Khi nhắc đến Bát Quái rất nhiều người biết Bát quái là 8 quẻ trong Kinh dịch, đại diện cho 8 hướng Đông, Đông nam, Nam, Tây Nam … Đông Bắc. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Bát quái là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và ứng dụng của bát quái trong phong thủy.
Vậy Bát quái là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và ứng dụng của bát quái trong phong thủy. Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé
BÁT QUÁI LÀ GÌ?
Bát quái (chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là “tám biểu tượng”) là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau.
Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.
Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái, và có những lời bình giải cho từng quẻ này
Theo wikipedia.org
Bát quái có tất cả tám quẻ
Tóm lại: Bát quái là 8 quẻ dịch, mỗi quẻ đại diện cho một hướng nhất định. Bát quái được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ. Mỗi quẻ bát quái gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời hoặc nét liền, tương ứng với nét liền là dương, nét đứt là âm.
Theo truyền thuyết thì:
Từ Thái Cực khởi đầu, sinh ra Lưỡng nghi (âm và dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng vận động và tạo thành Bát quái
Trong đó:
- Tứ tượng đại diện cho 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông và 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Bát quái (8 quẻ đơn), cũng là đại diện cho 8 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông nam, Tây nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Bát quái miêu tả rõ nét sự vận động các trạng thái khác nhau của âm dương .
NGUỒN GỐC CỦA BÁT QUÁI
Để tìm hiểu nguồn gốc của Bát Quái, đầu tiên chúng ta phải biết Bát quái có hai loại:
- Tiên Thiên Bát Quái
- Hậu Thiên Bát Quái.
Trong đó:
- Tiên Thiên Bát Quái ra đời dựa trên sự nghiên cứu của Phục Hy, chính vì vậy mà người ta còn gọi với cái tên Phục Hy Bát Quái.
- Hậu Thiên Bát Quái là nghiên cứu của Chu Văn Vương tạo thành.
- Tiên thiên bát quái có trước hậu thiên bát quái
1. Tiên Thiên Bát Quái
Được sáng lập bởi Phục Hy, thể hiện hai mặt đối lập thống nhất. Gọi là Tiên Thiên là để chỉ khoảng thời gian mà vũ trụ vạn vật chưa được hình thành, Âm và Dương tồn tại trong thế giới rộng lớn, thời kỳ tối sơ của vũ trụ.
Thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái: Càn (Nam), Khôn (Bắc), Ly (Đông), Khảm (Tây), Chấn (Đông Bắc), Tốn (Tây Nam), Đoài (Đông Nam), Cấn (Tây Bắc).
Tiên Thiên có khí là sự bắt nguồn của vạn vật, nguồn gốc của phong thủy Lý Khí. Dù là Âm Trạch hay Dương Trạch đều dùng Tiên Thiên Bát Quái để suy luận.
Đối với Tiên Thiên Bát Quái chúng ta sẽ áp dụng cho gương Bát Quái, chúng ta chỉ cần treo quẻ Càn lên phía trên để có được tác dụng.
Phương vị của Tiên Thiên Bát Quái được thể hiện với: Nam ở phía trên, bắc ở phía dưới, Đông ở bên trái, Tây ở bên phải, còn với những phương vị khác sẽ là sự tương phản từ bốn hướng trên.
2. Hậu Thiên Bát Quái
Được sáng lập từ vua Văn Vương, thể hiện thực trạng của tự nhiên và xã hội chúng ta.
Phương vị của Hậu Thiên Bát Quái là: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Tốn Đông Nam, Càn Tây Bắc.
Vạn vật sinh ở mùa xuân, trưởng vào mùa hè, thu hoặc vào mùa thu, cất giữ vào mùa đông, một năm có 360 ngày, một quá trong Bát Quái là 45 ngày, sự luân chuyển lại dựa trên 8 tiết, một quái có 3 hào, do đó có 24 tiết khí.
Kết hợp với ngũ hành thì Càn và Đoài thuộc hành Kim, Khảm thuộc hành Thủy, Tốn và Chấn thuộc hành Mộc, Ly thuộc hành Hỏa, Khôn và Cấn thuộc hành Thổ.
Khác nhau giữa Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái
Vậy Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái giống và khác nhau như thế nào?
1. Giống nhau:
Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái đều sử dụng 8 quẻ gồm:
- Quẻ Càn: Đây là quẻ đại diện cho trời, đại diện cho sức mạnh và sự cứng rắn của người cha
- Quẻ Khôn: Đại diện cho đất, ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ với tình yêu con bao la, hiền từ.
- Quẻ Đoài: Tượng trưng cho nước, mang đến cho chúng ta hình ảnh một người con gái xinh đẹp, nết na, thùy mị, mang đầy tính âm.
- Quẻ Cấn: Đây chính là núi, sự vững chắc, bền bỉ của một người đàn ông
- Quẻ Khảm: Chính là ao hồ, đầm lầy, biểu hiện cao nhất của những điều không sạch sẽ, cấm kỵ, nó mang hình ảnh của một người thấp kém, nhỏ nhen, đáng coi thường, khinh bỉ.
- Quẻ Ly: Tượng trưng cho lửa, mang hình ảnh của một con người đầy nhiệt huyết, thông minh, hiểu biết.
- Quẻ Tốn: Tượng trưng cho gió, thể hiện sự không quyết đoán, hay do dự, dễ bị lung lay.
- Quẻ Chấn: Tượng trưng cho sấm sét, hiện lên hình ảnh của một người nóng nảy, khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi giận, nóng tính.
2. Khác nhau
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI | HẬU THIÊN BÁT QUÁI |
– Tiên Thiên Bát Quái dùng để thể hiện vũ trụ hình thành, còn Hậu Thiên Bát Quái là quá trình con người được hình thành và đi theo quy tắc của vạn vật tự nhiên. | – Hậu Thiên Bát Quái thì có sự khó khăn hơn, vì áp dụng trong đời sống, thể hiện sự biến động, hay thay đổi không hợp với đời sống, chuyển đổi từ tốt thành xấu và ngược lại. |
– Tiên Thiên Bát Quái có khí là sự bắt nguồn của vạn vật, nguồn gốc của phong thủy Lý Khí. Dù là Âm Trạch hay Dương Trạch đều dùng Tiên Thiên Bát Quái để suy luận. | – Đặt mệnh của gia chủ ứng với Hậu Thiên Bát Quái để xác định sao tốt mà muốn chế hóa. |
Ý NGHĨA CỦA BÁT QUÁI
- Bát Quái là hình ảnh đại diện cho con người, sự vật và các hiện tượng của vũ trụ. Bát Quái đóng vai trò quan trọng trong phong thủy ngũ hành và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học thái cực.
- Bát Quái chính là tập hợp đại diện cho tất cả mọi sự thay đổi, biến chuyển trong vũ trụ. Nhận thấy rằng trong Bát Quái là một tập hợp đại diện cho những tính chất đối nhau như thiện – ác, tốt – xấu, mềm mỏng đối với cứng rắn,…mọi sự trong tạo hóa bản chất đều có sự đối nhau mà khi hợp lại sẽ gây ra biến đổi.
- Bát Quái được ứng dụng trong lĩnh vực Dự báo, Tử vi, phong thủy, y học….
Như ta đã biết Bát quái có Tiên thiên và Hậu thiên bát quái. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của hai hình đồ bát quái này. Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái giống và khác nhau gì nhé.
Bát quái có tất cả tám quẻ. Ý nghĩa các quẻ trong bát quái như sau:
Hình quẻ trong bát quái | Tên quẻ trong bát quái | Ý nghĩa của quẻ | Tượng trưng của quẻ trong tự nhiên | Phương hướng của quẻ | Mối quan hệ gia đình | Bộ phận cơ thể | Tính chất | Giai đoạn/Trạng thái | Linh vật | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | ☰ | 乾 Càn | sáng tạo | thiên (trời) 天 | tây bắc | cha | đầu | cứng, mạnh, khỏe | sáng tạo | 馬 mã (ngựa) |
2 | ☱ | 兌 Đoài | vui sướng | trạch (đầm, hồ) 澤 | tây | con gái thứ ba | miệng | dễ chịu | thanh bình | 羊 dương (con dê) |
3 | ☲ | 離 Ly | bám lấy | hỏa (lửa) 火 | nam | con gái thứ hai | mắt | soi sáng, sự phụ thuộc | bám lấy, sự rõ ràng, thích nghi | 雉 trĩ (con chim trĩ) |
4 | ☳ | 震 Chấn | khơi dậy | lôi (sấm sét) 雷 | đông | con trai trưởng | chân | dịch chuyển có tác động | khởi đầu | 龍 Long (rồng) |
5 | ☴ | 巽 Tốn | dịu dàng | phong (gió) 風 | đông nam | con gái trưởng | bắp đùi | thông suốt (hiểu rõ) | sự len vào một cách dễ chịu | 雞 kê (con gà) |
6 | ☵ | 坎 Khảm | không đáy | thủy (nước) 水 | bắc | con trai thứ hai | tai | nguy hiểm | đang chuyển động | 豕 thỉ (con heo) |
7 | ☶ | 艮 Cấn | vững chắc | sơn (núi) 山 | đông bắc | con trai thứ ba | tay | thư giãn, đứng vững | hoàn thành | 狗 cẩu (con chó) |
8 | ☷ | 坤 Khôn | tiếp thu | địa (đất) 地 | tây nam | mẹ | bụng | hết lòng (tận tụy), dễ tính | dễ tiếp thu | 牛 ngưu (con trâu) |
ỨNG DỤNG CỦA BÁT QUÁI
Ứng dụng của Bát quái trong cuộc sống hàng ngày
Bát Quái được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống đặc biệt là Phong thủy, Tử vi. Trong cuộc sống hàng ngày có thể dùng bát quái dùng để:
- Dự đoán, chiêm bốc đoán trước sự việc, sự vật trong tương lại…
- Xem phong thủy cho sim số, cho biển số xe…
Xem thêm:
Người ta tin rằng, nếu vận dụng thành thục Bát Quái vào đời sống hàng ngày sẽ giúp con người chủ động hơn trong cuộc sống cũng như đón lành, tránh dữ …
Ứng dụng của Bát Quái trong phong thủy [Bát Trạch]
Bát Trạch (Bát trạch minh cảnh) là một trong những trường phái nổi tiếng của học thuyết Phong thủy. Trong phong thủy Bát trạch dùng để xem hướng nhà có hợp với tuổi của gia chủ hay không, xem hướng đặt bếp, đặt giường…
Phái Bát trạch sử dụng Hậu Thiên Bát Quái làm cơ sở dùng để phân hướng nhà phù hợp với tuổi của gia chủ.
Theo đó Bát Quái được phân thành 8 cung tốt xấu khác nhau, bao gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu tương ứng với hướng nhà.
- Bốn hướng tốt gồm: Sinh khí – Diên Niên – Thiên Y – Phục Vị.
- Bốn hướng xấu gồm: Tuyệt Mệnh – Lục Sát – Ngũ Quỷ – Họa Hại.
Bát trạch dùng Cung phi bát trạch (gọi tắt là cung phi) để xem hướng tốt xấu cho gia chủ. Cung phi được tính theo năm sinh âm lịch của gia chủ.
Cung phi bát trạch được chia là 2 trạch: Đông tứ trạch và Tây tứ trạch
Bạn nào chưa hiểu về Cung phi bát trạch cũng như chưa biết cách tính cung phi bát trạch thì có thểm tham khảo một bài viết khá đầy đủ và chi tiết về cách tính Cung Phi bát trạch: Hướng dẫn tính cung phi bát trạch (Đông tứ trạch, tây tứ trạch theo tuổi)
Ngoài ra bạn nào muốn tìm hiểu thêm về Cung Sinh, Cung Mệnh và Cung Phi bát trạch thì tham khảo bài viết này: Hướng dẫn tính cung mệnh theo năm sinh dễ thuộc nhất.
Ứng Dụng của Bát Quái Trong phong thủy Huyền không phi tinh
Có thể nói Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Và có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ vì vậy dựa vào Cửu tinh ta sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là bản chất của trường phái Phong thủy Huyền Không Phi tinh.
Huyền không phi tinh
Bạn nào muốn tìm hiểu về Huyền không phi tinh thì tham khảo bài viết: Huyền không phi tinh toàn tập
KẾT LUẬN
Bát quái là 8 quẻ dịch, mỗi quẻ đại diện cho một hướng nhất định. Bát quái được sử dụng như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ (đại diện cho vạn vật trong vũ trụ).
Bát Quái tồn tại trong tất cả nhưng sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, hiện diện trong tất cả mọi mặt của đời sống chúng ta. Việc hiểu và sử dụng Bát Quái thành thạo sẽ giúp chúng ta đón lành tránh dữ, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Qua bài viết: Bát quái là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và ứng dụng của bát quái trong phong thủy nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn có bữa tối vui vẻ và hạnh phúc!