Ý nghĩa Cung Phúc Đức trong Tử Vi đầy đủ nhất.

Fengshui Master
112

Cung Phúc Đức trong tử vi là một cung đặc biệt quan trọng mà bất cứ những người nhiều kinh nghiệm trong dự đoán đều hết sức quan tâm.

  • PHÚC Là Từ Chỉ Phồn Thịnh, Phong Phú, Sung Túc, Giàu Có.
  • ĐỨC chỉ về nhân hậu, lương thiện, lẽ phải, đạo đức, thiện tâm…

Lưu ý khi luận đoán Cung Phúc Đức, đồng thời phải xem xét cẩn thận các Cung Tài Bạch, Phu Thê, Thiên Di để có thể đưa ra lời luận đoán chính xác nhất…

xem thêm: Coi tử vi đoán vận mệnh – khoa học hay mê tín

1. Khái quát về cung Phúc Đức

  • Thứ nhất: Cung Phúc Đức là cung chỉ về họ hàng, tổ tiên.
  • Thứ hai: Cung Phúc Đức chỉ ra cấu trúc tâm lý của đương số. Trong cuộc sống có những người tự do, an nhiên, hài lòng với bản thân nhưng cũng có những người rất tích cực trong cuộc sống công danh tiền bạc. Có người nhân hậu, lương thiện, cũng có những người mưu mẹo. Có những người sang giàu nhưng nội tâm luôn lo lắng. Điều này, một phần lớn do ảnh hưởng của cung Phúc Đức. Chính vì lẽ đó, có người hài lòng với cuộc sống, có người tích cực, không ngừng và họ luôn cảm thấy cần phải cố gắng hơn. Thậm chí khi đoán kỹ về cung Phúc Đức ta có thể biết thêm được tư tưởng của đương số, có người cao sâu, uyên bác, có người thực tế, có người viển vông… Cung Phúc Đức cũng chỉ một số thói quen, sở thích của những cá nhân khác nhau như đi du lịch, làm thơ, nghiên cứu sử sách, chăm sóc cây cối, hay tiệc tùng…
  • Thứ ba: Phúc Đức là cung chỉ về nhân duyên với họ hàng và chỉ số hạnh phúc của mỗi cá nhân, có người sống thoải mái về tinh thần, nhưng có người không được thoải mái mặc dù tiền bạc công danh không thiếu, suốt đời lo toan, suy nghĩ, bận rộn, đây cũng là một biểu hiện về hạnh phúc.
  • Thứ tư: Cung Phúc Đức với ý nghĩa phúc đức theo đúng nghĩa chỉ về những may mắn, quá trình chuyển hóa nguy nan thành bình an cho đương số. Điều này thuộc về phạm trù tâm linh. Trong thực tế khi xem hạn người ta luôn cân nhắc thêm cung Phúc Đức để xem may mắn hay mức độ nguy hiểm ra sao vì cung này có tác dụng chế hóa rất mạnh. Điều này theo cụ Vân Đằng – Thái Thứ Lang trong cuốn Tử vi đẩu số tân biên thì chính diệu cung Phúc Đức mà có ngũ hành tương sinh hoặc tương hòa với ngũ hành nạp âm bản mệnh thì tính chất chế giải càng mạnh mẽ. Hơn nữa, khi một người có tâm thiện ngoài phúc đức, may mắn từ tổ tiên để lại, họ còn có thể tự gây dựng nên phúc đức cho bản thân. May mắn của mỗi người ngoài cung Phúc Đức ra còn phải kết hợp với những yếu tố khác, nhất là các vận của đương số, có những người vận theo chiều thuận kim dồng hồ hay nghịch kim đồng hồ tránh được các sát tinh trên hành trình của mình thì đấy cũng là những may mắn rất đáng kể.
Cung phúc đức trong tử vi

2. Cung Phúc đức với cung xung chiếu và tam hợp chiếu

  • Cung Phúc Đức với cung Tài bạch. Ở vị trí xung chiếu với cung Tài Bạch chỉ ra đương số có đáp ứng được nhu cầu về tinh thần hay không?
  • Cung Phúc đức với cung Phu thê. Ở vị chí tam hợp chiếu cung Phu Thê vì vậy cung Phúc đức còn chỉ ra đời sống vợ chồng của đương số thế nào, có được hòa hợp, hạnh phúc hay không. Thầy cao tay còn có thể khai thác được hoàn cảnh xuất thân của người hôn phối, gia đình người hôn phối cũng như những vấn đề liên quan đến sự nghiệp, thu nhập và tài chính của họ.
  • Cung Phúc đức với cung Thiên Di. Cũng Ở vị chí tam hợp chiếu vì vậy cung Phúc đức còn chỉ ra khi xuất ngoại đương số có cảm thấy yên tâm về gia đình, tự hào về truyền thống của tổ tiên hay có được tổ tiên che chở độ trì khi gặp khó khăn hay không.

3. Tham khảo về Phú đoán cung Phúc đức

Phá Tí Ngọ trưởng phiêu lưu

Thủy Kim hợp cách, Sửu Mùi Khúc Xương

Dần Thân không Kiếp cơ hàn

Cự Cơ Mão Dậu phúc càng thêm hay

Thìn Tuất Tham Vũ cũng hay

Chớ ai Tị Hợi phúc bầy Không Vong

Thất Sát tròn thẳng mà dài

Tham lang Phượng Cát là loài chim muông

Liêm trinh ngộ Hỏa tiêm đầu

Thiên Lương có chẩm gối đầu thảnh thơi

Hai Quan Tướng Phá cùng ngồi

Tướng trong là giáp tướng ngoài là chiêng

Tổ sớm Tử Phủ một miền

Những sinh có nước tả truyền hữu lai

Phòng văn đồ duệ án tiền

Tân giêng tân bút chấn canh cổ kỳ

Cô Hoa lộc, bảng Khoá Khoa

Ngựa đi Thiên Mã voi quỳ Kình Dương

Văn Khôi Vũ việt thinh đường

Tả Long hữu Hổ thuận  tường phân kim

Kiếp Không, Tuần triệt gia liên

Có ông mất mả ở miền quan sơn

Tang Môn Cô Quả Đào Hồng

Họ hàng có kẻ goá chồng cô đơn

Khốc Hư Cơ Cự muôn vàn

Đường đi lẩn quất Vũ nhàn Triệt không

Đà tiền ngộ Mã Tướng xung

Trai bị hình ngục gái phòng nghiệt thương

Rễ cây khôn tránh khỏi đường

Phá Liêm Mão Dậu Điếu Tang một toà

Lộc nhàn Mã ngộ Kiếp Không

Long phi Hổ tấu một dòng phiên lưu

Lộ bằng Triệt ngộ Phá Quân

Đà La diệu táng mộ phần đảo thi

Mã Đà gái lấy chồng xa

Thiên Cơ Hư nhuận bệnh ra điên cuồng

Thái Dương tam đại mộ phần

Thái Âm tam đại âm nhân rõ ràng

Ngộ hãm tứ đại tổ đường

Thiên Đồng tam đại thời phân bốn đời

Vũ Khúc thiên Tướng năm đời

Cơ Tham thứ sáu bẩy đời cự Lương

Tả phụ thượng tổ ngôi Dương

Hoa cái mộ mới cũng ngôi Hỉ Thần.

Khi luận đoán Cung Phúc Đức, lấy các sao ở Cung Phúc Đức của thiên bàn làm chủ, dùng để luận đoán bản chất tư tưởng và xu thế chủ yếu về phương diện hưởng thụ tinh thần của mệnh tạo. Cung Phúc Đức của đại hạn và lưu niên (nhân bàn) dùng để xem biến thiên theo từng năm mà luận đoán sự thay đổi.

Ví dụ: Cung Phúc Đức có chính tinh là Tử Vi, thì Tử Vi là bản chất, cho dù có gặp Thiên Cơ ở Cung Phúc Đức thì tính đôn hậu vững vàng của Tử Vi vẫn không thay đổi. Nhưng lại ảnh hưởng tới cung Mệnh. Chỉ ra rằng sau khi lớn lên sẽ tăng thêm tính linh động, mưu trí và quyền biến.

Như vậy khi luận đoán nhất thiết không được xem thường tính chất chủ yếu của Cung Phúc Đức nguyên cục.

Xem thêm: Phú Tử Vi Đông Thư

4. Ý nghĩa 14 Chính tinh cung Phúc đức

4.1 Tử Vi cư Cung Phúc Đức

Cung Phúc Đức có Sao Tử Vi, thông thường đều chủ về có nhân phẩm đôn hậu ôn hòa, nhưng tính gia trưởng rất mạnh. Bởi vì Tử Vi là đế tinh, tự nhiên sẽ ưa lấy ý kiến của mình làm ý kiến chung của mọi người. Có ham muốn lãnh đạo và ưa chi phối người khác.

4.1.1 Khi Sao Tử Vi có các sao phụ tá hội hợp

Khi có các cát tinh hội họp hoặc được “bách quan triều củng”, thì chủ kiên của mệnh tạo tuy mạnh, nhưng vẫn biết nghe ý kiến của người khác để suy tính thêm. Nếu không có các cát tinh hội chiếu, thì thành kiến rất nặng.

4.1.2 Tử Vi không có các cát tinh hội hợp

Tử vi có Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, thì chủ về thích triết lý, Nếu lại gặp thêm Hoa Cái cung mệnh, ắt thích nghiên cứu tôn giáo. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp, lại gặp sát tinh, có thể nghiên cứu toán lý và khoa học ứng dụng.

Tử Vi thủ Cung Phúc Đức, thông thường chủ về tư tưởng cao thượng. Hoặc

  • Tử Vi nếu có Đà La đồng độ, thì chủ về hay suy nghĩ tự làm cho mình bối rối khó xử, không có chuyện gì đáng mà cứ buồn phiền.
  • Tử Vi nếu có tứ sát tinh hội hợp, lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao. Thì phần nhiều tinh thần hay buồn phiền nóng nảy. Nếu lại có Hóa Kỵ hội chiếu, thì chủ về lo nghĩ nhiều.
  • Tử Vi có Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ, đều chủ về tinh thần vui vẻ cởi mở. Có thêm sát tinh thì sinh buồn phiền, tinh thần bị quấy rối.
  • Tử Vi có Tham Lang đồng độ, hội các sao đào hoa. Chủ về có sở thích hưởng thụ thi tửu, cầm kỳ, hoặc trăng gió, cờ bạc. Nếu hội Văn Xương, Văn Khúc thì thích văn nghệ, nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì nhạy cảm về văn nghệ.
  • Tử Vi có Thất Sát đồng độ, hội cát tinh thì thích lộng quyền. Hội sao hung sát thì hay buồn phiền, nóng nảy, bất an, hoặc làm việc thiếu suy nghĩ.
  • Tử Vi có Phá Quân đồng cung hoặc hội chiếu, chủ về ưa đích thân ra sức, đích thân làm. Hơn nữa còn thường thay đổi chủ ý. Nếu hội cát tinh thì còn được, nếu hội các sao Hình, Sát thì chủ về thân tâm vất vả, sáng ra lệnh chiều đổi ý, nhưng vất vả mà lại tự cảm thấy hài lòng.

4.2 Thiên Cơ cư Phúc đức

Sao Thiên Cơ ở Cung Phúc Đức, thông thường chủ về có tư tưởng nhạy bén. Nhưng cũng chính vì vậy khiến cho tinh thần của đương số không được yên.

  • Nếu Thiên Cơ Hóa Kỵ, lại chủ về làm việc lo trước sợ sau. Gặp chuyện không cách nào giải quyết vấn đề, dẫn đến tiến thoái thiếu chừng mực, nhiều lo nghĩ ưu phiền.
  • Nếu Thiên Cơ có Kình Dương, Đà La hội chiếu, thì chủ về tự tìm buồn phiền. Không có chuyện thì tự tìm cho ra chuyện, dẫn đến suốt ngày bận rộn bôn ba.
  • Nếu Thiên Cơ có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, thì chủ về không có hưởng thụ tinh thần, suốt ngày bôn ba bận rộn, tâm buồn phiền, thân không được yên tịnh.
  • Nếu Thiên Cơ có cát tinh hội chiếu hoặc đồng cung, thì chủ về lao tâm mà thân nhàn. Nhưng tình trạng lao tâm cũng không đến nỗi không giải quyết được để dẫn đến những tình huống bối rối khó xử một cách vô vị. Là người theo đuổi sự hưởng thụ tinh thần, hoặc để giết thời gian, nên ưa học nhiều thứ nhưng lại không thích đào sâu.
  • Thiên Cơ Thái Âm” đồng cung, chủ vê thân tâm vất vả, biểu hiện bề ngoài là một người thích náo nhiệt, nhưng thực ra nội tâm lại ưa thanh tĩnh. Hơn nữa, lúc có Văn Xương, Văn Khúc tương hội, hoặc gặp Hồng Loan, Thiên Hỉ, mệnh tạo ắt sẽ thích văn nghệ.
  • Thiên Cơ Cự Môn” đồng độ, chủ về sốc nổi, không thiết thực, đa nghi, giỏi biện luận, nhanh trí, tháo vát, nhưng thích phiền phức, thị phi. Nếu hội cát tinh thì nhiều lo toan nghĩ ngợi nhưng thân nhàn. Hội các Sát tinh, Hoá Kỵ mới lao tâm lao lực.
  • Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, dù gặp sát tinh vẫn chủ về có thể nhàn nhã theo đuổi sự hưởng thụ tinh thần trong tình trạng bận rộn. Nhưng nếu Thiên Cơ Hóa Kỵ, thì có khuynh hướng bi quan tiêu cực. Hoặc tâm tư hay than trời trách đất, dễ mủi lòng, thương cảm cảnh ngộ của người khác.

4.3 Thái Dương cư Phúc Đức

Thái Dương đơn thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về nhiệt tình với người phối ngẫu, sinh hoạt hôn nhân có nhiều lạc thú. Nếu gặp các sao đào hoa, thì nên đề phòng mệnh tạo không thể phối hợp với người phối ngẫu một cách hài hòa.

Thái Dương không lúc nào ngừng di động trên bầu trời, Do đó lúc thủ Cung Phúc Đức, chủ về bôn ba, bận rộn không ngừng nghỉ, nhưng dù thân vất vả mà chưa chắc đã lao tâm.

  • Nếu có hội hợp các cát tinh, hoặc được “bách quan triều củng”. Thì chủ về thành tựu sự nghiệp trong sự bận rộn, vất vả.
  • Nếu gặp tứ sát tinh, Địa Không, Địa Kiếp hội chiếu, thì chủ về bôn tẩu không yên, còn hay hao phí sức lực một cách vô ích.
  • Nếu có cát tinh đồng thời hội chiếu, thì vẫn chủ về có thành tựu.
  • Thái Dương Thái Âm” đồng độ, gọi là “âm dương điều hòa”. Chủ về tuy bôn ba vất vả, nhưng vẫn có thể hưởng thụ sinh hoạt tình cảm một cách thú vị. Nếu có cát tinh hội hợp, thì lại có thể chỉ huy để người khác làm, giảm bớt vất vả.
  • “Thái Dương Hóa Kỵ“, chủ về dễ chuộng thị phi. Hay tự đặt mình vào tình huống bối rối khó xử, vất vả một cách vô ích. Nếu gặp thêm sát tinh, chủ về hay nhận lỗi thay cho người khác, dẫn đến tinh thần không yên.
  • Thái Dương Cự Môn” đồng độ, ngoài đặc tính vất vả thân xác của Thái Dương, còn có đặc tính lao tâm của Cự Môn. Vì vậy lúc nào cũng bôn ba bận rộn, lao tâm phí sức. Nếu có thêm Hóa Kỵ còn chủ về ít có sự hưởng thụ tinh thần.
  • Thái Dương Thiên Lương” đồng cung, sẽ chủ về có phương thức sống đặc biệt, hơn nữa còn có tác phong quý phái của bậc danh sĩ, ra vẻ chẳng quan tâm điều gì, mọi sự coi như không có. Nếu Thái Dương lạc hãm, có thể vì lười biếng mà ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp.

4.4 Vũ Khúc Cung Phúc Đức

Vũ Khúc ở Cung Phúc Đức là thiện tinh, chủ về có thể hưởng phúc. Nhưng hưởng phúc ở đây có thể là vì mệnh tạo thiếu cái nhìn xa, gặp chuyện thì xông tới, vì vậy không lao tâm. Cho nên cần phải được các cát tinh hội hợp. Hơn nữa, Vũ Khúc phải nhập miếu, mới chủ về giỏi quyết đoán, lúc đó mới đúng là hưởng phúc. Nếu Vũ Khúc lạc hãm, có thể vì sinh hoạt vật chất mà lao tâm tổn thần.

Vũ Khúc Hóa Kỵ, thường vì lo lắng về tiền bạc mà thân tâm đều vất vả.

  • Vũ Khúc có Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, lại gặp Đà La, không những chủ về bôn ba bận rộn, mà tâm còn buồn phiền.
  • Nếu Vũ Khúc có Thất Sát đồng độ hoặc hội chiếu, lại gặp Thiên Mã. Thì chủ về vất vả mà không có thành tựu, hoặc vất vả nhiều mà thành tựu ít. Nếu gặp sát tinh, thì càng thêm nóng vội. có cát tinh hội chiếu, thì lao tâm mà có thành tựu.
  • “Vũ Khúc Thiên Phủ” đồng độ, gặp cát tính thì có thể hưởng thụ, gặp các sát tinh, Kỵ, hung, thì chủ về lần nữa, do dự, thiếu quyết đoán. Vì vậy mà tăng thêm khó khăn trong cách xử sự, dẫn đến tâm thần không yên.
  • Vũ Khúc có Tham Lang đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về ưa hưởng thụ phong hoa tuyết nguyệt. Gặp thêm Hàm Trì, Thiên Diêu, càng dễ rơi vào chuyện trăng gió. Nếu có Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ thì nhiều dục vọng, sự hưởng thụ tinh thần nặng về ham muốn vật chất.
  • “Vũ Khúc Thiên Tướng” đồng độ, có cát tinh hội chiếu, có thể được hưởng thụ. Nếu gặp sát tinh, thì chỉ đến vãn niên mới có thể hưởng phúc thanh nhàn. Lúc trẻ và trung niên có biểu hiện tính thần quyết đoán, nhưng nội tâm thường thay đổi nên hao tổn tinh thần.

4.5 Thiên Đồng Cung Phúc Đức

Thiên Đồng hóa khí là “phúc tinh”. Vì vậy rất nên nhập Cung Phúc Đức. Đây cũng là sao rất tốt của Cung Phúc Đức, chủ về được hưởng phúc.

Thiên Đồng chủ về hưởng phúc, khác với cách hưởng phúc của Vũ Khúc. Vũ Khúc là sao tiền bạc, cho nên cách h4ưởng phúc nặng về tiền bạc và vật chất, sự hưởng thụ tinh thần phần nhiều cũng do vật chất mang lại. Thiên Đồng là phúc tinh, sự hưởng thụ lớn nhất của nó là có được tâm trạng vui vẻ.

Sự hưởng phúc của Vũ Khúc có thể là do tính ít lo toan nghĩ ngợi. Nhưng sự hưởng phúc của Thiên Đồng lại có thể do người khác an bài cho mệnh tạo. Cho nên bản thân vốn không cần lo toan nghĩ ngợi, như vậy cũng dễ tăng thêm tính lười biếng của Thiên Đồng.

Sự hưởng phúc của Thiên Đồng cũng khác với Tử Vi và Thiên Phủ. Sự hưởng phúc của Tử Vi và Thiên Phủ là do ở danh thành công toại, cho nên cuộc sống an nhàn. Còn Thiên Đồng tuy là sao phúc, nhưng không chủ về danh lợi bất kể cảnh ngộ như thế nào cũng chỉ là được hưởng thụ sinh hoạt tình cảm thú vị.

Do đó người có Thiên Đồng thủ Cung Phúc Đức, nếu nhập miếu, trong lòng thường vui vẻ, tính tình chất phác. Dù đang làm việc, cũng có niềm vui trong công việc, họ có thể tìm thấy sự thú vị trong lúc làm việc.

Thiên Đồng thủ Cung Phúc Đức, thường chủ về ưa thích âm nhạc. Gặp sao văn, thì ưa thích văn nghệ. gặp các sao đào hoa, thì ưa thích trang điểm, chải chuốt, mà lối sống có phẩm vị đặc biệt.

Thiên Đồng có các Sát tinh, Kỵ, Hình, hao hội hợp, vẫn chủ về tinh thần vui vẻ, nhưng sinh hoạt vật chất không dư giả. Cho nên có thể là người an bần lạc đạo.

  • “Thiên Đồng Thái Âm” đồng độ, thông thường chủ về hưởng thụ. Nhưng nếu Thái Âm Hóa Kỵ, thì chủ về có bề ngoài hưởng thụ mà nội tâm thực ra nhiều buồn phiền, bất an.
  • “Thiên Đồng, Cự Môn” đồng độ, cần phải không có sát tinh hội chiếu, mới có thể an hưởng. Nếu gặp sát tinh, thì nhiều ảo tưởng, không thực tê. Sự hưởng thụ tinh thần của mệnh tạo biến thành chìm đắm trong giấc mộng giữa ban ngày. Có Thiên Hư đồng độ thì càng đúng.
  • “Thiên Đồng Thiên Lương” đồng độ, không nên có thêm Thiên Mã hội hợp, chủ về phiêu lưu vô định. Nếu lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, thì rơi vào tình huống lưu lạc chia ly, có điều, mệnh tạo lại lấy sự lãng đãng làm niềm vui. Nếu không có Địa Không, Địa Kiếp và Thiên Mã, thì chủ về sinh hoạt vật chất an định, sinh hoạt tinh thần phong phú. Nếu hoàn toàn không gặp sát tinh, thì ưa thích cuộc sống của bậc danh sĩ “lạc thiên tri mệnh”.

4.6 Sao Liêm Trinh ở Cung Phúc Đức

Liêm Trinh thủ Cung Phúc Đức, thông thường chủ về bận rộn, vất vả. Hoặc tuy giàu có nhưng vẫn nhiều lo lắng, thích bôn ba bận rộn. Hoặc chủ về không chú ý cách bài trí nơi mình sinh sống, có cảm giác hỗn loạn. Liêm Trinh Hóa Kỵ thì càng đúng.

Liêm Trinh được hội cát tinh, vẫn chủ về bận rộn, vất vả, nhưng nhiều hưởng thụ. Liêm Trinh thủ Cung Phúc Đức, chủ về thích cuộc sống căng thẳng, đầu óc cũng không được bình tĩnh. Hơn nữa, tư tưởng thì như ngựa phi vượn nhảy, không thể chuyên chú suy nghĩ vào một vấn đề.

Liêm Trinh có Hỏa Tinh và Linh Tinh đồng độ, chủ về tính tình hời hợt nóng nảy. Liêm Trinh có Kình Dương và Đà La đồng độ, thường không thể nhẫn nhịn người khác, dễ xảy ra tranh chấp, hay có tình huống bối rối khó xử.

Liêm Trinh Hóa Kỵ thủ Cung Phúc Đức, thì thường thấy cập rập suốt ngày. Lo nghĩ nhiều nhưng phần nhiều lại không có căn nguyên, không có ý niệm kiểm soát. Nếu lại có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì sinh hoạt vật chất túng thiếu, còn tinh thần thì cảm thấy trống rỗng. Gặp các Sát tinh, Hình, Kỵ nặng thì đời người không có lạc thú.

  • Liêm Trinh ưa có Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ hay hội chiếu. Không có sao hung, chủ về tính tình khoan dung đôn hậu, vững vàng. Gặp thêm cát tinh, thì cuộc đời hưởng thụ vui vẻ. Có điều cuộc sống vẫn náo nhiệt và bôn ba bận rộn.
  • “Liêm Trinh Tham Lang” đồng độ, chủ về hiếu động, trôi nổi, bôn ba bận rộn, tinh thần có khuynh hướng hưởng thụ vật chất. Nếu lại có các sao đào hoa hội hợp, thì cuộc đời phong lưu, tự đánh giá mình cao. Nếu sát tính nặng thì bạc phúc.
  • “Liêm Trinh Thất Sát” đồng độ, chủ về cuộc đời bận rộn, vất vả. Dù có thêm cát tinh hội chiếu, thân tâm vẫn bất an. Hơn nữa, mệnh tạo còn không giỏi suy nghĩ, thường hay có tính võ đoán.
  • “Liêm Trinh Phá Quân” đồng độ, chủ yề không chịu yên tĩnh, hay do dự, thiếu quả quyết. Vì vậy khi hành động dễ xảy ra thay đổi, làm tăng bận rộn vất vả và lo nghĩ. Nếu Hóa Kỵ, thì suốt đời không có ngày nào hưởng thụ an nhàn. Chỉ biết mang hết tâm tư tình cảm gởi vào trong công việc, đạt được thành công trong sự gian khổ, đó là lạc thú lớn nhất của người này.

4.7 Thiên Phủ Cung Phúc Đức

Thiên Phủ nhập Cung Phúc Đức, chủ về tư tưởng vững vàng, khoan dung, đôn hậu. Nếu người khác phạm sai lầm, thường có lòng tha thứ.

“Thiên Phủ, Lộc Tổn” đồng độ, phần nhiều mang hết tinh thần dồn vào việc quản lý tài chính. Gặp Đà La đồng độ, chủ về có tính keo kiệt, bủn xỉn.

Thiên Phủ thủ Cung Phúc Đức, cuộc đời của mệnh tạo truy cầu một cuộc sống ổn định, cho nên rất xem trọng lợi ích trước mắt. Lúc có công việc mới, hoặc lúc cần phải cải cách công việc cũ, họ lại cảm thấy căng thẳng, lo nghĩ nhiều.

Thông thường, hội các sao phụ, tá cát diệu thì chủ về yên ổn. Nếu có Đà La, Hỏa Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì phần nhiều hay lo nghĩ một cách vô căn cứ. Nếu có Kình Dương, Thiên Hình đồng độ hoặc hội chiếu, thì lòng nhiều phiền muộn. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng độ, thì chủ về không được yên tĩnh, ngày đêm bận rộn vất vả.

  • “Thiên Phủ Tử Vi” cùng thủ cung Dần, có thể hưởng phúc thực sự, cuộc đời ít lo nghĩ, có thể thanh nhàn.
  • Thiên Phủ có Vũ Khúc và Thất Sát đồng thời hội chiếu, thì chủ về lao tâm mà thân nhàn.
  • Thiên Phủ có Liêm Trinh đồng độ hoặc hội chiếu, cả đời cảm thấy thiếu thốn sự hưởng thụ tinh thần, còn hưởng thụ vật chất thì không lo.

4.8 Thái Âm Cung Phúc Đức

Thái Âm thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về mệnh tạo có khuynh hướng hưởng lạc. Nhưng “hưởng lạc” ở đây, lại không đơn thuần là hưởng thụ vật chất, mà là vận dụng văn minh vật chất của thời đại để hưởng thụ về phương diện tinh thần. Cho nên biểu hiện sự cao thượng, thanh nhã, hoặc khiến người ta cảm thấy một sự cách điệu nơi họ.

Sao Thái Âm chủ về tĩnh, ẩn tàng, nên người có Thái Âm thủ Cung Phúc Đức thông thường đều không chịu bôn tẩu, bận rộn, vất vả, thà lao tâm. Nếu Thái Âm Hóa Kỵ, phần nhiều chủ về có bề ngoài yên tĩnh, nhưng nội tâm thì nhiều lo toan nghĩ ngợi.

Người có Thái Âm thủ Cung Phúc Đức, tư tưởng không có khuynh hướng cạnh tranh, lại không ưa xảy ra những trở ngại mới, có lúc khá thiên về lý tưởng. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì dễ rơi vào tình trạng không tưởng, chứ không phải lý tưởng, cách nhau một ly nhưng khác biệt ngàn dặm.

Nếu Thái Âm có Hỏa Tinh và Đà La đồng độ, thì thường tự tìm bận rộn, vất vả.

Nếu có Kình Dương và Linh Tinh đồng độ, thì theo đuổi lý tưởng, vĩnh viễn không bao giờ hài lòng, dễ khiến họ nghĩ ngợi nhiều và cảm thấy đời người thật quá bi lụy.

  • “Thái Âm Thiên Cơ” đồng độ, chủ về tinh thần luôn bận rộn, tư tưởng thì nhiều lúc suy nghĩ thiếu sâu sắc, nhưng thích cuộc sống thanh tĩnh.
  • “Thái Âm Thái Dương” đồng độ, rất có phúc, nhưng “rất có phúc” ở đây là nhờ trong đời có rất nhiều lúc thiếu tinh thần tích cực!
  • “Thái Âm Thiên Đồng” đồng độ, chủ về có sinh hoạt tình cảm thú vị.

4.9 Sao Tham Lang ở Cung Phúc Đức

Tham Lang thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về chìm đắm trong hưởng thụ vật chất, tửu sắc. Hoặc chìm đắm trong nghệ thuật, tôn giáo hay triết lý.

Thông thường, Tham Lang có các sao đào hoa hội hợp thì chìm đắm trong tửu sắc. Tham Lang có các sao văn hội hợp thì chìm đắm trong nghệ thuật. Tham Lang có các sao không, Hoa Cái hội hợp thì chìm đắm trong tôn giáo hay triết lý.

Tham Lang thủ Cung Phúc Đức, có cát tinh hội hợp, chủ về mệnh tạo có phong cách thú vị, u mặc, thích nói đùa. Nếu không có cát tinh mà lạc hãm, thì chủ về sinh hoạt vật chất không đủ, nhưng phong cách thú vị, u mặc không thay đổi.

Tham Lang có các sao phụ, tá cát hội chiếu, chủ về hưởng thụ vật chất dư dật.

Nếu Tham Lang có Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình hội chiếu, thì hay nổi giận, tranh chấp, sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần đều thiếu. sở thích cũng thiên về thế tục và dục lạc.

Nếu Tham Lang có Hỏa Tinh, Linh Tinh hội chiếu, về hưởng lạc thì không có ảnh hưởng gì, vẫn giống trường hợp trên, nhưng chủ về có tính vội vàng, nóng nảy, cứng rắn.

4.10 Cự Môn ở Cung Phúc Đức

Cự Môn là ám tinh, nên khi thủ Cung Phúc Đức, dù nhập miếu và có sao phụ, tá cát tinh hội chiếu. Vẫn chủ về hiếu sự, thích thị phi, hơn nữa còn đa nghi và hay đô Kỵ. Cho nên khó tránh phải lao tâm phí sức lo liệu nhiều việc, việc gì cũng muốn đích thân làm.

Nếu Cự Môn Hóa Kỵ, thì tính đa nghi càng nặng, hành động thường do dự, làm việc hay bỏ dở nửa chừng. Nếu lại gặp Thiên Cơ đồng độ thì tính hay thay đổi nửa chừng trước khi công việc hoàn thành càng mạnh. Dẫn đến không những hao phí tinh thần, mà còn nảy sinh sự hối tiếc trong lòng và không giữ chữ tín với người khác. Dù Cự Môn không Hóa Kỵ, mức độ cũng chỉ giảm nhẹ.

Cự Môn thủ Cung Phúc Đức, có sao phụ, tá cát hội chiếu, chủ về được hưởng thụ sinh hoạt vật chất, nhưng tinh thần vẫn ít khi cảm thấy thoải mái. Cần phải có Thiên Đồng đồng độ, mới có thể cảm thấy tâm thần yên ổn, không có cái tâm nghi ngờ, thay đổi và hối tiếc.

  • “Cự Môn Thái Dương” đồng độ. Tuy Thái Dương có thể giải “ám” của Cự Môn, nhưng Thái Dương là sao hiếu động, trôi nổi, nên dù có thể làm tăng hưởng thụ, nhưng vẫn chủ về lao tâm khổ tứ.

Cự Môn thủ Cung Phúc Đức, nếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì cái tâm thị phi nghi kỵ càng thêm nặng, tạo áp lực về tinh thần. Nếu gặp các sao Hình, Kỵ, thì nhiều điều tiếng thị phi, thường gặp phiền phức, khiến thân tâm đều mệt mỏi.

4.11 Thiên Tướng ở Cung Phúc Đức

Thiên Tướng thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, là người chính trực, rộng rãi, có tinh thần chính nghĩa, giàu lòng cảm thông. Nếu lạc hãm, thì dễ rơi vào chủ nghĩa lý tưởng, lúc hiện thực không như lý tưởng thì lòng không yên, dễ kích động. Do đó thường xảy ra thị phi phiền phức.

Cho nên, Thiên Tướng tọa thủ Cung Phúc Đức, rất kỵ có Vũ Khúc hay Phá Quân vây chiếu. Chủ về dễ kích động, hoặc bôn ba vất vả để cầu đạt tới lý tưởng. Nếu có thêm Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, thì lý tưởng lại rơi vào không tưởng. Lâu ngày dễ biến thành nằm mơ giữa ban ngày, nhiều không tưởng mà ít có hành động thực tế.

Thiên Tướng rất ưa được Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa (đặc biệt là có Thiên Phủ Hóa Khoa hội chiếu), lại được các sao phụ,
tá cát hội chiếu. Thì chủ về có thể đối diện với hiện thực, có hành động thiết thực, tính cách khoan dung, đôn hậu, thẳng thắn, chân thành, có đời sống tinh thần sung mãn.

Nếu Thiên Tướng thủ Cung Phúc Đức mà gặp sát tinh hội hợp, vẫn không đủ vững vàng thiết thực, khiến không đạt được mục tiêu của lý tưởng.

4.12 Thiên Lương ở Cung Phúc Đức

Thiên Lương là sao sang quý, thanh cao. Nên khi Sao Thiên Lương thủ Cung Phúc Đức, thông thường đều chủ về có sinh hoạt tinh thần thiên nặng về vật chất, nhưng lại có tư tưởng thoát tục, đây là điều mà người bình thường khó hiểu được.

Thiên Lương ở Cung Phúc Đức, nhập miếu. Chủ về “lạc thiên tri mệnh”, bụng dạ khoáng đạt, ưa bàn suông, ít hành động. Dù có hành động thì cũng chỉ được một lát, không chịu bôn ba vất vả.

Nếu Thiên Lương lạc hãm, tính chất biến thành ưa lần nữa, uể oải, dẫn đến lỡ việc, hoặc bị hiểu lầm là bậc danh sĩ phong lưu trăng gió, thực ra là người có tư tưởng tầm thường.

Thiên Lương nhập miếu, tuy tính chủ quan mạnh, nhưng làm việc có nguyên tắc. Nếu lạc hãm, thì nguyên tắc có thể biến thành cố chấp.

Thiên Lương ớ hai cung Tị hoặc Hợi, lòng đa nghi cực nặng, nhiều lo toan nghĩ ngợi, dễ trở thành người thiếu vững vàng. Nếu hội sát tinh, nhất là gặp Kình Dương, Đà La, thì chủ về người tính toán.

  • Nếu Thiên Lương có Thiên Cơ đồng độ, mà Thiên Cơ Hóa Kỵ. Là chủ về tâm thần không yên, buồn phiền, dễ rơi vào tình cảnh bối rối khó xử. Nếu lại gặp Đà La đồng độ, cuộc đời tự chuốc buồn phiền. Nếu có Kình Dương, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì nhiều thị phi bất hòa, tranh chấp. Đây đều do tính cố chấp và thiên kiến mà ra.
  • Thiên Lương có Thái Dương đồng độ, gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Ân Quang, Thiên Quý, Thai Phụ, Phong Cáo, Thiên Vu hội chiếu, mới chủ về cao thượng, độ lượng. Không những có thể giữ vững nguyên tắc, mà còn có lòng giúp người, không nhiều lo nghĩ và nghi ngờ, nên tinh thần trong sáng.

Thiên Lương thủ Cung Phúc Đức ở Tị, Thân hoặc Hợi, gặp Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Mã, chủ về tính hời hợt, hiếu động.

Thiên Lương có Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, thì làm việc thường không rõ ràng, minh bạch, còn ưa che lâp lỗi lầm, hay cho mình là đúng, thế là cuộc đời rất dễ gặp những tình cảnh bối rối khó xử.

4.13 Thất Sát ở Cung Phúc Đức

Thất Sát thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu thì phẩm cách cao thượng, nhưng dễ rơi vào tình trạng lý tưởng quá cao. Cho nên dù có các sao phụ, tá cát tinh hội hợp, cũng chỉ chủ về ít bị đố kỵ. Nhưng vẫn vì lý tưởng quá cao mà ít duyên với người. Cũng chủ phu thê hình khắc. Nên chậm lập gia đình, cũng nên chậm có con.

Nếu Thất Sát có Tử Vi đồng độ, lý tưởng càng cao, cho nên càng dễ cảm thấy bất đắc chí.

Lý tưởng cao của Thất Sát khác với lý tưởng cao của Thiên Tướng. Lý tưởng của Thiên Tướng có tính chất tập thể. Ví dụ như có liên quan đến xã hội, nhân tình thế thái. Còn lý tưởng của Thất Sát thì thuần túy thuộc về cá nhân. Do đó Thiên Tướng có thể nói là lý tưởng chủ nghĩa, còn Thất Sát là chủ nghĩa cá nhân.

  • Thất Sát rất ngại đồng độ với Vũ Khúc, mà Vũ Khúc còn Hóa Kỵ, chủ về nhiều thị phi, nhiều lo lắng, cảm thấy đời người rất trông rỗng.
  • Thất Sát có Liêm Trinh Hóa Kỵ đồng độ, chủ về một khi lý tưởng cá nhân gặp trở ngại, thì mệnh tạo không chịu đối diện với hiện thực, thế là vẫn nhiều bôn tẩu vất vả, lòng buồn phiền không yên. Nếu Liêm Trinh không Hóa Kỵ thì chỉ chủ về bận rộn, vất vả, về mặt tình cảm không gặp trở ngại.

Thất Sát có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình đồng độ, chủ về không những hao phí tâm lực, mà còn bôn ba vất vả không yên. Đồng thời duyên với người cũng không tốt, dễ chuôc tị hiềm đố Kị.

Nữ mệnh có Thất Sát ở Cung Phúc Đức, thường kết hôn muộn hoặc ở chung mà không thực hiện nghi lễ chính thức. Nếu không e rằng sẽ có “Hình thương, khắc hại”. Cần phải xem thêm các sao ở Cung Phu Thê mà đình.

4.14 Phá Quân Cung Phúc Đức

Phá Quân thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về giỏi quyết đoán. Do đó cũng ít bị vất vả. Nếu Phá Quân lạc hãm, phàm làm việc gì cũng phải lao tâm phí sức, mà còn thiếu quyết đoán, rất dễ sinh lòng thay đổi. Cũng chính vì do dự, thiếu quyết đoán, mà làm tăng tình huống bối rối khó xử trong cuộc đời.

  • Nếu Phá Quân có Vũ Khúc Hóa Kỵ đồng độ, chủ về mệnh tạo dễ có những quyết đoán sai lầm, ở trong tình trạng mù mịt. Vì vậy làm việc gì cũng thường bị trở ngại.
  • Nếu Phá Quân có Liêm Trinh Hóa Kỵ đồng độ. Chủ về khi cần quyết đoán lại không quyết đoán, hành động do dự, phản ứng sai lầm, hành động không mang lại hiệu quả tốt cho bản thân.

Nếu Phá Quân thủ Cung Phúc Đức, không có Hóa Kỵ đồng độ, mà hội tứ sát tinh. Chủ về dễ chuốc buồn phiền, hành động vẫn không ổn định.
Chỉ trường hợp Phá Quân có Tử Vi đồng độ mới có thể có được tâm trạng say mê, sinh hoạt tinh thần tốt. Nhưng nếu có sát tinh hội chiếu, có lúc cũng dễ biến thành quá đà.

5. Tứ hóa cung Phúc đức

5.1 Hóa Lộc ở Cung Phúc Đức

Dưới đây xin tóm tắt các ý tượng cơ bản của trường hợp Hóa Lộc [năm sinh] ở cung phúc đức như sau:

Sao Hóa Lộc có thể xem là “tình”, là “cảm tính”; Hóa Lộc ở cung phúc đức là người lạc quan, cách suy nghĩ đầy cảm tính. Nhưng do Hóa Lộc không ở cung tam hợp của cung mệnh. Vì vậy loại cảm tính này không vì bản thân mình, mà là vì chân tình. Hơn nữa, phần nhiều mệnh tạo là người có bụng dạ rộng rãi.

  • Lúc Hóa Lộc phát huy tác dụng, mệnh tạo thường không quá lưu tâm đối với những sự tình trái với ý của mình, phần nhiều đều có thể cho qua. Nên lúc gặp khó khăn vẫn có cái nhìn thoáng, dù gian khổ, bị thất bại, trắc trở, vẫn giữ được tâm trạng lạc quan để đối mặt.
  • Nhưng nếu Hóa Lộc và Hóa Kỵ mất quân bình, lúc đại vận khiến Hóa Lộc chuyển sang Hóa Kỵ. Hoặc đại vận khiến Kỵ phá Lộc, lúc này tâm trạng dễ thay đổi 180 độ, từ lạc quan biến thành bi quan, cùng dễ mắc chứng u uất nghiêm trọng. Thậm chí sẽ vì vậy mà ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân.
  • Cung Phúc Đức là cung vị chủ về ý thức hành sử theo EQ. Do đó có thể xem nó là sự tu dưỡng bản thân hay thị hiếu sở thích, trạng thái tâm lí lúc xử thế (bộ phận mà bản thân nhận biết được). Trường hợp Hóa Lộc ở cung phúc đức, công phu tu dưỡng khá tốt, thị hiếu sở thích cũng có khuynh hướng nhàn nhã, thích cái đẹp.
  • Vì cung phúc đức là cung vị hưởng thụ, có Hóa Lộc là chủ về ưa hưởng thụ, thích sống những ngày tháng ung dung nhàn nhã, và rất dễ sinh lười biếng, làm việc hay trì hoãn.
  • Cung phúc đức là đối cung của cung tài bạch, trường hợp có Hóa Lộc sẽ có hai hàm nghĩa. Một là, cung phúc đức là trạng thái tâm lí lúc tác nghiệp; Hóa Lộc ở cung phúc đức là chủ về trạng thái tâm lí đủ điều kiện để kiếm được tiền; cung phức đức còn là cung vị thiên di của cung tài bạc có Hóa Lộc, nên cơ hội kiếm tiền tăng thêm. Hai là, trước khi mệnh tạo có hành vi gì đều chịu ảnh hưởng của Hóa Lộc ở cung phúc đức, vì vậy phong cách hành sự luôn có tình người, nặng cảm tính.
  • Cung phúc đức còn là cung vị biểu hiện của cung thiên di, có Hóa Lộc nên lúc ở bên ngoài khá hòa họp với mọi người; hành vi biểu hiện rất tốt, khiến người khác có ấn tượng sâu đậm, quan hệ giao tế cũng rất tốt, mệnh tạo rất dễ làm quen bạn bè mới.
  • Vì cung phúc đức là cung vị khí số của cung phu thê, có Hóa Lộc, nên là người đa tình, có thể sẽ trải qua nhiều cuộc tình rồi mới kết hôn.
  • Cung phúc đức còn có thể dùng để xem tình trạng đối xử với nhau sau khi kết hôn, cũng chủ về mệnh tạo muốn có cuộc sống lãng mạn sau khi kết hôn, muốn kéo dài cảm giác tình yêu. Nếu Hóa Lộc, Hóa Kị ở vị trí đối nhau, dù vợ chồng thỉnh thoảng có tranh cãi cũng vẫn hòa hợp lại như trước.
  • Có thể nói cung phúc đức là cái “hải cảng để tránh gió bão” của hôn nhân. Trường hợp Hóa Lộc, Hóa Kị ở vị trí không thích đáng, mà hành hạn khơi động khiến Hóa Lộc biến chất, thì cần phải quan sát tình hình ở cung phúc đức của đại vận. Nếu cung phúc đức của đại vận cũng có đào hoa tính chất, hoặc tứ hóa ùn ùn xuất hiện, thì sẽ rất dễ có một cuộc hôn nhân khác.

Cung phúc đức còn là cung vị phụ mẫu của cung phụ mẫu, Hóa Lộc ở cung phúc đức cũng có thể chủ về chủ công ti đối xử tốt với mệnh tạo.

5.2 Hóa Quyền ở Cung Phúc Đức

Dưới đây xin tóm tắt các ý tượng cơ bản của trường hợp Sao Hóa Quyền [năm sinh] ở cung phúc đức như sau:

Cung phúc đức có thể xem là cung vị chủ về hứng thú, thị hiếu, còn Hóa Quyền là có hàm ý biến động mau lẹ, không cố định; trường hợp Hóa Quyền ở cung phúc đức, mệnh tạo sẽ có nhiều hứng thú và thị hiếu, tính hay thay đổi, ưa thích thời thượng.

  • Trước đã đề cập, bản thân cung phúc đức là cung vị chủ về EQ và thực hiện chức trách của ý thức; từ đó có thể quan sát mức độ bình ổn của nội tâm, cũng có thể xem trạng thái tâm lí của bản thân trong việc tu dưỡng, xử thế; trường hợp có Hóa Quyền, vì Hóa Quyền có ý tượng “tất bật, miệt mài” và “không ổn định”, nên mệnh tạo thường là người lao tâm lao lực, lúc xử lí các sự cố phức tạp, đối diện với thị phi, sẽ có hành vi hấp tấp vội vàng, không yên, hơn nữa, nội tâm dễ cảm thấy phiền muộn, lo lắng.
  • Vì có Hóa Quyền, nên về trạng thái tâm lí, dễ cố chấp ý kiến của mình để vạch ra hướng tiến hành một sự kiện, do đó thường thường làm cho người ta có ấn tượng họ là người tự phụ, bướng bỉnh, rất chủ quan; hơn nữa, đối với mọi việc, mệnh tạo có ý thức thao túng rất mạnh.
  • Cung phúc đức còn là cung vị khí số của hôn nhân, trường hợp cung phúc đức có Hóa Quyền thường thường tuy quan hệ hôn nhân thành lập rất mau lẹ, nhưng lại vì Hóa Quyền chủ về “lực ép buộc”, nên sau khi kết hôn quan hệ của hai người sẽ dễ trở nên căng thẳng, sống với nhau cũng thường biến thành nỗi sợ hãi, thiếu hạnh phúc.
  • Vì Hóa Quyền xuất hiện tại cung phúc đức của mệnh tạo, do tác dụng của Hóa Quyền mà mệnh tạo có thể đi tìm người ở bên ngoài, thường sẽ khiến cho hôn nhân của hai người biến thành quan hệ tay ba. Hơn nữa, vì Hóa Quyền có hàm ý thay đổi, biến động, nên sự kiện vừa kể thường thường là do hành vi và ý chí của mệnh tạo dẫn đến kết quả như vậy, chứ không phải do người khác gây ra.
  • Có thể nói cung phúc đức là trọng điểm quyết định quan hệ hôn nhân có thành lập hay không, trường hợp có Hóa Quyền, thêm vào đó, các sao ở cung phu thê khá phức tạp, còn bị hành hạn khơi động, hoặc thấy tứ hóa ùn ùn xuất hiện, thì người này rất dễ có tử hai lần hôn nhân trò lên; hơn nữa, sẽ dễ vì tác dụng của vận hạn mà có hai lần hôn nhân trong thời gian đó.
  • Tiếp theo điều (1) và (5), vì mệnh tạo thích hưởng thụ, giải trí theo kiểu tốc hành, thêm vào đó là quan hệ vợ chồng khá bất ổn, nếu cung mệnh có các sao đào hoa, hoặc tổ hợp sao ở cung tử nữ khá phức tạp, thông thường sẽ có hiện tượng phong lưu, chuyện tình qua đêm. Và do điều (2) dẫn đến, mệnh tạo sẽ dùng hành vi này để giải tỏa áp lực tâm lí.
  • Cung phúc đức còn là cung vị thiên di của cung tài bạch, là nơi nội bộ chuẩn bị, trước khi bày ra tác nghiệp, cũng là cung vị động tâm khởi niệm; trường hợp có Hóa Quyền, trước khi biểu hiện bằng lời nói và hành động, mệnh tạo sẽ suy nghĩ đi suy nghĩ lại nhiều lần, cũng muốn sẽ đạt tới tận thiện, tận mĩ. Do đó, người như vậy thích hợp làm các công việc như lặp kế hoạch, thư kí, tham mưu, phụ tá, cố vấn. Lại vì có Hóa Quyền, nên có hàm ý biến hóa đa đoan, nếu sao hóa thuộc loại có tính khai sáng thì mệnh tạo cũng khá thích hợp theo đuổi những loại sự nghiệp có thể phát huy sở trường giàu sáng kiến của mình.
  • Nhưng cung phúc đức có Hóa Quyền, tuy ảnh hưởng đến cung tài bạch, nhưng tác dụng của nó chỉ khiến dục vọng kiếm tiền của mệnh tạo mạnh lên, tư duy nhạy bén hơn, mà không chủ về kiếm tiền thuận lợi, liên quan đến vấn đề này cần phải xem xét các sao và tình huống phi hóa ở cung tài bạch. Hơn nữa, vì cung phúc đức có Hóa Quyền, nên trạng thái tâm lí lúc kiếm tiền phần nhiều là phiền muộn, lo lắng bất an.
  • Cung phúc đức là cung vị giao dịch (cung vị biểu hiện) của cung thiên di, vì vậy trong môi trường làm việc mệnh tạo cùng dễ có “dịch động”, thường được cử đi xa, mà phần nhiều lúc cứ đi xa là đàm đương nhiệm vụ quan trọng. Vì “dịch động” sẽ kích thích mệnh tạo phải biểu hiện và đòi hỏi cao ở bản thân, do đó thường thường ở bên ngoài sẽ có biểu hiện tốt hơn người bình thường.

5.3 Hóa Khoa Cung Phúc Đức

Dưới đây xin tóm tắt các ý tượng cơ bản của trường hợp Sao Hóa Khoa [năm sinh] ở cung phúc đức như sau:

Cung phúc đức là cung vị chủ về mệnh tạo có được hưởng phước hay không, do đó có thể dùng để đoán bình thường mệnh tạo có được hưởng thụ hay không? Tâm cảnh có yên bình hay không? Cung phúc đúc là cung vị chủ về hứng thú, thị hiếu … của thân tâm, trường hợp có Hóa Khoa, chủ về mệnh tạo là người rất hiểu biết ý vị tình cảm trong cuộc sống, phẩm vị của thị hiếu cũng cao, có thể dựa vào lạc thú cuộc sống để điều chỉnh tâm tình của bản thân cho thích hợp.

  • Cung phúc đức là khu vực trước của cung tài bạch, còn cung tài bạch là nơi biểu đạt lời nói cử chỉ, cho nên cung phúc đức có thể xem là động tâm khởi niệm trước khi biểu hiện lời nói và hành động, cũng có thể xem là nơi hi vọng lời nói và hành động đạt được hiệu quả. Trường hợp Hóa Khoa ở cung phúc đức, là chủ về cách suy nghĩ và động niệm của người này đều khá đúng đắn, nhưng có biểu hiện như vậy hay không thì phải xem cung tài bạch.
  • Hóa Khoa có tác dụng trật tự hóa, ổn định cuộc thế khá chậm, cho nên lúc phải quyết định chọn lựa một sự kiện quan trọng, mệnh tạo sẽ suy nghĩ kĩ lưỡng và quy hoạch cẩn thận; vì là cung chi viện cho cung tài bạch, nên thông thường là cần phải suy nghĩ kĩ lưỡng và quy hoạch cẩn thận trong môi trường làm việc. Cũng vì nhân tố này mà người cung phúc đức thấy Hóa Khoa rất thích hợp làm những công việc như lập kế hoạch, tham mưu, phụ tá, thư kí thân tín quan trọng.
  • Bởi vì cung phúc đức ở cung vị thiên di của cung tài bạch, thảy đều thuộc “ngã cung”, cho nên trong Đẩu Số, cung phúc đức và cung tài bạch có thể tương thông với nhau. Trường hợp cung phúc đức có Hóa Khoa, cũng giống như cung tài bạch có Hóa Khoa, về biểu hiện phần nhiều họ là mẫu người lí trí, ít thấy tình trạng vì lợi lộc mà che mờ lí trí. Cũng vì cung phúc đức là cung vị biểu hiện chủ đạo của cung tài bạch, cho nên nếu thấy biểu hiện của mệnh tạo lúc mạnh lúc yếu, hoặc lúc cứng lúc mềm, đều có thể nằm trong phạm vi tính toán của cung phúc đức có Hóa Khoa. Đây là một loại hành vi mang tính sách lược, bởi vì cung phúc đức là cung vị chủ về “động cơ”.
  • Vì cung phúc đức đại biểu cho mức độ điều chỉnh tâm tình của bản thân mệnh tạo, trường hợp có Hóa Khoa, là chủ về tâm cảnh của mệnh tạo rất quân bình, sẽ không bao giờ quá vui hay quá giận, sống với nhau lâu ngày có thể phát hiện ra người này là bậc chính nhân quân tử; nhưng lúc đột ngột gặp biến cố một cách vô ý thức, thì cần phải phân tích thêm cung điền trạch.
  • Tiếp theo trên, người cung phúc đức thấy Hóa Khoa, EQ khá cao, khó nổi giận một cách kịch liệt, cũng khó bị khích tướng, nguyên nhân lớn nhất là vì họ biết cảm thấy đủ. Cho nên mệnh tạo sẽ không theo đuổi những điều cao xa, mà rất biết cách tự điều chỉnh bản thân, khiến cho thân tâm được điều hòa một cách hợp lí.
  • Cung phúc đức là cung vị khí số của cung phu thê, tượng trưng cho tình hình sống với nhau của hai người, sau khi kết hôn Hóa Khoa ở cung phúc đức sẽ phát huy lực tác động, vợ chồng mệnh tạo sẽ sống với nhau hòa hợp, quan hệ của hai người là sự phối hợp rất ăn ý, đánh giá cao ý vị tình yêu của nhau, ít có chuyện tranh chấp cãi vã.
  • Tiếp theo trên, vì Hóa Khoa còn tác dụng bảo vệ, Hóa Khoa ở cung phúc đức sẽ có công dụng che chở cho hôn nhân, vì vậy sẽ khó xảy ra biến động, thay đổi trong hôn nhân, dù không ngừng nghe tin đồn thêu dệt, nếu có thật cũng khó bị bắt quả tang, nhưng dù tội chứng xác thực, vẫn khó li hôn.
  • Xét từ góc độ cung thiên di, cung phúc đức là cung vị tài bạch của cung thiên di, cho nên trường hợp Hóa Khoa ở cung phúc đức là chủ về lúc ra bên ngoài, hay lúc đi công tác xa, mệnh tạo đều có biểu hiện khá tốt, đồng thời còn có thể phát huy sở học, năng lực, nghề chuyên môn một cách hợp lí và đúng mực.
  • Cung phúc đức thấy Hóa Khoa (Hóa Khoa [đại vận] thì càng ứng nghiệm), là có công dụng bảo vệ, cứu vãn các tình huống tính mệnh gặp phải nguy cơ như lâm trọng bệnh phải phẫu thuật, v.v… nên phần nhiều đều vượt qua tai ách một cách bình yên.

5.4 Hóa Kỵ Cung Phúc Đức

Dưới đây xin tóm tắt các ý tượng cơ bản của trường hợp Sao Hóa Kỵ [năm sinh] ở cung phúc đức như sau:

  • Cung phúc đức là cung vị đại biểu cho nội tâm của một cá nhân, xem có được an nhàn không, có chuyển hóa được áp lực không; trường hợp Hóa Kị ở cung phúc đức, là chủ về cơ chế chuyển hóa áp lực không được hoàn hảo, cho nên mệnh tạo là người không biết tự điều chỉnh bản thân, áp lực cũng khó có cách giải tỏa, ngay cả lúc có đời sống vật chất sung túc họ vẫn có một cuộc sống với chất lượng kém.
  • Vì cung phúc đức là cung vị thiên di của cung tài bạch, là đại biểu cho cơ hội kiếm tiền, còn là vị trí quan trọng chủ trì cung tài bạch. Từ cung này còn có thể nhìn ra tri thức của mệnh tạo có đủ để ứng phó trong công việc hay không. Trường hợp có Hóa Kị, mệnh tạo sẽ cho rằng mình không đủ năng lực ứng phó trong công việc; về tiền bạc và vấn đề kiếm tiền, họ có ý thức lo lắng rất cao và cảm giác bất an nghiêm trọng; họ sẽ có tư duy tiêu cực và có thái độ vồ vập trong việc kiếm tiền.
  • Vì cung phúc đức là cung vị chủ về tâm khởi động niệm, phán đoán trước khi hành động; trường hợp có Hóa Kị, mệnh tạo dễ có quan niệm tiêu cực khi phán đoán sự việc, là người bi quan. Ngoài ra, lúc động tâm khởi niệm cũng dễ có thái độ hoài nghi; gặp sự cố trở ngại, thất lợi, dễ có cách suy nghĩ tiêu cực và âu sầu buồn bực.
  • Tiếp theo ý (2) và (3), vì bản thân lo lắng mình thiếu tri thức, cũng sợ mình phán đoán sai lầm, nên họ là người khá trầm mặc, cho rằng nói nhiều vô ích, ít nói thì ít sai lầm; trừ phi cần thiết, nếu không họ sẽ không phát biểu ý kiến; nhưng ở đây không có nghĩa là họ không có chủ kiến, nhưng có lúc họ có lối suy nghĩ bế tắc, ưa tự trói mình vào những sự việc không giải quyết được, nên thường hao tổn quá nhiều công sức một cách vô ích.
  • Tiếp theo trên, vì có ý thức cao về nguy cơ, cho nên mệnh tạo sẽ không bàn luận chuyện cao siêu ở những nơi đông người, sợ bản thân phạm sai lầm để người ta nắm thóp; nhờ vậy, thường thường họ tạo được ấn tượng là người thực thà nơi người khác. Nhưng vì Hóa Kị nhập “ngã cung” là có ý tượng “thu vào”, nên thái độ ứng biến trước nguy cơ là tiếp nhận và chịu đựng.
  • Cung phúc đức còn là cung vị đại biểu cho EQ, trường hợp có Hóa Kị, là chủ về EQ của mệnh tạo không cao. Nói một cách khác, bụng dạ của họ không phải rộng rãi thực sự, lúc gặp khó khăn trong công việc, họ sẽ hơi thần kinh chất, trái với ấn tượng “là người thực thà” mà người ta cảm nhận ban đầu.
  • Vì cung phúc đức là cung vị thiên di của cung tài bạch, trường hợp có Hóa Kị, lúc xem về kiếm tiền, mệnh tạo sẽ có lối suy nghĩ: mình không có vận tốt; cho nên sẽ không có ảo tưởng mình sẽ có “hoạnh tài”. Mà trái lại, họ là người thực dụng, tin rằng cần tiến từng bước, phải rất nỗ lực, dùng học thức và hi sinh thời gian mới được trả thù lao.
  • Cung phúc đức là cung vị biểu hiện của cung thiên di, lúc lấy cung thiên di lập cực để luận vận “ra bên ngoài”, trường hợp Hóa Kị ở cung phúc đức, là chủ về lúc mệnh tạo ở bên ngoài sẽ có biểu hiện rất kém, khó phát huy tri thức sở trường một cách hợp lí trong hoàn cảnh khó khăn, cho nên nếu được phái ra ở bên ngoài công tác, e rằng khó có biểu hiện tốt.
  • Như đã thuật ở trên, cung phúc đức là cung vị khí số của cung phu thê, Hóa Kị đóng ở cung này, thường thường chủ về tình trạng hôn nhân không được tốt. Thường thường mệnh tạo dễ có hai lần hôn nhân, tình cảm đầu tiên sẽ kết thúc một cách thương tâm.
  • Hóa Kị ở cung phúc đức là chủ về hôn nhân có nhiều biến số, dễ li hôn. Tổ hợp này cùng chủ về hiện tượng chậm kết hôn hay không kết hôn. Thông thường người phối ngẫu cũng là người có ý thức lo lắng rất nặng, mệnh tạo sống với với họ cũng sẽ bị áp lực.
  • Cung phúc đức thấy Hóa Kị là chủ về mệnh tạo có ý thức lo lắng, chịu áp lực rất nặng, dễ vì trạng thái tâm lí này mà ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến họ có sức đề kháng yếu đối với bệnh tật. Do đó người cung phúc đức thấy Hóa Kị nên bồi dưỡng sở thích, thị hiếu cho thích đáng, và thay đổi nhân sinh quan theo hướng lạc quan hơn, mới có thể điều chỉnh được trạng thái tâm lí tiêu cực, nhờ đó mà khỏe mạnh.

6. Phụ tinh cư cung Phúc Đức

6.1 Kình, Đà

Họ hàng ly tán.

Sáng sủa tốt đẹp: suốt đời may thường đi liền với rủi, về già được an nhàn. Họ hàng trước ly tán, sau quần tụ, càng ngày càng khá giả.

Mờ ám xâu xa: bạc phúc nên giảm thọ. Khó tránh được tai họa, thường phải lập nghiệp thật xa quê

hương, không mấy khi được xúng ý toại lòng. Trong họ có người tàn tật, chết non hoặc trộm cắp, du đãng.

6.2 Hỏa, Linh

Giảm thọ.

Sáng sủa tốt đẹp: suốt đời may thường đi liền với rủi. Trong họ có nhiều người qúy hiển, nhưng hay chết non.

Mờ ám xâu xa: suốt đời lao tâm khổ tứ, không mấy khi được xứng ý toại lòng. Khó tránh được tai họa. Họ hàng càng ngày càng sa sút.

6.3 Không, Kiếp

Sáng sủa tốt đẹp: bạc phúc, suốt đời mưu sự buổi đầu thường trắc trở, về sau mới được hành thông, đắc ý. Trong cái may có chứa dựng nhiều cái rủi. Họ hàng khá giả, nhưng ly tán.

Mờ ám xấu xa: giảm thọ, khó tránh được tai họa. Phải lập nghiệp ở nơi thật xa quê hương, may ra mới được yên thân. Họ hàng càng ngày càng sa sút, ly tán.

6.4 Xương, Khúc

Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: được hưởng phúc sung sướng, vinh hiển và sống lâu. Trong họ có nhiều người đỗ đạt cao có danh giá.

Nhiều sao mờ ám xấu xa: giảm thọ, khó tránh được tai họa. Phải sớm xa gia đình, như thế may ra mới được yên thân. Họ hàng tuy khá giả, có người đỗ đạt cao, nhưng ly tán. Những người có danh giá lại hay mang tàn tật, ác bệnh, nếu không cũng chết non.

6.5 Khôi, Việt

Tăng tuổi thọ

Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: được hưởng phúc vinh hiển và sống lâu. Trong họ có nhiều người đỗ đạt làm nên danh giá, lại thường có vĩ nhân hay thần đồng xuất hiện.

Nhiều sao mờ ám xấu xa: trong cái may có chứa đựng nhiều cái rủi. Nếu có danh giá, tất khó tránh được tai họa. Họ hàng mỗi ngày một suy bại.

6.6 Tả, Hữu

Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: được hưởng phúc sống lâu. Suốt đời hay gặp may mắn. Càng ở xa quê hương lại càng khá giả. Họ hàng qúy hiển giàu sang, nhưng không ở gần nhau.

Nhiều sao mờ ám xấu xa: bạc phúc nên giảm thọ. Khó tránh được tai họa. Phải lập nghiệp ở nơi thật xa quê hương, hay phải sớm xa gia đình, may ra mới được yên thân. Trong họ có người cùng khổ phiêu bạt, hoặc du đãng, bất lương, nếu không, cùng mang tàn tật, ác bệnh, hay mắc tai nạn mà chết một cách thê thảm. Họ hàng càng ngày càng ly tán, lụn bại.

6.7 Lộc Tồn

Tăng tuổi thọ, được hưởng phúc, trong họ hiếm người và thường có sự tranh chấp bất hòa. Họ hàng khá giả nhưng ly tán.

6.8 Song Hao

Giảm thọ. Nên sớm xa gia đình, trong họ có nhiều người nghèo túng, phải đi biệt xứ.

6.9 Tang, Hổ

Giảm thọ. Họ hàng ly tán, những người khá giả lại chết sớm.

6.10 Khốc, Hư

Giảm thọ. Họ hàng hay oán trách lẫn nhau.

6.11 Thiên Mã

Tăng tuổi thọ. Càng ở xa quê hương lại càng khá giả. Trong họ có nhiều người hiển đạt, nhưng không ở gần nhau.

6.12 Thái Tuế

Không được hưởng phúc dồi dào, khó tránh được tai họa. Trong họ thiếu hòa khí, thường có sự tranh chấp lẫn nhau.

6.13 Long, Phượng

Được hưởng phúc. Trong họ có nhiều người khá giả.

6.14 Cô, Quả

Trong họ hiếm người.

Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: được hưởng phúc. Tránh được nhiều tai họa. Họ hàng khá giả.

Nhiều sao mờ ám xấu xa: giảm thọ, khó tránh được tai họa. Họ hàng càng ngày càng lụn bại.

6.15 Đào, Hồng

Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: được hưởng phúc sống lâu. Suốt đời hay gặp may. Trong họ có nhiều người qúy hiển giàu sang. Nhưng bao giờ đàn ba con gái cung khá giả hơn đàn ông con trai.

Nhiều sao mờ ám xấu xa: bạc phúc nên giảm thọ. Khó tranh được tai họa. Họ hàng càng ngày càng lụn bại, ly tán. Đàn bà con gái rất trắc trở về chồng con, lại có nhiều người dâm đãng.

6.16 Quang, Qúy

Được hưởng phúc. Suốt đời hay gặp may mắn. Họ hàng khá giả.

6.17 Quan, Phúc

Được hưởng phúc. Tránh được nhiều tai họa. Trong họ có nhiều người khá giả và nhân đức.

6.18 Tuần, Triệt án ngữ

Lập nghiệp ở nơi thật xa quê hương. Càng sớm xa gia đình lại càng khá giả. Họ hàng ly tán. Ngành , trưởng họ lụn bại.

Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: giảm thọ, khó tránh được tai họa. Suốt đời chẳng được xứng ý toại lòng. Họ hàng càng ngày càng ly tán lụn bại.

Nhiều sao mờ ám xấu xa: tăng thọ, tránh được nhiều tai họa. Mưu sự gay trắc trở buổi đầu, nhưng về sau lại hành thông toại ý. Họ hàng ngày càng khá giả.

7. Cung Phúc Đức Vô Chính Diệu

Nếu cung Phúc Đức vô Chính diệu có Tuần, Triệt án ngữ, hay có Tam Không hội hợp, phải luận đoán là được hưởng phúc sống lâu. Trái lại, nếu cung Phúc Đức vô Chính diệu không có Tuần, Triệt án ngữ, hay không có Tam Không hội hợp, phải luận đoán là kém phúc (dù có sự hội hợp của nhiều sao sáng sủa tốt đẹp cũng thế). Nên chú ý nhận định những trường hợp đặc biệt sau đây:

Nhật, Nguyệt chiếu hư không: cung Phúc Đức vô Chính diệu có Nhật, Nguyệt sáng sủa tốt đẹp hội chiếu được hưởng phúc sống lâu, tránh được nhiều tai họa. Họ hàng khá giả, có nhiều người qúy hiển, giàu sang. Tổ tiên xa đời cũng đã có danh giá tiếng tăm còn lưu lại đến đời nay. Cũng trong trường hợp này, nếu cung Phúc Đức vô Chính diệu lại có Tuần, Triệt án ngữ, hay có Tam Không hội hợp lại càng rực rỡ

Đà La độc thủ, cung Phúc Đức vô Chính diệu an tại Dần, Thân, có Đà La tọa thủ: được hưởng phúc, sống lâu. Suốt đời hay gặp may mắn. Họ hàng càng ngày càng khá giả, có nhiều người qúy hiển, văn võ toàn tài. Cũng trong trường hợp này, nếu Đà La gặp Tuần, Triệt án ngữ sẽ không được coi là Đà La độc thủ nữa.

8. Mẫu người Thân cư Phúc Đức

Những người sinh vào giờ Sửu (1 giờ sáng đến 3 giờ sáng) và những người sinh vào giờ Mùi (1 giờ chiều đến 3 giờ chiều) đều có số Thân cư Phúc Đức. Trước khi nói đến những nét đặc biệt của mẫu người này chúng ta hãy bàn qua vài ý nghĩa căn bản của cung Phúc Đức.

Trong những phần trước chúng ta có nhắc đến một nguyên tắc căn bản của khoa Tử Vi là nếu Thân cư vào cung nào thì cung đó trở thành lãnh vực chính yếu trong cuộc sống của đương số. Bởi vậy, ý nghĩa đơn giản đầu tiên của cung Phúc Đức là nói về phước đức của đương số có được là do chính bản thân tạo dựng nên hay là do thụ hưởng từ ông bà, cha mẹ, hay của giòng họ nói chung.

Cho nên, từ quan niệm đó, khoa Tử Vi xem cung Phúc Đức như nền tảng của một lá số. Nó có thể cứu giải hay làm chiết giảm đi độ số tốt xấu của cung Mệnh hay của một đại hạn, tiểu hạn v.v…Nói một cách khác, cung Phúc Đức cũng như gốc rễ của một cái cây, nếu gốc rễ tốt thì cho dù một vài nhánh cây hư hỏng thì cây cũng có thể ra hoa, kết trái. Nếu gốc rễ đã bị úng thối thì cành cây bên trên dù có xanh tươi thì cũng chẳng được là bao lâu. Cũng có thể đơm hoa kết qủa những cũng không thể tồn tại lâu dài được.

Từ đó chúng ta có một quan điểm đặc biệt đầu tiên của người Thân cư Phúc Đức. Cuộc đời của họ sướng hay khổ, thành hay bại không hoàn toàn do chính khả năng của họ mà phần nào do những trợ lực khác như được người nâng đở, hay thường gặp những vận hội may mắn nào đó.

Điều này dễ nhìn thấy ở các lá số Thân cư Phúc Đức mà cung Phúc Đức lại được mọi điều tốt đẹp thì cuộc dời của những người này thường gặp được những may mắn kỳ lạ, giúp họ thành công dễ dàng, hoặc họ có thể vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, tai nạn mà không ai có thể ngờ được.

Ngược lại, chúng ta cũng thấy có những người Thân cư Phúc Đức nhưng cung Phúc Đức lại xấu xa mờ ám, cho dù các cung chính yếu Mệnh, Tài, Quan…đều tốt đẹp nhưng chắc chắn cuộc đời của họ vẫn gặp nhiều cảnh thăng trầm. Như vậy, phải chăng đối với người Á Đông chúng ta thì Phúc Đức là một yếu tố siêu hình đã ảnh hưởng phần nào trong cuộc sống của một đời người?

Một quan niệm khác của khoa Tử Vi đối với cung Phúc Đức là cung này biểu tượng cho cả một giòng họ. Qua cung Phúc Đức mà chúng ta có thể nhìn thấy một cách đại cương về giòng họ của đương sự. Như vậy, những người có Thân cư Phúc Đức thì đặc điểm thứ hai chính là sự liên hệ chặc chẽ của cá nhân đương số với giòng họ của mình. Tùy theo sự tốt hay xấu và ý nghĩa của cung Phúc Đức. Có người tuy khả năng, tài đức không có gì đáng nói cả nhưng vẫn có địa vị chức tước hay bổng lộc nhờ vào sự nâng đở của bà con.

Ngược lại, cũng có người được may mắn, có công danh sự nghiệp, giàu sang phú quý, cũng vì cái tình gia tộc mạnh mẽ, họ phải vươn dài cánh tay đễ cưu mang cho cả giòng họ. Đó là trường hợp mà ông bà chúng ta thường nói: “Một người làm quan, cả họ được nhờ.” Và một điểm đặc biệt sau cùng của mẫu người này là những gì tốt xấu của cung Phúc Đức sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ sau khoản tiền vận, nghĩa là thời điểm đương số thực sự lăn lộn vào đời.

Cung đối diện Phúc Đức là Tài Lộc, và đó cũng là cung đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề những sự tốt, xấu của cung Phúc Đức. Cho nên người Thân cư Phúc Đức sẽ có những thay đổi khá rõ rệt trong khoản thời gian lập thân. Cuộc sống của họ có thể sung sướng hơn nếu cung Phúc Đức tốt đẹp, hoặc cực khổ hơn nếu cung Phúc xấu, nhất là trên vấn đề tiền bạc.

Tóm lại, mẫu người Thân cư Phúc Đức là những người có tinh thần gia đình, gia tộc rất mạnh. Họ thích cuộc sống đại gia đình và giữ được những liên hệ mật thiết với tất cả bà con trong giòng họ dù gần hay xa. Đây là mẫu người rất nặng tình quê hương. Họ thường lớn lên và sống suốt đời tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình chứ không muốn ly hương hay sống rời xa giòng họ của mình.

Đi xa hơn, cung Phúc Đức trên một lá số cũng tương tự như lãnh vực âm trạch của khoa Phong Thủy, tức là chuyên về mộ phần. Qua cung Phúc Đức, chúng ta có thể nhìn thấy những nét tổng thể về mộ phần của một giòng họ, như mộ phần của một người nào phát, mộ phần của ngườ nào hư, hoặc có thể biết được mộ phần của người nào đó trong giòng họ đã kết phát và đang đặc biệt phò trợ cho đương số.

9. Cung Phúc Đức và Mộ Phần

Âm phần chi phối một phần lớn sự yểu thọ và phúc đức của một người cũng như sự tụ tán của cả một họ. Sau khi đã luận đoán phúc đức, cũng cần phải luận đoán âm phần để biết rõ ngôi mộ mà mình chịu ảnh hưởng.

9.1 Hình sắc và thế đất của âm phần

  • Tử Vi: mộ tổ xa đời (thường là năm đời), thế đất to lớn gần núi đồi, linh khí từ phía tay trái triều lại
  • Liêm Trinh: mộ chú, nếu lúc sinh ra đời chú đã khuất bóng hay là mộ ông chú, nếu chú còn, ông chú đã mất. Đất khô khan, gồ ghề, nổi cao như hình người ngồi, lại có sắc đỏ hay vàng.
  • Thiên Đồng: mộ tổ bốn đời, để nơi đất trũng, xung quanh có nước.
  • Vũ Khúc: mộ tổ năm đời, đát cao trơ trọi, cỏ hình như quả chuông dựng đứng.
  • Thái Dương: mộ cha, nếu lúc sinh ra đời cha đã khuất bóng hay là mộ ông nội nếu cha còn, ông đã mất hay là mộ cụ nội ông nếu cha ông còn, cụ đã mất. Đất bằng phẳng.
  • Thiên Cơ: mộ ông nội, nếu lúc sinh ra đời ông đã khuất bóng hay là mộ cụ nội, nếu ông còn, cụ đã mất. Đất rất tốt nên nhiều cây có mọc rậm rạp.
  • Thiên Phủ: mộ tổ xa đời (thường là năm đời), thế đất to lớn gần núi đồi, linh khí từ phía tay phải triều lại.
  • Thái Âm: mộ mẹ, nếu lúc sinh ra đời, mẹ vừa khuất bóng hay là mộ bà nội, nếu mẹ còn, bà đã khuất hay là mộ cụ nội bà, nếu mẹ bà còn, cụ đã mất. Thế đất hơi cao, chạy dài và uốn cong như hình bán nguyệt.
  • Tham Lang: mộ tổ xa đời (thường là sáu hay bảy đời). đất nổi cao như hình con chó ngồi, sắc đen như bùn có nhiều cây cỏ mọc rậm rạр.
  • Cự Môn: mộ bác ruột, nếu lúc sinh ra đời, bác đã khuất bóng hay là mộ ông bác (bên nội) nếu bác còn, ông bác đã mất. Đất vuông vắn, thường ở gần đình sở hay lâu đài, đào sâu, thấy ở dưới có lớp đất màu vàng.
  • Thiên Tướng: mộ tổ năm đời. Đất nổi cao và vuông vắn như hình cái ấn.
  • Thiên Lương: mộ tổ bốn đời. Đất rời rạc, lẫn nhiều cát, có hình như cái thoi dệt vải, thường ở gần đường đi, lối lại.
  • Thất Sát: mộ tổ năm đời. Đất khô, nóng, có sắc đỏ và có hình như thân cây dài nằm ngang.
  • Phá Quân: mộ tổ bốn đời. Đất tan lở, không có hình thể nhất định.
  • Kình Dương: Nếu Sáng sủa tốt đẹp (tọa thủ tại Tứ Mộ): Hình đất giống như con voi qùy. Nếu Mờ ám xấu xa (tọa thủ tại Tứ Sinh, Tứ Tuyệt): hình đất giống như mũi dùi, tháp bút hay cái răng nhọn.
  • Đà La: đất lẫn cát, có hình cái răng hay hình mũi nhọn.
  • Hỏa Tinh, Linh Tinh: đất nóng, có hình cái sào dài
  • Địa Không, Địa Kiếp: đất khô nóng. Trong họ có nhiều mồ mả bị thất lạc, đã lâu ngày không tìm thấy.
  • Văn Xương: đất rắn (cứng), có hình tròn.
  • Văn Khúc: có dòng nước chảy lượn quanh mộ.
  • Thiên Khôi: đất nổi cao, giống như cái mũ.
  • Thiên Việt: hình dài giống như cái búa.
  • Tả Phụ, Hữu Bật: thế đất cao đẹp, có hình giống như cạp chiếu nổi cao.
  • Lộc Tồn: đất có hình giống như lưỡi thương.
  • Hóa Lộc: đất có hình giống như lá cờ hay lưỡi thương. Đào sâu, sẽ thấy ở dưới có nhiều kim khí vụn vặt.
  • Hóa Quyền: hình đất giống như cái yên ngựa. Nếu không phải như thế, tất ở gần mộ, có một bụi cây to cung giống nhu yên ngựa.
  • Hóa Khoa: hình đất giống như cái bảng.
  • Hóa Kỵ: đất úng thủy, lẫn bùn lầy. Mộ dễ ở chỗ trũng.
  • Song Hao: đất khô, nóng và tan lở.
  • Tang Môn: đất khô nóng.
  • Bạch Hổ: đất có lẫn nhiều đá.
  • Thiên Khốc, Thiên Hư: đất hư nát và tan lở. Trong mộ có mối, mọt hay chuột làm ổ.
  • Thiên Mã: đất có hình giống như con ngựa.
  • Thái Tuế: đất rắn, khô khan, nổi gò lên như hình sống trâu.
  • Long Trì: gần mộ có ao hay giếng.
  • Phượng Các: mộ để ở gần nơi có nhiều nhà cửa, lâu đài. Đất đỏ, có hình giống như cánh phượng.
  • Đào Hoa: đất hình tròn và nổi cao như hình cái bát úp.
  • Hồng Loan: đất có hình giống như cái cung hay cái mí mắt. Thường gọi là thế đất Nga mi.
  • Thiên Hỷ: đất có lẫn nhiều bùn lầy, cát, hay phù sa.
  • Thiên Hình: đất có hình giống như lưỡi đao, lẫn nhiều mành sành, mảnh chai và kim khí vụn vặt.
  • Thiên Riêu: có dòng nước chảy xói vào lòng mộ.
  • Quan, Phúc: mộ để ở gần đình, đền hay chùa.
  • Ân Quang, Thiên Qúy: có ân nhân tìm đất đế giúp mộ mả.
  • Thai Phụ: đất hình vuông giống như cái nón.
  • Phong Cáo: đất hình vuông giống như cái chiếu.
  • Hoa Cái: đất có hình giống như bông hoa nở, giống như cái lọng xòe hay cái bát úp.
  • Tam Thai: đất hình tam tinh.
  • Bát Tọa: thế đất giống như tám ngôi sao dàn bày rất cân đối.
  • Thanh Long: mộ để ở gần sông ngòi. Đất có hình giống như người cầm gươm.
  • Tướng Quân: đất có hình giống như áo giáp.
  • Tấu Thư: mộ để ở chỗ thấp, trũng. Có thế đất như hình con rồng chầu một bên.
  • Phi Liêm: mộ để ở gần núi hay đồi trơ trọi. Đất khô nóng và tan lở.
  • Hỷ Thần: đất bằng phẳng và có lẫn nhiều cát.
  • Bệnh Phù: đất có hình giống như cái đai. Có dòng nước ngầm chảy xói vào lòng mộ.
  • Phục Binh: đất có hình giống như cái chiêng, hay có hình như người lính cầm gươm.
  • Trường Sinh: đất úng thủy, сó dòng nước nhỏ chảy uốn lượn quanh mộ.
  • Mộc Dục: mộ thường gần suối hay lạch nước nên đất ẩm ướt.
  • Quan Đới: đất hình bán nguyệt.
  • Suy: đất khô, trơ trụi, nổi gồ lên như hình sống trâu.
  • Bệnh: đất ẩm ướt và uế tạp.
  • Tử: có dòng nước nhỏ chảy lượn quanh mộ.
  • Mộ: gần mộ có lạch nước.
  • Thai: có dòng nước ngầm chảy vào trong mộ.
  • Dưỡng: có dòng nước ở nơi thật xa chảy đến lượn quanh mộ.

Tuần:

  • Chiếu: gần mộ có khoảng đất trơ trụi và rất rộng.
  • Án ngữ: mộ đế ở nơi đất hung và hoang vắng. Địa khí ở xa không thể đến được vì đã bị chắn.
  • Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: cát khí càng ngày càng tiêu hao, hung khí phát ra rất mạnh mẽ. Vậy cho nên họ hàng đời trước khá giả, đến đời này suy bại và ly tán.
  • Nhiều sao mờ ám xấu xa: cát khí càng ngày càng phát ra mạnh mẽ, hung khí tiêu hao dần dần. Vậy cho nên họ hàng đời trước ly tán, lụn bại, có nhiều người cùng khổ, hay mắc tai họa, chết non, đến đời nay khá giả, có nhiều người qúy hiển, giàu sang và sống lâu.

Triệt:

  • Chiếu: gần mộ có đường đi, ngõ hẻm, cầu cống hay hố vực.
  • Án ngữ: mộ để ở sát đường đi, ngõ hẻm, cầu cống hay hố vực. Địa khí ở xa đến, cát hóa hung, hung hóa cát.
  • Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: địa khí bị tỏa chiết vì đất bị đào bới, xẻ cắt, hay vì có sự xây cất ngăn chặn, cũng có thổ là mộ bị tan lở, hay thất lạc lâu ngày không tìm thấy. Cát khí càng ngày càng tiêu hao, hung khí phát ra rất mạnh mẽ. Vậy cho nên họ hàng đời trước khá giả, đến đời này suy bại và ly tán.
  • Nhiều sao mờ ám xấu xa: địa khí bị tỏa chiết vì đất bị đào bới, xẻ cắt, hay vì có sự xây cất ngăn chặn, cũng có thổ là mộ bị tan lở, hay thất lạc lâu ngày không tìm thấy. Nhưng may mắn cát khí càng ngày càng phát ra mạnh mẽ, kết hợp rất tốt đẹp, hung khí tiêu hao dần dần. Vậy cho nên họ hàng đời trước ly tán, suy bại, đến đời nay khá giả, có nhiều người qúy hiển, giàu sang.

9.2 Quy định ảnh hưởng của âm phần

Cung Phúc Đức có một Chính diệu tọa thủ: xem Chính diệu tượng trưng cho ngôi mộ nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ đó.

Cung Phúc Đức có hai Chính diệu tọa thủ đồng cung phải nhận định tùy theo trường hợp sau đây:

Hai Chính diệu cùng thuộc một hành: chịu ảnh hưởng của cả hai ngôi mộ để ở gần nhau, mà mỗi ngôi đã được tượng trưng bởi một Chính diệu.

Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Sửu, có Cự, Đồng tọa thủ đồng cung. Vì Cự, Đồng cùng thuộc Thủy, nên phải chịu ảnh hưởng của ngôi mộ bác hay ông bác, tượng trưng bởi Cự và ngôi mộ tổ bốn đời tượng trưng bởi Đồng đế ở gần nhau.

Hai Chính diệu không thuộc một hành:

Một trong hai Chính diệu sinh được Bản Mệnh: chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.

Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Dần, có Cự, Nhật tọa thủ đồng cung, Bản Mệnh thuộc Thổ. Nhật thuộc Hỏa, tượng trưng ngôi mộ ông nội hay cụ nội, sinh được Thổ Mệnh. Vậy Thổ Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ ông nội hay cụ nội, được tượng trưng bởi Nhật. Còn Cự thuộc Thủy, tượng trưng ngôi mộ bác hay ông bác không sinh được Thổ Mệnh, nên được kể đến. Mặc dầu ngôi mộ bác hay ông bác, tượng trưng bởi Cự, để ở gần ngôi mộ ông nội hay cụ nội, tượng trưng bởi Nhật, cũng không có ảnh hưởng gì đối với Thổ Mệnh ở trên.

Một trong hai Chính diệu không sinh được Bản Mệnh: Xem Bản Mệnh sinh được Chính diệu nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.

Thí dụ: Cung Phúc Đức an Tại Mão, có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung, Bản Mệnh thuộc Kim. Cơ thuộc Thủy không sinh được Kim Mệnh. Còn Cự thuộc Mộc lại khắc Kim Mệnh. Ngược lại Kim Mệnh sinh được Cự thuộc Thủy, tượng trưng ngồi mộ bác hay ông bác. Vậy Kim Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ bác hay ông bác, tượng trưng bởi Cự, và không chịu ảnh hưởng của ngôi mộ ông nội, tượng trưng bởi Cơ, mặc dầu hai ngôi mộ này để ở gần nhau.

Một trong hai Chính diệu không sinh được Bản Mệnh, Bản Mệnh cũng không sinh được một trong hai Chính diệu. Xem Bản Mệnh hòa với Chính diệu nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.

Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Ngọ có Tướng, Liêm tọa thủ đồng cung, Bản Mệnh thuộc Thủy, Tướng thuộc Thủy, tượng trưng ngôi mộ chú hay ông chú. Liêm thuộc Hỏa, tượng trưng ngôi mộ tổ năm đời. Thủy Mệnh hòa với Tướng thuộc Thủy và khắc Liêm thuộc Hỏa. Vậy Thủy Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ chú hay ông chú, tượng trưng bởi Tướng và không chịu ảnh hưởng của ngôi mộ tổ năm đời, tượng trưng bởi Liêm, mặc dầu hai ngôi mộ này để ở gần nhau.

Cung Phúc Đức vô Chính diệu: coi Chính diệu xung chiếu như Chính diệu tọa thủ.

9.3. Vị trí của âm phần

  • Cung Phức Đức: chính mộ.
  • Cung đằng trước: tả (mặt trước)
  • Cung đằng sau: hữu (mặt sau).
  • Cung xung chiếu: tiền án.
  • Hai cung hợp chiếu: một là Long (bên trái) một là Hổ (bên phải).

Lời kết

Cung Phúc Đức trong Lá Số Tử Vi là dùng để luận đoán về mặt tư tưởng, tinh thần của đương số, xem xét chuyên sâu về mặt nội tâm của nhân vật. Tuy nhiên, tiền bạc và tư tưởng là 2 phạm trù không thể tách rời. Chính vì thế mà cổ nhân đã đặt 2 cung Phúc Đức và Tài bạch xung chiếu nhau nhằm ám chỉ sinh hoạt tinh thần cỡ nào cũng ko tránh khỏi chữ Tiền…. Cần cân nhắc cẩn thận trước khi luận đoán Phúc Đức Cung…

Xem thêm:

Qua bài viết: Ý nghĩa Cung Phúc Đức trong Tử Vi đầy đủ nhất. nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn ngủ ngon!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu