4. Vi Diệu Pháp một trong ba bộ sách kinh điển của Phật Giáo
Trung tâm của triết lý, của Luận là Abhidhamma Pitaka, (Tạng Vi Diệu Pháp) một trong ba bộ kinh sách thuộc kho tàng kinh điển được Phật giáo Therevada công nhận là chính truyền của Phật Pháp.
Kho tàng kinh điển của Phật Giáo
Kho tàng kinh điển này được soạn thảo bởi ba Hội đồng Phật giáo lớn, được tổ chức tại Ấn độ trong những thệ kỷ đầu sau khi Phật viên tịch.
- Hội đồng đầu tiên được tổ chức tại Rajagaha, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn được 3 tháng, với 500 Đại đức dưới sự chủ trì của Sư tổ Mahakassapa (Đại Ca-diếp);
- Hội đồng thứ hai tại Vesali, cả trăm năm sau;
- Hội đồng thứ ba, tại Pataliputta, hai trăm năm sau nữa.
Kho tàng kinh điển xuất hiện từ các hội đồng này, được bảo tồn bằng ngôn ngữ Trung – Ấn, ngày nay gọi là tiếng Pali, được biết đến là Tam tạng (Tipitaka), hay ba “cái rỗ” hay là ba bộ sưu tập lời giáo huấn của Phật.
- Bộ sưu tập thứ nhất, bộ Vinaya Pitaka, là bộ sách nói về Luật, chứa đựng các qui định ứng xử của tỳ kheo và tỳ kheo ni (nam và nữ tu sĩ) và các qui định điều chỉnh tăng già (tập thể tăng chúng), nề nếp tu viện.
- Bộ sưu tập thứ hai là bộ Sutta Pitaka (Kinh tạng), tập hợp các bài giảng do chính Đức Phật giảng trong nhiều dịp khác nhau suốt thời gian giảng đạo của ngài suốt 45 năm.
- Bộ sưu tập thứ ba là Abhidhamma Pitaka (Tạng Vi Diệu Pháp), là “bộ” chứa đựng học thuyết “cao hơn” hay “chuyên biệt” của Đức Phật
Tạng Vi Diệu Pháp thứ ba này trong kho tàng kinh điển Pali có tính đặc thù biện giải khác biệt hai tạng kia.
Nếu như trong khi Kinh và Luật phục vụ mục đích cụ thể, rõ ràng, tức là, tuyên bố rõ ràng thông điệp giải thoát và đề ra phương pháp tu luyện cá nhân.
Thì Tạng Vi Diệu Pháp trình bày diện mạo hệ thống hoá mang tính kỹ thuật cao và trừu tượng của học thuyết.
Bộ sưu tập này bao gồm bảy quyển: Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani), Bộ Phân Tích (Phân Biệt – Vibhanga), Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết – Dhatukatha), Bộ Nhân Chệ Định (Nhân Thi Thuyết – Puggalapannati), Bộ Ngữ Tông (Kathavattu), Bộ Song Đối (Song Luận – Yamaka) và Bộ Vị Trí (Phát Thú – Patthana).
Không như Kinh Tạng, đây không phải là ghi chép những bài giảng, đàm luận xảy ra trong bối cảnh đời sống thực; hơn thế, chúng là những luận đề toàn diện. Trong đó những nguyên lý của học thuyết được tổ chức có phương pháp, xác định chi li, lập thành bảng và phân loại tỉ mỉ.
Không nghi ngờ gì nữa, Vi diệu pháp ban đầu được truyền miệng và chỉ được ghi chép lại sau này, so với phần còn lại của kho tàng kinh điển trong thế kỷ thứ nhất sau công nguyên thì Vi diệu Pháp hiển lộ những phẩm chất của tư tưởng có cấu trúc và sự nhất quán chặt chẽ đặc trưng hơn.
Tạng Vi Diệu Pháp thứ ba
Theo truyền thuyết Therevada, Tạng luận được giữ gìn với sự kính trọng cao nhất, được kính trọng như là châu báu, vương miện kinh điển của Phật giáo.
Ví dụ điển hình cho sự kính trọng này là ở Sri Lanka nhà vua Kassapa V (thệ kỷ thứ 10 sau CN) đã cho khắc toàn bộ Luận Tạng trên các đĩa vàng và cho nạm ngọc quyển đầu tiên.
Trong khi một vị vua khác, vua Vijayabahu (thế kỷ 11) thường nghiên cứu Bộ Pháp Tụ – Dhammasagani vào mỗi sáng trước khi ngự triều và soạn một bản dịch quyển ấy sang tiếng Sinhala.
Tuy nhiên khi đọc lướt qua quyển dịch ấy thì ta cảm thấy khó hiểu về sự tôn kính đối với Luận. Quyển sách có vẻ như chỉ là một bài tập mang tính học thuật trong việc sử dụng các thuật ngữ học thuyết trừu tượng, lập đi lập lại nặng nề, nhàm chán.
Chỉ khi ta nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp một cách toàn diện và tư duy sâu sắc với lòng tin mạnh mẽ rằng những quyển sách cổ này ắt hẳn có những điều thật ý nghĩa cần truyền đạt, thì lý do của việc tôn kính Tạng Vi Diệu Pháp mới hiển lộ.
Khi ta tiếp cận các bài giảng của Tạng Vi Diệu Pháp với tinh thần như vậy và đã đạt được sự thấu hiểu ở chừng mực nào đó vào những hàm ý rộng lớn và sự thống nhất hữu cơ của chúng, ta mới phát hiện ra rằng chúng không nỗ lực nhằm vào cái gì khác hơn là truyền đạt sự khải ngộ toàn diện về cái tổng thể của chân lý hiện thực được thể nghiệm, một sự khải ngộ mang dấu ấn của mở rộng giới hạn, của sự hoàn chỉnh hệ thống và sự chính xác trong phân tích.
Theo quan điểm chính thống của Phật giáo Therevada, hệ thống mà họ trình bày không phải là sự sai lầm của những tư tưởng mang tính lý thuyết, không phải là sự pha tạp của những giả thuyết siêu hình mà là sự phát lộ chân bản chất của hiện hữu như được tâm thấu hiểu, cái tâm đã thâm nhập vào cái một-toàn-thể của sự vật cả về chiều sâu lẫn về chi tiết tế vi nhất.
Bởi vì tính chất này mà truyền thuyết Phật giáo Therevada xem Tạng Vi Diệu Pháp là sự thể hiện hoàn thiện nhất có thể có được của kiến thức Đức Phật bao trùm không gì cản ngại (trí huệ) (sabbannuta-nana).
Đó là khẳng định của ngài về cách mà sự vật xuất hiện đối với tâm của Đấng Giác Ngộ Viên mãn, được an định theo hai cực của giáo lý của ngài: khổ và chấm dứt (thoát) khổ.
Qua bài viết: Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn một ngày mới tốt lành và tràn đầy năng lượng!