Tổng hợp các cách lập quẻ dịch

Fengshui Master
4,2K

Có nhiều cách lập quẻ dịch khác nhau, tùy vào mục đích cũng như hoàn cảnh chiêm bốc, mà người bốc dịch sẽ lập quẻ dịch theo các cách lập quẻ khác nhau như: Lập quẻ dịch bằng Cỏ Thi, lập quẻ dịch bằng cách dùng Thẻ, lập quẻ dịch bằng đồng tiền, lập quẻ theo giờ động tâm, lập quẻ theo số có sẵn (như lập quẻ theo số điện thoại, số seri tiền…)

Kinh Dịch là gì

Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa.

Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch (易 ) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  • Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật ở tại trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không hề đổi theo không gian và thời gian.
  • Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
  • Giản dịch – thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không hề cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

Tóm lại: Vì biến dịch, cho nên có sự sống.Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

Hay: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch Hệ từ hạ truyện).

Tổng quát của Kinh Dịch

kinh dich la gi 2

Kinh dịch đến ngày nay được phổ biến tương đối rộng rãi, có thể nói Kinh Dịch là cái gốc của các học thuyết huyền bí khác.

Kinh Dịch là bộ sách nói về sự chuyển động, biến đổi. Kinh Dịch là bộ kiến thức dùng để bói toán chuẩn xác nhất cho đến hiện tại.

Quẻ Dịch không phải là một vật chất mang tính cố định, mà luôn biến đổi. Nó giúp tiếp cận với các cõi giới huyền diệu, các nguồn lực ánh sáng của vũ trụ cũng như nền văn minh của nhân loại.

Kinh Dịch giúp con người hiểu rõ các dòng chảy lớn đang vận hành trong thiên nhiên. Nhờ các chỉ dẫn thích nghi cho tùng trường hợp, việc nắm bắt các tình huống có thể xảy ra sẽ được dễ dàng và chính xác hơn.

Học thuyết Âm Dương cho rằng bất kỳ mọi sự vật gì đều có đủ hai mặt Âm Dương đối lập và thống nhất với nhau mà sự tác động lẫn nhau và vận động không ngừng của Âm Dương mang tính đối lập ấy lại là nguồn gốc của vạn vật sinh hóa không ngừng trong vũ trụ.

Âm Dương là hai nguyên tắc đối nghịch và bổ túc cho nhau và là căn bản của Kinh Dịch, Phong Thủy, Y Học Cổ Truyền Phương Đông.

Kinh Dịch giúp khám phá sự bí mật của các biến đổi trong vũ trụ. Nó đúc kết lại thành cái mà người phương Đông gọi là Đạo. Tất cả hệ thống Y học và triết học nơi xứ sở của Đức Khổng Phu Tử đều dựa vào cái “Đạo” này. Sự vận hành của Âm Dương cho ta một khái niệm về sự tuyệt đối, vĩnh hằng, sự biến chuyển, sự quân bình.

Âm Dương kết hợp thành cái gọi là lưỡng nghi, là hai thái cực. Từ Lưỡng Nghi sẽ sinh ra tứ tượng là 4 thể trạng, theo nguyên tắc chồng hai vạch lên nhau. Xét vạch từ dưới lên sẽ có tứ tượng lần lượt là:

  1. Thái Dương: Mặt trời (Nhật): nóng, sáng
  2. Thiếu Dương: Hành Tinh (Thần): chuyển động trên bầu trời.
  3. Thiếu Âm: Định Tinh (Tinh): không chuyển động, lạnh.
  4. Thái Âm: Mặt trăng (nguyệt): lạnh, tối đen.

Từ tứ tượng sẽ tiếp tục hình thành 8 trạng thái khác nhau gọi là Bát Quái. Cách biến đổi chính là chồng thêm 1 quẻ nữa lên thành 3 quẻ, mỗi quẻ có thể là âm hoặc dương tuần tự. 

Bát Quái bao gồm:

  1. Càn là Trời(Thiên): mạnh, cứng, ban phát, cương kiên.
  2. Đoài là Đầm (Trạch): vui vẻ hòa duyệt.
  3.  Ly là Lửa (Hỏa): sáng, sáng tạo.
  4. Chấn là Sấm (Lôi): có tính kích động và thăng tiến.
  5. Tốn là Gió(Phong): có tính thuận theo, hòa nhập.
  6. Khảm là Nước (Thủy): có tính hãm hiểm.
  7. Cấn là Núi (Sơn): có tính ngăn chặn, ngưng chỉ.
  8. Khôn là Đất (Địa): có tính nhu thuận, thâu tàng.

Cấu trúc quẻ Kinh Dịch

Khi kết hợp các quái theo từng cặp sẽ thành một quẻ kép gọi là trùng quái. Mỗi một trùng quái gọi là một quẻ trong Kinh Dịch.

Có 8 quái kết hợp với nhau cho ra tổng cộng 8×8 = 64 quẻ Kinh Dịch

xem thêm: Ý nghĩa của 64 Quẻ Kinh Dịch

Cấu tạo một quẻ gồm:

  • Lục hào: hào sơ, hào nhị, hào tam, hào tứ, hào ngũ, hào thượng. Hoặc đơn giản hơn là: hào 1, hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, hào 6.
  • 3 hào dưới tạo thành 1 quái đơn gọi là nội quái hay quẻ hạ, hạ quái, hậu tượng
  • 3 hào trên tạo thành 1 quái gọi là ngoại quái hay quẻ thượng, thượng quái, tiên tượng.
  • Mỗi đơn quái có 3 hào tượng trưng cho: Thiên, Địa và Nhân.

Trong mỗi quẻ Kinh Dịch lại có sự chuyển động bên trong các hào, cùng một quẻ nhưng mỗi hào lại nói lên sự việc khác nhau. Biến ra thiên hình vạn trạng của tự nhiên.

Đối với quẻ dịch số điện thoại, chúng ta chỉ có 64 quẻ và mỗi quẻ chỉ động tối đa 1 hào. Như vậy, có tổng cộng ta có tổng cộng 384 trường hợp có thể xảy ra trong phong thủy số điện thoại. Sau đó lại ứng với từng mệnh quái của chủ nhân lại ra vấn đề khác nhau nữa. Vậy nên ta nói kinh dịch thiên biến vạn hóa ra thiên hình vạn trạng là như vậy. Mỗi số điện thoại có một tầng số ảnh hưởng khác nhau đối với từng người khác nhau.

Cách lập quẻ kinh dịch [Phép chiêm quái]

Trong xem bói kinh dịch, thì cách lập quẻ dịch được gọi là chiêm quái. 

Chiêm quái là lập thành quẻ Dịch để dựa vào quẻ mà luận đoán. Có một sự liên hệ giữa các con số và sự việc mà người muốn xem, làm sao tạo được một số để lập nên quẻ.

Bói về Tiên Thiên thì nhờ hiện tượng trời đất, hay bất kỳ sự việc gì bất chợt xảy ra trước mắt… xem thuộc vào quẻ nào trong bát quái để có một quẻ, cộng thêm năm tháng ngày giờ chẳng hạn để có quẻ thứ hai.

Sau đó ta chồng hai quẻ lên nhau sẽ được một quẻ kinh dịch đầy đủ (quẻ kép).

Bói hậu thiên phải tìm cách tạo số, từ đó lập nên quẻ dịch.

Bốc dịch là loại bói Hậu thiên, dùng cách tạo quẻ hoặc tạo số rồi từ số đưa đến quẻ. Cách thức thay đổi tùy thời, tùy trường hợp…

Tổng hợp các cách lập quẻ dịch

1. Cách lập quẻ dịch bằng Cỏ Thi

Đây là phương các cổ điển nhất và cũng được các nhà bốc dịch thích dùng ngày xưa. Nhưng điểm bất lợi là mất thì giờ, mặc dù loại cây Dương Kỳ Thảo mọc khắp nơi, dễ tìm.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tính chính xác nhờ sự tập trung tư tưởng. 

Cách lập quẻ dịch bằng cỏ thi như sau:

  • Vật bói: 50 cọng cỏ thi (hoặc 50 que nhỏ).
  • Để cho tiện, ta quy ước các ngón bàn tay trái là ngón trỏ số 1, ngón giữa số 2, ngón áp út số 3 và ngón út số 4.
  • Cần thao tác ba lần mới được một hào, nghĩa là mất 18 lần mới được một quẻ bói.

Gieo hào 1 (hào sơ)

Gieo lần 1

  • Trả một que vào hộp (hộp dùng để đựng các que bói), chỉ dùng 49 que bói thôi. Chia đại thành 2 mớ bất kỳ, đặt mỗi mớ vào một cái khay (Ta gọi A là mớ que bên trái, B là mớ que bên phải)
  • Lấy một que ở mớ B kẹp vào kẽ ngón 3 và ngón 4 tay trái.
  • Tay phải tách mớ A thành từng đợt 4 que, sao cho số que dư còn lại là ≤ 4 (ít hơn hoặc bằng 4). Lấy số que dư đó kẹp vào kẽ ngón 2 và ngón 3 tay trái.
  • Tay phải tách mớ B thành từng đợt 4 que như trên rồi kẹp số que dư ≤ 4 vào kẽ ngón 1 và 2 tay trái.

Tổng các que trên bàn tay trái là 5 hoặc 9 (9 sẽ được xem là 2, 5 sẽ được xem là 3). Để số que (5 hoặc 9) này qua một bên.

Đó là kết quả lần 1.

Gieo lần 2

  • Bó que còn lại sẽ là 44 hoặc 40 (do 49 quẻ trừ đi kết quả lần 1 là 5 hoặc 9). Chia thành hai mớ bất kỳ A và B (số lượng ngẫu nhiên).
  • Tiếp tục làm như ở lần 1. Tổng các que trên bàn tay trái sau đó sẽ là 8 hoặc 4 (8 sẽ được xem là 2, 4 sẽ được xem là 3). Để số que (8 hoặc 4) này qua một bên.

Đó là kết quả lần 2.

Gieo lần 3

  • Số que còn lại có thể là 32 hoặc 36 hoặc 40 (do 44 và 40 trừ kết quả lần 2 là 4 hoặc 8).
  • Chia thành hai mớ bất kỳ A và B (số lượng ngẫu nhiên)., rồi tiếp tục tách ra từng đợt như trên. Sau đó tổng các que trên bàn tay trái sẽ là 8 hoặc 4 (8 sẽ được xem là 2, 4 sẽ được xem là 3).
  • Để số que (8 hoặc 4) này qua một bên.

Đó là kết quả lần 3.

Cộng 3 kết quả trên với nhau ta được một hào.

Thí dụ: Lần 1 được 5 que, lần hai được 8 que, lần 3 được 4 que. Vì 5 kể là 3, 8 kể là 2, 4 kể là 3 nên tổng (5 +8 +4) phải được kể là 3 + 2 +3 = 8.

Dựa theo bảng bói để biết nó là hào gì:

  • Số 9: Lão dương (động)
  • Số 6: Lão âm (động)
  • Số 7: Thiếu dương (tĩnh)
  • Số 8: Thiếu âm (tĩnh)

Hào sơ mới gieo được là số 8, vậy nó là hào thiếu âm.

Gieo hào 2

Gom lại đủ 49 que bói, thao tác y hệt như trên, sau 3 lần ta sẽ được một tổng có thể là 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9. Rồi căn cứ vào bảng bói trên mà biết đó là hào gì.

Gieo hào 3, 4, 5, 6

Thực hiện như trên.

Như vậy, mất 18 lần thao tác ta mới lập được một quẻ bói.

Đoán giải

Sau khi lập được quẻ Dịch với quẻ gốc (quẻ chủ), hào động và quẻ biến (nếu có), người giải đoán căn cứ lời quẻ (thoán từ), lời hào (hào từ) trong Kinh Dịch để luận đoán sự lành dữ, tốt xấu cho đương sự.

Lời giải là sự tổng hợp của thoán từ và hào từ của quẻ gieo được, chú trọng nhất là hào động. Ngoài ra cần xét thêm quẻ biến từ hào động và quẻ hỗ. Khi xét quẻ biến thì bỏ đi ý nghĩa của hào tương ứng với hào động. Trong bói toán, tính trực giác của người giải đoán là rất quan trọng cho kết quả giải đoán.

xem thêm: Ý nghĩa của 64 Quẻ Kinh Dịch

2. Cách lập quẻ dịch bằng đồng xu

Người xưa xem quẻ dùng cỏ thi, thông qua 3 lần diễn 18 biến mới cầu được một quẻ, phương pháp của nó không chỉ phức tạp, lãng phí thời gian mà còn khó nắm bắt.

Người đời sau biến phức tạp thành đơn giản, dùng phương pháp tung đồng tiền để thay thế cho phương pháp xem quẻ bằng cỏ thi.

cach lap que kinh dich bang dong

Cách lập quẻ dịch bằng đồng xu và xem quẻ  như thế nào? Trước khi xem quẻ phải chuẩn bị tốt ba đồng tiền giống nhau. Nếu tìm không được, tốt nhất nên dùng loại “Càn Long thông bảo”, bởi vị mặt chính diện của nó là chữ “càn”.

1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.

Số vừa là số thứ tự vừa là độ số của quái.

Thông thường lấy mặt chính có chữ Hán hướng lên là mặt ngữa, biểu thị dương, ngược lại biểu thị âm. Hai mặt này tượng trưng cho âm và dương. Sau đó thì căn cứ vào các bước khởi quẻ của hào từ mà bắt đầu xem quẻ.

Cách lập quẻ dịch bằng đồng xu 6 bước sau:

  • Bước 1: Trước tiên hãy chuẩn bị 3 đồng tiền giống nua, tốt nhất dùng “Càn Long thông bảo”
  • Bước 2: Đặt vào trong mai rùa hoặc ống tre
  • Bước 3: Cầm gọn trong lòng bàn tay.
  • Bước 4: Trước khu tung đồng tiền thì thành tâm nghĩ về chuyện muốn hỏi hoặc nói việc muốn hỏi ra.
  • Bước 5: Sau khi hỏi xong, lắc qua lắc lại đồng tiền, sau đó tung đồng tiền ra trước bàn.
  • Bước 6: Cũng tương tự cách thức như vậy làm thêm 5 lần, kết quẻ từ dưới mà ghi lên, lần lượt ghi lại, như vậy có được 6 hào. Ghi lần thứ nhất là hào sơ và lần cuối cùng là hào thượng. Lão dương là dương cực biến âm, Lão âm là âm cực biến dương.

Khi gieo quẻ sẽ ra 4 trường hợp nhau sau và bạn cần biết cách xem và biến đổi.

  • Thứ nhất: Ba mặt đều biểu thị mặt Dương là “Lão dương” trong tứ tượng, ghi là “O”, thì sẽ biểu thị thành “–“.
  • Thứ hai: Ba mặt đều biểu thị mặt Âm là “Lão âm” trong tứ tượng, ghi là “X”, thì sẽ biểu thị thành “_”
  • Thứ ba: Trong 3 đồng tiền có hai mặt biểu thị Dương là “Thiếu dương” trong tứ tượng, ghi là “_”
  • Thứ tư: Trong 3 đồng tiền có hai mặt biểu thị Âm là “Thiếu âm” trong tứ tượng, ghi là “–“

Hãy xem xét thật kỹ trước khi gieo quẻ và tìm được quẻ chính xác và đúng đặn nhất. Nhớ là phải thật thành tâm khấn vái. Nếu không sẽ không được như ý muốn!

Hướng dẫn xem quẻ bằng đồng xu

1. Bước thứ nhất là khởi quẻ. 

Xem quẻ coi trọng “tâm thành thì linh ứng” nên trước khi xem quẻ phải thật tĩnh tâm, nhẩm đọc việc mình muốn hỏi, sau khi niệm xong thì cso thể bỏ ba đồng tiền vào trong lòng bàn tay lắc qua lắc lại, sau đó tung đồng tiền lên bàn, quan sát mặt úp ngửa của đồng tiền. Lúc này có thể xuất hiện 4 tình huống sau.

  • Thứ nhất: Ba mặt đều biểu thị mặt Dương là “Lão dương” trong tứ tượng, ghi là “O”
  • Thứ hai: Ba mặt đều biểu thị mặt Âm là “Lão âm” trong tứ tượng, ghi là “X”
  • Thứ ba: Trong 3 đồng tiền có hai mặt biểu thị Dương là “Thiếu dương” trong tứ tượng, ghi là “_”
  • Thứ tư: Trong 3 đồng tiền có hai mặt biểu thị Âm là “Thiếu âm” trong tứ tượng, ghi là “–“

2. Bước thứ hai là vẻ hào.

Khi vẻ hào cần phải bắt đầu từ hào sơ tới hào dương, tức là theo trật tự từ dưới ngược lên trên. Căn cứ vào nguyên tắc vật cực tất phản (sự vật phải triển tới đỉnh điểm sẽ phản ngược lại”,”dương cực biến âm, âm cực biến dương”. Cũng chính là nói Lão dương “O” và Lão âm “X” đại diện cho hai hào phải lấy hào biến của nó, lần lượt được biểu thị thành “–” và “_”, uer sau khi biến hóa thì gọi là “quẻ biến” hoặc “quẻ chi” của quẻ gốc.

Thiếu âm và Thiếu dương lần lượt ghi thành hào âm và hào dương. Như vậy chỉ còn hai loại hào, tức là hào âm và hào dương, từ đó có thể tạo thành được 1 quẻ hoàn chỉnh. Dựa vào trật tự nêu trên thì có thể lấy được quẻ đầu tiên, liên tục như vậy 6 lần sẽ có được 6 hào, chúng tạo thành 1 quẻ trong 64 quẻ.

3. Bước thứ ba là đoán quẻ. Sau khi có được quẻ hoàn chỉnh, thì đối chiếu với Kinh dịch tìm ra quẻ tướng ứng, căn cứ vào lời lẽ của quẻ để xác định cát hung họa phúc, đồng thời tìm ra biện pháp đối ứng.

Khi đọc giải quẻ, chỉ cần trong 6 hào không có hiện tượng hào biến thì có thể trực tiếp căn cứ vào thoán từ và tượng từ để đoán định. Khi trong quẻ có hào biến phải căn cứ theo các nguyên tắc sau.

  1. Khi có 1 hào biến:Dựa vào hào từ của hào biến làm chính, lấy hào từ của hào biến trong quẻ biến làm điều kiện
  2. Khi có 2 hào biến: Dựa vào hào từ của 2 hào biến trong quẻ biến để đoán định, đồng thời dựa vào một hào biến phía trên để làm chủ.
  3. Khi có 3 hào biến:Nếu hào biến không bao gồm hào sơ thì lấy quẻ gốc làm chính, nếu hào biến gồm cả hào sơ thì lấy quẻ biến làm chính.
  4. Khi có 4 hào biến: Dựa vào hai hào không biến để đoán định, đồng thời dựa vào một hào phía dưới làm chính.
  5. Khi có 5 hào biến:Dựa vào 1 hào không biến của quẻ biến để đoán định.
  6. Khi cả 6 hào đều biến:Quẻ càn thì dùng hào từ “dụng cửu” để đoán định, quẻ Khôn thì dùng hào từ “dụng lục” để đoán định. 62 quẻ còn lại thì dựa vào quái từ và thoán từ, tượng từ của quẻ biến để đoán định.

3. Cách lập quẻ dịch qua giờ động tâm

1. QUY ĐỊNH VỀ TƯỢNG QUẺ

1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.

Số vừa là số thứ tự vừa là độ số của quái.

2. CÔNG THỨC CHUNG

Tính ngày tháng năm theo âm lịch. Lưu ý về năm và giờ ta có quy định như sau:

  1. Xác định số cho thời gian: Giờ Tí là số 1, Giờ Sửu là số 2, Giờ Dần là số 3, Giờ Mão là số 4, Giờ Thìn là số 5,……, Giờ Hợi là số 12
  2. Xác định số cho Tháng (âm lịch): Tháng giêng là số 1, Tháng 2 là số 2, ……, Tháng 12 là số 12
  3. Xác định số cho Năm: Năm Tí là số 1, Năm Sửu là số 2, Năm Dần là số 3, ……, Năm hợi là số 12

Chú Thích:

Khi dự đoán vận mệnh cuộc đời thì lấy giờ, ngày, tháng, năm sinh.

Trong đó năm sinh lấy theo hàng can với các số tương ứng như sau: Giáp=1, ất =2, bính =3, đinh =4, mậu = 5, kỷ = 6, canh = 7, tân =8,nhâm = 9, quý =10.

Lấy thời điểm trước lập xuân và sau lập xuân để tính năm tháng lập quẻ. lập xuân thường là ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 dương lịch. nếu sinh sau ngày đó thì tính là năm mới, nếu sinh trước ngày đó thì tính là năm cũ.

1. Tính quái Thượng:

(ngày + tháng + năm) : 8 = lấy số dư, nếu chia hết thì lấy 8.

Ví dụ: Hôm nay ngày 3 tháng 11 năm canh dần.

ta có: (3+11+3):8= 2 dư 1, lấy 1 ===> quái CÀN.

2. Tính quái Hạ:

(ngày + tháng + năm + giờ) : 8 = lấy số dư, chia hết thì lấy 8.

Ví dụ: Hôm nay ngày 3 tháng 11 năm canh dần, giờ thìn.

ta có: (3+11+3+5):8= 2 dư 6, lấy 6 ===> quái KHẢM.

3. Tổ hợp quẻ:

Trên Càn, dưới Khảm ta được quẻ số 6 Thiên Thủy Tụng.

que thien thuy tung

4. Tính hào động:

(ngày + tháng + năm + giờ) : 6 = lấy số dư, chia hết thì lấy 6.

Ví dụ: Hôm nay ngày 3 tháng 11 năm canh dần, giờ thìn.

ta có: (3+11+3+5):6 = 3 dư 4, ===> động hào 4.

Xem qua quẻ Thiên Thủy Tụng.

que thien thuy tung

Ta thây hào thứ 4 tính từ dưới lên là hào Dương động biến ra hào âm. Do vậy quái Càn trên biến thành quái Tốn. Quái Khảm dưới giữ nguyên. Vì vậy ta có quẻ biến là Phong Thủy Hoán.

xem thêm: Ý nghĩa của 64 Quẻ Kinh Dịch

4. Cách lập quẻ bằng ngày tháng năm sinh

Khi muốn xem bói, xem vận mệnh của một người thì ta có phép lập quẻ dịch qua ngày tháng năm sinh như sau:

Quy định về năm và giờ như sau:

  1. Xác định số cho giờ sinh: Giờ Tí là số 1, Giờ Sửu là số 2, Giờ Dần là số 3, Giờ Mão là số 4, Giờ Thìn là số 5,……, Giờ Hợi là số 12
  2. Xác định số cho tháng sinh (âm lịch): Tháng giêng là số 1, Tháng 2 là số 2, ……, Tháng 12 là số 12
  3. Xác định số cho năm sinh: Năm Giáp là số 1, Năm Ất là số 2, Năm Bính là số 3, Năm Đinh là số 3……, Năm Quý là số 10.

1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.

Số vừa là số thứ tự vừa là độ số của quái.

Lập quẻ dịch 1

Lấy thời điểm trước hoặc sau Lập Xuân để tính năm tháng sinh của mỗi người. Người sinh trước Lập Xuân thì tính năm sinh là năm trước. Sinh sau Lập Xuân thì tính năm sau. Còn các tháng thì lấy Tiết lệnh của tháng để xác định tháng sinh. Trước Tiết lệnh là vào tháng trước, sau Tiết lệnh là vào tháng sau. (Tiết lệnh tháng xem Báng 6.3). Việc xác định tứ trụ chuẩn xác sẽ giúp cho xác định đúng tính vượng suy trong quẻ Dịch.
Thí dụ: – Giả sử năm 1987 – Đinh Mão, Lập Xuân vào 15hl5p ngày 7/1 âm lịch.
Người sinh trước I5hl5p ngày 7/1 sẽ có tứ trụ là:
Năm 1986 – Bính Dần, tháng 12 – Tân Sửu, ngày 7 – Giáp Thân, giờ Thân. Người sinh sau 15hl5p có tứ trụ là:
Năm 1987- Đinh Mão, tháng 1 – Nhâm Dần, ngày 7 – Giáp Thân, giờ Thân.
– Giả sử nãm 1986, Lập Hạ vào 2h31p ngày 28/3 âm lịch.
Người sinh trước Tiết Lập Hạ có tứ trụ là:
Năm 1986 – Bính Dẩn, tháng 3 – Nhâm Thìn, ngày 28 – Canh Tuất, giờ Dần. Người sinh sau Tiết Lập Hạ có tứ trụ là:
Năm 1986 – Bính Dần, tháng 4 – Quý Tị, ngày 28 – Canh Tuất, giờ Dần.
Chú thích: – Nếu tiết lệnh nằm vào tháng nhuận thì trước tiết lệnh thuộc vào tháng nhuận, sau tiết lệnh thuộc vào tháng sau.
– Lệnh tháng chỉ chung để xét tính suy vượng của quẻ. b) Mã hoá 8  cung theo số dư tính toán Cụ thể như sau:

CÁCH LẬP QUẺ DỊCH QUA NGÀY THÁNG NĂM SINH

Ta có quy định về độ số như sau: 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.

1. Tính quái Thượng:

(ngày + tháng + năm) : 8 = lấy số dư, nếu chia hết thì lấy 8.

Ví dụ: Hôm nay ngày 3 tháng 11 năm canh dần.

ta có: (3+11+7):8= 2 dư 5, lấy 5 ===> quái TỐN.

2. Tính quái Hạ:

(ngày + tháng + năm + giờ) : 8 = lấy số dư, chia hết thì lấy 8.

Ví dụ: Hôm nay ngày 3 tháng 11 năm canh dần, giờ thìn.

ta có: (3+11+7+5):8= 3 dư 2, lấy 2 ===> quái ĐOÀI.

3. Tổ hợp quẻ:

Trên TỐN , dưới ĐOÀI ta được quẻ số 61 Phong Trạch Trung Phu phong trach trung phu

4. Tính hào động:

(ngày + tháng + năm + giờ) : 6 = lấy số dư, chia hết thì lấy 6.

Ví dụ: Hôm nay ngày 3 tháng 11 năm canh dần, giờ thìn.

ta có: (3+11+7+5):6 = 4 dư 2, ===> động hào 2.

Xem ý nghĩa quẻ Phong Trạch Trung Phu

Ta thây hào thứ 2 tính từ dưới lên là hào Dương động biến ra hào âm. Do vậy quái ĐOÀI dưới biến thành quái CHẤN. Quái TỐN dưới giữ nguyên. Vì vậy ta có TỐN/ CHẤN vậy quẻ biến là Phong Lôi Ích PHONG LOI ICH

5. Cách lập quẻ dịch qua số điện thoại

Từ một số điện thoại bất kỳ, chúng ta chia nó làm 2 nửa để lấy thượng quái và hạ quái

Nếu số điện thoại 10 số, chúng ta dễ dàng chia nó thành 2 phần bằng nhau.

Nếu số điện thoại 11 số, chúng ta lấy 6 số đầu làm thượng quái, 5 số sau làm hạ quái.

Ví dụ số: 0975 628 669 thì chúng ta chia làm 2 nửa là 09756 là thượng quái và 28669 làm hạ quái.

Sau khi có được 2 phần này, chúng ta cộng tổng của chúng lại để lấy quái của thượng quái và hạ quái.

Như đã biết ở phần đầu ta luôn phải nhớ: 1- Càn, 2 – Đoài, 3 – Ly, 4 – Chấn, 5 – Tốn, 6 – Khảm, 7 – Cấn, 8 – Khôn.

1. Tính quái Thượng:

(cộng 5 số đầu lại) : 8 = lấy số dư, nếu chia hết thì lấy 8.

Ví dụ: Tính thượng quái cho số thiện thoại sau: 0975 628 669

ta có: (0+9+7+5+6):8 = 3 dư 3, lấy 3 ===> quái LY.

2. Tính quái Hạ:

(cộng 5 số cuối lại) : 8 = lấy số dư, nếu chia hết thì lấy 8.

Ví dụ: Tính hạ quái cho số thiện thoại sau: 0975 628 669

ta có: (2+8+6+6+9):8= 3 dư 7, lấy 7 ===> quái CẤN.

3. Tổ hợp quẻ:

Từ Thượng quái và hạ quái là LY/CẤN ta được quẻ Hỏa Sơn Lữ từ đó luận đoán xem số điện thoại đó có đẹp hay không nhé.

Một bài viết khá dài phải không. Tuy nhiên để có thể lập được quẻ dịch thì các bạn phải biết 4 cách đã trình bày ở trên: Cách lập quẻ dịch bằng Cỏ Thi, Cách lập quẻ dịch bằng đồng xu, Cách lập quẻ dịch qua giờ động tâm, Cách lập quẻ bằng ngày tháng năm sinh (để xem số mệnh).

Còn cách lập quẻ dịch bằng số điện thoại thì các bạn chỉ tham khảo thêm thôi nhé. Vì thời của Kinh Dịch chưa có điện thoại vì vậy cách lập này chỉ mới xuất hiện và chỉ có tính tham khảo.

Chúc các bạn thành công!

xem thêm: Ý nghĩa của 64 Quẻ Kinh Dịch

Qua bài viết: Tổng hợp các cách lập quẻ dịch nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn buổi tối tốt lành!

Bài viết liên quan

Bình luận đã đóng!