Vệ khí là gì và vai trò của vệ khí để khoẻ mạnh và sống lâu

Fengshui Master
1,1K

Khí là nền tảng của vạn vật. Khí mang lại sự sống cho vạn vật. Vậy Khí là gì? Vệ khí là gì? Tại sao vệ khí lại quan trọng với sức khỏe của con người. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Để hiểu hơn về Vệ khí trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu Khí là gì? Ảnh hưởng của khí đến con người như thế nào nhé.

Khí là gì?

Khí là khái niệm rộng, về cơ bản khí được phân ra ba loại nguồn khí gồm: “thiên khí”, “địa khí” và “nhân khí” trong đó:

Thiên khí

Thiên khí chính là khí từ trên trời, nó có ảnh hưởng lớn nhất trong 3 loại khí. Sự vận hành và ảnh hưởng của các hành tinh, hệ mặt trời, dải ngân hà … sẽ sinh ra thiên khí.

Thiên khí nguồn năng lượng sinh lực, nó hiện diện và luân lưu trong vũ trụ dưới muôn vàn dạng thức khác nhau như: thần khí, ánh sáng, sức nóng, không khí, nước, gió, lửa và các dạng năng lượng vv…

vệ khí

Ảnh hưởng lớn nhất của thiên khí đến từ mặt trời, mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời như sao thổ, sao hỏa, sao kim….

Thiên khí có tốt có xấu, tốt nhưng ảnh hưởng lớn nhất của thiên khí chính là nguồn sống của vạn vật trên trái đất. Cụ thể nhất và rõ ràng nhất là khí của mặt trời, không có năng lượng khí của mặt trời thì vạn vật không thể tồn tại.

Bên cạnh đó Trái đất tự quay quanh mình nó cùng với năng lượng từ Mặt trời và mặt trăng đã tạo nên sự biến chuyển về thời tiết, sinh ra các mùa trong năm. Ngày và mùa thay đổi là do sự vận hành của hệ mặt trời, gắn liền với sự thay đổi của Khí, tạo nên sự thay đổi và biến chuyển của mọi vật.

Cũng vì vậy mà Thiên khí có ảnh hưởng lớn nhất và Thiên khí cũng ảnh hưởng đến khí vận may rủi của mỗi người chúng ta.

Địa khí

Trái đất trải qua hàng tỷ năm vẫn luôn vận động và biến đổi. Sự vận động của trái đất tạo ra các luồng khí khác nhau. Từ đó hình thành nên địa hình, địa vật khác nhau trên bề mặt trái đất.

Có thể nói Địa khí hình thành do sự vận chuyển, biến đổi ngầm trong lòng đất tạo ra. Địa khí còn được gọi là long mạch.

Từ trường của trái đất cũng là một loại địa khí, từ trường cũng ảnh hưởng nhất định đến cơ thể con người. Đặc biệt là trong giấc ngủ của con người.

con nguoi dai ngan ha

Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao từ trường lại ảnh hưởng đến giấc ngủ ở bên dưới bài viết này.

Trong phong thủy học thì quan trọng nhất là tìm cách đón được dòng địa khí tốt và tránh dòng địa khí xấu. Cho dù theo trường phái phong thủy nào thì cũng phải lấy nó làm cốt lõi.

Nhân khí

Nhân khí là khí do con người sinh ra. Khí ở đây là trường năng lượng phát ra từ cơ thể của mỗi người. Mỗi người chúng ta có một trường năng lượng khác nhau. Khi chết đi năng lượng đó không mất đi mà tồn tại dưới dạng sóng từ. Dân gian vẫn gọi là linh hồn.

Nhân khí được chia làm hai loại: Khí Hậu thiên & Khí Tiên thiên.

  • Khí Tiên thiên (nguyên khí) có nguồn gốc là do bố mẹ truyền lại cho con cái. Nguyên khí tàng trữ ở thận, được nuôi dưỡng bởi khí hậu thiên để phát huy tác dụng.
  • Khí Hậu thiên do con người tự sinh ra sau khi lọt lòng mẹ. Khí Hậu thiên bao gồm ba loại khí: Tông khí, Dinh khí (doanh khí) và Vệ khí.

Trong đó:

  • Tông khí
    • Tông khí do phế hô hấp khí tự nhiên kết hợp với “tinh khí thủy cốc” do tỳ vị hóa sinh tạo thành. Tông khí vận động lưu hành toàn thân, các loại khí khác đều được nó nuôi dưỡng.
    • Tác dụng của Tông khí là giúp phế quản hô hấp: khả năng hít thở, tiếng nói to hay nhỏ, mạnh hay yếu đều có quan hệ chặt đến sự thịnh suy của tông khí.
  • Vệ khí
    • Vệ khí là do chất tinh của đồ ăn uống hóa sinh nên, là một bộ phận dương khí của cơ thể ; vận chuyển nhanh, đi ngoài thành mạch, phân bố khắp toàn thân.
    • Tác dụng phòng ngự: Vệ khí phân tán ở khắp cơ thể để bảo vệ chống lại sự xâm nhập của tà khí.
  • Doanh khí
    • Doanh khí là ” tinh khí” của phần tinh trong đồ ăn thức uống hóa sinh nên, sau đó chạy trong lòng mạch.
    • Tác dụng: hóa sinh huyết dịch, nuôi dưỡng toàn thân. Nó là một bộ phận của huyết dịch, tác dụng cơ bản như huyết dịch nên thường gọi là “doanh huyết”.

Ví dụ điển hình về nhân khí là khi ai đó đang rất tức giận, chúng ta nói người này “khí giận xung lên tận trời” (nộ khí xung thiên), và khi người này rất hạnh phúc, chúng ta nói anh ấy đang “đắm mình trong không khí vui vẻ”.

Cảm xúc tức giận hay vui vẻ là một dạng năng lượng, năng lượng đó cũng là một hình thái của khí. Cụ thể đó là nhân khí.

Âm thịnh thì hại sức khoẻ, tinh thần sa sút, ốm đau bệnh tật, tài vận giảm sút, dương thịnh thì dễ nổi cáu, hại khí huyết, hay cáu bẩn, hại sức khoẻ, tài vận giảm sút…

Có thể nói Thiên khí là khí dương, Địa khí là khí âm. Vạn vật muốn phát triển thì phải đạt trạng thái cân bằng âm dương. Và để đạt được sự cân bằng đó thì Nhân Khí đóng một vai trò khá quan trọng, tuy nhiên chúng ta sẽ bàn về chủ đề này qua các bài viết sau.

phai ly khi trong phong thuy

Chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày con người chúng ta cần có được sự cân bằng âm dương ở nơi ở cũng như nơi làm việc. Từ đó sẽ đem lại may mắn, tài lộc và sức khoẻ.

Có lẽ đi hơi xa chủ đề của bài viết rồi nhỉ? Nếu bạn vẫn còn kiên trì đọc đến đây thì hãy cùng Lý Khí quay lại tìm hiểu vệ khí là gì? Tại sao về khí lại quan trọng với sức khoẻ của con người nhé.

Vệ khí là gì?

Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên, do chất tinh của đồ ăn uống hóa sinh nên và dương khí của thận sinh ra, được khí của hậu thiên bổ sung. Vệ khí đi ra ngoài mạch, phân bố toàn thân, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà xâm nhập.

Nghiên cứu quy luật vận hành của vệ khí người ta thấy nó có quan hệ mật thiết với việc ngủ thức đúng giờ của con người. Sách Nội kinh linh khu thiên Vệ khí hành viết : “Dương chủ ngày, âm chủ đêm.

Sự vận hành của vệ khí một ngày một đêm là 50 vòng, ban ngày vận hành 25 vòng ở dương, ban đêm vận hành 25 vòng ở âm.

Cho nên, hết âm thì dương xuất hiện ở mắt, mắt mở thì khí chạy lên đầu, từ cổ xuống đường kinh Túc thái dương, vì vậy người ta ngủ thức có lúc sớm lúc muộn vậy”.

Hai chữ “mở mắt” nghĩa là thức dậy. Sách Linh khu thiên Dinh vệ sinh hội cũng viết: “Vệ khí vận hành 25 lần ở âm, 25 lần ở dương, phân chia đêm ngày, khí dương vận hành thì thức, khí âm vận hành thì ngủ”.

Sách Linh khu đại hoặc luận viết: “Người bị bệnh không ngủ được vì vệ khí thường ở dương nên khí dương thịnh, vệ khí không thường ở âm nên âm hư, vì vậy mà không ngủ được”, điều này nói rõ nguyên nhân mất ngủ là do vệ khí không vào âm được.

Tầm quan trọng của vệ khí

1. Tác dụng bảo vệ cơ thể của vệ khí

Vệ Khí có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và đề kháng với virus, vi khuẩn và tà khí bên ngoài. Trong thực tế ta thấy trong cùng một hoàn cảnh, một điều kiện có thể người này nhiễm bệnh nhưng người kia không bị. Đó chính là do vệ khí.

Vệ khí mạnh thì khả năng miễn dịch cao, vệ khí yếu thì dễ bị bệnh hơn, đặc biệt là bệnh có tính hàn và tâm linh.

Dân gian vẫn có câu “trúng gió” hay “phải gió”. Đó là khi vệ khí của ta suy yếu dẫn đến tà khí, khí độc phá vỡ tầng Vệ khí xâm nhậm vào cơ thể và gây bệnh cho con người.

2. Sự liên quan giữa Vệ khí và giấc ngủ

Từ xa xưa, y học cổ truyền phương Đông rất coi trọng vấn đề giấc ngủ, coi giấc ngủ là bạn đồng hành của sức khỏe, là một trong hai nhiệm vụ lớn nhất của phép dưỡng sinh cùng với chuyện ăn uống.

Sách Dưỡng sinh tam yếu, một trong những trước tác nổi tiếng về dưỡng sinh đã viết: “Giấc ngủ là niềm vui lớn nhất của đời người”, “giấc ngủ là liều thuốc bổ của tự nhiên”.

Giấc ngủ là gì?

Trước hết, Đông y cho rằng: sự thay đổi giấc ngủ của con người lấy sự vận hành của doanh khí và vệ khí làm cơ sở, nhất là vệ khí. Đây là hai thứ vật chất cùng nguồn mà khác dòng.

Doanh khí là là tinh khí của đồ ăn thức uống, bắt nguồn ở tỳ vị mà ra, thuộc âm, tính nhu nhuận nên đi trong lòng mạch.

Thứ đến, Đông y cho rằng, giấc ngủ là kết quả của sự giao hòa âm dương. Sách Nội kinh linh khu, thiên Khẩu vấn viết: “Âm khí hết mà dương khí thịnh thì thức, dương khí hết mà âm khí đầy thì ngủ vậy”.

Điều đó có nghĩa là, con người sau một ngày hoạt động, khí dương suy yếu, cần phải được nghỉ ngơi.

Từ trường trái đất ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh, từ trường trái đất ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của con người. Do đặc điểm địa hình, khí hậu, hệ tinh tú…, từ trường trái đất ở từng khu vực luôn có sự mạnh yếu, tốt xấu khác nhau.

Ảnh hưởng xấu của từ trường trái đất thường gây các chứng mất ngủ, ngủ không sâu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh… Trong các nghiên cứu nhằm xác định phương vị kê giường ngủ, giường bệnh, các nhà khoa học Mỹ và phương Tây cho rằng, “từ trường theo hướng bắc – nam có thể có lợi hơn đối với sức khỏe con người…”.

Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm của các bác sĩ ở Bệnh viện số 1 Vũ Hán (Trung Quốc) về tác động của vị trí kê giường bệnh đối với sự hình thành bệnh thiếu máu não và một số bệnh khác về khí huyết lại hoàn toàn trái ngược.

Tỉ lệ phát bệnh thiếu máu não, các bệnh về khí huyết và huyết quản ở bệnh nhân nằm gối đầu hướng bắc, chân duỗi về hướng nam cao hơn nhiều lần so với bệnh nhân nằm ngủ theo các phương vị khác. Bệnh thể hiện rõ và sớm nhất ở bệnh nhân cao tuổi.

Kết quả nghiên cứu ở BV số 1 Vũ Hán (Trung Quốc) về cơ bản thống nhất với nguyên lí dưỡng sinh của Thái cực đạo, yoga, thiền trị bệnh và nhất là nguyên tắc kê giường của phong thủy: Khuyến khích kê giường ngủ theo hướng đông – tây.

xem thêm: Tập Thiền như thế nào để đạt hiệu quả nhất

Tại sao từ trường trái đất lại ảnh hưởng đến giấc ngủ

Từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu.

Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng).

Sự cộng hưởng giữa các đường kinh dương và trường lực của quả đất.

Ngoài ra trong máu của chúng ta có hàm lượng sắt nhất định, vì vậy từ trường của trái đất sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến sự lưu thông khí huyết.

Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.

do hinh 16309

Theo thuyết phong thủy thì vạn vật, hiện tượng đều phân ra âm – dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm.

Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Người xưa cho rằng: “Âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm -dương tương ngộ tắc ứng”.

Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này.

Do đó, khi nằm ngủ:

– Nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc;

– 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam;

– Nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây.

Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được phổ biến trong tạp chí Prima đã cho biết:

– Khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc, huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn,

– Quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh,

– Quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong cuốn Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.

Sự ứng hợp âm – dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam

Hướng nằm và sức khỏe - 1

Đồ hình mô tả sự ứng hợp âm dương giữa 2 bên, trên, dưới của cơ thể và bốn phương Đông Tây Nam Bắc của vũ trụ bên ngoài

Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm – dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Người xưa cho rằng: “Âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm -dương tương ngộ tắc ứng”.

Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này.

Do đó, khi nằm ngủ:

  • Nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc;
  • 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam;
  • Nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây;
  • Nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương;
  • Mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất.

Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm – dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể.

Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia.

Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ?

Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, thể chất, nghề nghiệp… Trong đó:

  • Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ dài nhất, cần khoảng 20 giờ trong một ngày,
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi khoảng 16 giờ,
  • Trẻ từ 3 – 4 tuổi khoảng 14 giờ,
  • 5 – 7 tuổi khoảng 12 giờ,
  • 8 – 12 tuổi: 9 – 11 giờ,
  • 16 – 20 tuổi: 8 – 9 giờ,
  • Người lớn 7 – 8 giờ là đủ,
  • Người trên 60 tuổi cần kéo dài thời gian ngủ, người 60 – 70 tuổi cần ngủ mỗi ngày 9 giờ,
  • Từ 70 – 90 tuổi cần 10 giờ,
  • Trên 90 tuổi: 10 – 12 giờ…

Hay như, thể chất khác nhau thì thời gian ngủ cũng không giống nhau.

Sách Hoàng đế nội kinh viết: “Hoàng đế hỏi Du Chi Bá rằng: người ngủ nhiều khí của họ ra sao? Chi Bá đáp:

Người có dạ dày to mà da khô ráp, dạ dày to thì vệ khí lưu lại lâu, da khô ráp thì cơ bắp không lỏng, vệ khí vận hành chậm, ở âm lâu, vệ khí không tinh thì buồn ngủ, nên thường ngủ nhiều vậy.

Nếu dạ dày nhỏ, da mềm nhẵn thì vệ khí lưu lại ở dương lâu, nên ngủ ít vậy”. “Dạ dày to” mà Chi Bá nói là chỉ người béo, “dạ dày nhỏ” là chỉ người gầy.

Trên thực tế, người béo thường ngủ nhanh và nhiều hơn người gầy.

Có nhiều người nghĩ rằng, ngủ nhiều thì hẳn có lợi cho sức khỏe, nhưng thực chất không phải như vậy. Đông y cho rằng: ngủ lâu thương tổn đến khí, vì ngủ lâu khí huyết khó lưu thông, công năng hoạt động của các tạng phủ bị suy giảm, khiến cho sức khỏe giảm sút, cơ thể dễ phát sinh bệnh tật.

Khi ngủ dùng gối như thế nào cho hợp lý?

Nhiều người cho rằng, ngủ gối đầu cao là tốt như phương ngôn có câu “gối cao hết buồn”, nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi lẽ, khi ngủ gối đầu quá cao sẽ làm cho đầu và thân người có góc gập lớn, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây co cứng cơ ở cổ và gáy tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoái hóa cột sống cổ phát triển nhanh và nặng hơn.

Song, gối quá thấp cũng không phải là tốt vì dễ gây nên tình trạng huyết ứ, mắt và mặt dễ bị sưng phù, giấc ngủ nhiều mộng mị. Sách Lão lão hằng ngôn đã viết: “Độ cao thấp khi gối đầu, khi nằm ngửa cần gối cao bằng một nắm tay, khi nằm nghiêng cần gối cao một nắm tay rưỡi, độ cao cụ thể còn phải dựa vào hình thể cá nhân mà quyết định”.

Về độ cứng của gối, sách Lão lão hằng ngôn cũng khuyên: “Chớ dùng gối cứng”, vì khi dùng gối cứng, diện tích tiếp xúc với đầu nhỏ, áp lực tăng lên khiến da đầu dễ bị tổn thương, nhưng nếu gối quá mềm sẽ khó giữ được độ cao nhất định, cơ cổ dễ mỏi, ảnh hưởng đến hô hấp, rất bất lợi cho giấc ngủ.

Hơn nữa, gối ngủ cần dài hơn một chút, sách Lão lão hằng ngôn viết: “Người già khi ngủ cũng cần gối dài”, vì gối dài sẽ tự do thoải mái trở mình mà không lo đầu rơi khởi gối, tư thế nằm luôn được thoải mái.

Ruột gối nào tốt cho sức khỏe

Về ruột gối, Đông y cho rằng cùng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Từ xa xưa, cổ nhân đã chú ý tới việc nhồi ruột gối bằng các lá cỏ, bông vải để có được độ mềm thích hợp và phát huy tác dụng phòng chống bệnh tật của các dược liệu, phương pháp này được gọi là “Dược chẩm liệu pháp” (gối thuốc).

  • Ví như, dùng cỏ thơm, hoa cúc dại hoặc bã trà phơi khô làm ruột gối rất có lợi cho giấc ngủ.
  • Ruột gối bằng vỏ kiều mạch có độ cứng thích hợp, tính đàn hồi vừa phải, đông ấm hè mát.
  • Ruột gối bằng bông thì giữ nhiệt, mùa đông thì ấm áp nhưng mùa hè thì những người bị cao huyết áp, can hỏa vượng chớ nên dùng.
  • Ruột gối bằng vỏ đậu xanh dùng vào mùa hè thì rất thích hợp vì có tác dụng tỏa nhiệt, vừa trị đau đầu lại làm sáng mắt.
  • Nhà dược học trứ danh Lý Thời Trân có ghi lại cách làm “gối sáng mắt” trong Bản thảo cương mục: “Vỏ khổ kiều, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, quyết minh tử, hoa cúc làm ruột gối có tác dụng làm sáng mắt”.
  • Tương tự như vậy, sách Diên niên bí lục có ghi chép về “gối hoa cúc”, sách Tuân sinh bát tiên viết về “gối từ thạch” đều có tác dụng làm sáng mắt và an thần.

Làm sao để tăng cường vệ khí

Như ở trên chúng ta đã thấy mối liên hệ giữa vệ khí và giấc ngủ, vì vậy để tăng vệ khí thì ngủ đúng giờ và đủ giờ là điều đặc biệt quan trọng.

Ngoài ra thì tập luyện thể thao, khí công, thiền… đều có thể tăng vệ khí cho cơ thể.

Tổng kết

Qua bài viết về Khí và Vệ Khí trên đây chúng ta đã hiểu được Khí là gì, Vệ khí là gì và Vệ Khí có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tà khí bên ngoài. Vệ Khí như 1 vòng bảo hộ xung quanh cơ thể của chúng ta.

Để tăng vệ khí thì hãy ăn, ngủ khoa học kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Khi vệ khí mạnh mẽ thì sẽ giảm được bệnh tật. Đặc biệt khi vệ khí mạnh thì sẽ giúp gia tăng tuổi thọ.

Cám ơn bạn đã theo dõi!

Qua bài viết: Vệ khí là gì và vai trò của vệ khí để khoẻ mạnh và sống lâu nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu