Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp]

Thích Quang Đức
565

3. Vi Diệu Pháp luận bàn

Tập Abhidhammattha Sangaha, mà tác giả được xem là của Ngài Anuruddha Thera, một vị tỳ khưu người Ấn ở Kanjevaram (Kancipura), đây là bản toát yếu tóm lược Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka, thường được gọi là Tạng Luận).

Ðến nay, sách này vẫn còn là bộ sách nhập môn Vi Diệu Pháp thích ứng nhất mà khi đã vững vàng thấu hiểu, ta có thể dễ dàng lãnh hội những kiến thức đại cương của Tạng Luận.

Ðể thật sự nắm vững ý nghĩa của Tạng Luận, phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc một cách chuyên chú và nhập tâm suốt tất cả bảy bộ, cùng với những chú giải và những chú giải của các chú giải ấy.

Vi Diệu Pháp không để đọc thoáng qua.

Ðối với người minh mẫn sáng suốt thật sự muốn tìm chân lý, Vi Diệu Pháp vừa là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải có tính trí thức. Ở đây như là có nguồn dinh dưỡng để bồi bổ tinh thần các tư tưởng gia chân chính cũng như người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ và lý tưởng sống của người Phật tử.

Tuy nhiên, đối với người chỉ đọc thoáng qua thì Vi Diệu Pháp quả thật khô khan như cát, như bụi.

Ta có thể nêu lên câu hỏi như sau

“Vi Diệu Pháp có quả thật tuyệt đối thiết yếu để chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo không?

Vi Diệu Pháp có thật sự tuyệt đối thiết yếu để thấu đạt thực tướng của vạn pháp không?”

Xin trả lời rằng: Vi Diệu Pháp chắc chắn là vô cùng hữu ích để thấu đạt giáo huấn của Ðức Phật một cách đầy đủ và chứng ngộ Niết Bàn, vì pháp này là chìa khóa để mở cửa vào thực tại. Pháp này đề cập đến những thực tại và lối sống thực tiễn cao thượng dựa trên sự chứng nghiệm của các bậc cao tăng đã thấu triệt và đắc đạo.

Thiếu kiến thức về Vi Diệu Pháp đôi khi ta thấy khó lãnh hội ý nghĩa thật sự của một vài giáo huấn thâm diệu của Ðức Thế Tôn. Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), chắc chắn rất hữu ích để khai triển Tuệ Minh Sát (Vipassanà).

Tuy nhiên chúng ta không thể khẳng định một cách quả quyết rằng Vi Diệu Pháp tuyệt đối thiết yếu để thành tựu Giải Thoát.

Hiểu biết thấu đáo và chứng ngộ là vấn đề thuần túy cá nhân (sanditthika, mỗi cá nhân phải thấu triệt chân lý và thành tựu giải thoát cho chính mình).

Tứ Diệu Ðế, nền tảng của giáo huấn mà Ðức Phật ban truyền, tùy thuộc nơi tấm thân nhỏ bé này. Giáo Pháp không riêng biệt với ta, không ở ngoài ta. Hãy nhìn lại bản thân chúng ta. Hãy tự tìm lấy ta, chân lý sẽ tự nó bày trần, trải ra trước mắt ta.

Phải chăng thiếu phụ Patàcàrà, vô cùng sầu lụy vì mất tất cả những người thân yêu nhất trong đời, đã chứng ngộ Niết Bàn trong khi rửa chân dưới suối, nhờ quán niệm về những giọt nước từ chân rơi xuống gieo điểm trên mặt nước rồi tan biến theo dòng nước chảy?

Phải chăng Cùlapanthaka, người không thể học thuộc một câu kinh trong thời gian bốn tháng trời đã thành tựu Ðạo Quả A La Hán nhờ thấu hiểu bản chất Vô Thường của một cái khăn tay sạch mà mỗi ngày ông đưa lên mặt trời để nhìn?

Phải chăng Upatissa, về sau trở thành Ðức Sàriputta, Xá Lợi Phật, đã chứng đạo Niết Bàn khi chỉ nghe được phân nửa câu kệ liên quan đến Nhân và Quả?

Ðối với vài người, chỉ một chiếc lá vàng rơi cũng đủ để chứng đắc Ðộc Giác Phật. Ðối với những vị thường xuyên suy gẫm sâu xa, một chỉ dẫn nhẹ nhàng thoáng qua cũng đủ để khám phá ra những chân lý vĩ đại.

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) không phải do Ðức Phật truyền dạy

Theo một vài học giả, Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) không phải do Ðức Phật truyền dạy mà về sau, do các nhà sư uyên bác soạn thảo và trau chuốt để tạo nên Vi Diệu Pháp toát yếu ngày nay.

Tuy nhiên theo thuyết của Phật giáo thì chính Ðức Phật giảng dạy phần nòng cốt của Vi Diệu Pháp.

Các nhà Chú giải ghi nhận rằng để tỏ lòng tri ân từ mẫu lúc bấy giờ đã qua đời. Ðức Phật đã liên tiếp thuyết giảng với chư Thiên khác. Ðức Thế Tôn dạy Ngài Sàriputta những chủ đề chính yếu (màtikà) của giáo lý cao siêu cấp tiến như các thiện pháp (kusalà dhammà), bất thiện pháp (akusalà dhammà) và bất định pháp (abyàkata) v.v…

Rồi ngài Sàriputta giảng rộng ra, gom lại thành sáu bộ sách của Tạng Luận (ngoại trừ bộ Kathàvatthu, Thuyết Sự, Những Ðiểm Tranh Luận).

Vì vậy mà Chính thống giáo Therevada đã chủ trương rằng Luận Tạng là chân ngôn của Phật, về phương diện này khác với một trường phái đối lập trước đây như trường phái Sarvastivadins. Trường phái này cũng có Luận Tạng gồm bảy quyển, khác về chi tiết với những bài giàng của Phật Giáo Nguyên Thủy Therevada.

Theo phái Sarvastivadins, các quyển thuộc Luận Tạng là do các đệ tử Phật soạn ra, trong đó có mấy quyển được cho là của các tác giả và có vẻ thuộc các thệ hệ sau Đức Phật.

Tuy nhiên trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy Therevada cho rằng chính Đấng Thệ Tôn đã giảng các quyển thuộc Tạng Luận, ngoại trừ việc bác bỏ những quan điểm khác biệt trong Bộ Ngữ Tông (Biện Giải – Kathavatthu), là tác phẩm của kỳ lão Moggaliputta Tissa trong thời trị vì của Hoàng đế Asoka

Các bản Chú Giải Pali (căn cứ vào một truyền miệng) cho rằng khi Đức Phật giảng Luận là không phải ởclix người cho các đệ tử người của ngài, mà là cho các chư thiên trên cõi trời Tavatimsa (Đạo lợi).

Theo truyền thuyết này thì trước khi nhập thất hằng năm (lần thứ bảy vào mùa mưa), Đức Thệ tôn thăng lên cõi trời Đạo lợi và ở đấy, an toạ trên đá Pandukambala dưới gốc cây Paricchahataka.

Trong ba tháng mùa mưa ngài giảng Luận cho chư thiên tập hợp từ ba nghìn thế giới. Người được chọn nhận pháp chính là mẹ ngài, Mahamaya-devi, người đã tái sinh lên cõi trời thay vì cõi người.

Lý do Đức Phật giảng Luận trên cõi trời thay vì cõi người, theo truyền thuyết, là để có thể giảng Luận trọn trong một buổi giảng về toàn cảnh của Luận từ đầu đến cuối cho cùng đối tượng thính giả.

Bởi vì trình bày đầy đủ Luận cần ba tháng, chỉ chư thiên và Trời Phạm Thiên (Bhrama) mới có thể tiếp thu liên tục không gián đoạn, vì chỉ có họ mới có khả năng giữ vững ở một tư thế trong thời gian dài như vậy.

Tuy nhiên, mỗi ngày, để duy trì thân thể của mình, Đức Phật xuống cõi người khất thực ở vùng phía bắc Uttarakuru. Sau khi khất thực xong, ngài đi đến bờ hồ Anotatta để thọ trai.

Trưởng lảo Sariputta, Tổng Trì Pháp, sẽ đến diện kiến Đức Phật để nhận tóm tắt giáo lý mà Đức Phật đã giảng trong ngày trên cõi trời: Rồi Đức Phật trao cho ông phương pháp đó và nói rằng, “Sariputta, có vô vàn giáo pháp đã được trình bày” .

Như vậy Đức Phật đã trao phương pháp cho truởng lão, người rất giỏi về kiến thức phân tích, khi ngài đứng trên bờ và mở bàn tay chỉ ra biển. Đối với Trưởng lão giáo pháp do Đức Thệ tôn giảng dạy bằng trăm ngàn phương pháp cũng trở nên sáng tỏ.”

Học được Pháp từ Đức Thệ tôn, Sariputta lại đem Pháp đó truyền lại cho 500 đồ đệ của mình, và thế là bản Chú Giải Luận Tạng được thiết lập. Vì vậy mà Đại đức Sariputta được cho là người biên tập sắp xếp lại trật tự của các bài giảng của Luận Tạng cũng như là đánh số thứ tự trong quyển Vị Trí (Phát Thú – Patthana).

Có lẽ ta nên nhìn nhận rằng trong những xác nhận này của Atthasalini một sự xác nhận gián tiếp rằng “Tư tưởng quan triết học và cấu trúc nền tảng của Luận Tạng là xuất phát từ Đức Phật, việc trình bày các chi tiết, và cả chính khuôn mẫu văn bản là thuộc về Đại tông đồ và các đồ đệ của ngài.

Trong các trường phái đạo Phật khác gần với thời của Đức Phật, thì Luận cũng liên quan mật thiết đến Đại đức Sariputta, người mà theo các truyền thuyết được coi là tác giả của các bài giảng về Luận.

Phương Pháp Xếp Đôi

Nhà Phật luận nổi tiếng Acarya Buddhaghosa giải thích từ “Tạng Vi Diệu Pháp” với nghĩa là “ vượt lên trên Pháp” (dhammatireka – dhammavisesa), abhi có nghĩa là siêu việt và nổi bật, và dhamma ở đây có nghĩa là giáo pháp của Đức Phật trong Tạng Kinh.

Khi Tạng Vi Diệu Pháp được cho là vượt lên giáo lý của Tạng kinh, thì điều đó không có ý cho rằng giáo lý của kinh có khiếm khuyết ở chừng mực nào đó hoặc là Tạng Luận tuyên bố cảm ngộ mới nào đó về học thuyết áo bí mà Tạng kinh chưa hề biết đến.

Cả Tạng Kinh và Tạng Luận đều đặt nền móng trên học thuyết duy nhất của Đức Phật về Tứ Diệu Đế, và tất cả những nguyên tắc cốt yếu cho sự đạt ngộ đã được Kinh Tạng minh giải. Cái khác giữa Kinh và Luận không hề liên quan đến các nguyên lý nền tảng mà một phần ở phạm vi, một phần là do phương pháp.

Về phạm vi, Luận đề ra cách xử lý thấu đáo và toàn diện mà trong Kinh Tạng không thấy có. Acariya Buddhaghosa giải thích rằng trong Tạng Kinh những phạm trù trừu tượng mang tính học thuyết như ngũ uẩn, thập nhị xứ, Thập bát chất và v.v., chỉ được phân loại một phần, trong khi trong Luận Tạng, chúng được phân loại đầy đủ theo các lược đồ phân loại khác nhau, một số giống như trong Tạng Kinh, số khác chỉ có trong Tạng Luận. Như vậy Tạng Luận có phạm vi và tế vi làm cho nó khác với Kinh Tạng

Một lãnh vực quan trọng khác của sự khác biệt liên quan đến phương pháp. Các bài giảng trong Kinh Tạng được Đức Phật thuyết giảng trong nhiều hoàn cảnh đa dạng cho các thính giả với nhiều trình độ thính pháp khác nhau.

Những bài giảng ấy đã được biên soạn lại cho dễ hiểu (mang tính sư phạm), để việc giảng dạy đạt hiệu quả nhất trong việc hướng dẫn thính giả thực hành giáo lý và thâm nhập được chân lý của giáo lý.

Để đạt được mục đích này, Đức Phật đã dùng các phương tiện giảng giải dễ hiểu để người nghe lĩnh hội được học thuyết. Cụ thể Ngài đã dùng các phương pháp tương đồng, ẩn dụ.

Ngài thôi thúc, khuyên nhủ, động viên, ngài nắm bắt được xu hướng, thái độ của thính giả và điều chỉnh cách trình bày giáo lý để có thể tạo được sự đáp ứng tích cực . Do đó mà phương pháp trong Kinh được mô tả là bài giảng đầy hình ảnh và hoa mỹ về Pháp (pariyaaaya-dhammadesana).

Trái ngược với Tạng Kinh, Tạng Luận (Vi Diệu Pháp) với mục đích mở và đơn giản hệ thống ẩn tàng của Tạng Kinh. Vi Diệu Pháp không quan tâm đến xu hướng cá nhân và trình độ nhận thức của người nghe.

Nó là một hệ thống theo phong cách trừu tượng, chính thống hoàn hoàn không có chỗ cho ngôn từ hoa mỹ, cũng như các luận giảng dễ hiểu. Do đó phương pháp của Luận được mô tả là bài giảng chân phương, không hoa mỹ về Pháp (nippariyaya-dhammadesana).

Sự khác nhau về kỹ thuật giữa hai phương pháp cũng có ảnh hưởng đến hệ thống thuật ngữ tương ứng.

Trong Tạng kinh Phật thường dùng ngôn ngữ qui ước (voharavacana) và chấp nhận chân lý qui ước (sammutisacca), chân lý được diễn đạt bằng các từ ngữ thực tại không chứa đựng chân lý tối thượng bản thể học nhưng vẫn nói được đúng bản chất của nó.

Do đó trong Tạng Kinh, Đức Phật nói đến “Tôi”, “anh”, nói đến “nam”, và ”nữ”, nói đến chúng sinh, con người ngay cả bản ngã như là những thực thể cụ thể rõ ràng và gần gũi.

Tuy nhiên phương pháp trình bày của Tạng Luận, lại hạn chế các thuật ngữ có giá trị trên quan điểm của chân lý tối thượng như: Chư pháp, các tính chất của chư pháp, các chức năng của chư pháp, và các mối quan hệ của chư pháp.

Do đó trong Tạng Luận tất cả những thực thể mang tính khái niệm tạm thời được chấp nhận trong Tạng Kinh.

Như thế nhằm mục đích chuyển mục tiêu bản thể học tối thượng thành các hiện tượng vật chất tinh thần gần gũi, vô thường, nhân duyên sinh (phát sinh tuỳ thuộc), vô ngã.

Khi có sự phân biệt giữa hai phương pháp Luận và Tạng thì cần căn cứ trên điểm đặc trưng của mỗi tạng. Tuyệt đối khổng được phân biệt ranh giới rõ ràng. Ở một giới hạn nào đó thì hai phương pháp này có sự thâm nhập và chồng lấn nên nhau.

Do đó trong Kinh Tạng chúng ta tìm thấy những bài giảng sử dụng những thuật ngữ triết học như uẩn, xứ, đại, …, và như thế nằm trong phạm vi của phương pháp của Tạng Luận.

Lại nữa trong Luận Tạng ta còn tìm thấy những phần, ngay cả cả quyển Nhân Chế Định (Puggalapannatti), cũng không dùng cách diễn đạt trang nghiêm mà sử dụng các thuật ngữ qui ước, và như vậy nó lại giống với phương pháp của Kinh.

Các đặc điểm riêng của Luận

Ngoài việc gắn chặt với phương pháp trình bày theo lối triết học của mình, Luận Tạng còn có những đóng góp quan trọng đối với nhiệm vụ hệ thống hoá đạo phật của mình. Một trong những đóng góp đó là việc xây dựng lên sơ đồ toàn bộ cấu trúc cơ bản tương đối rõ ràng và đầy đủ của hệ thống phật học.

Điểm riêng thứ nhất của luận là sơ đồ phân loại.

Sơ đồ (ma trận) này , ở đầu quyển Pháp Tụ – Dhammasangani như là lời nói đầu thích hợp của Luận Tạng, gồm 122 cách phân loại đặc thù cho phương pháp của Luận. Trong số đó, có 22 nhóm 3 (tika), các bộ từng 3 thuật ngữ mà theo đó các pháp nền tảng được phân bố; còn lại là hàng trăm nhóm 2 (duka), các bộ gồm 2 thuật ngữ dùng làm cơ sở cho việc xếp loại.

Ma trận dùng như là một mạng lưới để phân loại theo kinh nghiệm, độ phức tạp, đa dạng, độ phù hợp theo những nguyên tắc được quyết định bởi những mục đích của Pháp.

Ví dụ nhóm 3 bao gồm những bộ nói về tình trạng như:

  • Kiện khang, không kiện khang và không quyết định;
  • Những tình trạng gắn với những cảm xúc vui tươi, đau đớn, bình thường;
  • Những tình trạng là kết quả của nghiệp, dẫn xuất từ những kết quả của nghiệp, không thuộc hai cái trước v.v.

Nhóm hai bao gồm những bộ như những tình trạng các căn, không phải các căn; những tình trạng tuỳ thuộc với các căn, không tuỳ thuộc như vậy; những tính trạng bị qui định, không bị qui định; những tình trạng trần tục, siêu trần; v.v.

Bằng cách chọn những phạm trù, ma trận quán xuyến tổng thể các hiện tượng, chiếu sáng chúng từ hàng loạt các góc khác nhau về triết thọc, tâm lý học và đạo đức học trong bản chất.

Điểm riêng thứ hai của Luận là phân đoạn dòng ý thức

Dòng ý thức hiển hiện liên tục thành những chuỗi, những sự kiện tinh thần ngắn ngủi gọi là citta (chất đa: tâm ý), mỗi đơn nguyên phức thể như vậy tham gia vào chính bản thân ý thức, với tư cách là ý thức cơ bản của một đối tượng, và tập hợp các yếu tố tinh thần (cetasika) thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt hơn trong hành động nhận thức.

Quan điểm như vậy về ý thức, ít nhất là ở bước phác họa, có thể sẵn sàng rút ra từ sự phân tích của Kinh Tạng về kinh nghiệm thành ngũ uẩn, trong đó bốn uẩn tinh thần (thọ, tưởng, hành, thức) luôn gắn kết không rời, nhưng khái niệm vẫn còn đấy chỉ như là gợi mở.

Trong Luận Tạng sự gợi mở không những là chỉ ra mà còn là mở rộng thành một bức tranh cực kỳ chi tiết và chặt chẽ về chức năng nhận thức trong cả khoảnh khắc tức thì vĩ mô lẫn trong sự liên tục (liên tục triền miên) đời đời.

Sự đóng góp thứ 3 của Luận tạng

Sự đóng góp thứ ba khởi sinh từ sự thôi thúc thiết lập trật tự giữa sự lộn xộn của các thuật ngữ trở nên có trật tự trong các bài giảng Phật giáo. Trong việc xác định, xắp xếp mỗi chư pháp, các văn bản của Luận tập hợp các danh sách liệt kê các từ đồng nghĩa hầu hệt rút ra từ Tạng kinh. Phương pháp định nghĩa này cho thấy cách mà một pháp riêng lẻ có thể mang những tên khác nhau vào trong các phạm trù khác nhau.

Ví dụ, trong những phiền não của con người thì yếu tố tinh thần của thân (lobha) có thể tìm thấy như là nhiễm (ham) dục cảm quan, nhiễm (ham) sống, sự ràng buộc tham lam về thể xác, đeo bám các thú vui cảm quan, sự ham muốn cảm quan,.

Trong số những yêu cầu giác ngộ, yếu tố tinh thần của trí tuệ (panna) có thể được tìm thấy với tư cách là khả năng và sức mạnh của trí tuệ, yếu tố giác ngộ của việc truy vấn các tình trạng, yếu tố dẫn đạo của chính kiến.

Trong vệc thiết lập các mối quan hệ này, Luận đã trình bày mối quan hệ hỗ tương giữa các thuật ngữ trừu tượng có thể không rõ ràng trong các chư Kinh. Khi đó Luận là nơi cung cấp sơ đồ để hiểu các bài giảng của Đức Phật được thuận lợi hơn.

Nhận thức của Luận về ý thức mang lại kết quả hơn hẳn trong sơ đồ phân loại các yếu tố tối thượng hình thành hiện thực, sơ đồ trong văn bản của Luận về sau chiếm ưu thế hơn các sơ đồ thừa kế từ Tạng Kinh như là uẩn, xứ, đại.

Trong Luận Tạng, các phạm trù sau vẫn rất rõ ràng, trong đó quan điểm về tâm như là bao gồm những hội tụ thoáng qua của ý thức và các yếu tố tuỳ thuộc dẫn đến phương pháp phân loại phù hợp hơn với hệ thống.

Về việc phân chia thực thể thành bốn yếu tố tối thượng (paramattha) như: Ý thức, các yếu tố tinh thần, các hiện tượng vật chất và Niết bàn (citta, cetasika, rupa, nibbana), ba cái trước bao gồm hiện thực bị ràng buộc (bị qui định) và cái cuối cùng là yếu tố không bị qui định.

Đóng góp thứ 4 của Vi diệu pháp (luận tạng)

Đóng góp cuối cùng của phương pháp của Luận được ghi nhận ở đây (quyển cuối cùng của Tạng), là Bộ Vị Trí (Phát Thú – Patthana ) là một bộ gồm 24 mối quan hệ ràng buộc được đưa ra làm các hiện thực tối thượng và được liên kết thành các quá trình có trật tự.

Sơ đồ này cung cấp các điều kiện bổ sung cần thiết cho phương pháp phân tích chủ đạo ở các quyển trước của Luận.

Phương pháp này phân tích, phân chia cái tổng quát, hiển nhiên thành các yếu tố thành phần của chúng, qua đó trình bày cái cốt lõi, cái không thể phân chia để đánh giá là ngã hay chất.

Phương pháp tổng hợp sắp xếp các mối quan hệ có điều kiện của các hiện tượng đời thường, sự phân tích này cho ta thấy các hiện tượng này không phải là độc lập, đơn lẻ mà chúng có sự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau.

Chẳng hạn, phương pháp phân tích những bài giảng trước đây của Luận Tạng và phương pháp tổng hợp của Bộ Vị Trí (Phát Thú – Patthana thiết lập sự thống nhất của nền tảng cho những nguyên lý triết học song sinh của Phật giáo, vô ngã (anatta, non-self hay egolessness).

Do đó nền tảng của phương pháp luận của Luận vẫn là sự hài hoà tuyệt vời với sự soi sáng nội dung bên trong của Pháp.

Lưu Ý về dịch thuật trong Vi Diệu Pháp [Abhidhamma]

Rất khó mà tìm được một danh từ thích hợp để phiên dịch một cách chính xác Phạn ngữ Abhidhamma. Vì vậy ở đây, xin tạm dịch là Vi Diệu Pháp.

Trong Vi Diệu Pháp cũng có nhiều danh từ kỹ thuật rất khó để phiên dịch mà không làm sai lệch ý nghĩa. Vài danh từ như: tâm, ý chí, tác ý, trí thức, trí giác v.v… được dùng trong triết học Tây Phương với những ý nghĩa đặc biệt.

Nơi đây xin quý vị độc giả cố gắng hiểu các danh từ kỹ thuật ấy theo nghĩa của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ðể tránh hiểu lầm từ ngữ theo lối hiểu biết quen thuộc từ xưa, các danh từ Pàli được giải thích và giữ lại dùng ở đây, mặc dầu người không quen thuộc với Pàli đôi khi thấy phiền phức.

Trong nhiều trường hợp các danh từ Pàli được triết tự và giải thích theo ngữ nguyên để được hiểu rõ ràng và chính xác.

Ðôi khi danh từ Pàli còn được chọn dùng luôn mà không phiên dịch để người đọc quen thuộc với những chữ ấy. Cũng có khi người đọc gặp những danh từ không được thông dụng như: hoặc lậu, tâm hành, tâm quả v.v…

Nhưng rất quan trọng trên phương diện Vi Diệu Pháp, ý nghĩa của những danh từ này phải được thông suốt rõ ràng và chính xác. (…)

Hòa Thượng Nàrada (Trích “Vi Diệu Pháp Toát Yếu – Abhidhammattha Sangaha”, Phạm Kim Khánh dịch Việt, Hoa Kỳ, 2000 – Lý Khí Việt Nam biên soạn và dịch nghĩa)

Qua bài viết: Vi Diệu Pháp tổng quát [giới thiệu, hệ thống, nguồn gốc và khái quát về Vi Diệu Pháp] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn một ngày mới tốt lành và tràn đầy năng lượng!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu