5. Hệ thống của Tạng Vi Diệu Pháp
Hệ thống mà Tạng Vi Diệu Pháp trình bày đồng thời là triết học, tâm lý học, và đạo đức học, tất cả hội nhập trong khuôn khổ của một chương trình giải thoát. Tạng Vi Diệu Pháp có thể được mô tả như là triết học bởi vì nó đề xuất một bản thể luận, một dự phỏng về bản chất của hiện thực. Dự phỏng này được gọi là pháp luận (học thuyết về pháp).
Một cách ngắn gọn, pháp luận cho rằng hiện thực tối thượng bao gồm hằng hà sa số các yếu tố thành phần gọi là chư pháp. Chư pháp không phải là cái ẩn dấu sau hiện tượng , không phải vật tư thân như là đối lập với diện mạo, nhưng là những yếu tố thành phần nền tảng của hiện thực.
Chư pháp chia làm hai lớp rộng: pháp không bị qui định, tức là Niết bàn độc hữu, và pháp bị qui định, là những hiện tượng vật chất tinh thần phù du tạo nên quá trình của kinh nghiệm.
Thế giới quen thuộc của những vật cụ thể và những con người tồn tại khổ đau , theo pháp luận, một dạng khái niệm do tâm khuôn đúc từ những nguyên dữ liệu do chư pháp đem lại.
Thực thể của khung tham chiếu hàng ngày của chúng ta chỉ là hiện thức đối cảm quan có nguồn gốc từ các tầng cơ sở của chư pháp. Duy chỉ có chư pháp mới sở đắc được chân lý hiện thực tối hậu: hiện hữu hạn từ phía tự thân của chúng (sarupato) độc lập với quá trình khái niệm hoá các dữ liệu của tâm.
Một khái niệm về bản chất của hiện thực dường như đã ẩn tàng trong Kinh Tạng đặc biệt là trong các bài giảng của Đức Phật về các thức, uẩn, đại (ví dụ tứ đại), nhân duyên, v.v., nhưng nó vẫn còn ẩn tàng phía sau như là cơ sở cho những giáo lý trong khuôn khổ một cách thực tiễn hơn trong Kinh điển.
Ngay trong chính Luận Tạng, pháp luận vẫn chưa được trình bày như là nguyên lý triết học rõ ràng. Điều này chỉ xuất hiện về sau, trong các bản Chú Giải (Commentaries).
Tuy nhiên, dù là tìm ẩn, pháp luận vẫn được tập trung quan tâm trong vai trò là nguyên tắc điều hành phía sau nhiệm vụ hiển nhiên hơn của Tạng Vi Diệu Pháp, dự phóng của việc hệ thống hoá.
Đề án này khởi sự từ tiền đề rằng để đạt được trí huệ hiểu được sự vật “như chúng thực sự là”, một cái nêm thật sắc phải được đóng vào giưã những loại thực thể sở đắc tối thượng bản thể học, nghiã là, chư pháp, và những thực thể chỉ tồn tại như là những dạng thức khái niệm nhưng bị nhận thức sai lầm là thực thể tối thượng.
Tiến hành từ điểm biện biệt này, Tạng Vi Diệu Pháp chấp nhận một tiền đề về con số cố định của chư pháp như là cơ sở của hiện thực , mà hầu hệt đều được rút ra từ Kinh điển. Rồi nó bắt đầu định nghiã tất cả những thuật ngữ kinh điển dùng trong Tạng Kinh theo cách cho thấy sự đồng nhất của chúng với những thực thể tối thượng bản thể học được hệ thống công nhận.
Trên cơ sở của những định nghĩa này nó xếp loại toàn diện chư pháp vào mạng của những phạm trù tiên định và các phương thức quan hệ làm nổi bật vị trí của chúng trong cấu trúc của hệ thống.
Và bởi vì hệ thống được cho là phản ảnh chân thực của hiện thực, điều này có nghĩa là việc phân loại xác định vị trí của mỗi pháp trong toàn bộ cấu trúc của hiện thực
Nỗ lực của Tạng Vi Diệu Pháp nhằm thấu hiểu bản chất của hiện thực, trái với nỗ lực của khoa học truyền thuyết phương Tây, không tiến hành từ quan điểm của người quan sát bàng quang nhìn một cách hướng ngoại về thế giới bên ngoài.
Mối quan tâm lớn nhất của Tạng Vi Diệu Pháp là hiểu bản chất của kinh nghiệm, và do đó bản chất của hiện thực mà nó tập trung vào là hiện thực ý thức.
Thệ giới đươc mang lại trong kinh nghiệm, bao gồm cả kiến thức và cái-biết -được với nghiã rộng nhất. Vì lý do này nỗ lực triết học của Tạng Luận thu tóm thành một tâm lý học hiện tượng logic. Để có thể hiểu hiện thực được thể nghiệm, Tạng Luận tiến hành phân tích toàn diện cái tâm như là nó tự hiển lộ khi thiền đinh hồi quang.
Nó phân chia ý thức thành nhiều chủng loại đa dạng, nêu cụ thể những yếu tố và chức năng của mỗi loại, gắn kết chúng với các đối tượng của chúng và các cơ cở triết học của chúng, và cho thấy các chủng loại khác nhau của ý thức kết nối với nhau ra sao và với hiện tượng vật chất để tạo thành quá trình kinh nghiệm tiếp diễn.
Việc phân tích tâm như vậy không phải do động cơ hiếu kỳ phi thực tiễn mà chính vì mục đích thực tiễn xuyên suốt giáo lý Đức Phật, chứng đạt thoát khổ. Vì Đức Phật truy nguyên khổ từ các thái độ nhiễm trần của chúng ta – một định hướng tinh thần bắt nguồn từ tham, sân, si – Tâm lý học hiện tượng lô-gich của Luận cũng mang tính chất của đạo đức tâm lý , đạo đức không hiểu theo nghiã hẹp của những chuẩn mực luân lý mà là toàn bộ sự dẫn đạo đến cuộc sống cao thượng và thanh lọc tâm hồn.
Theo đó, chúng ta phát hiện ra rằng Vi Diệu Pháp phân biệt các trạng thái của tâm dưạ trên các tiêu chuẩn đạo đức: lành mạnh hay không lành mạnh, những yếu tố đẹp và những điều hư hỏng (tịnh >< cấu). Nó sơ đồ hoá ý thức theo dạng từ thấp đến cao tuỳ ứng với các bậc thành công trong việc thanh lọc mà đệ tử Phật chứng đạt bằng cách tu tập theo con đường của Đức Phật.
Sơ đồ này cho thấy sự luyện tâm qua sự tinh tiến thâm nhập thiền, các cảnh giới thiền vật chất tế vi và tầng thiền phi phi tưởng, rồi đến các bậc nội quan và trí huệ của các con đường thoát tục và chứng quả. Cuối cùng, nó pha từ lộ toàn bộ qui mô phát triển đạo đức đến điểm đỉnh của việc thanh lọc viên mãn đạt được với tâm- giải – thoát – bất -thoái – chuyển khỏi các phiền trược.
Tất cả ba chiều của Tạng Luận – triết học, tâm lý học, đạo đức học – có nguyên uỷ từ hòn đá tảng của giáo lý của Đức Phật, chương trình giải thoát được tuyên bố qua Tứ Thánh Đế. Sự khảo sát bản thể học về chư pháp bắt nguồn từ huấn lệnh của Đức Phật là Khổ Đế, đồng nhất với các hiện tượng bị qui định (ràng buộc) như là một toàn thể phải được giác ngộ (parinneyya).
Sự nổi bật của các phiển trược về tinh thần và sự tất yếu phải giác ngộ trong hệ thống các phạm trù của nó, là chỉ dấu cho mối quan hệ tâm lý học và đạo đức học của nó, kết nối Luận với đệ nhị và đệ tứ Thánh Đế, nguồn gốc của khổ và con đường dẫn đến chấm dứt khổ. Và toàn bộ việc phân loại phạm trù của chư pháp được hệ thống nghiên cứu cách chi tiết đạt mức hoàn hảo của nó trong “nguyên tố không còn bị qui định” (asankhata dhatu) tức là Niết bàn, đệ tam Thánh Đế, chấm dứt khổ.
6. Vi Diệu Pháp tổng quát
Quyển Abhidhammattha Sangaha (Vi Diệu Pháp) có chín chương. Mở đầu bằng cách liệt kê bốn thực thể tối thượng – ý thức, các yếu tố tinh thần, vật chất và Niết bàn. Phân tích chi tiết các yếu tố này được đặt ra cho 6 chương đầu.
Chương I
Khái quát về Ý thức, định nghiã và phân loại 89 và 121 loại ý thức. Tầm bao quát của chương thứ nhất cũng đề cập cùng lĩnh vực như chương các Trạng thái của Ý thức của tác phẩm Dhammasangani, nhưng khác về phương pháp. Tác phẩm kinh điển này bắt đầu với sự phân tích nhóm ba đầu tiên trong matika, và do đó bắt đầu phân loại ý thức trên cơ sở ba phẩm chất đạo đức của an lành (wholesome), không an lành, và cái giưã hai cái trên (không quyết định); rồi trong phạm vi các phạm trù đó nó phân nhỏ ý thức trên cơ sở bình diện thành những lĩnh vực giác quan, lĩnh vực vật chất tế vi, lãnh vực phi vật chất và siêu phàm. Còn Sangala, trái lại không bị ràng buộc vào matika, trước tiên chia ý thức trên cơ sở bình diện và chia nhỏ nó trên cơ sở phẩm chất đạo đức.
Chương II
Khái quát vế các Yếu tố tinh thần, trước tiên liệt kê 52 tâm sở – cetasika hay là các yếu tố tuỳ thuộc của ý thức, được chia ra làm 4 lớp chung nhất, cá biệt, các yếu tố không an lành (bất tịnh) và các yếu tố tốt đẹp. Sau đó các yếu tố được nghiên cứu bằng hai phương pháp bổ sung: trước tiên, phương pháp gắn kết (sampayoganaya), cho các yếu tố tinh thần như là một đơn vị tra vấn và gợi mở các loại ý thức mà chúng trực tiếp gắn kết; và thứ hai phương pháp bao gồm hay gộp (sangahanaya), cho các loại ý thức là đơn vị tra vấn và gợi mở các yếu tố tinh thần thâm nhập vào cơ cấu của nhau. Chương này cũng chủ yếu rút ra từ chương thứ nhất của bộ Pháp Tụ – Dhammasagani.
Chương III
Khái quát các vấn đề linh tinh, xếp các loại ý thức cùng với các yếu tố của nó theo 6 phạm trù: căn cội (hetu), cảm xúc (feeling), chức năng (kicca), cưả (dvara), đối tượng (arammana), và cơ sở (vatthu).
Ba chương đầu liên quan chủ yếu đến cấu trúc của ý thức, cả nội tại và trong mối quan hệ với các biến đổi bên ngoài. Trái lại hai chương tiếp theo đề cập đến sự năng động của ý thức, tức là, với cách xuất hiện của chúng. Theo Luận, ý thức xuất hiện theo hai cách riêng biệt nhưng xoắn xuýt nhau – như quá trình tích cực và luồng tiêu cực (âm – dương).
Chương bốn
Nghiên cứu “quá trình của nhận thức” ,
Chương V
Luồng tiêu cực “siêu quá trình”, được khai mào bằng một nghiên cứu về vũ trụ học truyền thống Phật giáo. Việc trình bày ở đây phần lớn dưạ vào cácbản chú giải về Luận.
Chương VI
Khái quát về vật chất, chuyển từ thệ giới tinh thần sang thệ giới vật chất. Được căn cứ trụ yếu vào chương hai của Bộ Pháp Tụ – D liệt kê các loại hiện tượng vật chất, phân loại chúng thành nhiều cách khác nhau, và giải thích các cách phát sinh của chúng.
Nó cũng giới thiệu các khái niệm có tính chất giải thích về các nhóm vật chất, trình bày chi tiết, và mô tả sự xuất hiện của các quá trình vật chất trong các cảnh giới khác nhau của hiện thực. Chương này kết thúc với một phần nhỏ nói về bốn hiện thực tối thượng, Niết bàn, yếu tố duy nhất không bị ràng buộc trong cả hệ thống.
Với chương sáu, Acariya Anuruddha đã hoàn tất việc trình bày phân tích của mình về bốn thực thể tối thượng, nhưng vẫn hãy còn mấy vấn đề quan trọng phải được giải thích để đem lại bức tranh toàn cảnh của Luận. Điều này được thực hiện trong ba chương cuối.
Chương VII
Khái quát về các phạm trù, sắp xếp các thực thể tối thượng thành các bảng phạm trù đa dạng dưới bốn tiêu đề: Khái quát về cấu (phiền não, bất tịnh); khái quát về các phạm trù pha tạp, gồm các mục về các phẩm chất đạo đức khác nhau; khái quát về tính nhất thiết của giác ngộ; và Khái quát về cái toàn thể, một khảo sát toàn diện về bản thể học của Luận. Chương này dưạ gần như hẳn vào tác phẩm Vibhamga và trong chừng mực nào đó vào bộ Pháp Tụ – Dhammasangani.
Chương VIII
Khái quát về Sự qui định (Triền Phươc), được giới thiệu để gồm giáo lý của Luận về mối quan hệ tương hỗ của các hiện tượng vật chất tinh thần, theo đó hoàn thành việc đề cập mang tính phân tích về các thực thể tối thượng với sự trình bày tổng hợp phơi bày trần trụi các mối quan hệ tương hỗ chức năng của chúng.
Sự trình bày tóm lược cho thấy hai phuơng pháp luân phiên nhau đối với sự qui định được tìm thấy trong kho tàng kinh điển Pali. Một là phương pháp duyên sinh (phát sinh tuỳ thuộc), nổi bật trong Tạng Kinh và đươc phân tích dưới gốc độ Kinh và Luận trong tác phẩm Vibhanga (chương VI)..
Phương pháp này xem xét sự qui định về phương diện mô hình nhân-và-quả cho rằng có sự ràng buộc vớisamsara, vòng luân hồi sinh tử. Phương pháp khác là phương pháp Pattana, với hai mươi bốn mối quan hệ qui định. Kết thúc chương này là một bài ngắn về các khái niệm (pannatti), theo đó kéo theo cả Puggalapannatti, ít nhất là hàm ý như vậy
Chương IX và chương cuối cùng,
Liên quan không phải tới lý thuyết mà là thực hành. Đây là chương Khái quát về Các Chủ đề Thiền. Chương này đóng vai trò như là tóm tắt Visuddhimagga. Nó khảo sát cô đọng các phương pháp thiền đươc giảng giải cặn kẽ trong tác phẩm sau, và đưa ra các bài viết cô động về các giai đoạn tiến bộ trong cả các hệ thống thiền, tập trung và nội quan.
Là tác phẩm chủ chốt , nó tóm tắt, nó kết luận với một bài viết về bốn dạng người giác ngộ, các quả vị và chấm dứt luân hồi. Cách trình bày của tác phẩm Abhidhammattha Sangaha có lẽ dùng để nhấn mạnh việc cứu thệ tối thượng của Luận. Tất cả phân tích lý thuyết về tâm và vật cuối cùng hội tụ về thực hành thiền, và thực hành đi đến tột đỉnh trong sự đạt mục tiêu tối thượng của đạo Phật, giải thoát tâm bằng vô chấp.
Qua bài viết: Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn một ngày mới tốt lành và tràn đầy năng lượng!