Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca [Cõi Tây phương cực lạc là thế nào]

Thích Quang Đức
208

Hai vị phật được nhiều người biết đến nhất trong Phật Giáo đó là Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Vậy Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có phải là một không? Ai là người lớn hơn? Và cách phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca như thế nào cho đúng. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khái quát về Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ tông, một chi nhánh của Phật giáo thực hành chủ yếu ở khu vực Đông Á.

Đức Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) chính là giáo chủ cõi Cực lạc an vui ở Tây phương. Rải rác trong các Kinh điển của Phật Giáo thì trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi Cực lạc nơi Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.

Phat a di da
Phật A Di Đà

Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Tuy nhiên, Hình ảnh của A-Di-Đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật giáo Ấn độ, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-Di-Đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-Di-Đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Phật giáo Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng “mọi vị phật” và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới “thanh tịnh”, xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Theo wikipedia

Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ:

“Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh vào cõi tịnh độ của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”

Kể từ đó, Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

Người Trung Hoa gọi tên Đức Phật là “NIEN-FWO” có nghĩa là “Cầu Nguyện”. Thuật ngữ Nhật Bản cho thực hành này được gọi là “Nembutsu”. Trong thực hành này, phải có ba phẩm chất quan trọng trong tâm: Chân thành, Niềm tin và Khát vọng được tái sinh trong cõi Tịnh độ. Lời cầu nguyện đơn giản hoặc thần chú mà người ta cần lặp lại là:

“Namo Ami Tou Fo” – “Namo Amida Butsu”

Người ta có thể niệm “Namo Amitabha Buddha” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật” ở Việt Nam, có nghĩa là “Tôi tìm nơi ẩn náu trong Đức Phật A Di Đà”.

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Cõi Ta Bà là cõi đau khổ, chính là trái đất, nơi con người đang sinh sống.  

Xem thêm: Phật giáo là một tôn giáo có đúng không?

Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.

nguon goc phat giao
Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ và thần thông để nhận biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. 

Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta. 

Theo lời dạy của Phật Thích Ca, con người nếu muốn sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sống, làm việc luôn hướng về điều thiện, làm điều thiện, siêng năng niệm Thánh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi chết chúng ta sẽ đước tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc này. 

Sau khi tái sinh đến cõi này, chúng ta tiếp tục cùng mọi người tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát. 

Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là 2 vị Phật khác nhau

Qua phần giới thiệu ở trên thì chúng ta thấy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là hai vị Phật hoàn toàn khác nhau.

  • Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, Phật A Di Đà được mô tả và giới thiệu qua các kinh điển của Phật giáo.
  • Phật Thích Ca là vị Phật được công nhận là nhân vật có thật trong lịch sử, là người sáng tạo ra Phật giáo ở cõi Ta Bà (nơi mà chúng ta đang sống).

Như vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca đều là 2 vị giáo chủ của Phật Giáo ở hai cõi khác nhau.

Nếu không thật sự tìm hiểu và để tâm thì thật khó phân biệt được Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni, vì cả hai đều được miêu tả như là sở hữu tất cả các thuộc tính giống nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về sự khác biệt trong các trường hợp sau nhé.

Phân biệt A Di Đà và Phạt Thích Ca theo hệ thống tượng phật trong chùa

Trong hệ thống tượng phật phổ biến ở Việt Nam thì Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam có sự khác nhau. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu nhanh ở dưới đây nhé.

Phật giáo cơ bản được chia làm Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) và Đại Thừa (cỗ xe lớn). Ngày nay ít người dùng thuật ngữ này mà thay bằng Bắc Tông (Đại Thừa) và Nam Tông (Tiểu Thừa).

Bắc Tông và Nam Tông được truyền bá rộng rãi với quy mô phát triển khác nhau theo khu vực khác nhau. Trong đó:

  • Nam Tông (tiểu thừa) là Phật giáo truyền thống nguyên thủy ban đầu khi Phật Thích Ca còn tại thế. Phật giáo tiểu thừa chỉ công nhận vị Phật duy nhất là Thích Ca Mâu Ni, vì vậy trong chùa chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca
  • Bắc Tông (đại thừa) là Phật giáo phát triển và bổ sung thêm từ Tiểu thừa. Được coi là Phật giáo từ khi Phật Thích Ca cong tại thế và bổ sung thêm sau khi Phật Thích Ca đã niết bàn.
phat giao tieu thua dai thua
Sơ đồ phân bố

Như vậy ta thấy nếu theo trường phái tiểu thừa thì trong chùa sẽ có duy nhất tượng Phật Thích Ca. Vì vậy chúng ta không cần phải phân biệt sự khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam thì sự phổ biến của Đại thừa là chủ yếu. Vì vậy trong chùa sẽ thờ cả Phật A Di Đà và Phật Thích Ca.

Chúng ta cùng tham khảo sơ đồ bố trí tượng phật dưới đây để dễ phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca nhé.

So do he thong tuong chua mien bac thicong24h
So do he thong tuong chua mien trung thicong24h
So do he thong tuong chua mien nam thicong24h

Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca qua hình dáng bên ngoài

Phật A Di Đà có thể thường được phân biệt bởi Mudra (biểu tượng hay cử chỉ nghi lễ) của mình: Phật A Di Đà thường được mô tả, 2 bàn tay co lại và chạm vào nhau (như trong bức tượng A Di Đà ở Kamakura, Nhật Bản) khi ở tư thế ngồi. Trong tư thế đứng, Phật A Di Đà để tay trái ngang ngực còn tay phải ngửa ra và thả lỏng để đón nhận mọi chúng sinh.

Ý nghĩa của Mudra này là kết nối với tất cả chúng sinh, bàn tay mở rộng cho thấy rằng lòng từ bi A Di Đà được hướng đến những giống loài thấp nhất. Phật A Di Đà thường được miêu tả cùng với 2 vị trợ thủ: Bồ Tát Quan Thế Âm, người xuất hiện bên trái của Ngài và Bồ Tát Đại Thế Chí, người xuất hiện trên phải của Ngài.

Trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng, Phật A Di Đà có màu đỏ (màu đỏ là màu của tình yêu, lòng từ bi, và năng lượng cảm xúc). Ngài được gọi là “Phật ánh sáng”, nên màu đỏ còn được hình dung như là màu của mặt trời. Vì lý do này, nên Ngài được coi là một trong những hình tượng nổi bật nhất của tất cả chư Phật.

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca
Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

Còn đặc điểm nhận dạng của Phật Thích Ca là búi tóc to với các cụm xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng giản dị màu nâu hoặc vàng. Phật thường ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn thiền, chuyển pháp luân hoặc xúc địa. Ngoài ra, Phật tử cũng có thể nhìn thấy Phật Thích Ca cầm một chiếc bát màu đen, biểu tượng của giáo chủ. Ngài thường được minh họa cùng 2 người đệ tử là Ca Diếp và A Nan Đà, hoặc 5 người đệ tử quỳ gối nghe Ngài giảng pháp dưới gốc cây bồ đề.

Cõi Tây Phương cực lạc của Phật A Di Đà

Trong các phiên bản của kinh điển được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà nói rằng, bất kỳ chúng sanh trong vũ trụ mong muốn được sinh ra trong cõi Tịnh Độ A Di Đà và kêu gọi tên Ngài sẽ được đảm bảo tái sinh ở đó.

Lời nguyện thứ 19 của Phật A Di Đà hứa rằng, cùng với Bồ Tát và các Phật tử may mắn khác, sẽ xuất hiện trước mặt những người gọi tên Ngài vào lúc chết. Sự cởi mở này và việc chấp nhận tất cả mọi giống loài đã làm cho niềm tin Tịnh Độ là một trong những ảnh hưởng quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo Tịnh Độ bắt đầu phổ biến ở phía tây bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, từ đó nó lan sang Trung Á và Trung Quốc, và từ Trung Quốc sang Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Các kinh điển tiếp tục giải thích rằng, Phật A Di Đà sau khi tích lũy công đức vĩ đại qua vô số kiếp, cuối cùng đạt được Phật quả và vẫn còn sống trong khu đất của mình, nơi đó được gọi là Cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi tuyệt đẹp, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Các học thuyết cơ bản liên quan đến Phật A Di Đà và lời thề của Ngài được tìm thấy trong kinh Vô Lượng Thọ.

Thông qua những nỗ lực của mình, Phật A Di Đà đã tạo ra cõi Tịnh Độ (tiếng Trung: jìngtŭ; Nhật Bản: Jodo; Việt: Tịnh Độ) hay Cực Lạc (tiếng Phạn: Sukhavati – nơi sở hữu hạnh phúc). Cõi Cực Lạc nằm ở phía tây, vượt ra ngoài giới hạn của thế giới của chúng ta.

Bằng sức mạnh lời thề của mình, Phật A Di Đà đã làm cho tất cả những ai cầu khẩn Ngài được tái sinh vào vùng đất này, họ sẽ trải qua những hướng dẫn trong Pháp để cuối cùng trở thành những vị Bồ tát (mục tiêu tối hậu của Phật giáo Đại thừa). Từ đó, các vị Bồ tát cùng trở lại thế giới để giúp nhiều người hơn.

Thần chú Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là trung tâm của một số thần chú trong thực hành Phật giáo Kim Cương Thừa. Ở Ấn Độ, thần chú của Phật A Di Đà là Om Amitābha Hrīḥ, được phát âm trong phiên bản tiếng Tây Tạng là Om Ami Dewa Hri. Trong trường phái Phật giáo Shingon Nhật Bản là On Amirita Teizei Kara Un hoặc Om Amrta Teje Hara Hum.

Thần chú phiên bản dài:

NAMO RATNA TRA YAYA / OM NAMO BHAGAVATE
APARIMITA AYUR JÑANA / JANA JAYA TATHAGATAYA / JURA Jaya
Tathagataya / Arhate Samyaksam BUDDHAYA / TADYATHA
OM PUNYE PUNYE / MAHA PUNYE / APARIMITA PUNYE / AYU
PUNYE / MAHA PUNYE / AYUR JÑANA / SARVA RUPA SIDDHI
AYUR JÑANA / KE CHE BHRUM / OM BHRUM / AH BHRUM / SVA
BHRUM / HA BHRUM / CHE BHRUM / OM SARVA SAMSKARA
PARISHUDDHA DHARMATE / GAGANA SAMUDGATE
SVABHAVA VISHUDDHE / MAHA Naya PARIVARA YE SVAHA

Lợi ích khi tụng niệm thần chú Phật A Di Đà

Giống như thần chú Om Mani Padme Hum, thần chú A Di Đà 6 âm tiết thể hiện cho 6 Ba-la-mật (paramitas), thuốc giải độc cho 6 cảm xúc phiền não. Thần chú có bản chất của Bồ đề tâm.

  1. Sự hoàn hảo của Bố thí (Dana Paramita)
  2. Sự hoàn hảo của Đạo đức (Sila Paramita)
  3. Sự hoàn hảo của Nhẫn nhục (Kshanti Paramita)
  4. Sự hoàn hảo của Tinh tấn (Virya Paramita)
  5. Sự hoàn hảo của Thiền định (Dhyana Paramita)
  6. Sự hoàn hảo của Trí tuệ (Prajna Paramita)

Bằng cách đọc niệm thần chú Phật A Di Đà, 6 loại cảm xúc phiền não sẽ được thanh lọc và những phẩm chất của 6 đức hạnh sẽ được phát triển. Trí tuệ và từ bi của chúng ta sẽ gia tăng và do đó, sự bám víu sẽ bị tiêu trừ dần dần.

Ngoài việc sử dụng các thần chú được liệt kê ở trên, nhiều Phật tử Phật giáo gọi tên Đức Phật A Di Đà trong một thực hành được gọi là “niệm Phật” ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Phật A Di Đà trong Phật giáo Kim cương thừa

Phật A Di Đà cũng được biết đến ở Tây Tạng, Mông Cổ, và các khu vực khác, nơi Phật giáo Tây Tạng được thực hành. Trong lớp Tantra Yoga Tối của Phật giáo Kim Cương thừa, Phật A Di Đà được coi là một trong Ngũ Trí Như Lai (cùng với Tỳ Lô Giá Na Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, và Bất Không Thành Tựu Như Lai), người có liên quan đến hướng tây.

Vương quốc của Phật A Di Đà được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc (tiếng Phạn: Sukhāvatī – tiếng Tây Tạng: Dewachen). Ngài có hai môn đệ chính, là Bồ tát Kim Cương Thủ hay Đại Thế Chí Bồ Tát (Vajrapani) và Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteshvara).

Trong Phật giáo Tây Tạng, tồn tại một số những lời cầu nguyện nổi tiếng với sự tái sinh trong cõi A Di Đà. Một trong số đó đã được viết bởi Je Tsongkhapa theo yêu cầu của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, người hiện ra và nói với ông. Tên của Phật A Di Đà thường được gọi trong thực hành chuyển di tâm thức (Phowa) hoặc Vô Lượng Thọ, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến tuổi thọ và ngăn ngừa một cái chết bất ngờ.

Trong trường phái Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản, Phật A Di Đà là một trong 13 vị thần Phật giáo được đệ tử tỏ lòng tôn kính. Phật giáo Shingon giống như Phật giáo Tây Tạng, cũng sử dụng thần chú nguyện đặc biệt cho A Di Đà, mặc dù các thần chú sử dụng khác nhau.

Phật A Di Đà cũng là một trong những vị Phật đặc trưng trong Mandala Realm được sử dụng trong thực hành Shingon, ngồi ở phía tây, nơi mà cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà được cho là tồn tại.

coi tay phuong cuc lac cua duc phat a di da
Phật tử nhất tâm niệm Phật để khi chết có thể vãng sanh về cõi tịnh độ Tây phương của Đức Phật A Di Đà.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói về Phật A Di Đà trong Đại Bát Nhã

Lời dạy chính của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về Phật A Di Đà có thể tìm thấy trong Đại Tạng Kinh, trong đó Đại Bát Nhã là quan trọng nhất. Trên thực tế, Shinran (một nhà sư Nhật Bản) nghĩ rằng việc giảng dạy kinh điển này là lý do chính cho sự xuất hiện của Phật Thích Ca Mâu Ni trên trái đất.

Ông cũng tin rằng Đại Bát Nhã là lời dạy chân thật của Phật Pháp, trong khi những phương pháp và giáo lý khác mà Đức Phật thuyết giảng trong suốt cuộc đời của mình, là những điều tạm thời:

“Để khám phá sự giảng dạy thực sự: Đó là Đại Bát Nhã của Đức Phật. Ý nghĩa trung tâm của kinh này là Phật A Di Đà (Amida), bằng cách thiết lập những lời thề không tưởng, mở ra kho chứa Pháp, và tràn đầy lòng trắc ẩn cho những chúng sinh nhỏ bé, lựa chọn và tặng kho báu của đức hạnh.

Kinh sư tiết lộ thêm rằng, Phật Thích Ca xuất hiện trong thế giới này và giải thích những lời dạy của con đường dẫn đến sự giác ngộ, tìm kiếm để cứu vớt mọi sinh vật sống bằng cách ban phước cho họ với lợi ích này là đúng và thật, nó cũng giống như sự tồn tại của Đức Phật A Di Đà là thật. Như vậy, lời thề ban đầu của Phật A Di Đà là ý nghĩa thực sự của kinh này. Tên của Phật A Di Đà là bản chất của nó.”

Trong phần 4 của Đại Bát Nhã, Phật Thích Ca liệt kê nhiều vị Phật trong nhiều thế kỷ trước, những người xuất hiện trong luân hồi để dạy Pháp: “Trong quá khứ xa xôi – vô số, không thể đếm được và không thể tưởng tượng được …”.

Như vậy, Đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng lịch sử loài người, như chúng ta biết, chỉ là một phần rất nhỏ trong không gian và thời gian vô tận của vũ trụ và rằng các hệ thống thế giới khác nhau và những sinh vật sống trong đa vũ trụ này đã tồn tại trước sự xuất hiện của trái đất.

Vì vậy, ông đề cập đến 52 vị Phật vĩ đại đã xuất hiện trong Vòng Luân Hồi, dạy Pháp và nhập Niết bàn trước khi câu chuyện về Phật A Di Đà thực sự xảy ra. Sau 52 vị Phật này, một vị Phật vĩ đại tên là Lokesvararaja xuất hiện, vẫn còn xa cách và không thể giải thích, thời gian và địa điểm.

Trong khoảng thời gian Đức Phật Lokesvararaja truyền Pháp, có một vị vua đã nghe lời dạy của Ngài, đã từ bỏ ngôi báu và trở thành một tu sĩ tên Pháp-tạng (Dharmakara), người sau này giác ngộ và trở thành Phật A Di Đà.

Qua bài viết: Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca [Cõi Tây phương cực lạc là thế nào] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu