Nghiệp là gì? 10 việc không nên làm để tránh tạo nghiệp

Thích Quang Đức
778

Trong cuộc sống chúng ta vẫn nghe “Nghiệp quật”, Nghiệp báo” hay “Khẩu nghiệp”… Vậy Nghiệp là gì? Làm gì để tránh tạo nghiệp. Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Chúng ta cùng theo dõi nhé.

Nghiệp là gì?

Nghiệp được tạo thành từ hành động của Thân, Miệng, Ý. Nghiệp gồm có: Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý nghiệp hay còn gọi là tam nghiệp. Nghiệp cũng chính là con đường đi từ Nhân tới Quả.

Nếu quá khứ hoặc kiếp trước mình làm điều thiện thì tạo được nghiệp lành (thiện nghiệp) thì kiếp này hoặc tương lai mình sẽ gặp điều tốt lành. Nếu quá khứ hay hiện tại mình làm điều ác thì sẽ tạo nghiệp dữ, nghiệp quật, tương lai hay kiếp sau mình sẽ gặp điều xấu, bất hạnh

  • Nghiệp lành thì hình thành nên cuộc sống nhiều may mắn, được an vui, hạnh phúc tương lai.
  • Nghiệp dữ thì hình thành nên đời sống nhiều thất bại, hoạn nạn, bất hạnh cho trong tương lai.

Theo thuyết của Phật giáo thì Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả tuần hoàn không dứt suốt cõi Luân hồi.

Nghiệp là gì

Nghiệp có Thân, Khẩu, Ý, trong đó:

Thân nghiệp: Là hành động tạo tác của Thân như: Đánh đập người khác, dắt dìu người già qua đường, phá hủy môi trường sống …

Khẩu nghiệp: Là hành động tạo tác của Miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều tốt, mắng nhiếc người, vu oan người khác…

Ý nghiệp: Là hành động tạo tác của Ý tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, toan tín làm điều ác…

Theo luật nhân quả thì từ Nghiệp ban đầu (tức hành động tạo tác của ba nghiệp – NHÂN), đến Nghiệp báo (tức quả báo phải trả – QUẢ). Vì vậy có thể nói Nghiệp là con đường đi từ NHÂN đến QUẢ trong luật nhân quả.

cap ly quan am
Nghiệp được tạo thành từ hành động của Thân, Miệng, Ý. Ảnh minh họa

Trong tam nghiệp ở trên, thì Ý nghiệp là quan trọng hơn hết. Bởi Ý là suy nghĩ tính toán, Ý sẽ quyết định cho Thân và Khẩu làm việc. Hay nói cách khác thì việc làm, hành động của thân hay lời nói từ miệng đều do Ý tưởng suy tính, quyết định cả. Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi Thân và Miệng, nhưng nó đã ở Ý rồi.

Thế nên, chỉ cần có Ý là đã tạo Nghiệp. Vì vậy mới dân gian có câu “quan trọng là thành tâm”. Tâm ở đây chính là Ý, Ý tốt, tâm tốt mới quan trọng, chứ không quan trọng việc mua nhiều, hay ít, nói tốt hay nói dở.

10 việc không nên làm để tránh tạo nghiệp

Đức Phật dạy: “Ba cõi bất an, giống như ở trong nhà lửa”. Quả đúng như vậy, từ vô lượng kiếp, chúng sanh trôi lăn mãi trong tam giới chịu nhiều khổ đau, luôn sống trong lo âu sầu muộn, lắm lúc bức xúc khốn cùng không có lối thoát. Vì muốn chúng sanh vui hưởng nguồn hạnh phúc, an lạc đích thực, Đứa Phật Thích Ca đã thị hiện trên cõi đời này giáo hoá chúng sanh tu hành thoát khổ.

10 viec khong nen lam de tranh tao nghiep

Tam nghiệp là hành động tạo tác của thân, khẩu, ý. Để tránh tạo Nghiệp thì chúng ta cần tu sửa, thanh lọc Thân, Khẩu, Ý. Từ bất thiện dần dần trở nên thuần thiện, an lạc. Cụ thể hơn để tránh tạo nghiệp thì chúng ta không nên làm 10 việc sau:

1. Không sát sinh để tránh tạo nghiệp

Sát sanh là bất thiện, từ bỏ sát sanh là thiện: Từ bỏ sát sanh có nghĩa là không hủy hoại cuộc sống của mọi loài, của bản thân, không sai người khác giết hại, không sanh lòng vui mừng khi thấy người khác giết.

Không những không sát chúng sanh mà chúng ta còn phải tìm mọi cách để cứu sống chúng sanh như cứu người trong lúc nguy nan, phóng sanh các loài động vật, không nuôi chim lồng, cá chậu v.v …

2. Không trộm cắp để tránh tạo nghiệp

Trộm cắp là bất thiện, từ bỏ trộm cắp là thiện: Từ bỏ trộm cắp có nghĩa là chúng ta không được dùng bất cứ thủ đoạn nào để chiếm đoạt, trộm cướp tài sản của người khác.

Là người đạo đức, tu hành đạo giải thoát giác ngộ, chúng ta không những không chiếm đoạt, trộm cắp tài sản của người khác mà còn đem tiền của, sức lực của mình giúp đỡ chúng sanh kém may mắn hơn mình, để họ được an vui, ấm no. Qua việc làm này, chúng ta vừa xả bỏ lòng tham lam, vừa tích phước để trang nghiêm đạo tâm.  

3. Không tà hạnh để tránh tạo nghiệp

Tà hạnh là bất thiện, từ bỏ tà hạnh là thiện: Từ bỏ tà hạnh có nghĩa là không sống trác táng, ăn chơi, cờ bạc, rượu chè, hút sách, gian dâm… Là người đạo đức, người tu đạo, chúng ta cần có cuộc sống phạm hạnh.

Tu sĩ thì cấm hẳn tà hạnh, Cư sĩ thì phải biết tiết dục, vợ chồng chung thủy với nhau. Tà dục là gốc sanh tử luân hồi, vì thế chúng ta cần dứt bỏ nó, để tâm hồn ngày càng trở nên thanh khiết, đi dần đến an lạc giải thoát. 

4. Không nói dối để tránh tạo nghiệp

Nói dối là bất thiện, từ bỏ nói dối là thiện: Từ bỏ nói dối là thiện có nghĩa là không nói sai sự thật: thấy, nghe, biết như thế nào thì nói như thế ấy; chỉ khi nào gặp trường hợp đặc biệt, vì muốn đem đến an vui cho chúng sanh thì chúng ta có thể tạm thời nói sai sự thật. 

5. Không nói lời hung ác để tránh tạo nghiệp

Nói lời hung ác là bất thiện, từ bỏ nói lời hung ác là thiện: Từ bỏ nói lời hung ác là thiện có nghĩa là không được dùng lời ác độc, thâm hiểm chửi rủa mọi người.

Là người đạo đức, người tu hành, khi nói ra điều gì, chúng ta luôn nói những lời dịu dàng, từ ái hợp với chân lí, được như thế tình cảm con người ngày càng trở nên sâu đậm, dắt dìu nhau tu theo thiện pháp để cùng nhau sống an vui, hạnh phúc.

6. Không nói lời thêu dệt

Nói lời thêu dệt là bất thiện, từ bỏ lời nói thêu dệt là thiện: Từ bỏ nói lời thêu dệt là thiện có nghĩa là không nên thêm bớt trong lời nói để làm cho câu chuyện sai với sự thật.

Hoặc dùng lời nói hoa mỹ, bóng bẩy mê hoặc nhằm hãm hại người… Là người đạo đức, tu hành đạo giải thoát, khi nói ra bất cứ điều gì đều là lời nói chân thật, đạo đức, khế hợp với ý đạo nhằm đem lại an vui cho bản thân và tha nhân.  

7. Không nói lưỡi 2 chiều

Nói lưỡi hai chiều là bất thiện, từ bỏ nói lưỡi hai chiều là thiện: Từ bỏ nói lưỡi hai chiều là thiện có nghĩa là không được đến người A nói xấu người B; đến người B nói xấu người A… mục đích để gây chia rẽ họ, làm cho hai bên thù địch nhau, ẩu đả nhau để rồi gây thương tổn cho nhau.

Là người đạo đức, chân tu, chúng ta cần phải dùng những lời nói đạo đức để hóa giải mọi sự oán thù của con người, giúp họ sáng suốt dứt bỏ hành động tạo đau khổ cho nhau, để không vướng vào nghiệp oan oan tương báo, khổ khổ chất chồng qua nhiều kiếp, mà cần phải biết nhường nhịn, yêu thương lẫn nhau, để cuộc sống luôn được bình an qua mỗi kiếp.

8. Không xan thâm

Xan tham là bất thiện, từ bỏ xan tham là thiện: Từ bỏ xan tham là thiện có nghĩa là không tham đắm ngũ dục (tài-sắc-danh-thực-thuỳ). Khi hành giả đắm chìm trong ngũ dục là sa đọa vào con người đường tội lỗi, gieo tạo nhiều ác nghiệp và cuối cùng chuốc lấy khổ đau thống thiết, đọa đày mãi trong lục đạo luân hồi.

Là người đang đi tìm hạnh phúc, người chân tu, chúng ta luôn làm chủ tâm mình, hạn chế và đi dần đến diệt trừ tất cả mọi sự tham muốn thấp hèn, sống tri túc tiết hạnh, siêng năng hành trì thiện pháp để tâm luôn được an tịnh và thăng hoa mãi trong cảnh giới Thánh thiện.

9. Không sân hận

Sân hận là bất thiện, từ bỏ sân hận là thiện: Từ bỏ sân hận là thiện có nghĩa là không hung hăng, nóng giận khi đối đầu với những việc trái ý nghịch lòng. Sân hận là một tánh khí xấu ác, độc hại, nó như ngọn lửa mạnh, mỗi khi bừng cháy là có thể đốt cháy thân tâm ta và tất cả mọi vật xung quanh, vì thế Đức Phật từng dạy:

“Một niệm sân nổi lên là trăm nghìn cửa nghiệp chướng đều mở”. Thế nên, lửa tức giận một phen phát ra, liền đốt cháy tất cả rừng công đức đã gieo tạo nhiều năm tháng.

Sự tác hại của tâm sân vô cùng khủng khiếp, để có được hạnh phúc, để tiến thân mãi trên đường đạo, chúng ta chủ động tâm mình, luôn hành trì pháp quán từ bi, thương yêu tất cả mọi loài để diệt trừ lòng sân, vì khi tâm hồn ngập tràn yêu thương thì không tồn tại tâm lý sân hận.

Bên cạnh đó, chúng ta dùng trí tuệ quán chiếu thật tướng của vạn pháp là “không”, nhờ thế chúng ta có thể chủ động đề phòng tâm sân, mỗi khi nó manh nha liền bị tiêu diệt ngay và tâm dần dần trở nên an tịnh, từ ái. 

10. Không si mê

10. Si mê là bất thiện, từ bỏ si mê là thiện: Si mê là tâm tánh ám độn không phân định được chánh, tà, đúng, sai. Mỗi khi con người bị tâm si chi phối, thường gieo tạo nhiều lầm lỗi, dần dần sa đọa vào đường ác.

Vì thế, si mê là nguồn gốc gây nên mọi tội lỗi, tạo nhiều khổ sầu cho con người. Muốn loại trừ những quan niệm sai lầm, những định kiến tà quấy, chúng ta cần phải siêng năng tu tập thiền quán, niệm Phật, làm nhiều việc thiện, xả bỏ dần cái tôi tầm thường…

Dần dần tâm chúng ta trở nên sáng suốt, an tịnh, lúc đó mọi suy nghĩ, mọi hành động của chúng ta đều khế hợp đạo lí, mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

Trong 10 việc không nên làm ở trên thì ba việc đầu thuộc về “Thân nghiệp”, bốn việc tiếp theo thuộc về “Khẩu nghiệp” và ba việc cuối thuộc về “Ý nghiệp”.

Trong ba loại nghiệp này, tu tập “Ý nghiệp” là khó khăn và quan trọng hơn hết. Vì Ý chính là người chỉ huy và cũng là thủ phạm. Còn Thân và Miệng chỉ là những kẻ tùng phạm mà thôi.

Nói một cách rõ ràng hơn, tất cả lời nói, hành động của Thân và Miệng đều bắt nguồn từ sự sai khiến của tâm ý, vì thế trong Kinh Pháp Cú Đức Phật Dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ tạo tác

Nếu với ý nhiễm ô (ác)

Nói năng hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như chiếc xe theo chân con vật kéo”.  

 “Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ tạo tác

Nếu với ý thanh tịnh (thiện)

Nói năng hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình”.

Bài kệ trong Kinh Pháp Cú trên giúp chúng ta nhận thấy rằng, chính mối tương quan nhân quả từ nơi tâm ý của con người đã hình thành nên nghiệp thiện hay ác mà con người phải thọ nhận.

Tâm ý chính là chủ nhân tạo nên mọi khổ sầu hay an vui cho con người, mỗi khi ý ác khởi lên, nếu chúng ta không biết kìm chế, hóa giải thì miệng sẽ nói những lời ác độc, thân sẽ làm những việc ác, từ đó gây ra đau khổ cho bản thân và mọi loài xung quanh.

Qua bài viết trên đây chúng ta đã hiểu được Nghiệp là gì và 10 việc không nên làm để tránh tạo nghiệp. Ngoài ra chúng ta cũng nên nhớ rằng: Thân, Khẩu, Ý Nghiệp thì Ý nghiệp cần được lưu ý hàng đầu. Ý nghiệp là khó nhất, vì vậy chúng ta cần phải tu rèn Ý nghiệp ngay từ bây giờ.

Chúc các bạn an nhiên và hoan hỉ!

Qua bài viết: Nghiệp là gì? 10 việc không nên làm để tránh tạo nghiệp nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn có bữa tối vui vẻ và hạnh phúc!

Bài viết liên quan