4 bước tập thở của khí công để khoẻ mạnh và sống lâu

Thích Quang Đức
478

Khí công là gì mà có thể mang lại sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng tự chữa bệnh thần kỳ? Tập khí công như thế nào? có khó không? Lợi ích của tập khí công trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ sức là gì?

Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Chúng ta cùng theo dõi bài viết 4 bước tập khí công để khoẻ mạnh và sống lâu này nhé.

1. Khí công là gì

Khí công là một phương pháp tập luyện kết hợp sự vận động và hít thở để hấp thu Khí bên ngoài và vận chuyển Khí bên trong cơ thể với mục đích làm tăng cường Khí (Võ thuật cổ truyền của Phương Đông còn gọi Khí công là nội lực, nội công).

Khí công

Hiểu nôm na thì Khí Công là phương pháp tập luyện nhằm tăng cường Khí, từ đó chuyển Khí thành năng lượng (công năng) của cơ thể. Đôi khi Khí công còn được hiểu là tấn công bằng Khí. Cụ thể thì khi luyện khí công đến một mức nào đó người ta có thể phóng khí ra ngoài cơ thể để tấn công kẻ địch.

2. Tác dụng của việc luyện khí công

Khí công có rất nhiều công dụng khác nhau, tùy vào mục đích tập luyện của người học, nó có thể tăng cường sức mạnh trong chiến đấu, tăng cường sự lưu thông khí huyết trong bát mạch kỳ kinh, tăng cường sự vận động dẻo dai cho các vận động viên, cũng có thể làm chậm lại hoặc ức chế quá trình lão hóa với người cao niên… ngoài ra khí công còn có khả năng chữa bệnh thần kỳ.

Tác dụng của khí công trong chiến đấu, tăng cường sức khoẻ… thì đã có rất nhiều tài liệu cũng như ví dụ thực tế. Vì vậy bài viết này sẽ chỉ nói về tác dụng chữa bệnh của Khí công.

Tác dụng của khí công trong chữa bệnh

Để phát huy khả năng tự chữa bệnh của khí công thì người học cần có hai điều kiện tiên quyết.

  • Thứ nhất: Tâm phải an định, có khả năng quán tưởng một cách chính xác và liên tục.
  • Thứ hai: Sự tập trung, cần mẫn, siêng năng!

Ví dụ:

Người bệnh bị ung thư gan chẳng hạn: Như ta biết ung thư là biểu thị của sự phát tán các tế bào bị đột biến không tuân theo quy tắc cấu tạo thông thường của nó nữa. Trong đó Gan có hành hoả, vì vậy khi sử dụng khí công để chữa bệnh này người bệnh trước tiên phải át chế được hỏa khí! Mà muốn át chế hỏa khí thì tất nhiên phải dụng (thủy khí)!

Như vậy theo nguyên lý này thì sau khi đã tập luyện Khí công thành thục (đã điều khiển được dòng Khí và chuyển hóa Khí thành năng lượng tùy ý. Khi đó ta sẽ quán đến thủy khí (tức là biến năng lượng của khí thành thủy khí), sau đó tập trung tinh thần để đưa Thủy Khí đến chỗ bị đau.

Khi đó Thủy Khí này sẽ dần dần được hòa trộn vào hỏa khí của căn bệnh, mỗi ngày một ít nó sẽ điều hòa hỏa khí của nơi bị bệnh, khi nào đủ mạnh thì các tế bào ung thư nơi đó sẽ ngưng trệ không phát triển tiếp đi nơi khác nữa! Khi đó cơ thể sẽ có thể sản sinh ra các kháng thể tự làm thui chột các tế bào ung thư.

Từ đó bệnh tình sẽ ngày càng được thuyên giảm. Mà không có một loại dược liệu, hóa liệu nào có thể tốt hơn được!

Đó là thí dụ một cách đơn giản để mọi người dễ hình dung về quy trình về việc điều trị bệnh của khí công.

Có thể hiểu khí công là một bộ môn luyện tập kết hợp với kỹ thuật thở có tác dụng giúp nguyên khí sung mãn và ổn định, phòng ngừa và điều trị bệnh, giữ gìn sức khỏe tốt. Liệu pháp khí công sẽ thích hợp cho tất cả các loại bệnh tật.

Theo đông y thì hệ thống kinh mạch trong cơ thể cũng tương tự như mạng lưới giao thông trong thành phố, nếu nó hoạt động nhịp nhàng thông suốt thì mọi hoạt động sẽ diễn ra tốt đẹp còn nếu bị ùn tắc ở đâu đó thì các bộ phận có liên quan sẽ bị rối loạn và có thể mắc bệnh.

Do đó, việc tập luyện khí công là một phương pháp trị liệu giúp đả thông các dòng khí và hồi phục lại sự điều hòa, cân bằng cơ thể, thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương.

Khi hệ kinh mạch được khai thông và điều hòa thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh, vệ khí được tăng cường và có thể sẽ hết bệnh tật. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tập luyện khí công sẽ có sự khác nhau ở một vài điểm tùy thuộc vào phương pháp của các môn phái và khả năng của mỗi người.

xem thêm: Vệ khí là gì và vai trò của vệ khí để khoẻ mạnh và sống lâu

2. Tác dụng của khí công cho sức khoẻ.

Khí công có tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ của con người. Điều đó đã được khoa học công nhận, dưới đây là một số tác dụng của khí công đến sức khoẻ của con người.

  • Khí công giúp tạo sự cân bằng âm dương.
  • Tập khí công giúp bạn điều hòa khí huyết, cơ thể bạn sẽ vận hành bình thường, tránh làm phát sinh bệnh tật.
  • Lưu thông kinh lạc: Khi bạn luyện khí công đến một trình độ nhất định, bên trong cơ thể sẽ xuất hiện một luồng nội khí vận hành và bạn sẽ cảm giác được khí lan đến nơi có bệnh giúp bệnh tật thuyên giảm.
  • Dự phòng và điều trị một số bệnh tật chẳng hạn như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, viêm gan mãn, viêm loét dạ dày tá tràng, lao phổi, nhược cơ, các chứng đau lưng nói chung, đái tháo đường, bệnh lý về kinh nguyệt, thấp khớp, di tinh, mộng tinh, viêm đường tiết niệu…
  • Bảo vệ và kiện toàn cho sức khỏe, cải thiện hệ thống tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn, hệ thống hô hấp, hệ thống thần kinh… Nhờ việc tập luyện khí công mà giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện, tiêu trừ được cảm giác mệt mỏi, thể lực và trí lực được tăng cường, từ đó hiệu suất công việc và sức bền hoạt động cũng được nâng cao.
  • Luyện khí công giúp kéo dài tuổi thọ. Với những người già cả, khi tập luyện khí công thì họ sẽ duy trì được huyết áp, thị lực và thính lực không bị thuyên giảm, mang đến cho họ một giấc ngủ sâu, ngủ ngon, tinh thần sung mãn, giọng nói vẫn ngân vang, bước đi vẫn vững chải và hạn chế tối đa mắc bệnh tật, đặc biệt là các chứng bệnh hay gặp phải ở người cao tuổi.

3. Những trường phái Khí công phổ biến

Bí truyền về phương pháp tập Khí công chính tông thì có lẽ luôn được cất giữ như vật truyền thừa của các môn phái cũng như các gia tộc. Tuy nhiên phương pháp tập luyện Khú công vẫn lưu truyền ra bên ngoài. Phổ biến gồm các trường phái sau:

1. Âm dương khí công

Âm Dương Khí Công là một công phu luyện tập hít thở có tác dụng giúp điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc của cơ thể.

Môn phái này đã được GS.TSKH. Bùi Quốc Châu (Việt Nam) sáng tạo ra vào năm 1965. Xuyên suốt nhiều năm vừa qua, “Âm Dương Khí Công” đã được phổ biến rộng rãi cho nhiều học viên của phương pháp Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp, phương pháp này cũng được phát minh bởi GS.TSKH. Bùi Quốc Châu. Các phương pháp này sẽ giúp cơ thể bạn tự chữa bệnh mà bạn không cần uống thuốc thuần túy.

2. Thiền khí công

Thiền khí công có thể nói là một sự kết hợp hài hòa giữa việc tu thiền theo Phật giáo với phương pháp tập dưỡng sinh của người Trung Quốc. Phương pháp này sẽ giúp bạn dưỡng sinh và bảo vệ tốt cho sức khỏe.

Bạn không nên cố gắng tập luyện nhanh chóng, nhảy bước mà phải tuần tự tu luyện khi tập bế khí và điều khí. Một số trường hợp không nên tập luyện phương pháp này bao gồm người mang bệnh thần kinh phân liệt, bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn giữa và đối tượng mắc bệnh huyết mạch nghiêm trọng.

4. Phương pháp thở bụng trong khí công.

Ở trạng thái bình thường thì chúng ta thở bằng ngực (thở ngực). Đây là quá trình thở tự nhiên của một người, mục đích là trao đổi oxy và thải CO2. Khi đó chỉ có cơ ngực hoạt động mà thôi.

Tuy nhiên theo quan điểm của khí công Trung Quốc, thở kiểu này không trường thọ và không chống đỡ được bệnh tật, lão hóa vì đó là thở cạn.

Vậy trong khí công thì thở như thế nào sẽ hấp thu được Khí? Đó chính là phương pháo thở bụng. Chúng ta cùng tham khảo cách thở bụng trong khí công nhé.

Thở bụng trong khí công

Có nhiều cách, nhưng cách thông dụng và đơn giản nhất, không gây tác dụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) là thở sổ tức 1 – 1. Theo cố GS. Ngô Gia Hy, hít vào thì phình bụng thuộc dương (kích thích trực giao cảm theo quan niệm Tây y) và thở ra hóp bụng lại thuộc âm (kích thích hệ đối giao cảm).

Trong đó cần lưu ý là: Thời gian hai kỳ thở (hít vào và thở ra) phải bằng nhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ và dài.

Phương pháp hít thở của khí công
Phương pháp hít thở của khí công

Khi hít vào phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụng bị đẩy xuống; khi thở ra hóp bụng tối đa, cơ hoành nâng lên, các cơ quan bị kéo lên. Hoạt động đó đă massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng những cơ quan bên trong như ruột, gan, dạ dày, lá lách… làm điều hòa các nội tạng, nhất là cơ quan tiêu hóa.

Thở như vậy cũng điều ḥa hệ thần kinh thực vật, ta làm chủ hệ thần kinh, từ đó khí huyết lưu thông mạnh mẽ, tránh được các rối loạn thần kinh như stress, những bệnh về hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh…

Nhịp độ thở chậm sâu dài giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy hoại v́ thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật.

Theo khí công, thở bụng dưới tức là thai tức pháp, là sự thu hút lấy năng lượng khí dương ngoài không gian quanh ta (thiên khí) và khí âm dưới đất (địa khí) theo với oxy vào phổi và theo huyết xuống đan điền (bụng dưới) để biến thành chân khí, theo các kinh mạch đến nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng.

Thở bụng dưới cũng là luyện vòng tiểu chu thiên (vòng nhâm đốc), điều hòa các kinh âm ở trước thân do mạch nhâm đảm nhiệm và điều hòa các kinh dương ở sau lưng do mạch đốc đảm nhiệm. Ngoài ra còn điều khí đi vào kỳ kinh bát mạch (vòng đại chu thiên), đả thông các kinh mạch làm cho con người vô bệnh, trường thọ và chống lăo hóa. V́ vậy khí công có thể chữa được bệnh mất ngủ, cao huyết

Vì vậy khí công có thể chữa được bệnh mất ngủ, cao huyết áp, thấp huyết áp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, rối loạn thần kinh thực vật, điều hòa khí huyết, rối loạn thần kinh tim, phục hồi được nguyên khí cho cơ thể một khí quá mệt do bị tiêu hao khí lực v.v…

Trong thở bụng dưỡng sinh, nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế, ép, nén dễ đưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Phải chú ý ở đan điền, thở hít khoan thai chậm rãi, nhẹ nhàng, sâu, dài. 

Toàn bộ cơ thể đều phải thư giãn, thả lỏng thì nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Vừa thở vừa cảm giác được bụng phình ra và bụng hóp lại.

Ban đầu thở chỉ là có ý thức nhưng lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện khí công thở bụng, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dù lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường. Đây là một ích lợi thiết thực để tiến đến trường sinh bất lão.

Kỹ thuật thở bụng trong khí công 

Về mặt dưỡng sinh khi thở nên dùng phương pháp thở bụng theo kỹ thuật sau đây:

Bước 1:

Đứng hoặc ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng đều được. Hai tay chồng lên nhau trước đan điền (là một huyệt ở bụng dưới, cách rốn khoảng 3 – 4 cm), nam đặt tay trái trong, nữ đặt tay phải trong. Lưỡi đặt trên vòm họng, sát chân răng để nối thông vòng nhâm đốc. Bắt đầu tập trung tư tưởng, mắt mở hay nhắm cũng được, thả lỏng thư giăn toàn bộ cơ thể.

Bước 2:

Hít vào bụng dưới phình to ra, khí từ huyệt thừa tương (huyệt ở chỗ lõm dưới môi dưới) xuống đan điền và hội âm (huyệt sát hậu môn). Người mới học không nên cưỡng ép quá và không cần cố gắng phình to lắm mà chỉ phình ra chút xíu là được, từ từ lâu ngày sẽ đạt. Hơi thở cần chậm, nhẹ, sâu, dài, không nín hơi.

Bước 3:

Khi đã hít vào tối đa thì ta từ từ thở ra cũng chậm sâu dài, 2 tay ép vào bụng dưới càng sâu càng tốt, hậu môn nhíu lại một chút để khỏi bị thoát khí. Khí qua huyệt trường cường và đi lên dọc theo mạch đốc đến huyệt bách hội giữa đỉnh đầu, xuống huyệt ngân giao (vòm họng trên).

phương pháp vận chuyển trong khí công
Phương pháp vận chuyển khí trong khí công

Bước 4:

Khi thở ra hết rồi thì bắt đầu hít vào trở lại, không nín hơi, hậu môn không nhíu nữa. Nên nhớ thời gian hít và thở bằng nhau.

Những lưu ý khi tập thở bụng

  • Giai đoạn đầu khi chưa quen thì không thể cân bằng 2 kỳ thở được, nhưng từ từ vài ngày quen sẽ cân bằng được.
  • Giai đoạn mới học cần phải dùng 2 tay ôm bụng để biết rõ bụng phình và lấy tay đè vào bụng khi thở ra.
  • Khi đã quen cách thở bụng thì không cần chồng tay ôm bụng nữa.
  • Thở mọi lúc mọi nơi nếu cần, với điều kiện là có không khí trong lành.
  • Không được tập thở trong môi trường ô nhiễm, phòng có máy lạnh, trong nhà đầy hơi người, dưới cây vào ban đêm (vì cây thải CO2 vào ban đêm), và không tập trước gió….

Để hiểu tại sao lại thở bụng mọi nơi, tác giả xin kể một câu chuyện nhỏ như sau:

Bữa nọ có một đại sư khí công Trung Quốc thuộc vào hạng thượng thừa sống trên trăm tuổi, có thể phát khí, phóng khí, đi trên nước nhẹ nhàng hoặc đứng vững nặng tựa như núi Thái Sơn. Đại sư hỏi một ông thầy khí công “trẻ” độ tuổi 60 rằng:

– Ông tập luyện khí công mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ?

– Nhà khí công trả lời: Tôi tập một ngày 2 tiếng.

– Đại sư: Chưa đủ!

– Nhà khí công: Một ngày tập 4 tiếng.

– Đại sư: Chưa đủ!

– Nhà khí công: Một ngày tập 6 tiếng.

– Đại sư: Chưa đủ!

– Nhà khí công: Vậy bắt tôi phải tập suốt ngày suốt đêm hay sao? Quá sức mà chết…

– Đại sư cười và hỏi tiếp: Ông sống một ngày mấy tiếng?

– Nhà khí công: Một ngày tôi sống 24 tiếng.

– Đại sư: một ngày ông luyện tối đa 6 tiếng, thế 18 tiếng còn lại ông không luyện, như vậy là quá ít. 18 tiếng còn lại ông không thở bụng gì cả, thế thì làm sao mà đòi trường thọ…!

– Nhà khí công: xin đại sư chỉ giáo thêm cho rơ hơn.

Đại sư cười và chỉ nói mấy tiếng: Thở bụng khí công mọi lúc mọi nơi, suốt cả cuộc đời, cho đến lúc nhắm mắt… Đó chính là bài tập đầu tiên sơ cấp nhất và cũng là cao cấp nhất. Nói xong đại sư bỏ đi mất hút.

Nhà khí công ngẩn ngơ một hồi lâu và như bỗng ngộ ra, cùng lúc nhìn lên bầu trời cao và thốt lên: Bấy lâu nay ta sai lầm trong luyện tập cũng chỉ vì chữ THỞ quá dễ dàng này, bây giờ giác ngộ thì đã mất công phu hàng chục năm trời rồi, thật tiếc và uổng phí công phu luyện tập trong hơn 40 năm qua…

Do đó qua câu chuyện này, ta nên suy gẫm và thấy rằng thở bụng dưới là tối ư quan trọng, chớ nên khinh thường.

5. Phương pháp tập luyện khí công phổ biến

Chuẩn bị:

Cần tìm một nơi an tọa được thoải mái, yên tĩnh để tập luyện bộ môn này! Một nắm lá rau tần ô hoặc tía tô, một chai dầu nóng.

2. Cách tập cho người sơ căn (chưa từng tập luyện qua khí công).

Trước tiên phải dùng viết lông dầu đánh dấu lên thân thể chính mình các huyệt đạo (như hình)

luyen khi cong chua benh

3. Bước vào giai đoạn tập khí:

Ngồi tọa ngay ngắn theo tư thế bán kiết già, bàn tay có thể thủ ấn như hình hoặc có thể buông xuôi úp mặt xuống đặt hờ trên hai bên đầu gối.

4. Tập hít thở

Giai đoạn hít thở này các bạn có thể áp dụng phương pháp thở bụng ở trên. Tác giả đang tập theo phương pháp thở bụng. Tuy nhiên tác giả vẫn đưa thêm phương pháp thông thường để mọi người tham khảo, phương pháp thở như sau:

Hít thật sâu bằng miệng sao cho khí đầy lồng ngực đến mức không tiếp khí vào được nữa, sau đó dốc sức thở thật mạnh luồng khí đó phụt ra theo đường mũi. Tập luyện như thế chừng 3 phút đầu, (tương ứng với khoảng 10 – 20 lần hít thở như thế để cho phổi có thể căng phồng, các nan khí được làm việc toàn bộ, tàn khí còn lại trong phổi và lồng ngực được đẩy ra theo hơi thở dồn khí này.

5. Tạo hơi nồng trong khí quản

Ngậm một lá tía tô (hoặc lá tần ô) vào miệng, có người có đủ can đảm còn có thể dùng ớt đỏ, để làm gì? Để tạo hơi nồng trong khí quản, giúp cho khí lưu thông trong khí quản và trong thân thể được dễ dàng hơn cho những người chưa từng tập luyện qua môn này!

6. Tiếp theo đó là hít thật sâu bằng miệng rồi thở ra bằng mũi hai lần

Đến lần thứ ba thì giữ hỗn khí lại trong lồng ngực, đưa khí lên huyệt Nhân Trung, từ Nhân Trung đưa xuống Thừa Tương, từ Thừa Tương đưa xuống Thiên Đột, rồi vòng ngược lại, từ Thiên Đột – Thừa Tương – Nhân Trung và thở ra.

7. Ban đầu tập luyện chỉ nên tập dần đưa khí tới lui giữa 3 huyệt đạo ấy (như cách mà người đời dọn đường tạo thành đường mòn vậy).

Vì bình sinh dù ta có thể vận dụng một phần hỗn khí đó nhưng mà hỗn khí do không đi đúng các chủ mạch cho nên không thể vận dụng chuyển hóa nó một cách hữu ích được, nay học khí công thì trước hết ta phải học cách vận khí đi từ nơi này đến nơi khác trong thân thể. Tập dần chừng một vài hôm giữa ba huyệt này.

8. Sở dĩ cần chuẩn bị chai dầu nóng là để làm gì?

Là để cho mọi người thoa vào vị trí các huyệt mà ta tập hôm nay, khi đó hơi nóng của dầu làm cho thần trí ta tập trung hơn về các điểm huyệt đạo đó. Khi đó ta vận khí mới có thể đưa tới đó như ý nguyện được. Còn ngược lại thì khó mà tập luyện cho được, bởi vì ta chưa quen, chưa làm chủ được thần trí trung ương nên không thể điều khí đến đó hoặc có đến hay không cũng không biết nữa, nó tản mát, lan man cho nên cần có việc này để mà tập luyện cho hiệu quả.

Các sách dạy khí công, thần công này nọ không ai chỉ ta cách thức chi tiết này cả, bởi sách do mấy người đã học khí công thuần thục viết ra, có khi họ lại nghĩ nó đơn giản vậy cần gì nói nữa, nhưng thực sự thì cái sự đơn giản này lại là then chốt của việc tập luyện về sau.

6. Tập khí công có hại gì không? 

Nếu mình tập khí công mà không đạt, chưa đạt hoặc giữa chừng lại bỏ thì có tác hại hay hậu quả gì không?
Khác với những môn học khác, với khí công – chúng ta tập được thì tốt, không tập được cũng không hại gì cơ thể cả.

7. Câu hỏi thường gặp

Khí công là gì

Khí công là một phương pháp tập luyện để tăng lượng khí trong cơ thể. Đây là cách vận động gân xương cơ, lục phủ ngũ tạng nhằm đả thông đường đi cho khí trong cơ thể. Việc vận động và hít thở của các bài tập khí công sẽ tập trung cho việc khai thông kinh mạch.

Luyện khí công là gì

Luyện khí công là một phương pháp trị liệu giúp đả thông các dòng khí và hồi phục lại sự điều hòa, cân bằng cơ thể, thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương. Khi hệ kinh mạch được khai thông và điều hòa thì cơ thể bạn sẽ hết bệnh tật.

Người nào nên tập khí công

Những người mắc bệnh về dạ dày, hệ tiêu hóa, đại tràng, hệ bài tiết…; Người bị lạnh bụng ăn không tiêu, người bị nóng trong, ợ chua, táo bón…; Đối tượng mắc bệnh tiểu đường; Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nhưng đang ở giai đoạn ổn định; Người trẻ muốn bảo vệ cơ thể, giúp tinh thần an yên, điềm tĩnh… là các đối tượng nên tập khí công.

Khí công có tác dụng gì cho sức khoẻ

Khí công giúp tạo sự cân bằng âm dương trong cơ thể, điều hòa khí huyết, lưu thông kinh mạch, điều trị chứng mất ngủ, giảm lo âu, stress, dự phòng và điều trị một số bệnh tật, bảo vệ và kiện toàn cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Lưu ý gì khi tập khí công

Bạn không nên luyện khí công lúc bụng đang đói để tránh làm tăng cảm giác đói, gây rối cho luyện công nhập tĩnh, không tập ngay sau bữa ăn vì bụng trên trướng đầy ảnh hưởng chất lượng luyện công.

Qua bài viết: 4 bước tập thở của khí công để khoẻ mạnh và sống lâu nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu