Đeo trang sức hình tượng Phật và 6 kiêng kỵ cần tránh

Fengshui Master
54

Việt Nam là một trong nhiều nước tôn sùng Phật Giáo, vì vậy mà ngày nay rất nhiều người thường xuyên sử dụng trang sức hình tượng Phật với mong muốn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Có nên đeo trang sức hình tượng Phật không? Đeo trang sức hình tượng Phật cần kiêng kỵ những gì để không tạo nghiệp.

1. Trang sức hình tượng Phật là gì

Trang sức hình tượng Phật thường là những vật phẩm trang trí trong đó 1 phần được chế tác thành hình tượng Phật, Bồ Tát… Những trang sức hình tượng Phật chủ yếu là dây chuyền, vòng tay.

trang sức tượng phật

2. Ý nghĩa của trang sức hình tượng Phật?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người rất hay đeo tượng Phật bên người,…các vật phẩm này vừa mang tính chất trang trí, làm đẹp, nhưng chủ yếu là quan niệm về yếu tố tâm linh, là điểm tựa tinh thần, giúp người đeo gặp nhiều may mắn, thuận lợi, tránh những điều không hay.

Đối với những người kinh doanh, buôn bán, họ thường phải ra ngoài bôn ba nhiều, vì thế sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, ngậm đắng nuốt cay, dễ phát sinh tai họa. Chính vì vậy mà Đức Phật Di Lặc, Quan Thế Âm tức là những vị thần “Cứu Khổ Cứu Nạn” nên khi đeo trang sức Phật Bà hay trang sức Phật Di Lặc sẽ có được sự hỗ trợ giúp đỡ cấp kỳ bằng chính cái tâm bạn thấy an thì mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió hơn.

Ngoài việc trấn an tinh thần thì đeo trang sức Phật Di Lặc còn có tác dụng cảnh tỉnh, nhắc nhở, để mỗi khi đứng trước những sự việc khó khăn, nóng nảy thì thấy đó mà nhẫn nại, cầu hòa làm quý. Bởi Phật Di Lặc có bụng dạ khoáng đạt rộng lượng, biết bao dung, tha thứ, miệng luôn tươi cười, ít nói chuyện ganh ghét, ít chuyện thị phi, vui vẻ với cuộc sống hiện tại.

Bên cạnh đó, đeo trang sức Phật giáo hình các tượng phật còn có ý nghĩa dưỡng sinh, có hàm ý nhắc nhở con người điều chỉnh hành vi để sống thiện lương hơn, từ đó cải biến vận mệnh,

2. Có nên đeo trang sức hình tượng Phật không?

Sinh thời, Đức Phật có yêu cầu các đệ tử không vẽ tranh, tạc tượng Người bởi Người không muốn rằng mọi người sẽ tôn sùng, sùng bái Người. Nhưng sau này, các Phật tử vẫn thường vẽ tranh hoặc tạc tượng Đức Phật. Điều này cũng rất thường tình bởi chúng ta luôn mong muốn ghi lại hình ảnh của người mà chúng ta ngưỡng mộ. Hơn nữa, mỗi bức hình hay bức tượng Đức Phật cũng là một công trình nghệ thuật đáng để trân trọng, thưởng ngoạn.

trang sức hình tượng Phật

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người hay sử dụng các loại trang sức, mặt dây chuyền có in hình tượng phật Quan Âm hay Di Lặc đeo trên cổ,… Tuy nhiên họ đã không biết rằng sử dụng hình ảnh Phật như vậy là làm mất đi sự tôn nghiêm của chính bản thân mình và gieo nhân rất xấu, có thể gặp nhiều phiền phức trong tương lai.

Theo Thượng tọa Thích Chân Quang – Phó ban tài chính Trung ương, trụ trì chùa Phật Quang, Bà Rịa Vũng Tàu, thân thể chúng ta vốn bất tịnh nên vốn dĩ đã không nên mang Thánh Tượng bên mình. Còn việc mang vào nhà vệ sinh hay khi đi ngủ thì càng không nên.

Dây chuyền tượng phật
Dây chuyền tượng phật

Người xưa có nói “Kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta có tôn kính Phật thì chúng ta mới dần dần đạt được những đức tính của Phật nơi tâm của mình. Chúng ta có tôn kính một bậc Thánh nào đó thì chúng ta mới thành tựu một phần các tính chất của bậc Thánh đó. Ngược lại, việc bất kính với bậc thánh thì quả báo lại rất nặng nề. Đó là Nhân quả.

Trên con đường tu tập về tâm linh, ngoại trừ những người thực sự yêu thích hình ảnh tượng Phật muốn sử dụng với mục đích trang trí, chúng ta không nên để vật chất ảnh hưởng đến bản thân mình quá nhiều. Việc đeo những món trang sức có hình Phật, tính Phật giáo để khoe khoang việc tu tập của mình thực ra chính là một biểu hiện của cái Tôi ngã mạn. Đây là điều mà Phật tử cần tránh. 

Tuy nhiên không phải ai đeo mặt dây chuyền cũng đều có duy nhất ý nghĩa là trang sức, làm đẹp. Có người đeo một kỷ vật của người thân (không quan tâm đến xấu, đẹp), có người đeo một linh vật (cốt để được phù hộ). Rất nhiều người đeo tượng Phật, Bồ-tát để được hộ mệnh, che chở mà không hề có ý nghĩa trang sức. Đeo tượng với tâm tôn kính, cảm nhận oai lực của Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi. Đức Phật luôn ở bên mình, gia hộ và nhắc mình sống thiện và làm lành.

Vì vậy phải xem sự dụng tâm của mình như thế nào mới biết về sau có phước quả tốt xấu ra sao. Nếu những ai sau khi quán sát tâm mình, thấy rõ mình không hề sử dụng tôn tượng Phật và Bồ-tát với mục đích trang trí và trang sức thì không có gì phải băn khoăn cả.

Xem thêm: Ý nghĩa hoa sen trong phật giáo? Tại sao Đức phật lại ngự trên đài sen

3. Những lưu ý khi đeo trang sức hình tượng Phật

  • Bởi vì mặt Phật rất linh thiêng nên thường được sử dụng để đeo ở cổ, nếu đeo ở tay phải kiêng kị và chú ý trong sinh hoạt vì theo người xưa quan niệm, khi đeo ở tay, con người phải tiếp xúc nhiều với những thứ ô uế trong khi làm việc cũng như trong lúc sinh hoạt cá nhân, vì vậy khi sử dụng một số chi tiết Bạc hình mặt Phật mọi người nên chú ý tránh dùng làm những việc ô uế!
  • Đeo dây chuyền mặt Phật thì khi đi tắm hoặc đi ngủ, bạn nên tháo dây chuyền mặt Phật ra, bởi vì khi đeo trong người, dây chuyền mặt phật tiếp xúc với cơ thể bạn cả ngày, do vậy tháo ra để đảm bảo được gìn giữ một cách sạch sẽ nhất.
  • Không nên để dây chuyền mặt Phật trong tủ hoặc hộp kín, nó được coi là hành động bất kính với Phật, mà hãy để nơi trang nghiêm cao ráo
  • Nếu mặt Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và tùy tiện vất đi mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba , năm, bảy, chín, đốt dưới nắng…
  • Khi bạn đeo trang sức Phật giáo phải tôn kính Đức Phật, có lòng hướng thiện, không mang tà niệm, không làm chuyện xấu.
  • Không để mặt Phật, vòng tay hình Phật ở nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh hoặc để bị dính bẩn.

4. Kết luận

Kết luận có nên đeo trang sức hình tượng Phật không

Bạn hoàn toàn có thể đeo trang sức hình tượng phật, tuy nhiên cần lưu ý:

  1. Không nên đeo trang sức hình tượng phật với mục đích cầu may, trừ tà…
  2. Chỉ đeo trang sức hình tượng phật như một vật trang sức bình thường.
  3. Tuyệt đối không được mang đồ trang sức hình tượng phật nên thờ cúng…
  4. Không để trang sức hình tượng Phật tiếp xúc gần với những ô uế trong lúc sinh hoạt.
  5. Không đeo trang sức hình tượng Phật khi quan hệ vợ chồng

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về trang sức hình tượng Phật, ý nghĩa và những kiêng kỵ khi đeo trang sức hình tượng Phật không. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn luôn an nhiên và hoan hỉ!

Xem thêm:

Qua bài viết: Đeo trang sức hình tượng Phật và 6 kiêng kỵ cần tránh nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu