Sơ đồ bố trí và ý nghĩa tượng phật trong chùa miền bắc

Thích Quang Đức
170

Kiến trúc chùa ở Miền Bắc Bộ tương đối phong phú và có bốn kiểu bố trí (cấu trúc) chính như sau:

  • Chùa chữ Đinh (Chùa Hà)
  • Chùa chữ Công (Chùa Keo)
  • Chùa chữ Tam (chùa Tây Phương)
  • Chùa kiểu Nội Công Ngoại Quốc (chùa Dâu, chùa Trấn Quốc).

1. Sơ đồ bố trí tượng phật phổ biến trong các ngôi chùa miền bắc

Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa.

Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như:Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Duy…

So do he thong tuong chua mien bac thicong24h
Sơ đồ bố trí tượng phật phổ biến ở chùa miền bắc

Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là:

Vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm: Trang nghiêm đạikiếp (quá khứ), Hiền đại kiếp (hiện tại) và Tinh tú đại kiếp (tương lai).

Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật.

Xem thêm: 

2. Ý nghĩa tượng phật ở trong chùa Miền Bắc

Phật A Di Đà

Là Giáo chủ tại cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba (thế giới ta đang sống) này. Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa.

Phật Thích Ca

Là Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống. 

Phật Di Lặc

Là vị Bồ Tát sẽ thay thế đức Phật Thích ca ở cõi Ta Bà (thế giới ta đang sống), đức Di Lặc tuy chưa thành Phật nhưng lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh nên mọi người đều gọi ngài là Phật.

Tòa Cửu Long

Toà cửu long là bức tượng gồm 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh (Phật thích ca mâu ni) các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.

Phật Niết

Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Theo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si.

Quan Âm Bồ Tát

Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Ngài hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.

Đại Thế Chí Bồ Tát

Là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. 

Phổ Hiền Bồ Tát

Là vị Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành cưỡi voi trắng sáu ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho cho trí tuệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Văn Thù Bồ Tát

Ngài là vị Bồ tát biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Là vị Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, và nguyện không chứng Phật quả nếu chưa cứu độ hết chúng sinh khỏi địa ngục. 

Quan Âm Tống Tử

Là hình tượng Quan âm Bồ tát bế một cậu bé trai trong lòng Ngài.

Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đế Thích

Là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp.

A Nan Đà và Ca Diếp

Hai vị là 2 Đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ma-ha Ca-Diếp là tổ sư đời thứ nhất, tôn giả A-Nan là tổ sư đời thứ nhì.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Là đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La, Tổ thứ 27 của nhà Phật.

Thập Điện Minh Vương

Là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

Hộ Pháp

Là vị Bồ Tát xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật).

Bát Bộ Kim Cương

Là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. Trong tám vị thì ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ với dữ tợn, để kết hợp hai chức năng “khuyến thiện” và “trừng ác” của thần linh.

Giám Chai

Là một vị thần trông nom việc ăn uống cho chúng Tăng trong chùa, thường thờ ở nhà bếp, vị thần này có hình dáng mặt xanh tóc đỏ.

Bà La Sát

Giống như người phụ nữ xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, chuyên ăn thịt uống máu loài người, loài quỷ này còn có hình dáng, hoặc là đầu trâu tay người, hoặc có móng chân trâu, hoặc là đầu nai, đầu dê, đầu thỏ.

Ngọc Nữ và Kim Đồng

Hai đứa trẻ phục vụ cho Quan âm Bồ Tát, Đồng nam còn có tên là Thiện Tài, đồng nữ còn có tên là Long Nữ.

theo thicong24h.com

Qua bài viết: Sơ đồ bố trí và ý nghĩa tượng phật trong chùa miền bắc nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu