Tức giận hay giận dỗi nhau là một trạng thái tâm lý rất bình thường của con người. Nhưng ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ lại vô cùng lớn. Vậy cách hết giận là gì? Tại sao tức giận lại ảnh hướng đến sức khoẻ? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Theo dõi cùng lykhi.com nhé!
1. Sân hận, tức giận là gì?
Hầu như ai cũng từng nổi giận, trong một thời điểm nào đó, với một mức độ nào đó, khi đối diện với một người hay một vấn đề không vừa lòng.
Trong bộ Pháp tụ, sân hận (tức giận) được định nghĩa là “sự nóng nảy, sự hãm hại, sự đối lập, sự chống đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự không hoan hỷ của tâm”.
Tham khảo: Sân si là gì? Luận Tham Sân Si theo quan điểm của phật giáo
Cũng theo quan điểm của Phật Giáo thì sân hận không có hình thức cụ thể, nhưng rất dễ nhận biết khi người ta sân hận, vì sân hận biểu hiện rất rõ trên thân.
Tâm lý học mô tả về tức giận như sau “Tức giận được biểu hiện với cặp mắt đỏ ngầu, mặt mày dữ tợn, nghiến răng, bặm môi, siết tay, đấm ngực, đập phá, gây gổ, đâm chém, giết chóc, v.v…”.
Cũng có một số người biểu hiện sự giận dữ một cách thâm trầm bằng cách im lặng mặc dù đang sôi sục trong lòng. Nhưng cả trong trường hợp đó, người sân hận cũng không hề thân thiện, không dễ chịu chút nào, và điều này ảnh hưởng không ít đến quan hệ của người đó đối với người xung quanh.
2. Tác hại của tức giận
Tức giận ảnh hưởng đến rất nhiều mặt trong cuộc sống như: Sức khoẻ, tình cảm, giấc ngủ, mối quan hệ,…
2.1 Tác hại của tức giận theo quan điểm của Phật giáo
Về sự tai hại của Tức giân, trong Tương ưng bộ kinh (kinh Sân hận, phẩm Không tuyên bố), Đức Phật có nói đến 7 điều xảy ra cho một người hay sân hận:
“Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối thì:
- Dù cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, rồi người ấy cũng trở thành xấu xí;
- Dù có nằm trên giường nệm, chăn len, họ vẫn ngủ một cách khổ sở;
- Thu hoạch bất chính lại nghĩ rằng ‘ta được lợi ích’, làm việc không bất lợi thì nghĩ rằng ‘ta không được lợi ích’. Những điều này dẫn đến sự thù địch, không hạnh phúc và đau khổ lâu dài;
- Tài sản làm ra có hợp pháp mà tâm thức bị sân hận chi mờ thì tài sản ấy cũng sớm bị sung vào công quỹ;
- Nếu có được danh tiếng thì danh tiếng ấy lánh xa họ;
- Người bị phẫn nộ chinh phục thì bạn bè thân hữu, họ hàng xa lánh.
- Người bị phẫn nộ chinh phục mà tạo khẩu nghiệp sẽ bị luân hồi cõi dữ, ác thú, địa ngục…
2.2 Tác hại của tức giận đến sức khoẻ theo quan điểm của Y khoa
Trong một nghiên cứu khác được đăng tải trên tờ Emotion, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ của 156 cặp vợ chồng trung niên và một số cặp vợ chồng dị tính lớn tuổi.
Trong cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu để tâm đến những dấu hiệu của sự tức giận trong các cuộc cãi vã như hai môi mím chặt, chân mày nhăn nhó, cơ hàm bạnh ra hay sự lên xuống của giọng nói.
Ngược lại, khi một trong hai bên phớt lờ hay giữ im lặng trong suốt cuộc cãi vã, họ sẽ thể hiện một số phản ứng như đanh mặt lại hay nhìn đi chỗ khác.
Tức giận khi cãi vã có thể gây bệnh tim mạch và cơ xương khớp
Sau nhiều thập kỉ theo đuổi đề tài, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ đặc biệt giữa hai phản ứng trái chiều trong các cuộc cãi vã và sức khỏe tổng quát của con người:
- Những người luôn tỏ ra giận dữ với bạn đời trong những lời kể của mình thường có nguy cơ vướng phải các vấn đề tim mạch cao hơn.
- Ngược lại, những người phớt lờ bạn đời sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về cơ và xương như bệnh đau lưng hay nhức mỏi cơ bắp.
Do tác hại như vậy nên chúng ta cần phải kiềm chế được sự tức giận và tìm cách hết giận càng sớm càng tốt. Vậy làm cách nào để hết giận? Chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé.
3. Cách hết giận hiệu quả nơi công sở
1. Thư giãn để lấy lại bình tĩnh
Trong cuộc họp nội bộ, khi có ai đó đánh giá thấp phong cách quản lý của bạn hay chỉ trích cách làm việc của bạn, đừng vội phản ứng một cách giận dữ. Hãy lấy lại sự bình tĩnh bằng vài phút thư giãn ngoài ban công và một tách trà nóng giúp đầu óc tỉnh táo. Khi đã bình tĩnh, con người ta ăn nói khôn ngoan hơn.
2. Áp dụng nguyên tắc “10 giây”
Bạn đang “bí bách”, bức bối trong lòng và chỉ muốn “xả” hết ra cho hả, hãy hạ nhiệt bằng cách hít thở sâu và nhẩm đếm từ 1 đến 10. Việc nhẩm đếm này tưởng chừng chỉ dành cho những đứa trẻ nhưng khi đếm xong số 10 thì sự minh mẫn, bình tĩnh của bạn cũng quay trở lại.
3. Hết giận bằng cách thể hiện cơn giận của bạn, tuy nhiên hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói
Khi tức giận, bạn vẫn có ý định cho “nổ tung” cơn giận vì nếu cứ im lặng mãi, bạn sẽ quay cuồng trong suy nghĩ đó. Nhưng trước khi mở lời, thử nghĩ xem nếu mình nói câu này ra, người nghe sẽ cảm thấy thế nào. Nếu mình phải nghe những câu đó, mình sẽ phản ứng ra sao. Cân nhắc thật kỹ trước khi nói, bởi cái gì đã nói ra không rút lại được.
4. Hỏi rõ trước khi phản ứng
Khi gặp điều không ưng ý, đừng vội “đốp” lại ngay. Hãy hỏi lại người nói xem ý họ định nói gì, nhỡ đâu bạn hiểu nhầm ý họ thì sao. Khi bạn đã bình tĩnh hỏi lại, người kia có thể cũng thấy mình hơi quá lời, và nói lại với ý nhẹ nhàng hơn, vậy là mâu thuẫn đã được hóa giải một cách đơn giản.
5. Chia sẻ sự khó chịu trong lòng
Bí mật của các cơn giận là phải được trút ra mới hả. Vậy, thay vì trút ra những lời nóng giận với “đối thủ”, bạn hãy tâm sự, kể lể với người đồng nghiệp thân. Như vậy, bạn vừa tránh được một cuộc cãi vã không đáng có, vừa nhận được những lời khuyên tốt từ đồng nghiệp.
Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và dềnh dang của bạn, trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình, có phải bạn như thế thật không?
6. Tìm niềm vui trong công việc
Đừng làm xấu hình ảnh của mình bằng cách đấm bàn, đá ghế, hò hét loạn xạ hoặc hầm hập như một quả bom. Nên nhớ bạn đang ở trong một môi trường tập thể với những mối quan hệ phức tạp. Hãy quay trở lại với công việc, biết đâu, những cuốn hút mang tính chuyên môn sẽ giúp bạn quên đi cơn nóng.
7. Nhận biết nguyên nhân gây ra sự tức giận và tìm cách giải quyết
Hãy cảnh giác, có thể người ta biết rằng bạn nóng tính, nên tìm cách chọc tức để làm hỏng hình ảnh của bạn. Đừng mắc bẫy nhé. Nếu họ thích vặn vẹo bạn trong cuộc họp, hãy lường trước mọi câu trả lời và cho họ thấy rằng bạn chẳng “ngán” ai cả. Xác định được vấn đề và tìm hướng giải quyết chính là chìa khóa để hóa giải cơn giận.
8. Tránh xa các mối họa tiềm ẩn
Bạn biết cô đồng nghiệp ngồi cạnh không thích bị làm phiền, sao còn cứ mượn đồ của cô ấy, khiến cô ấy nổi cáu và nói những câu không hay, làm bạn bực mình?
Bạn biết anh chàng kia không biết đùa, ai động trêu tí là la ó, vậy sao bạn còn thích chọc ngoáy anh ta? Bạn đã biết cô nàng kế toán của công ty hay soi mói, chỉ trích, vậy thì hãy tránh xa cô ta ra. Đừng tự gây cho mình những mâu thuẫn.
9. Xem lại bản thân mình để hiểu mình hiểu người hơn
Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và dềnh dang của bạn, trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình, có phải bạn như thế thật không? Nếu anh ta nói đúng thì bạn nên cảm ơn anh ấy đã chỉ cho bạn những điểm yếu của mình. Hiểu được mình, hiểu được người thì bạn sẽ không bị sự tức giận đeo bám.
10. Xin lỗi
Sau khi đã nguôi giận, nếu thấy mình đã làm gì thất thố, bạn nên xin lỗi mọi người xung quanh, những nạn nhân vô tình cũng phải chịu cơn giận của bạn, thậm chí xin lỗi cả người đã làm bạn tức nữa.
Phương pháp “dĩ hòa vi quý” này rất có lợi: thứ nhất, nó khiến “đối thủ” của bạn thấy ngượng ngùng; thứ hai: mọi người sẽ thông cảm với bạn hơn, vì lúc đó bạn đang nóng mà; thứ ba: bạn sẽ suy nghĩ lại và thấy, hành động giận dữ là sai lầm.
11. Học các “kỹ năng” thư giãn như Thiền hoặc Yoga
Khi giận dữ, bạn có thể ngồi Thiền, tập Yoga hoặc đơn giản chỉ là hít thở sâu, tưởng tượng ra những cảnh nghỉ ngơi, hay đọc đi đọc lại một khẩu hiệu như: “Rồi tôi sẽ ổn thôi” hay “Bình tĩnh nào”…
Ngoài ra Bạn cũng có thể nghe nhạc, viết mọi suy nghĩ lên giấy, hay tập vài động tác thể dục… Hãy làm tất cả mọi thứ mà bạn cảm thấy mình thoải mái nhất mà không ảnh hưởng tới bất kỳ ai.
12. Hãy thử vận động, tập thể dục
Đôi khi, việc ngồi yên một chỗ sẽ không giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi tức giận. Vậy bạn nên làm gì kiềm chế cơn nóng giận? Hãy thử đi bộ, tập vài động tác yoga thư giãn hoặc thậm chí là nhảy và hát theo nhạc.
Khi tâm trí tập trung vào sự di chuyển, nó sẽ không nghĩ đến những chuyện khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận nữa.
13. Tập trung vào những điều ý nghĩa
Dân gian có câu nói: “Tâm an vạn sự an”. Điều này có nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh, mọi sự xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.
Mỗi khi thấy tức giận, bạn hãy cố gắng “lái” tinh thần của bạn tập trung vào những điều ý nghĩa, tốt đẹp hơn so với tác nhân gây ra sự giận dữ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn giận để cân bằng cảm xúc.
14. Cách cách giải toả cơn tức giận là tìm kiếm sự giúp đỡ
Thỉnh thoảng cảm thấy tức giận trước những sự việc không như ý muốn là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nổi nóng trước những vấn đề nhỏ nhặt hoặc cơn giận khiến bạn mệt mỏi cực độ, có thể bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế.
Nếu sự tức giận khiến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Những nhà trị liệu này sẽ giúp bạn giải quyết nguồn cơn giận dữ và tìm cách đối phó tốt hơn với cảm xúc tiêu cực.
Chia sẻ, tâm sự với một người bạn tin tưởng cũng là một trong những cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
15. Thay đổi môi trường cũng là cách xoa dịu sự bực mình hiệu quả
Hãy cho bản thân nghỉ ngơi bằng cách dành thời gian để chăm sóc chính mình. Nếu bạn tức giận vì nhà cửa bừa bộn, cách kiềm chế cảm xúc nóng giận lúc này là hãy ra ngoài dạo chơi hoặc đi mua sắm. Mọi thứ trong nhà sẽ được sắp xếp ổn thỏa hơn khi bạn trở về với tâm lý nhẹ nhàng hơn.
4. Kết Luận
Áp lực công việc cũng như những khúc mắc trong cuộc sống luôn làm bạn cảm thấy mệt mỏi và Stress. Chính vì vậy mà trong gia đình, công sở, hay ngoài xã hội thì chữ “Nhẫn” vô cùng quan trọng.
Biết nín nhịn không phải là nhu nhược, đó chính là cách để bạn thể hiện bản lĩnh và sự mạnh mẽ của mình trước mọi người. Điều đó cũng thể hiện là bạn hiểu mình hiểu người để thành công hơn.
Bạn nên nhớ, cổ nhân từng đúc kết: “Phải mất nhiều năm để tạo dựng được danh tiếng, nhưng chỉ cần vài giây để hủy hoại tất cả“.
Trong kinh Tăng chi bộ (phẩm Hiềm hận), Đức Phật dạy:
Trong người nào hiềm hận được sanh ra thì người ấy cần phải được tu tập.
Sân hận là chủ của Nghiệp, là thừa tự của Nghiệp, là khởi nguyên của Khẩu Nghiệp, là bà con của Nghiệp, là chỗ nương tựa của Nghiệp. Vì vậy hiềm hận trong tâm thức cần phải đoạn trừ.
Người ta thường nói, mặn thì mất ngon, giận thì mất khôn; hay tâm sân hận khởi lên thì đốt cháy cả rừng công đức. Khi giận thì khuôn mặt trở nên xấu xí, khó coi. Nên chúng ta cần biết cách kiềm chế sự tức giận của mình.
Đừng để cơn giận làm nhân quả của ta xấu đi, đừng để sự giận dữ chi phối làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của mình.
Qua bài viết: 15 cách hết giận hiệu quả không phải ai cũng biết nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!
Chúc bạn ngủ ngon!