Ma nhập là gì? 8 sự khác nhau giữa Ma nhập và bệnh Tâm thần

Fengshui Master
1,5K

Các triệu chứng của bệnh Tâm thần cũng giống các dấu hiệu của ma nhập như: Hoang tưởng,  Ảo thanh, Rối loạn khả năng suy nghĩ,… Vậy ma nhập là gì? bệnh Tâm thần là gì? và Phân biệt Tâm thần và Ma nhập như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh tâm thần

1.1 Bệnh tâm thần là gì?

Là một bệnh lý của não, có nguyên nhân do trục trặc của não bộ, trung khu thần kinh bị biến động, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội và gia đình không thuận lợi dẫn đến trở thành bất bình thường …

Xem thêm: Tâm ma là gì? Tại sao Tâm ma dễ bị tâm thần? [4 cách Hoá giải tâm ma]

Bệnh tâm thần có thể coi là một thảm họa của nhân loại. Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tâm thần. Y học gọi họ là bệnh nhân tâm thần, xã hội gọi là người điên. Dân gian thì cho là do Ma nhập hoặc cho là đời cha ăn mặn đời con khát nước.

1.2 Nguyên nhân của bệnh tâm thần

Đa số do hứng chịu những cú sốc tâm lý quá lớn của cuộc sống (sợ hãi, tình cảm, kinh tế, người thân chết v.v…) Một số do tai nạn, môi trường sống, rối loạn hormone. Yếu tố di truyền cũng đang được nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, hầu như mỗi người ai cũng có lúc có biểu hiện của bệnh tâm thần.

1.3 Các bệnh tâm thần phổ biến như sau

  1. Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
  2. Rối loạn đa nhân cách (Personality Disorders)
  3. Hoang tưởng (Paranoid)
  4. Ảo giác (Hallucinations)
  5. Nghe tiếng nói (Auditory Hallucinations)
  6. Rối loạn suy nghĩ (Disorganized Thinking)
  7. Kích động (Hysteria)
  8. Hứng khởi (Elation)

1.4 Các dấu hiệu bệnh tâm thần

  1. Tâm trạng và cảm xúc: tuyệt vọng, có cảm giác tội lỗi, lo sợ, tủi nhục, …
  2. Suy nghĩ và lời nói: muốn tự sát, hay quên, lo lắng về sức khoẻ, nói vô nghĩa, nghĩ là đang bị theo dõi, nói một mình …
  3. Thái độ và hành vi: thích ẩn dật, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, bỏ vệ sinh cá nhân, có những tư thế lạ, thích di chuyển…
  4. Cơ thể: hay mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, toát mồ hôi, tự đốt hay cắt da thịt, sợ nước, sợ ánh sáng …

1.5 Ðiều trị Y khoa

  1. Nếu nặng thì phải đưa đến bệnh viện tâm thần. Có nhiều phương pháp điều trị, bằng các liệu pháp tâm lý, thôi miên, uống thuốc …
  2. Nếu nhẹ thì có thể ở nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Môi trường gia đình và xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối trong việc điều trị bệnh cho người bị bệnh tâm thần.

1.6 Tâm thần phân liệt là gì?

Trong số các bệnh tâm thần thì nhóm bệnh rối loạn tư tưởng (thought disorders) chiếm phần lớn nhất. Tên Y học là schizophrenia hay tâm thần phân liệt, dùng để chỉ bệnh điên loạn.

Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Trung bình cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh Tâm thần phân liệt. Những đặc điểm cơ bản của bệnh tâm thần phân liệt như sau:

  • Ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.
  • Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời.
  • Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng , nhiều năm.
  • Trong thời gian bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi.

Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

1. Hoang tưởng:

Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được.

Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

  • Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…
  • Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân …
  • Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình …
  • Hoang tưởng ghen tuông: Tưởng tượng ra người yêu hay vợ mình có bồ, thường xuyên đi gặp gỡ bồ. Mặc dù sự thật không như thế
tam than phan liet
Tâm thần phân liệt. Ảnh minh họa.

2. Ảo thanh:

Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là: Đe doạ, buộc tội, chửi bới hay nhạo báng bệnh nhân.

Bệnh nhân cũng sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh thí dụ như bệnh nhân  sẽ bịt tai khi nội dung của ảo thanh là chửi bới, bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ ……

3. Rối loạn khả năng suy nghĩ:

Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.

4. Mất đi ý muốn làm việc:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …

Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.

5. Giảm sự biểu lộ tình cảm:

Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự  kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.

6. Sự cách ly xã hội:

Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.

Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.

7. Không nhận thức được rằng bản thân mình đang bị bệnh:

Thông thường nhiều bệnh nhân TTPL không nghĩ rằng mình bị bệnh, do đó họ có thể sẽ từ chối việc đi đến bác sĩ để chữa bệnh.

Nếu bệnh nhân có một hoặc vài triệu chứng trên đây, cần khuyên bệnh nhân đến các y bác sĩ tâm thần để chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Trong số các bệnh tâm thần thì nhóm bệnh tâm thần phân liệt có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với hiện tượng ma nhập (Tâm linh vong nhập) với những triệu chứng tương tự. Vậy Tâm linh vong nhập là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Xem thêm: 14 cách kiểm tra nhà có ma hay không và cách hóa giải nhà ma ám.

2. Ma nhập là gì

Khoa học không chấp nhận chuyện ma nhập, vẫn cho đó là bệnh tâm thần được chữa trị theo y khoa. Nhưng trong thực tế, hiện tượng nhập xác chẳng có gì xa lạ đối với dân gian.

Một số nhà dân tộc học cho rằng, vạn vật hữu linh và quan niệm ma nhập có vai trò gắn kết các cá nhân trong một nhóm xã hội, khi sự chia sẻ niềm tin siêu hình đóng vai trò chất keo kết nối, đồng thời tạo ra mối lo sợ có lợi cho đạo đức xã hội.

Ma nhập
Ma nhập – Ảnh minh họa

2.1 Ma nhập là gì?

Ma nhập là hiện tượng người còn sống bị một linh hồn mạnh mẽ nhập vào và xui khiến, điều khiển suy nghĩ, lời nói hành động của người bị ma nhập.

Ma nhập (vong nhập) là một hiện tượng tâm linh huyền bí phát xuất từ cõi vô hình. Có vài quan điểm điển hình về ma nhập như sau:

  • Theo quan niệm của dân gian thì vạn vật hữu linh (vạn vật đều có linh hồn) và một linh hồn mạnh mẽ hơn sẽ có khả năng “nhập” và điều khiển một linh hồn yếu ớt. Khi linh hồn nhập vào người sống thì người đó bị ma nhập.

Theo quan điểm của dân gian thì hiện tượng Ma nhập với nhiều tên khác nhau như: Bệnh phần âm, bệnh đằng dưới, ma nhập, vong nhập.

  • Theo quan điểm của tôn giáo thì đều gọi vong nhập là “Tà nhập” và mỗi tôn giáo đều có phương pháp trị tà riêng.

Kinh thánh Thiên Chúa giáo ghi lại những phép lạ do Chúa Giêsu thực hiện, nổi bật nhất là những chuyện trừ ma, đuổi quỷ.

Hiện nay, giáo Hội La Mã vẫn cho phép một số linh mục tiếp tục nối gót Chúa Giêsu làm nghi thức trục ma, tiếng Anh gọi là “exorcism”. Theo nguồn tin của CNN vào đầu tháng 9 năm 2001, mẹ Teresa, một nữ tu nổi tiếng từ thiện, cũng đã từng bị quỷ ám và được đức Giám Mục tại Calcutta đích thân chữa trị bằng nghi thức “trục tà”.

2.2 Một số nguyên nhân bị Ma nhập, vong nhập

  • Vô lễ với cõi vô hình.
  • Có ân oán với phần vô hình trong quá khứ.
  • Nhiều nguyên nhân khác …..

2.3 Dấu hiệu của hiện tượng Ma nhập

  • Đau bụng, nhức đầu không rõ nguyên nhân
  • Giật kinh.
  • Hay gây tiếng động.
  • Giảng đạo/chống đạo.
  • Đập phá bàn thờ.
  • Đối đáp khôn ngoan.
  • Ánh mắt tinh lanh có ánh xanh.
  • Le lưỡi dài.
  • Uốn cong người.
  • Xưng này xưng nọ.
  • Sợ ánh sáng.
  • Giỡn nước nhiều / sợ nước.

2.4 Một số phương pháp giải trừ ma nhập

Tùy theo quan niệm dẫn đến có nhiều cách giải trừ ma nhập khác nhau. Các tôn giáo khác nhau đều có phương cách và nghi lễ riêng. Tất cả đều nhân danh Đấng Tối Cao ra lệnh cho con ma phải xuất ra hoặc cùng nhau đọc kinh và cầu nguyện để phần âm rời khỏi thân xác người bị nhập. Kết cục thường là chính thắng tà, giúp củng cố đức tin của dân gian đối với các tôn giáo.

Theo quan điểm của dân gian thì để giải trừ ma nhập cũng có nhiều cách như: Đi tìm thầy cúng, các pháp sư dùng roi dâu, máu chó mực … Kết cục có khi thành công, có khi thất bại, nhiều người sau đó suốt đời bị bệnh tâm thần.

Một số trường phái của Việt nam cũng có cách riêng, đầu tiên là cần nhận biết đây là bệnh tâm thần hay ma nhập (vong nhập).

  • Nếu là bệnh tâm thần thì khuyên gia đình nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện kết hợp với cầu nguyện để người thân sớm được chữa trị đạt kết quả tốt.
  • Nếu có dấu hiệu của hiện tượng ma nhập thì thường chọn giải pháp đối thoại, tìm ra nguyên nhân và thương lượng với phần âm, sau đó đứng ra bảo lãnh và hướng dẫn người bị nhập và gia đình biết cách trả món nợ cho phần âm nhằm giải quyết ân oán của hai bên.

Cách hay nhất để trả nợ cho phần âm là người bị nhập cùng gia đình cần làm công đức và hồi hướng cho phần âm. Giải trừ ma nhập thật ra không phức tạp và gay cấn như trong phim, hay trong những nghi thức trừ tà cổ điển của thầy pháp.

Chúng ta vẫn có thể thuyết phục con tà chấm dứt hành xác nếu nắm vững được căn nguyên của hiện tượng ma nhập. Như đã nói trên, hồn ma đến để đòi món nợ mà người bị nhập hay gia đình đã thiếu trong quá khứ. Món nợ này có thể hiểu như những bất công mà những người này đã mang tới cho hồn ma trước đó.

Trên quan điểm này thì chính hồn ma mới là nạn nhân thực sự, xuất hiện để đòi công bằng. Tại sao ta lại bênh vực kẻ có tội là người sống để tìm cách đánh đuổi nạn nhân là hồn ma báo oán?

3. Khác nhau giữa Tâm thần và ma nhập

Y học với bao tiến bộ vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của bệnh tâm thần. Để có cách điều trị tốt nhất. Hiện này nền Y học đã tìm được một số nguyên nhân của bệnh tâm thần nhứ: Do tật bẩm sinh, do rối loạn hormone dopamine trong não, do tổn hại hệ thần kinh vì thiếu dưỡng khí lúc sanh ra do ngộ độc hóa chất hay ma túy, hoặc do các chấn động mạnh của não bộ hay tâm sinh lý.

Nhưng y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh tâm thần ở một số các trường hợp khác, trong đó có nhóm người bị ma nhập. Khoa học không công nhân về sự hiện hữu của thế giới vô hình, hơn nữa triệu chứng ma nhập và bệnh tâm thần gần giống nhau, cho nên khoa học không chấp nhận hiện tượng ma nhập (nhập xác).

3.1 Bệnh tâm thần

Ngoài rối loạn trong não bộ, khoa học còn tìm thấy người bệnh thường ở lớp trẻ từ 15 đến 45 tuổi, đa phần có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh, trong dòng dõi cũng đã có người mắc bệnh thần kinh.

Khởi đầu người bệnh bị trầm cảm, sống biệt lập và lười săn sóc áo quần, diện mạo. Họ bắt đầu nói năng không mạch lạc và buông xuôi mọi sinh hoạt cần thiết như học hành, công ăn việc làm.

Các triệu chứng này có thể biến mất sau một thời gian vài tuần, vài tháng, vài năm, hay càng nặng hơn là trở thành vĩnh viễn như đờ đẫn, không xúc động, mất đi sự liên kết giữa tư tưởng và cảm xúc. Ý tưởng không còn mạch lạc, liên tục, lại hay nghi bậy và tin bậy (Delusion), rồi lại thả mình vào trong thế giới ảo tưởng đó.

Ngoài ra họ còn có ảo giác (hallucinations) nghe tiếng mời gọi thúc giục trong tai như tiếng của Thượng Đế, của ma quỷ, của kẻ thù v.v… Đôi khi họ lại thấy hào quang, ánh sáng, thấy Phật, thấy Chúa, hay ma quỷ v.v…. Người bệnh hành động, xử thế quái dị, cười nói huyên thuyên, kể ra những điều dị thường xen giữa những cơn hứng khởi (elation), hoạt bát, công kích, phá phách v.v….

3.2 Hiện tượng ma nhập

Người bị ma nhập thường có thời gian phát bệnh ngắn, thường là dưới một năm cho đến ba năm, trong khi đó rối loạn tâm trí có thể kéo dài cả đời. Người bị rối loạn tâm thần, triệu chứng lập đi lập lại vô ý nghĩa trong khi người bị ma nhập có những lúc tỏ ra tinh khôn, nói năng hoạt bát.

Gia đình bệnh nhân thường biết rõ phần vô hình muốn gì, công kích hay chửi bới ai. Nhưng trước bác sĩ và những người ngoài cuộc, thì hồn ma lại có những hành động như người mất trí để che dấu tông tích của mình. Phần vô hình mượn các triệu chứng tâm thần để đến với đối tượng trong mục tiêu báo thù cho những thiệt hại mà người này và gia đình đã gây nên trong quá khứ.

Hồn ma, có thể là người rất gần gũi với gia đình người bị nhập, đến để đòi món nợ tình, tiền hay mạng sống bằng lối hành xác.

Đôi khi phần vô hình quá tinh khôn, còn dẫn dụ thầy pháp tiếp tay tra tấn nạn nhân bằng lửa, roi dâu hoặc làm nhục với đồ dơ như phân gà, máu chó. Tệ hại hơn nữa, trong những trường hợp đòi mạng, phần âm còn mượn tay thầy pháp đánh đập người bị nhập cho đến chết. Ngoài ra, phần vô hình cũng có thể xui nạn nhân tông xe, nhảy lầu v.v…

3.3 8 Sự khác nhau giữa ma nhập và bệnh tâm thần

Nói chung, với cặp mắt của người bình thường, rất khó phân biệt vì hầu như là giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm có thể giúp chúng ta phân biệt:

Bênh Tâm Thần (chiếm ~95%, đa số)Ma nhập (chiếm ~5%, rất ít)
Lờ đờNhanh nhẹn
Lập đi lập lại vô ý thức một hành động nào đóĐối đáp khôn ngoan
Ánh mắt lờ đờ.Ánh mắt tinh nhanh
Nói vô nghĩa.Giảng đạo lý
Đập phá lung tung.Đập phá bàn thờ
Không nhớ những gì đã nói.Nhớ những gì đã nói
Đa nhân cách: không nhớ các nhân cách kia.Nhiều phần âm nhập: nhớ rất rõ các phần âm.
Thời gian bệnh và ủ bệnh: DàiThời gian bệnh và ủ bệnh: Ngắn
Sự khác nhau giữa bệnh tâm thần và vong nhập (ma nhập)

4. Quan điểm cá nhân về hiện tượng ma nhập

Khoa học không có bằng chứng về sự hiện hữu của thế giới vô hình, hơn nữa triệu chứng ma nhập và tâm thần gần giống nhau cho nên khoa học không chấp nhận hiện tượng nhập xác. Phần vô hình mượn các triệu chứng tâm thần với mục đích đòi lại những thiệt hại mà người này đã gây ra cho hồn trong quá khứ.

Ma nhập (vong nhập) thường có thời gian ngắn vì chỉ cần giải quyết xong ân oán là hồn sẽ ra đi. Có mục đích, có đối tượng. Chỉ những người có ân oán mới bị nhập. Có thể ví hiện tượng ma nhập như là một hiện tượng bị chiếm xác.

Đa số các trường hợp ma nhập, vong nhập thì người ngoài thường không biết, không hiểu nhưng người sống trong gia đình dưới một mái nhà thì thường hiểu rất rõ nhân quả. Chẳng qua có nhớ hay không dám nhớ hay thôi.

5. Kết luận:

Qua bài viết khá dài ở trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần và hiện tượng tâm linh vong nhập hay còn gọi là ma nhập. Cũng thấy rõ được sự khác biệt của bệnh tâm thần và hiện tượng ma nhập. Đây là hai lãnh vực riêng biệt. Cho nên muốn giải trừ phần âm phải nhờ chuyên gia huyền bí, cũng như muốn chữa bệnh thần kinh phải đến bác sĩ y khoa.

Tuy nhiên, trường hợp nhập xác tương đối hiếm hoi cho nên sự kiện y khoa xem tất cả đều là bệnh tâm thần cũng là điều thuận lợi cho nhân loại trong việc nghiên cứu chữa trị bệnh tâm thần.

Hơn nữa hiện tượng ma nhập phát xuất từ cõi vô hình và cũng mang lại lợi ích tâm linh cho nhiều người. Cho nên người mắc nạn có được giúp đỡ hay không còn tùy thuộc vào duyên phước.

Phần âm thường đến với người có ân oán hoặc có gây món nợ với phần âm trong quá khứ. Ma nhập cũng là một cách để người này trả món nợ trước đây.

Vì vậy phần âm là nạn nhân và người bị nhập thường chính là thủ phạm. Như vậy tại sao chúng ta lại bênh vực cho kẻ có tội là người sống để đánh đuổi nạn nhân là hồn ma về đòi nợ. Chúng ta cần phải là quan tòa vô tư và công bình để phán xét.

Trong cái rủi cũng có cái may là sau khi thoát nạn, người bị ma nhập cũng như gia đình thường có nhiều thay đổi tốt đẹp về mặt tâm linh. Có lẽ trong lúc khốn cùng họ tìm sự nương tựa nơi chùa chiền, nhà thờ hoặc những chỗ huyền bí linh thiêng, để rồi cũng tại những nơi này họ tìm được con đường đạo thích hợp.

Do đó gìn giữ giới luật, sống thiện lành, luôn tu sửa tánh hạnh, lập công bồi đức, và nhất là nhớ câu “Đức trọng quỷ Thần kinh” thì chắc chắn sẽ không bao giờ phải chạm trán với phần âm.

Qua bài viết: Ma nhập là gì? 8 sự khác nhau giữa Ma nhập và bệnh Tâm thần nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu