Tại sao lại cúng mùng 1 và ngày rằm

Thùy Linh
768

Theo truyền thống văn hóa Phương Đông thì cứ đến mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ để thắp hương cúng thần linh, tổ tiên. Thông thường thì người ta cũng kỵ làm những việc đại sự vào hai ngày này, tại sao lại vậy? Tất cả sẽ được chia sẻ ở bài viết dưới đây. Theo dõi bài viết cùng lykhi.com nhé!

1. Tại sao lại cúng vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Để lý giải cho câu hỏi “Tại sao lại phải cúng vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng” thì chúng ta cùng phân tích dưới 2 góc nhìn của vấn đề này theo Tâm linh và theo Khoa học.

1.1 Lý giải theo góc độ tâm linh

Dưới góc độ của Tâm Linh về câu hỏi ở trên thì chúng ta cùng giải thích lần lượt cho ngày mùng 1 và ngày rằm như sau:

Lý do thắp hương ngày mùng 1

Ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng (ngày sóc) là ngày đầu tiên của một tháng, theo tâm linh trong dân gian thì ngày này mang ý nghĩa quan trọng nhất tháng. Nếu may mắn, thuận lợi thì cả tháng sẽ thuận lợi. Vì vậy mà Người ta sẽ sắm lễ, thắp hương và đọc văn khấn ngày mùng 1 để cầu may mắn và giải vận hạn.

Lý do cúng ngày rằm (đặc biệt là cúng rằm tháng riêng)

Cũng dưới góc nhìn Tâm Linh thì Ngày rằm (15 âm lịch) hàng tháng là ngày trăng tròn nhất. Mặt trăng chủ Âm, vào ngày rằm khi Âm khí thịnh nhất sẽ rất đến mất cân bằng Âm – Dương, vì vậy mà con Người dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý (có những hành động, suy nghĩ, việc làm không được chuẩn chỉ).

Tại sao lại cúng mùng 1 và ngày rằm

Vì vậy Người ta mới cúng ngày rằm để cầu bình an, cầu may mắn.

Ngoài ra còn một số quan điểm khác dưới góc độ tâm linh về tại sao lại cúng mùng 1 và ngày rằm như sau:

  • Ngày rằm (trăng tròn) sẽ xuất hiện người sói, ma cà rồng… Vì vậy cúng ngày rằm để cầu an.
  • Cúng mùng 1 và ngày rằm xin thần linh để đón các vong linh tổ tiên và người thân (đã mất) về thăm nhà. Nếu không cúng thì vong linh sẽ đói khi trở lại địa ngục.

Theo quan điểm dân gian thì ngày mùng 1 và ngày rằm thì 18 tầng địa ngục sẽ mở cửa cho các vong linh phạm tội được hồi gia thăm nhà (Luôn có các vị hành sai đi giám sát), thì các vong linh cũng được miễn hình phạt trong ngày đó (tức là không bị đánh đập). Chứ không phải là các vong linh phạm tội được tha hẳn.

Vì vậy mà ngày này người trên dương thế sẽ thắp hương để đón người thân và cúng đồ ăn cho người thân khỏi đói.

1.2 Cúng mùng 1 và ngày rằm lý giải theo khoa học thiên văn

Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày mùng 1 và Rằm hàng tháng là ngày của Phật nên phải thắp hương nhưng thực tế không đúng như vậy.

Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh. Thực ra lý do rất đơn giản, nằm ở lĩnh vực khoa học thiên văn.

Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật… 

mung 1 hom ram
Mồng 1 và ngày rằm thì Trái Đất + Mặt Trăng + Mặt Trời sẽ nằm trên một đường thẳng

Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi.

van khan cung ram thang rieng

Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 – 80% là nước (giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng) thì câu trả lời lại rất đơn giản. Vào hai ngày ấy, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.

2. Cúng mùng 1 và ngày rằm có cần mâm cao cỗ đầy?

Như Lý Khí Việt Nam đã chia sẻ ở trên thì việc cúng ngàu mùng 1 và ngày rằm là lên làm. Tuy nhiên có cần mâm cao cỗ đầy không? Để trả lời câu hỏi này, xin đặt ngược lại câu hỏi: Mâm cao cỗ đầy bày lên bàn thờ thì ai sẽ dùng mâm cỗ ấy?

Việc cúng lễ vào mùng 1 và ngày rằm đã trở thành một nét văn hoá. Nó vừa mang yếu tố tâm linh lại cũng như lời nhắc nhở chúng ta luôn tưởng nhớ công đức của tổ tiên.

Đành rằng việc cúng lễ là lên làm nhưng liệu tổ tiên ta có muốn chúng ta luôn phải vất vả, tốn kém thái quá để dâng lên không? Thiết nghĩ là không, chắc chắn điều mà tổ tiên mong muốn nhất là con cháu thành tâm tưởng nhớ đến mình, sau đó là được hoà thuận, hạnh phúc, thành đạt và mạnh khoẻ.

le cung than tai

Do đó, bạn chỉ cần một bình hoa đẹp, một đĩa trái cây, đôi cây nến lung linh và đứng đó cầu nguyện cho ông bà tổ tiên siêu thoát cũng như noi gương các cụ để phấn đấu luôn là những người cháu con hiếu thảo, làm việc có ích cho gia đình và xã hội là đủ.

Cỗ bàn dành cho người sống sum họp và chúc phúc cho nhau, chứ bày biện lên bàn thờ lại sẽ trở thành mục tiêu của những “năng lượng lạ” lang thang chưa được siêu thoát kéo về, kích hoạt tính “Tham – Sân – Si” của họ, gây ra nhiều rắc rối. Việc đó rất không nên làm. 

Vấn đề tâm lý khi cúng ngày rằm mùng 1

Đặt nặng vấn đề mâm cao cỗ đầy có thể liên quan về mặt tâm lý. Người ta vẫn có câu “trần sao âm vậy” nên các con cháu không an tâm khi cúng lễ sơ sài, họ sợ bị quở trách, hay ông bà tổ tiên sẽ không “phù hộ”.

Nói rằng “trần sao âm vậy” là hoàn toàn sai với ý nghĩa thực sự của tâm linh và cũng không có cơ sở khoa học.

Âm – dương (khái niệm này do con người đặt ra) là hai thế giới hoàn toàn khác biệt về cấu trúc vật chất cũng như về năng lượng, cũng đã được phân tích kỹ dưới sự quan sát của Trường sinh học. 

Còn về thực chất của việc cúng lễ, Hòa thượng Thích Thành Từ (Hậu duệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông) đã chỉ rõ: “Nếu mọi sự kiện xảy ra đều do nhân quả thì sự cầu nguyện khó mà toại nguyện.

Bởi lẽ thế gian có kẻ tạo nghiệp lành, người tạo nghiệp dữ. Người tạo nghiệp lành khi Phúc báo đến thì được như nguyện. Kẻ tạo nghiệp dữ khi nghiệp báo đến, dù có nguyện cầu cũng khó thoát khỏi quả khổ…”.  

Như vậy để thấy, chu đáo hay sơ sài trong đời sống tín ngưỡng, cụ thể ở đây là thờ cúng tổ tiên nằm chính ở trong cách sống của mỗi người. 

Nhân quả” là luật của tự nhiên, có từ khi khai thiên lập địa. Loài người (bằng mọi cách) không thể làm thay đổi được luật tự nhiên này. Người ta hay đổ lỗi cho số phận nhưng không có số phận gì ở đây cả mà chúng ta bị tác động trực tiếp bởi luật nhân quả. “Đức năng thắng số” là nhân quả. 

Thờ cúng “đúng chính pháp” là phải hiểu thật rõ: Bệnh tật, tai họa là do hành động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người của chúng ta tạo ra. Nếu muốn không xảy ra điều đó thì luôn phải sống đúng đạo đức làm người, chứ không phải thờ cúng mê tín cầu khấn van xin với Thần, Phật, Bồ Tát mà tai qua nạn khỏi được! 

Thờ cúng mê tín là thờ cúng không đúng chính pháp, làm hao tài tốn của mà không có ích lợi gì cho gia đình và xã hội, không nói lên được ý nghĩa cao đẹp của lòng biết ơn sâu sắc với ông bà tổ tiên. Thờ cúng như vậy là vô minh, dẫn đến bị những kẻ “buôn thần bán thánh, mượn Đạo tạo Đời” lừa đảo làm tiền, dẫn đến hết họa này đến tai ương khác mà không hề biết, thật đau lòng! 

Có lên đốt nhiều vàng mã khi cúng không?

Nếu vậy thì việc thờ cúng “đúng chính pháp” rất đơn giản và rất ít tốn kém, kể cả việc đốt vàng mã mà hầu như các gia đình đang làm cũng là không cần thiết chăng?

Người chết có nhận được vàng mã không? Nhiều quan niệm cho rằng, việc đốt vàng mã vào dịp cúng lễ, tết, ngày giỗ chạp là điều không cần thiết.

Điều này ngay cả các vị hoà thượng chính đạo, các bậc cao tăng chân chính đều mong muốn và kêu gọi các Phật tử thực hiện.

Thay vì thời gian, công sức, tiền bạc dành cho lễ bái và đốt vàng mã cầu kỳ, những ngày lễ tết, giỗ chạp, chúng ta hãy dành “tài nguyên” đó để nghỉ ngơi, quan tâm đến những người thân yêu, “nạp năng lượng”, đánh giá rút kinh nghiệm các trải nghiệm trong công việc, cuộc sống và vạch ra kế hoạch đầu tư cho sự nghiệp, tương lai của con cháu. 

Đốt vàng mã là một việc mê tín đến khó tưởng tượng nổi mà Hoà thượng Thích Thanh Từ đã giảng giải trong cuốn Mê tín – Chánh tín. Theo những thống kê cho biết thì hàng năm, ở ta đốt vàng mã đến hàng vài trăm tỷ đồng (VNĐ) cho người chết, thậm chí còn gây ra cháy nhà, cháy công ty, cháy công sở, khói bụi vàng mã bay ra đầu độc môi trường sống.

Nếu chúng ta cứ để việc này tiếp tục trôi đi như một thói quen, đến một ngày nào đó, nó sẽ trở thành thảm họa cho cộng đồng dân lành.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về việc tại sao lại cúng mùng 1 và ngày rằm được Lý Khí tổng hợp từ nhiều tài liệu khác nhau và được các chuyên gia tâm linh biên tập lại. Dẫu rằng còn rất nhiều quan điểm bất đồng, nhưng nội dung phía trên cũng là một gợi ý hay sự tham khảo cho bạn. Hy vọng qua đây bạn có lựa chọn phù hợp cho chính mình và gia đình.

Qua bài viết: Tại sao lại cúng mùng 1 và ngày rằm nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn ngủ ngon!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu