mình. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nằm xuống để mọi người có thể dẫm đạp lên. Điều đó có nghĩa là bạn tiếp tục sống bình thường, nhưng sống với một quan điểm hoàn toàn mới.

Bạn làm những điều cần làm, nhưng không để hấp lực của chính các ái dục của mình sai khiến, làm chủ mình. Dầu có muốn điều gì đó, bạn cũng không chạy đuổi theo nó. Có sợ điều gì đó, bạn cũng không cần phải đứng run rẩy.

Sự huân tập tâm linh này rất khó. Đòi hỏi thời gian. Nhưng cố gắng để làm chủ mọi thứ là điều không thể; khó khăn đến độ không thể. Bạn không thể thay đổi triệt để cách sống của mình, trừ khi bạn bắt đầu thấy mình đúng như bạn đang là. Lúc đó, những sự chuyển đổi sẽ tự nhiên đến. Bạn không cần phải ép buộc, đấu tranh với bất cứ điều gì, hoặc tuân theo mệnh lệnh của ai đó có thẩm quyền. Sự thay đổi tự động xảy ra; và bạn thay đổi.

Nhưng để đạt được cái thấy ban đầu đó là một việc khá vất vả. Bạn phải biết mình là ai, như thế nào mà không ảo tưởng, phê phán, hay có sự chống đối nào. Bạn phải xem lại vị thế của mình trong xã hội và chức năng của mình với tư cách là thành viên trong xã hội.

Bạn phải xét đến các bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với đồng loại, nhưng trên hết là bổn phận đối với bản thân với tư cách là một cá nhân sống cùng với các cá nhân khác. Và cuối cùng, bạn phải thấy tất cả rất rõ ràng là một đơn vị duy nhất, một tổng hợp của sự tương quan liên hệ không thể giảm thiểu.

Nói thì có vẻ phức tạp, nhưng nó có thể xảy ra tức tốc. Sự vun bồi tâm linh qua hành thiền là vượt bậc trong việc giúp bạn đạt được sự hiểu biết và hạnh phúc bình an đó. Thiền được gọi là Đại sư phụ (Great Master). Nó là lò lửa thanh lọc tâm, hoạt động chậm nhưng chắc, qua trí tuệ. Bạn càng có hiểu biết, bạn càng kham nhẫn, uyển chuyển, từ bi. Bạn trở thành những cha mẹ, hay các bậc thầy lý tưởng.

Bạn luôn sẵn sàng tha thứ và quên lãng. Bạn cảm thấy dễ cảm thông với người vì bạn hiểu họ, và bạn hiểu họ vì bạn hiểu bản thân mình. Bạn đã quay nhìn vào tận bên trong, đã thấy sự tự ảo tưởng và những sa ngã, yếu kém của con người, để học thương yêu và tha thứ. Khi bạn đã biết thương mình, từ bi với mình, thì lòng thương cảm cho người khác sẽ tự động có mặt.

Một vị chứng thiền đã đạt được sự hiểu biết về cuộc sống thấu đáo. Vị đó liên hệ với thế giới bằng một tình yêu thương sâu đậm, không phê phán. Thiền rất giống như sự vun xới, khai vỡ một mảnh đất mới. Để biến rừng thành đồng bằng, trước tiên ta phải đốn cây, dời gốc.

Sau đó phải xới đất, bón phân, gieo giống, và thu hoạch. Để vun trồng tâm, trước tiên ta phải dọn sạch những ô uế trên đường – nhổ tận gốc rễ để chúng không mọc trở lại. Sau đó bón phân: ta dồn năng lượng và kỷ luật vào mảnh đất tâm. Sau đó gieo giống, và thu hoạch sản phẩm của tín, giới, niệm và tuệ.

Mục đích của hành thiền là sự chuyển hóa bản thân. Cái “tôi” trước khi đi vào trải nghiệm thiền không giống với cái “tôi” sau đó. Thiền chuyển hóa cá tính của ta bằng quá trình tạo sự nhạy cảm, bằng cách khiến ta ý thức sâu xa đến ý nghĩ, lời nói và hành động của bản thân.

Ngã mạn sẽ bay hơi, sự kỳ thị người khác sẽ cạn kiệt. Cuộc sống của ta sẽ bằng phẳng hơn. Vì vậy, thiền, nếu hành cho đúng, chuẩn bị cho ta đối mặt với những sự vô thường trong cuộc sống. Nó làm giảm căng thẳng, lo âu và sợ hãi. Trạo cử tiêu giảm, đam mê trở nên chừng mực. Mọi thứ bắt đầu có chỗ đứng, và cuộc sống của ta trở nên nhuần nhuyễn, thay vì là đấu tranh. Tất cả những điều này xảy ra là nhờ có trí tuệ.

3. Mười lý do tại sao phải thiền hàng ngày

3.1. Chúng ta sẽ trở thành những người lưu tâm và ý thức hơn

Lưu tâm có nghĩa là chúng ta nhận thức rõ hơn về suy nghĩ và hành động của mình. Trừ khi đang ở trong trạng thái nhận thức cao, chúng ta thường không thể quan sát suy nghĩ của mình một cách có lý trí. Thiền cung cấp cho chúng ta thời gian để suy ngẫm về những suy nghĩ của bản thân và tập trung chủ yếu vào hơi thở hoặc một số khía cạnh khác của con người.

Thiền cung cấp cho chúng ta nhận thức để tập trung lại tâm trí của mình vào thời điểm hiện tại, trái ngược với quá khứ của tương lai. Loại nhận thức này là một kỹ năng hữu ích nếu chúng ta muốn luôn tiến bộ trong cuộc sống hàng ngày của mình.

3.2. Thiền có thể làm giảm căng thẳng không cần thiết

Chúng ta ai cũng cũng sẽ phải trải qua những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên việc thường xuyên đối mặt với căng thẳng có thể không tốt cho sức khỏe và có hại nếu chúng ta không thể tìm ra cách khắc phục.

Ngồi thiền là khoảng thời gian yên tĩnh mà bạn nên dành cho bản thân mỗi ngày. Sử dụng cách hít vào và thở ra thật sâu để tập trung lại sự chú ý. Căng thẳng sẽ không tự động biến mất nhưng chúng ta sẽ quan sát thấy sự thay đổi về lượng căng thẳng mà bản thân tích tụ. Chỉ cần nhắm mắt và hít thở đều đặn chúng ta sẽ cảm nhận được tác dụng to lớn, đặc biệt là khi chúng ta thừa nhận những tình huống căng thẳng phát sinh.

3.3. Kiểm soát bản thân tốt hơn

Tất cả chúng ta ai cũng đều muốn bản thân có thể tự kiểm soát cảm xúc, kìm chế được cơn giận của chính mình. Khi chúng ta hạnh phúc, chúng ta luôn muốn thể hiện những cảm xúc đó một cách tự do. Đồng thời, chúng ta có thể muốn bộc lộ cảm xúc tức giận, buồn bã và đau buồn trong một giới hạn nhất định. Bạn có quyền thể hiện bất kỳ cảm xúc nào bạn muốn miễn là bạn kiểm soát được cảm giác hoặc cảm xúc đó.

Mọi người thường mất kiểm soát cảm xúc của mình và họ chỉ đơn giản là chấp nhận nó. Hãy học cách phản ứng khéo léo trong các tình huống căng thẳng bằng cách dành thời gian đơn giản chỉ là để quan sát tâm trí mình đang hướng đến điều gì.

Thiền cho chúng ta cơ hội để làm điều này. Càng thiền nhiều, chúng ta sẽ càng nhận thấy những suy nghĩ và hành động kích hoạt những cảm xúc mà mình có thể không mong muốn. Trừ khi bạn cố gắng quan sát suy nghĩ và cố gắng hiểu tâm trí đang làm gì, bạn sẽ không bao giờ tìm hiểu về nội tâm của mình. Chỉ đơn giản tin rằng mọi ý nghĩ nảy ra trong đầu bạn và sống dưới sự điều khiển của tâm trí sẽ không thể khiến chúng ta thoải mái hơn.

thien quan la gi
Thiền hiểu biết giúp bạn học cách phản ứng khéo léo trong các tình huống căng thẳng

3.4. Có thể sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn trong cuộc sống

Khi chúng ta có những nhận thức nhiều hơn và rõ ràng hơn về suy nghĩ, hành động và cảm xúc của mình, chúng ta sẽ nhận thấy rằng mình có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Thay vì chỉ phản ứng với các tình huống bất lợi, chúng ta sẽ có được sự hiểu biết hữu ích hơn về những gì đang diễn ra trong tâm trí mình. Sự hiểu biết này cung cấp cho mỗi người kỹ năng suy nghĩ trước khi hành động và do đó đưa ra quyết định có mục đích.

3.5. Thiền giúp chúng ta sống chậm hơn

Trừ khi là một người yêu thích cuộc sống nhộn nhịp và hối hả, nếu không bạn sẽ muốn sống chậm lại và tận hưởng cuộc sống. Thiền mang lại cho bạn khả năng sống chậm. Cuộc sống không phải là một cuộc chạy nước rút; nó là một cuộc đua đường dài. Đừng vội vàng vượt qua nó và bỏ lỡ những điều khiến mình cảm thấy hối tiếc sau này. Đầu tiên hãy để tâm trí của mình có thời gian nghỉ ngơi và sau đó mọi thứ khác sẽ chậm lại theo.

3.6. Học được những kỹ năng hữu ích trong cuộc sống

Đối với rất nhiều người, họ đã học được những kỹ năng hữu ích trong cuộc sống thông qua thiền định. Thiền là một kỹ năng, và giống như bất kỳ kỹ năng nào, cần có quá trình luyện tập và sự tập trung tối đa. Càng có nhiều kỹ năng và sự hiểu biết, cuộc sống của chúng ta càng trở nên dễ dàng hơn.

3.7. Trải nghiệm một cuộc sống hạnh phúc hơn nhờ thiền định

Trong chúng ta, ai cũng muốn hạnh phúc hơn và cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống. Thiền định hàng ngày là một cách tuyệt vời để mở mang tầm mắt của chúng ta đối với cuộc sống này và thực sự trải nghiệm tất cả những gì cuộc sống có thể mang lại. Thiền sẽ giúp chúng ta trân trọng cuộc sống hơn và cảm thấy gắn bó hơn với những thứ đang tồn tại xung quanh mình.

3.8. Thiền định là một bài thực hành miễn phí

Đây có thể là lý do khiến nhiều người lựa chọn thiền định. Chúng ta sẽ chẳng mất một xu nào để nhận lại được những lợi ích từ thiền định và hơn thế nữa, ai ai trong chúng ta cũng có thể thực hành thiền định ngay trong chính ngôi nhà của mình.

3.9. Thiền định có thể được thực hiện ở bất cứ đâu

Chỉ cần tìm một nơi thoải mái để thiền định. Một số người sử dụng không gian yên tĩnh ở nhà hoặc tại văn phòng. Nhà thờ cũng là nơi tuyệt vời để thiền định vì chúng thường yên tĩnh và vắng vẻ. Nhiều người lại yêu thích việc thiền bên ngoài thiên nhiên. Tìm kiếm một nơi hấp dẫn, yên tĩnh và biến đó thành vị trí thiền của mình.

3.10. Thiền định thực sự hiệu quả

Chắc hẳn trong chúng ta, chẳng ai tự nhiên thực hiện một hành động nào đó mà nó không mang lại hiệu quả nhất định. Có rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh những lợi ích của thiền định. Các nhà nghiên cứu thiền định lâu năm đã chỉ ra rằng những người thực hành phương pháp này sẽ thành thạo hơn trong việc đối mặt với những xáo trộn và dòng chảy của cuộc sống.

Thời gian giữa các lần suy nghĩ tăng dần khi chúng ta thiền định, điều này mang đến cơ hội để xem xét những suy nghĩ của mình cẩn thận hơn và hợp lý hơn. Những lợi ích thể chất của thiền bao gồm giảm huyết áp và giảm mức độ lo lắng, cũng như một tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Bên cạnh những lợi ích về mặt tinh thần, thiền định có khả năng mở rộng ý thức, do đó sẽ cho chúng ta khả năng hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của mình nhiều hơn. Và khi càng trở nên tỉnh táo hơn nhờ thiền định, chúng ta sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình nhiều hơn và khiến cuộc sống càng trở nên hạnh phúc hơn.

thien khi tam
Ý nghĩa thiền định giúp tăng khả năng hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của bản thân

4. Lý do vì sao dù không thích nhưng bạn vẫn thiền

Thiền đã được một lần nữa chứng minh có khả năng giúp chúng ta giảm căng thẳng, với tất cả các lợi ích thể chất, xã hội và cảm xúc mà nó mang lại. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền định có thể làm giảm cảm giác trầm cảm. Năm 2003, các nhà nghiên cứu biết được rằng thiền định thường xuyên giúp tăng cường chức năng miễn dịch cũng như kiểm soát các cơn đau mãn tính.

Vì vậy, nhiều người đã thay đổi quan điểm về thiền từ không thích sang tập trung vào nó bởi những gì họ đã học được về thiền và cách biến nó thành một phần trong việc cố gắng cải thiện cuộc sống theo hướng tích cực.

4.1. Chúng ta không chỉ phải ngồi một chỗ

Những người chưa bao giờ thiền đôi khi tưởng tượng thiền là một bài thực hành nhàm chán – và có lẽ nếu không được thực hiện theo một cách nhất định, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng có nhiều loại thiền sẵn có, vì vậy chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một loại thiền phù hợp với mình. Dưới đây là một số lựa chọn thay thế gồm:

  • Thiền hành đi bộ có khả năng làm dịu tâm trí của chúng ta khi tập trung vào các bước đi và chuyển động của cơ thể (nói đúng hơn là tập trung vào hơi thở). Đi bộ là một thực hành chiêm niệm đã có từ nhiều thế kỷ trước, phổ biến trong nhiều tín ngưỡng tâm linh, bao gồm cả Công giáo.
  • Kata là cách luyện tập chính thức của các môn võ thuật, bao gồm cả thái cực quyền. Các chuyển động của phương pháp này phức tạp đến mức không thể nghĩ đến những thứ khác, cho phép tập trung thiền định sâu sắc.
  • Lắng nghe một cách có ý thức với âm nhạc, đặc biệt là nhạc không có lời bài hát, tạo ra tác động tương tự như thiền định bằng cách cho phép cơ thể được chuyển tải bởi âm thanh, tránh xa những suy nghĩ lạc lõng và không liên quan.
  • Thiền trong công việc hàng ngày là nơi chúng ta thực hiện quá trình thiền định trong khi làm những công việc khác – như làm các món ăn, nấu một bữa ăn hoặc mặc quần áo…

Những loại thiền đề cập bên trên chỉ là ví dụ. Còn rất nhiều các lựa chọn khác để thiền bao gồm thiền từ bi, thư giãn có hướng dẫn, thiền thở, ngồi thiền, thiền nhận thức, Kundalini, pranayama…. Vấn đề của chúng ta là lựa chọn một loại thiền phù hợp với bản thân mình nhất để thực hành.

thien la gi
Cách tu tập thiền định không nhất thiết chỉ ngồi một chỗ như mọi người vẫn nghĩ

4.2. Cải thiện khả năng của não bộ

Ngồi thiền được coi là một sự tĩnh lặng của tâm trí, nơi chúng ta không nghĩ về điều gì cụ thể (hoặc không có gì khác ngoài các hành động của thiền định) không quan tâm đến tiếng ồn xung quanh và để cơ thể được nghỉ ngơi. Đó là lý do tại sao tập thể dục có thể mang tính thiền định: tại một thời điểm nhất định, chúng ta chỉ có thể nghĩ về bài tập.

Nhưng trên đường đi, trong suốt các buổi thiền, suy nghĩ của chúng ta sẽ liên tục đi sai hướng và cố gắng làm chúng ta phân tâm. Điều này xảy ra đối với mọi người, kể cả những người đã có kinh nghiệm thiền nhiều năm. Bí quyết của thiền không phải là loại bỏ hoàn toàn những suy nghĩ đó. Đó là để chúng lướt qua tâm trí của mình.

Trong giai đoạn đầu tiên của việc học, nhiều người sẽ thất bại rất nhiều. Bạn sẽ thiền định một lúc, rồi đột nhiên bạn nhận ra rằng bạn đã dừng lại ở đâu đó trên đường đi để suy nghĩ về danh sách việc cần làm và những gì bạn sẽ làm cho bữa tối hôm đó. Nhưng lâu dần, điều đó sẽ được cải thiện và những suy nghĩ ngoài luồng sẽ lướt qua mà không làm chúng ta phân tâm.

4.3. Thiền không tốn quá nhiều thời gian

Chúng ta không cần phải dành hàng giờ mỗi ngày ngồi thiền để có thể nhận được đầy đủ những lợi ích của phương pháp này. Các nghiên cứu được thực hiện đã đề cập ở trên cho phép các đối tượng ngồi thiền trong ít hơn một giờ, trong hầu hết các trường hợp là dưới 15 phút, và thậm chí khoảng thời gian đó là đủ để mang đến những cải thiện đáng kể đối với sức khỏe thể chất, cảm xúc và tâm lý.

Một số bậc thầy về thiền định thậm chí còn cho rằng chúng ta nên bắt đầu chỉ với một phút thiền mỗi ngày. Điều đó sẽ không đủ để gặt hái những lợi ích to lớn và lâu dài, nhưng nó có hai lợi thế:

  • Điều này dễ thực hiện hơn. Bất kỳ ai cũng có thể thiền trong một phút, bất kể họ đang bận rộn hay mất tập trung.
  • Nhiều người sẽ ngạc nhiên một cách thú vị về sự khác biệt mà nó tạo ra trong 10 phút tiếp theo của cuộc đời họ.

Các chuyên gia cũng cho rằng hai yếu tố đó kết hợp với nhau để trở thành một động lực tuyệt vời. Dưới động lực mạnh mẽ của thành công ngay lập tức và cảm thấy tác động ngắn hạn của phút đó, các thiền giả sẽ cam kết hoàn toàn hơn để học cách thiền.

4.4. Ai cũng có thể thiền

Không giống như quan niệm xưa kia, ngày nay, ai cũng có thể thực hành thiền định. Dưới đây là danh sách một số nhân vật nổi tiếng trong tất cả các lĩnh vực đã đưa thiền định vào thói quen hàng ngày của họ:

  • Vận động viên chuyên nghiệp trong các giải đấu thể thao lớn
  • Các diễn viên gồm có: Hugh Jackman, Clint Eastwood và Arnold Schwarzenegger
  • SEAL Team Six và những chi nhánh lực lượng đặc biệt khác của quân đội Hoa Kỳ và trên toàn thế giới
  • Một danh sách dài bao gồm các CEO và doanh nhân như Richard Branson và Elon Musk

5. Tổng kết

Như đã biết, thiền mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe. Trong tất cả những thứ được gọi là “thực hành tâm linh”, thiền có lẽ là phương pháp được nghiên cứu nhiều và sâu nhất. Nhiều nghiên cứu đã quan sát ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ của người thiền đã chỉ ra rằng thực hành thiền định thường xuyên có thể điều chỉnh mô hình thần kinh trong não và thậm chí tăng lượng chất xám.

Cùng với các lợi ích to lớn khác liên quan đến các hệ cơ quan trong cơ thể, thiền là phương pháp mọi người nên cân nhắc áp dụng trong cuộc sống.

Qua bài viết: 10 lý do tại sao phải Thiền hàng ngày nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu