Tiên học Lễ hậu học Văn [Thế nào là học trò giỏi]

Thích Quang Đức
66

Ngày nay, ở hầu hết các trường học, đều có biểu ngữ lớn “Tiên học lễ hậu học văn” được đặt ở vị trí dễ nhìn nhất cho học sinh có thể nhìn thấy mỗi ngày.

Nhân dân ta từ bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay cả trong lĩnh vực học tập cũng thế. Trước cần học lễ nghi, sau mới học văn hoá.

Tiên học lễ hậu học văn
Tiên học Lễ, Hậu học Văn

1. Tiên học lễ hậu học văn là gì?

Câu thành ngữ ở trên có thể hiểu đơn giản là: Người học trò trước tiên phải học lễ nghĩa, sau đó mới học kiến thức.

  • “Lễ” là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. “Lễ” là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.
  • “Văn” là văn chương, hiểu biết, là kiến thức, kĩ năng giúp người học trò ngày xưa có thể đỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

2. Tại sao phải Tiên học lễ , hậu học văn

Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa gì?

  • Đạo đức, hạnh kiểm là yếu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.
  • Cái Đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

Vì sao phải “Tiên học lễ, hậu học văn”?

  • Đạo đức, phẩm chất của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của mỗi người.
  • Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.
  • Có “văn”, không có “lễ”, có “tài không có “đức” thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

3. Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành.

Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người.

Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và kiến thức khoa học khác. Việc học lễ được lồng vào việc học văn, trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

4. Chuyện về người học trò giỏi của Khổng Tử

Có một lời khen mà bậc thầy của các vị thầy năm xưa dành cho học trò mình tới nay vẫn còn nguyên giá trị…

Ngày nay mọi người thường xuyên tức giận với nhau, và thường coi cái đấy là một việc bình thường, vì thế nên ai cũng sẵn sàng đẩy những bực tức đó sang người khác để giải tỏa nộ khí đang ngùn ngụt trong lòng của mình.

Những kiểu người này trong công việc chúng ta gặp rất nhiều, có những người ra ngoài bị khách hàng mắng, hoặc bị lãnh đạo công ty phê bình, khi quay lại chỗ ngồi lập tức vứt đồ, đập bàn chửi người khác…

Bản thân mình không vui, sao lại làm ảnh hưởng tới không khí, môi trường chung, làm tổn thương người khác. Đồng thời làm cho sự việc thêm phức tạp, làm cho tâm can của mình không thể bình tĩnh trở lại. Tại sao cứ phải đẩy tức giận sang người khác?

Xem lại tích xưa để thấy, những tính nết như vậy quả là đáng hổ thẹn. Nhan Hồi là một học trò cưng của Khổng Tử, có lối sống giản đơn, thanh đạm giống như Khổng Tử. Họ sống cuộc sống hết sức bình dị. Nhưng tiếc thay, Nhan Hồi đã qua đời khi chưa tới 30 tuổi, khiến Khổng Tử vô cùng thương xót.

khong tu day hoc
Khổng Tử và các học trò

Khi vị vua thứ 27 của nước Lỗ là Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử ai là học trò giỏi của ông? Khổng Tử trả lời: “Nhan Hồi là trò giỏi, trò này không cáu giận với người khác, khi mắc lỗi không bao giờ tái phạm, nhưng tiếc thay trò đã qua đời sớm”.

nhan hoi
Ảnh wikimedia.org

Qua câu trả lời đó, Khổng Tử đã khẳng định rằng sự yêu quý của ông đối với học trò là vì tính tình điềm đạm, không nổi giận với người khác, không lặp lại lỗi khi đã nhận ra, chứ không phải vì anh ta thông minh, hiểu biết xuất chúng.

Nói cách khác, cái mà Khổng Tử thấy nổi trội ở học trò chính là những gì họ vận dụng được sau khi đọc sách, học chữ chứ không phải lý thuyết mà ai cũng có thể học được.

Không phẫn nộ với người khác trước tiên đã là tự tu luyện bản thân, đã tự đối đãi tốt với bản thân bởi cảm xúc của mình là do mình khống chế. Sau đó thì chính là đối tốt với người khác vì đã không làm tổn thương họ, vô lối, vô lý với họ.

Thế nên kiềm chế tốt cơn nóng giận, chính là vừa tốt cho mình vừa tốt cho người, lại thể hiện được rằng mình đã thấm nhuần đạo học mà thực hành thành thục.

Người xưa nhìn người đã vậy, chẳng nhẽ chúng ta nay lại không thể học theo. Làm người, hơn người khác không phải ở chỗ biết nhiều, hiểu rộng, lời nói có lý lẽ thuyết phục;

Cũng không phải ở việc ai thành công và ít mắc lỗi lầm hơn. Mà đơn giản là ở việc bạn thể hiện đạo lý ra ở ngay chính những hành động nhỏ bé của mình hàng ngày như thế nào.

5. Kết luận

Như vậy, để có thể trở thành một người có nhân cách tốt, có ích cho xã hội thì cần phải ghi nhớ câu “Tiên học lễ, hậu học văn” để từ đó cố gắng rèn luyện bản thân.

Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này. Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu mặt nào.

Đánh giá người có giáo dưỡng và thông tuệ hay không, lại ở những việc giữ gìn tâm tính, cử xử có lễ nghĩa và biết sửa mình sau những lần thất bại, mắc lỗi lầm hay không. Chứ không phải chỉ nhìn vào học vị học hàm của người đó.

Cổ nhân dạy chúng ta rằng “Có Đức mặc sức mà ăn“. Vì vậy hãy luôn ghi nhớ ” Tiên học lễ – Hậu học văn” bạn nhé.

Qua bài viết: Tiên học Lễ hậu học Văn [Thế nào là học trò giỏi] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu