Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp]

Thích Quang Đức
561

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) bao gồm cả Danh và Sắc, hai thành phần tâm linh và vật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tích rất tỉ mỉ. Những diễn tiến chánh yếu liên quan đến tiến trình sinh và tử đều được giải thích tường tận.

Những điểm phức tạp và khó hiểu trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con Ðường Giải Thoát được chỉ vạch với những ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu.

Hôm nay Lý khí Việt Nam xin chia sẻ bài viết về Vi diệu pháp tổng quát “Tóm tắt Vi Diệu Pháp, Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng“. Theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quát về Abhidhamma (Vi diệu pháp) nhé.

1. Lời tựa

Vi diệu pháp xuất hiện vào thời trung cổ, trọng tâm của cuốn sách là nói về triết lý của Phật giáo, tên đầy đủ của nó là Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhidhammattha Sangaha).

Tác phẩm này được coi là của Acariya Anuruddha, một người am hiểu Phật giáo viết, người mà thanh thế ít được biết đến ngay cả tại đất nước của chính mình và thế kỷ mà ông sống cũng vẫn còn là một nghi vấn.

Tuy nhiên, bất chấp thân thế còn mơ hồ của tác giả, quyển sổ tay nhỏ bé của ông đã trở thành quyển sách giáo khoa quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất của Phật giáo Therevada.

Trong chín chương ngắn gọn, tác giả cung cấp tóm lược quán xuyến cả một hệ thống phức tạp của học thuyết Phật giáo.

Tài năng của ông là tóm lược được cốt tuỷ của hệ thống triết học của phật giáo, và sắp xếp chúng theo một định dạng dễ hiểu.

Tác phẩm của ông đã trở thành quyển sổ tay chuẩn mực cho việc nghiên cứu luận tạng trong toàn bộ các quốc gia Phật giáo Therevada ở Nam và Đông Nam Á.

Trong những quốc gian này, đặc biệt là Miến Điện (Myanmar) nơi mà luận tạng được theo đuổi kiên trì nhất, thì bộ Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhiddhammattha Sangaha) được coi là chiếc chìa khoá không thể thiếu được trong việc mở kho tàng vĩ đại này của trí tuệ Phật.

Vi diệu pháp
Vi diệu pháp tổng quát

2. Giới thiệu về Vi Diệu Pháp

Ðối với người minh mẫn sáng suốt thật sự muốn tìm chân lý thì Vi Diệu Pháp là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải có tánh cách trí thức. Ở đây có thức ăn để bồi dưỡng tinh thần các tư tưởng gia chân chính cũng như người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ và sống cuộc sống lý tưởng của người Phật tử.

Ý nghĩa của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) là Giáo Huấn Cao Siêu, vi diệu, thù thắng, của Ðức Phật. Sách này trình bày phần tinh hoa của Giáo Pháp mà Ngài ban truyền.

Giáo Pháp nằm trong tạng Kinh (Sutta Pitaka) là giáo huấn thông thường, có tánh cách quy ước, chệ định (vohàra desanà). Còn Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) là giáo huấn tột cùng (paramattha desanà) triệt để. Không thể đổi thay hay biến chuyển, không thể phân tích thêm được nữa.

Tâm lý học hiện đại còn hạn định, vẫn nằm trong phạm vi của Vi Diệu Pháp khi đề cập đến tâm, tư tưởng, tiến trình tư tưởng và trạng thái tâm. Tuy nhiên theo quan điểm của Vi Diệu Pháp thì không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửu.

Tâm thức được định nghĩa như sau. Tư tưởng được phân tích và được sắp xếp thành loại trên bình diện luân lý. Tất cả những trạng thái Tâm, hay Tâm Sở, đều được ghi rõ từng khoản. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm đều được trình bày tường tận với đầy đủ chi tiết.

Những tiến trình tâm phát sinh qua năm cửa giác quan và cửa tâm (ý căn) được mô tả một cách vô cùng hứng thú. Không có bản khái yếu tâm lý học nào giảng giải tiến trình tâm được rõ ràng như vậy.

Những tư tưởng Bhavanga (Hộ Kiếp) và Javana (Tốc Hành) mà trong tâm lý học hiện đại không có gì tương đương, sẽ được giải thích trong Vi Diệu Pháp. Người tìm học hỏi và nghiên cứu khoa tâm lý sẽ đặc biệt thích thú với đoạn này.

Người thông suốt Vi Diệu Pháp sẽ nhận thức một cách hết sức rành mạch rằng luồng tâm thức trôi chảy như một dòng suối, quan điểm mà vài tâm lý gia hiện đại như William James cũng trình bày tương tợ.

Ta phải nói thêm rằng người học Vi Diệu Pháp có thể thấu hiểu đầy đủ lý thuyết Vô Ngã (Anattà), đây cũng là giáo lý nòng cốt của Phật Giáo. Giáo lý này rất quan trọng về cả hai phương diện: triết học và đạo đức.

Hiện tượng chết và tiến trình tái sinh vào những cảnh giới khác nhau mà không có gì di chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, giáo lý Nghiệp Báo và Tái Sinh mà ta có thể kiểm chứng bằng những sự kiện hiển nhiên, tất cả đều được giải thích đầy đủ.

Ngoài ra Vi diệu pháp còn là một kho tàng quý báu những chi tiết liên quan đến phần tâm linh (nàma, danh), Vi Diệu Pháp cũng đề cập đến yếu tố cấu thành con người — phần vật chất (rùpa, sắc). Những thành phần căn bản của vật chất, những năng lực vật chất, đặc tánh của vật chất, nguồn gốc của vật chất, sự liên quan giữa cơ thể vật chất và tâm, sắc và danh, đều được mô tả.

Trong tập Abhidhammattha Sangaha, Vi Diệu Pháp Toát Yếu, cũng có trình bày vắn tắt Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sinh (cũng được gọi là pháp Thập Nhị Nhân Duyên, hay Thập Nhị Duyên Khởi), và tiếp theo sau là phần mô tả pháp Tương Quan Duyên Hệ (những tương quan giữa nhân và quả) mà chúng ta sẽ không tìm thấy trong hệ thống triết học nào khác.

Ta phải nói rõ rằng Vi Diệu Pháp không chủ trương trình bày một kiến thức có hệ thống về tâm và vật chất. Pháp này chỉ nghiên cứu hai yếu tố hỗn hợp của cái được gọi là chúng sinh, nhằm thấu triệt thực tướng của vạn pháp.

Dựa trên kiến thức ấy một triết học được phát huy. Và đặt nền tảng trên triết học này, một hệ thống luân lý đạo đức được triển khai nhằm chứng ngộ mục tiêu giải cứu chúng sinh, Niết Bàn.

Cũng như Bà Rhys Davids nói rất đúng, Vi Diệu Pháp đề cập đến:

  1. Những gì ta tìm thấy (a) bên trong ta, (b) quanh ta
  2. Những gì ta khao khát thành đạt.

Trong Vi Diệu Pháp, tất cả những vấn đề nào chỉ liên quan đến các học giả và những nhà khảo cứu mà không liên quan đến sự Giải Thoát, đều được thận trọng gác qua một bên.

Qua bài viết: Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu