Phật giáo là một tôn giáo có đúng không?

Thích Quang Đức
176

Trên thực tế có nhiều người nói Phật Giáo là một tôn giáo, cũng có người nói Phật Giáo là một hệ thống triết học. Vậy Phật giáo là Tôn giáo hay Triết học? Chúng ta cùng tìm hiểu về phật giáo qua bài viết dưới đây nhé.

Để hiểu rõ Phật giáo có phải là một tôn giáo không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu “Tôn giáo là gì? và Phật giáo là gì?”

1. Tôn giáo là gì, Phật giáo là gì?

Tôn giáo là gì?

Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo (theo wikipedia.org)

Các tôn giáo trên thế giới

Tôn giáoSố lượng tín đồVùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáoTrên 2,4 tỷKhắp thế giới, trừ một vài nơi.
Hồi giáo1,8 tỷTrung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc.
Ấn Độ giáo900 triệuNam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus.
Đạo giáo400 triệuTrung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tôn giáo dân gian Trung Quốc394 triệuTrung Quốc
Phật giáo365 triệu (tín đồ chính thức)
1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ không chính thức)
Đông Á và Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á.
Tôn giáo của các bộ tộc300 triệuKhắp thế giới trừ Châu Âu
Nho giáo150 triệuĐông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại
Tôn giáo truyền thống châu Phi100 triệuChâu Phi
Thần đạo30 triệuNhật Bản
Sikh giáo23 triệuẤn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
Do Thái giáo14 triệuIsrael, Mỹ, châu Âu
Bahá’í giáo9 triệuTín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
Nhân Chứng Giê-hô-va8,2 triệuKhắp thế giới
Đạo Cao Đài3,8 triệuViệt Nam, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc
Jaina giáo1,2 triệuẤn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh

Phật giáo là gì?

Về tư tưởng, các tôn giáo luôn hướng con người tin vào Thần thánh, tin vào sự siêu nhiên, tin vào sự giải thoát khỏi bất công, đau khổ…

Nhưng để thoát khỏi bất công đau khổ, mỗi tôn giáo lại đi theo một chủ trương khác nhau, ví dụ đạo Thiên Chúa thì phải tin vào Chúa để Chúa cứu thế, đạo Hồi thì cần tin vào thánh Ala….

phật giáo là một tôn giáo

Nhưng riêng đạo Phật thì khởi sinh là chủ trương tu thân, loại bỏ tham sân si, tin vào luật nhân quả để đạt đến trạng thái thoát tục không khổ đau.

Vì vậy nếu đưa ra một định nghĩa, hoặc điều kiện để xác định một tôn giáo như: có niềm tin vào đấng cứu thế, có giáo chủ, có giáo đường, có giáo dân, có giáo luật, giáo lý thì đạo Phật khởi sinh không phải là một tôn giáo, và giáo lý của đạo Phật mang tính học nhận biết và giải thích thế giới con người nhiều hơn là một bộ giáo lý của niềm tin.

2. Phật giáo có phải là tôn giáo không

Trả lời cho câu hỏi “Phật giáo có phải là một tôn giáo không?” Tôi sẽ ngay lập tức trả lời rằng:

Ngày nay Phật giáo có thể coi là một tôn giáo.

Tại sao lại nói là có thể? Mà không khẳng định là có hay không? Tôi xin giải thích như sau:

Nếu nói Phật giáo là tôn giáo thì cũng đúng nhưng chưa đủ. Vì bản chất Phật giáo ngoài là một tôn giáo thì còn như là một hệ thống triết học.

Vì vậy, ngày nay Phật Giáo là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học. Vì sao lại là ngày nay mà không phải từ trước. Đó là vì khởi sinh Phật giáo không phải là tôn giáo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp tại sao ngày nay Phật Giáo lại trở thành một tôn giáo nhé.

Ngày nay Phật giáo là một tôn giáo

Như đã trình bày ở trên, khởi sinh thì Phật giáo không phải là một tôn giáo. Nhưng vì trí tuệ của Phật Thích Ca và tập hợp của những thế hệ sau này uyên sâu, giáo lý, tư tưởng, minh triết của họ phù hợp và giải thích được nhiều vấn đề của thế giới tự nhiên, xã hội loài người nên ngày càng nhận được nhiều sự khâm phục và kính nể nhiều hơn.

Khi Phật giáo nhận được sự khâm phục đến một ngưỡng nào đó thì nó biến thành niềm tin, và khi niềm tin quá độ thì Phật giáo “nghiễm nhiên” trở thành một tôn giáo lúc nào không hay. Ngày nay hiện tượng tương tự như vậy còn được gọi là hiệu ứng mạng (Network Effect)

Trên thực tế tất cả những thứ như thần thánh, ma quỷ, hiển linh hay màu nhiệm thì cũng không phải là quyền năng của Phật giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác, những thứ đó cũng là bản chất của thế giới vạn vật, Phật giáo cũng chỉ là sự nhận biết, mô phỏng lại. “Thần thánh” do con người sinh ra, vì con người phục vụ.

Và cũng chính vì bản chất khởi sinh cũng như giáo lý của đạo Phật mang tính triết học nhận biết thế giới nên tính dung hòa cao chứ không phải là một tôn giáo cụ thể nên tính cực đoan của đạo Phật thấp, do đó có thể cảm hóa được đa dạng các tầng lớp người, các dân tộc một cách tự nguyện, nhất là tầng lớp trí thức.

Và khi con người ta càng tiếp cận sâu với đạo Phật càng sẽ thấy trí tuệ của đức Phật, của kinh sách Phật giáo sâu sắc, lại càng tôn sùng và thế là Phật giáo có cơ sở để lan tỏa và tồn tại bền vững với thế giới loài người.

Theo đánh giá chủ quan của tôi thì Phật giáo sẽ là một tôn giáo bền vững nhất trên thế giới lý do không phải là do các Phật linh thiêng mà bởi vì Phật giáo là một triết học phù hợp với những quy luật chung nhất của thế giới vạn vật, do đó là tôn giáo có tính thuyết phục cao nhất.

Con người bao gồm thân xác hữu hình và tinh thần vô hình. Thân xác cần được nuôi sống bằng cơm, thịt ổn định thì mới mạnh khỏe và phát triển được. Tùy theo sự thịnh vượng của đời sống mà thức ăn cũng cao hay thấp, cao thì gạo Tám, thịt bò, thấp thì gạo chiêm, rau muống.

Tinh thần cũng vậy, tinh thần cũng cần phải có “nguồn dinh dưỡng” để vun trồng, phát triển và “nguồn dinh dưỡng” cao cấp của tinh thần chính là niềm tin và lý tưởng.

Cơ thể không có thức ăn ổn định sẽ bệ rạc, tinh thần không có niềm tin, lý tưởng thì sẽ dễ mất phương hướng. Nếu cơ thể bệ rạc, tinh thần mất phương hướng thì sẽ không làm được việc gì thành tựu.

Vì vậy đó là lý do con người ta sống ở trên đời cần phải có “một trí tuệ sáng suốt trong một cơ thể khỏe mạnh”.

Và vì tư tưởng điều khiển thể xác, quyết định “sự đau khổ hay giải thoát” nên cần phải có lý tưởng, niềm tin để định hướng, tập trung sức mạnh cho tư tưởng, để không phải tự hỏi những câu hỏi “sống để làm gì?”, “sống như thế nào?”.

Cho nên tin vào một tôn giáo cũng là điều tốt nhưng quan trọng nhất là đầu tiên phải xác định xem niềm tin đó có đúng đắn hay không để lựa chọn. Và để xác định được điều đó cần phải hiểu cho đúng về tôn giáo, về lý tưởng, về mục đích của cuộc đời.

3. Tại sao theo tôn giáo nhưng vẫn khổ?

Chắc cũng không có ít người theo tôn giáo, trong Tâm “có Chúa, có Phật” đã từng đặt câu hỏi.

Tại sao nhiều kẻ “chính trị”, “ngoại đạo”…. chẳng tôn chẳng giáo gì sao họ vẫn “tốt” còn mình “tín” mãi mà vẫn chưa hết khổ?

Đơn giản là vì những người không có tôn giáo đó, không có niềm tin tôn giáo nhưng họ có niềm tin vào một lý tưởng, vào một mục đích lớn và niềm tin đó là lớn lao, là tuyệt đối, đủ để giúp họ hội tụ sức mạnh loại bỏ “tạp niệm” và đạt tới thành công.

Còn phần đa những người tưởng như mình có đạo, có giáo, có quy y, có bát pháp gì đó thì thực tế lại chưa bao giờ chuyên nhất với niềm tin của mình nên mãi vẫn chưa hết khổ.

Ví dụ: Nếu khoác áo cà sa, miệng niệm Phật, tay lần tràng hạt hoặc cứ mở miệng ra là phật với pháp nhưng nếu có cơ hội vẫn tham lam nhận hối lộ, vẫn cắt xén “ăn bớt” tiền của ngân sách, làm thiệt hại cho nhân dân, cho nhà nước. Rồi lại láy tiền đó đi làm từ thiện rồi “giác ngộ” ở trong tù.

Hoặc lúc nghèo thì tin theo Phật rất tử tế, lúc giàu lại biến chứng.

Theo lẽ tự nhiên khi đã không chuyên nhất thì tất sẽ dao động, mà đã dao động thì tất có sướng, có khổ.

Vì vậy muốn “thoát khổ” thì không quan trọng là phải có tôn giáo, phải theo tôn giáo nào. Mà quan trọng là phải có lý tưởng, có niềm tin. Tùy theo hoàn cảnh, văn hoá khu vực mà lựa chọn, nhưng nhất định phải có một niềm tin, và khi đã có thì phải kiên định.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về chủ đề Phật giáo có phải là tôn giáo không? Cũng như nguồn gốc tại sao ngày nay Phật giáo trở thành một tôn giáo. Hy vọng qua bài viết này quý vị có thêm sự tham khảo về nguồn gốc của phật giáo.

Cám ơn quý vị đã theo dõi bài viết. Chúc quý vị an nhiên và hoan hỉ!

Qua bài viết: Phật giáo là một tôn giáo có đúng không? nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu