Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu – Vì sao cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng

Fengshui Master
1,3K

Vì sao cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu và còn được gọi Tết Thượng nguyên diễn ra vào ngày rằm đầu tiên của năm. 

Dân gian vẫn truyền miệng câu

Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng

Dân gian

Vậy vì sao Rằm tháng giêng – Tết nguyên tiêu lại quan trọng như vậy? Và tại sao Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng?

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá cho biết. Việt nam có 3 ngày rằm lớn trong năm là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7 và Rằm tháng 10 hay còn gọi Tết Thượng nguyên, Tết Trung nguyên và Tết Hạ nguyên.

Sở dĩ như vậy vì người Việt xưa sống phụ thuộc vào nghề nông, nên mới gắn liền với: Thiên – Địa – Thủy trong đó:

  • Thiên (Trời, là thời tiết, thiên tai): Thiên quan tấn phước – Rằm tháng Giêng
  • Địa (Đất, địa phủ…): Địa quan xá tội hay còn gọi là ngày Xá tội vong nhân – Rằm tháng bảy
  • Thủy ( Nước, lũ lụt…): Thủy quan giải ách – Rằm tháng mười.

Xem thêm: Văn khấn và chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng riêng như thế nào?

Rằm tháng giêng có nguồn gốc thế nào?

Rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Người Việt ăn Rằm tháng Giêng vào ngày 15.1 âm lịch, trùng với ngày Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc. Vào ngày này, người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và đi chùa cúng dường để cầu bình an trong cuộc sống.

Hiện đang có nhiều tài liệu và nhiều câu chuyện viết về nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu. Mỗi giai thoại có một cách giải thích nghe cũng khá hợp lý nên cứ vậy được lưu truyền.

Chuyện về nguồn gốc của Tết nguyên tiêu

Theo đó, câu chuyện được kể với nhau nhiều nhất về ngày này là chuyện kể về con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới nhưng bị thợ săn bắn chết.

Nghe tin, Ngọc Hoàng nổi giận vô cùng, sai quân đến ngày Rằm tháng Giêng phóng hỏa để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian.

Nhưng may là có một vị thiên triều thương dân, xuống hạ giới chỉ cách để người dân thoát khỏi nạn này.

Vị quan thiên triều hướng dẫn đến ngày này, nhà nào cũng treo đèn lồng màu đỏ trước nhà, Ngọc Hoàng trên trời nhìn xuống thấy đỏ thì nghĩ là hạ giới đã bị phóng hỏa.

Vì vậy mà tại Trung Quốc hay người Hoa ở TP.HCM vào ngày Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu thường treo đèn lồng đỏ như một phong tục để cảm ơn vị quan thiên triều.

Chuyện về nguồn gốc Rằm tháng giêng – Tết nguyên tiêu

Một tích khác kể rằng vua Hán Văn lên ngôi đúng ngày Rằm tháng Giêng nên cứ đến ngày này, ông lại ra ngoài chung vui với người dân.

Đây là đêm Rằm đầu tiên của năm nên Hán Văn đã gọi ngày này là ngày Tết Nguyên tiêu.

Đó là hai trong số nhiều giai thoại liên quan đến ngày Tết Nguyên tiêu của người Hoa, trùng với Rằm tháng Giêng của người Việt và cả hai đều coi trọng ngày này nên những mọi người thường nên chùa lễ phật cầu phước lành, bình an, một số nơi còn dâng sao giải hạn vào ngày này.

Qua bài viết: Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu – Vì sao cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn ngủ ngon!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu