Linh hồn là gì? Linh hồn có bất tử không?

Fengshui Master
563

Linh hồn là gì? Linh hồn có bất tử không? Linh hồn ở trạng thái cận tử như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Theo dõi cùng Lý khí Việt Nam nhé.

Linh hồn là gì?

Thông thường Linh hồn được hiểu là một tồn tại thực thể siêu nhiên như ma, tiên nữ hay thiên sứ. Trong tư tưởng tín ngưỡng và triết học, trong niềm tin của nhân loại là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng cho một sinh vật nào đó.

Theo những tư tưởng này, linh hồn sáp nhập bản chất bên trong của mỗi sinh vật, là cơ sở thật sự cho tâm thức. Nhiều nền văn hóa, tôn giáo, tâm linh tin rằng, linh hồn là sự thống nhất của ý thức về đặc tính của một cá thể.

Khái niệm về linh hồn có những liên hệ chặt chẽ với những ý niệm về cuộc sống sau khi chết, nhưng có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí của cùng một tôn giáo nào đó, về những gì sẽ xảy đến với linh hồn sau khi cơ thể chết đi.

linh hồn
Linh hồn rời xác

Nhiều người theo những tôn giáo, triết lý nhất định cho linh hồn là phi vật chất, trong khi có người khác lại cho rằng linh hồn có thể có một thành phần vật chất nào đó, và một vài người thậm chí đã cố tìm khối lượng (trọng lượng) của linh hồn.

Linh hồn theo các quan điểm

Những người hoài nghi về linh hồn viện dẫn những hiện tượng như suy giảm hoặc mất khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết do thương tổn, bệnh tật ở các trung tâm não.

Bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) những bằng chứng chứng tỏ đặc tính của một cá thể là vật chất, và hơn nữa được cấu tạo từ những thành phần đơn lẻ, trái với triết lý cho rằng linh hồn là bất tử, và thống nhất.

Linh hồn theo quan điểm của khoa học

Khoa học thực nghiệm chưa có bằng chứng cụ thể nào để minh chứng linh hồn có tồn tại.

Tuy nhiên theo khoa học thì “bộ não là hoạt động của tâm lý”. Và đa số nhà khoa học tuy chưa khẳng định dứt khoát nhưng họ ủng hộ quan điểm: “bộ não là linh hồn”.

khoa hoc lam thi nghiem ve linh hon
Làm thí nghiệm về linh hồn

Mặc dù vậy, họ vẫn chưa có chứng minh được bộ não là linh hồn. Vì vậy với câu hỏi: “linh hồn có tồn tại không?” thì vẫn còn dành cho nhiều nhà khoa học. Vô số hiện tượng tâm lý xảy ra mà chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Linh hồn theo quan điểm dân gian

Theo quan niệm của dân gian thì vạn vật hữu linh (vạn vật đều có linh hồn). Một người sau khi chết đi thì Linh hồn của họ sẽ rời khỏi thể xác đó và tồn tại dưới một hình trạng khác, dân gian gọi linh hồn là ma, quỷ, linh giới…

Linh hồn cũng có mạnh có yếu, một linh hồn mạnh có thể nhập vào người sống và điều khiển suy nghĩ, tư tưởng của người đó. Dân gian vẫn gọi hiện tượng linh hồn nhập vào người sống là ma nhập.

Xem thêm: 14 cách kiểm tra xem nhà có ma không và cách hóa giải

Linh hồn theo quan điểm của Phật giáo

Theo như giải thích của Vi Diệu Pháp, thì không có một linh hồn nào trong con người. Con người gồm 2 phần Sắc Uẩn (các bộ phận cơ thể) và Danh Uẩn (các trạng thái tâm lý).

Vi diệu pháp quan niệm đời sống con người là tiến trình phối hợp giữa các trạng thái vật lý (của Sắc Uẩn) và trạng thái tâm lý (của Danh Uẩn) biến đổi theo nhân duyên (tùy thuộc điều kiện).

  • Danh Uẩn gồm Thọ Uẩn (các trạng thái cảm giác), Tưởng Uẩn (các trạng thái tưởng tượng), Hành Uẩn (các trạng thái tâm hoạt động)
  • Thức Uẩn (ý thức chủ) cùng sinh, cùng diệt tùy theo điều kiện phát sinh trong cuộc sống.

Đa số những lầm tưởng về một cái linh hồn, cái ngã mà con người tưởng tượng ra là do Tưởng Uẩn hoạt động. Có 2 vấn đề chi phối đời sống tâm lý con người là Nghiệp và “Sự tùy thuộc phát sanh của Thức”.

Theo như Vi diệu pháp, Thức không tồn tại thường hằng mà biến đổi, sinh và diệt rất nhanh. Trong một sát na (nhỏ hơn một giây rất nhiều lần) thì Thức sinh và diệt tiếp nối nhau.

Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

con nguoi dai ngan ha

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người.

Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh , vô thường, vô ngã. Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt.

Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức.

Ví dụ: Sở dĩ chúng ta thấy được hình ảnh là do Nhãn thức (thức thấy) sinh và diệt liên tục tiếp nối nhau tạo ra “sự thấy”. Nhãn thức 1 sinh rồi diệt, nhãn thức 2 sinh rồi diệt, nhãn thức thứ n sinh và diệt tạo nên cái thấy.

Linh hồn có bất tử không?

Theo quan điểm của Phật giáo thì Linh hồn là “Thức”. Vậy câu hỏi là Linh hồn có bất tử không? Chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé.

Theo quan điểm của Phật giáo thì Thức (Linh hồn) không phải là bất tử mà linh hồn sinh và diệt nối tiếp nhau. Tương tự cho: nhĩ thức (thức nghe), tỉ thức (thức ngửi mùi), thiệt thức (thức của vị), thân thức (thức của thân).

Riêng Ý thức sanh lên cùng lúc với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Tức là không có một cái ngã nào hay linh hồn nào mà trường cửu dù trong một giây đồng hồ. Vi diệu pháp tuyên bố rằng Danh Uẩn sinh diệt còn lẹ hơn là Sắc Uẩn gấp 17 lần.

Điều này, chúng ta thấy rất gần với sự biến đổi (sinh diệt) của các hạt sơ cấp trong vật lý là không thể nắm bắt được vị trí của hạt đó.

Lúc sắp chết, Thức Cuối Cùng (Tâm Tử) sinh lên và diệt, Thức Tái Sinh cho một kiếp sống mới được tạo ra do Nghiệp quy định.

Sau thời Đức Phật, các luận gia suy diễn rằng có một cái thức gọi là “A lại da” hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sanh mang nó.

Chính đây là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy “A lại da” hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó.

Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai.

Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan:

“Này A-nan, nếu thức không đi vào trong bụng bà mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?”

Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”.

Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai, hay là Linh hồn đi đầu thai.

Về sau, nhiều luận gia gọi cái Thức đi đầu thai này là Càn thát bà (Gadharva) hay “Thân Trung hữu”(Antarabhavakaya).

Như vậy theo quan điểm của Phật giáo thì Linh hồn không bất tử mà sẽ đi đầu thai.

Linh hồn khi trải nghiệm cận tử

Trải nghiệm cận tử là gì?

Trải nghiệm cận tử (tiếng Anh: near-death experience)  một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống. Một số nhà khoa học tin rằng trải nghiệm này có thể được giải thích bằng các ảo giác do bộ não đang chết dần tạo ra.

Hiểu một cách đơn giản, cận tử là hiện tượng một người trải qua những thời khắc như thể linh hồn rời khỏi thể xác, bay lên cao, bồng bềnh giữa không trung, quan sát và cảnh giới thân thể cùng thế giới xung quanh.

Người lúc đó rơi vào trạng thái lâng lâng gần giống như nằm mơ hay như khi dùng chất kích thích rượu, ma túy… Nhưng cảnh vật mà hồn nhìn thấy thì rất thực chứ không mơ hồ, mờ ảo như khi nằm mơ. Thị giác và thính giác có vẻ tinh tường và sáng rõ hơn.

Các trường hợp hay gặp của trải nghiệm cận tử

Hội Tâm học Hoa Kỳ ghi nhận qua nhiều cuộc khảo cứu, qua kinh nghiệm của nhiều người trên thế giới, thấy rằng hiện tượng cận tử là hiện tượng tự nhiên nhiều người đã trải qua nhưng ít ai để ý đến nó.

Số liệu thống kê từ các cuộc nghiên cứu cho thấy:

  • 53% người bị giật mình trong giấc ngủ, đó là khi linh hồn họ nối lại với cơ thể sau giai đoạn thoát xác;
  • 52% người khi ngủ cảm thấy thân xác tê liệt không cựa quậy được vì đó là lúc linh hồn đang tạm thời lìa khỏi thân xác, khi đó ý thức không điều khiển được thân xác.
  • 5% ý thức được rằng họ đã trải qua hiện tượng linh hồn tạm rời khỏi xác ít nhất một lần trong đời.

Với đa số người đã từng trải qua trạng thái thoát xác, hiện tượng này xảy ra ngẫu nhiên, tự phát khi đang nghỉ ngơi, khi ngủ hay khi đang thiền. Nó cũng có thể xuất hiện trong điều kiện bình thường như khi đang ngồi trên xe buýt, máy bay hay đang nghe giảng bài. Nó kéo dài vài giây tới hàng phút, cá biệt có trường hợp kéo dài đến nhiều giờ. Với một số người khác, thoát xác xuất hiện trong những tình huống nguy hiểm mà người đó suýt chết. Có người còn thấy rõ hồn thoát khỏi thân xác mình rồi nhập lại vào xác…

Câu chuyện về trải nghiệm cận tử

Câu chuyện ký giả Bob Woodruff, bị thương ở đầu và não ngày 24/1/2006 trong khi làm phóng sự cho đài truyền hình ABC ở Iraq là một câu chuyện màu nhiệm của y học.

Quả bom đặt bên đường nổ phá rách phần bên trái xương sọ cùng những mảnh vụn phá hủy một phần não bên trái. Một mảnh bom đi xuyên ngang cổ từ trái sang phải, dừng lại trước động mạch cổ của ông chỉ vài ly.

Với thương tích trầm trọng như vậy mà Bob Woodruff không chết. Ông hôn mê 36 ngày và một năm sau đã hồi phục hơn 90% sức khỏe.

Một năm sau, ông Bob Woodruff vẫn còn nhớ rất rõ khi nằm trên giường cấp cứu, ông đã rơi vào trạng thái hồn lìa khỏi xác rồi sau đó lại nhập vào xác như thế nào.

“Tôi nhìn thấy thân thể mình bay lơ lửng bên dưới và cảm thấy một khoảng không gian trắng xóa…”.

Bob Woodruff

Chuyện cận tử như ông Bob Woodruff là một hiện tượng có thật và khá phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa. Nó đã được ghi nhận trong cổ thư Hy Lạp, Ai Cập, Phật giáo, Thiền học, sử gia Herodotus, Plato và Plutarch.

Theo câu chuyện ở trên thì linh hồn của người nào sẽ có tư duy, nhận thức, trí nhớ và hình dáng như chính người đó.

Tuy nhiên hiện tượng linh hồn thoát xác vẫn chỉ đang được khoa học nghiên cứu chứ chưa được xác nhận hay chứng minh.

Nghiên cứu về linh hồn khi trải nghiệm cận tử

Khả năng dị thường trong trạng thái cận tử

Theo GS. Susan Blackmore – người đã nghiên cứu hiện tượng thoát xác và kinh nghiệm cận kề cái chết hơn 30 năm thì đây là “kinh nghiệm mà dường như một người cảm nhận được thế giới từ một vị trí nằm ngoài cơ thể vật chất”.

Còn theo nhà nghiên cứu Irwin, thoát xác là trường hợp mà “Linh hồn hay trung tâm ý thức của con người nằm ở vị trí cách chia với cơ thể”.

Đa số những người đã trải qua hiện tượng cận tử cũng thừa nhận rằng có một cái gì đó đã thoát khỏi thân xác mình (điều này dẫn tới lý thuyết về sự tồn tại của một các gì đó độc lập với thể xác, thậm chí còn tồn tại sau cái chết của thể xác trong tâm linh luận).

Chính vì trạng thái ý thức, linh hồn tách rời khỏi cơ thể đó mà khi người ta rơi vào trạng thái này thường có khả năng thu nhận thông tin từ môi trường một cách dị thường mà bình thường họ không thể thu nhận được. Có người thì nhìn thấy thân thể mình đang bị mổ xẻ hay đang được cấp cứu hồi sinh.

Có người lại khẳng định rằng họ có thể nhìn và nghe thấy bất cứ việc gì ở bất cứ đâu trong trạng thái thoát xác, họ có thể gặp lại người thân trong gia đình hay bạn bè dù đang ở cách xa hàng ngàn km hay có thể nghe thấy tiếng nói vẳng đến từ rất xa…

Nhà nghiên cứu những hiện tượng huyền bí Joe West (Hoa Kỳ) từ lời kể của những nhân chứng, năm 1991 đã viết thành cuốn sách nói về những điều bí mật lạ kỳ đáng lưu ý ở nước Mỹ (Great American Mysteries) ông ghi nhận rằng: có đến hơn 3.000.000 người Mỹ đã trải qua những kinh nghiệm về linh hồn của chính họ thoát ra khỏi thân xác họ trong những trường hợp khác nhau như tai nạn, bệnh tật, mổ xẻ…

Có người thấy rõ được mình đã rời khỏi thể xác và đi khá xa đến những nơi mà khi mô tả lại đều trùng hợp với những gì kiểm chứng sau đó từ thời gian, địa điểm, địa danh, sự việc xảy ra…

Nói chuyện với linh hồn

Hiện tượng nói chuyện với linh hồn (người chết) khá phổ biến trên thế giới cũng là một ứng dụng khả năng dị thường trong trạng thái hồn tạm thời lìa khỏi thân xác của con người. Khi đó, tâm trí rời ý thức để tới vô thức và tiềm thức, cho phép vận hành hệ xử lý tiềm thức với độ nhạy cảm cao.

Nhờ nói chuyện với linh hồn mà người ta có thể đọc được ý nghĩ của những người xung quanh, thậm chí có thể thu được bức xạ tàn dư từ người đã chết và thu được một số thông tin về người đã chết.

Ngoài ra, trong trạng thái hồn tạm lìa khỏi xác, có người còn làm được thơ, chữa được bệnh… những khả năng mà lúc bình thường họ không làm được.

Ngoài những khả năng dị thường này, hiện tượng hồn tạm lìa khỏi xác còn mang lại khá nhiều lợi ích. 73% những người đã trải qua trạng thái này trong cuộc nghiên cứu cho thấy họ yêu đời hơn, 88% thay đổi quan điểm sống, 60% cảm thấy có liên hệ xã hội tốt đẹp hơn.

Vì tất cả những đặc điểm đó mà hiện nay, hiện tượng này đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu nhằm tìm cách hiểu rõ hơn những khả năng bí ẩn của con người!

Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Linh hồn là gì, Linh hồn có tồn tại không? Linh hồn có bất tử không? Trên quan điểm của cá nhân tác giả thì Linh hồn có thật. Tuy linh hồn có rất nhiều khả năng đặc biệt nhưng linh hồn lại không bất tử mà luân hồi theo quy luật của tự nhiên (đi đầu thai).

Quan điểm của bạn về linh hồn có thể không hoàn toàn như vậy. Tuy nhiên vấn đề này không thể tham luận được, hãy để thời gian và các nhà nghiên cứu chứng minh.

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau nhé.

Qua bài viết: Linh hồn là gì? Linh hồn có bất tử không? nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu