Tại sao Kim sinh thủy? Bản chất và hiện tượng [Thuyết Ngũ hành]

Fengshui Master
659

Tại sao KIM sinh THỦY câu hỏi đã được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng vẫn có nhiều quan điểm chưa được thống nhất. Hôm nay Lý Khí Việt Nam xin chia sẻ bài viết về ngũ hành tương sinh và tại sao Kim sinh Thủy. Cùng Lý Khí theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tại sao Kim sinh Thủy?

Để có thể hiểu được đúng bản chất “Tại sao KIM sinh THỦY” thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về thuyết ngũ hành. Từ đó quay lại phân tích và trả lời cho câu hỏi: Tại sao Kim sinh Thủy? Cũng từ đó lykhi.com xin chia sẻ thêm các đặc tính thuộc hành Kim, mệnh Kim. Cùng Lý Khí theo dõi tiếp bài viết nhé.

Thuyết Ngũ hành là gì?

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về thời điểm khởi nguồn của thuyết ngũ hành. Song, có thể khẳng định thuyết ngũ hành ra đời sau thuyết âm dương vào thời Trung Quốc cổ đại.

Thuyết ngũ hành ra đời giải thích thêm về sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng và hợp lý hơn với quy luật sinh khắc vô thường. Ứng dụng của thuyết ngũ hành cũng rất rộng rãi và phổ biến đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế nhà ở hợp phong thủy như:

Thuyết ngũ hành

Ngũ hành là một thuyết được khởi xướng từ vài nghìn năm trước Công nguyên. Theo thuyết Ngũ Hành thì tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là:

Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土).

Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.

Thuyết ngũ hành
Thuyết Ngũ hành

Theo đó, mỗi hành lại mang đặc điểm và hình thái khác nhau:

  • Hành Kim mang đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện màu sắc trắng, nhu động
  • Hành Thủy mang đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, thể hiện màu đen, sự uyển chuyển,…
  • Hành Hỏa mang đặc tính nóng, bốc lên, sung lực, sắc đỏ, không hòa hoãn,…
  • Hành Thổ – đất có tính nuôi dưỡng, che chở, hóa dục với sắc vàng nâu,…
  • Hành Mộc mang đặc tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài với sắc khí xanh, dịu êm,…

Trong đó sự vận hành của ngũ hành được miêu tả bằng các quy luật tương sinh và tương khắc.

Ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh là một vòng tròn khép kín tạo sự liên quan và tương hỗ cho sự sinh sôi nảy nở. Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Quy luật tương sinh trong ngũ hành được khái quát như sau: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Trong ngũ hành tương sinh thì mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh.

Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì nước tưới giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu giúp bén lửa. Cứ thế mà vòng tròn tương sinh được suy ra từ đó.

Ngũ hành tương khắc

Mối quan hệ tương khắc trong thuyết ngũ hành ra đời giống như âm và dương trong thuyết âm dương, tạo thành thế cân bằng ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong đó, tương khắc chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau giữa hai Hành. Cụ thể: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…

Tương tự mối quan hệ tương sinh, trong ngũ hành tương khắc thì mỗi hành cũng đều liên hệ với 2 hành khác thông qua quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó.

Sự khắc chế được suy ra theo lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại.

ngu hanh tuong sinh tuong khac
Ngũ hành tương sinh, tương khắc

Quy luật cực thịnh tất suy trong thuyết Ngũ hành

Học thuyết Ngũ Hành cũng tuân thủ nguyên tắc cực thịnh tất suy. Cổ nhân giảng: “Vật cùng tắc biến”, “Vật cực tất phản”“Cực thịnh tất suy”, ý nói một vật hoặc một sự việc khi đi đến điểm cực độ trong giới hạn thì sẽ phản đảo lại.

Cho nên trong Ngũ hành thì bất kì hành nào cũng bị quy luật này chi phối. Theo đó, sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến thừa và thừa sẽ dẫn đến suy.

Ví dụ:

Ta đã biết Thủy sinh Mộc, nhưng nếu Thủy thịnh (nhiều quá) thì Mộc ngập úng mà suy hoặc có thể chết. Hay như Thổ sinh Kim nhưng nếu Thổ thịnh thì sẽ bị chôn vùi, hoà tan tuy được sinh ra nhưng lại bị chôn vùi và chết.

Tại sao Kim sinh Thuỷ?

Quay lại câu hỏi tại sao Kim sinh Thủy trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu bản chất của hành Kim và hành Thủy.

Hành Kim là gì

Hành Kim tượng trưng cho sự cứng cỏi, mạnh mẽ, sắc sảo và sự công minh. Chi tiết về Hành Kim như sau:

  • Về mầu sắc: Mầu trắng, ghi, xám
  • Về hình dáng: Hình tròn, e líp
  • Về đặc tính: Thể rắn, cứng
  • Về phương hướng: Hướng Tây, Tây Bắc
  • Về mùa: Thuộc mùa Thu
  • Về vật chất: Là kim loại như: Vàng, Đồng, Bạc…
  • Về ngũ tạng: Thuộc Phổi, Ruột già, mũi…
  • Tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy
  • Tương khắc: Kim khắc Mộc, Hoả khắc Kim
  • Về vị: Vị Cay

Hành Thủy là gì

Hành Thủy tượng trưng cho sự mềm mại, khôn khéo, tiềm ẩn và dễ thích nghi. Chi tiết về Hành Thủy như sau:

  • Về mầu sắc: Mầu Đen, Xanh nước
  • Về hình dáng: Hình lượn sóng, e líp
  • Về đặc tính: Thể lỏng, thể hơi nước (hơi lạnh)
  • Về phương hướng: Hướng Bắc
  • Về mùa: Thuộc mùa Đông
  • Về vật chất: Là nước như: nước mưa; nước biển; nước ao hồ, sông suối; …
  • Về ngũ tạng: Thận, Bàng Quang, Tai…
  • Về tương sinh: Thủy sinh Mộc, Kim Sinh Thủy
  • Về tương khắc: Thủy khắc Hoả, Thổ khắc Thủy
  • Về vị: Vị Mặn

Trong ngũ hành tương sinh ta đã biết quy luật đó là Kim Sinh Thuỷ. Tuy nhiên cổ nhân chỉ dạy chúng ta như vậy. Còn tại sao Kim Sinh Thủy thì lại không chỉ ra chi tiết và cụ thể.

Quan điểm về Kim sinh Thủy trên internet

Rất nhiều bài viết, rất nhiều chủ đề ở cả trong và ngoài nước (đặc biệt là Trung Quốc) bàn về tại sao Kim sinh Thủy. Tuy nhiên quá nhiều ý kiến còn chưa thống nhất và cũng chưa đủ thuyết phục.

Một số quan điểm về tại sao Kim sinh Thủy phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc như sau:

  • Kim sinh Thủy là vì khi đốt nóng thì Kim bị chảy thành thể lỏng và trở thành Thủy.
  • Kim để qua đêm sẽ làm cho hơi nước ngưng tụ thành nước và bám trên bề mặt của Kim. Ví dụ: Để con Dao (Kim) ở ngoài trời qua đêm, sáng dậy sẽ thấy Nước (Thủy) bám trên Dao. Vì vậy mà nói Kim sinh Thủy.
  • Kim thuộc mùa Thu, Thủy thuộc mùa Đông. Mà theo chu kỳ thì hết Thu sẽ chuyển sang Đông, vì vậy mà nói Kim sinh Thủy

Tại sao Kim sinh Thủy theo quan điểm của lykhi.com

Đứng trên góc nhìn của người nguyên cứu về các lĩnh vực huyền bí, Lý Khí Việt Nam xin đưa ra quan điểm cá nhân về vì sao Kim sinh Thủy. Chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé.

  • Quan điểm Kim sinh Thủy là do Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước là chưa đúng về bản chất. Vì Kim lúc đó tuy Kim ở thể lỏng, nhưng về vật chất nó vẫn là Kim chứ không biến đổi thành Thủy. Chúng ta cần hiểu và phân biệt giữa SINH RA và chuyển đổi trạng thái là khác nhau.
    • Sinh ra là tạo ra, đẻ ra, tạo thành
    • Biến đổi trạng thái chỉ là thay đổi về trạng thái (rắn thành lỏng), hình dáng do tác động chứ không thay đổi về bản chất

Như vậy ta thấy Kim hoá lỏng chỉ là hiện tượng chứ không phải biến đổi về bản chất. Đất đá ở nhiệt độ cao cũng có thể hoá lỏng như dung nham, dung thạch chẳng hạn.

  • Quan điểm Kim sinh Thủy là do Kim có tính lạnh –> ngưng tụ hơi nước mà sinh ra Thủy cũng chưa đúng theo quan điểm của thuyết Ngũ Hành. Vì đây chỉ là hiện tượng chuyển đổi trạng thái của Thủy từ thể hơi sang thể lỏng.

Đây cũng không phải nguồn gốc của Thủy sinh Kim vì hành nào khi lạnh cũng có thể ngưng tụ ra nước. Qua đêm trên cây cũng có sương (nước), trên tường, trên đá (trong hang động) cũng có hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

  • Quan điểm Kim sinh Kim là do hết Thu (Kim) sẽ đến Đông (Thủy) lại càng không có thuyết phục. Vì hết Thu đến Đông nó chỉ là sự vận động, vận chuyển, luân chuyển của tự nhiên chứ không phải nguồn gốc của Kim sinh Thủy

Vậy tại sao Kim sinh Thủy?

Theo văn hoá Phương đông cổ xưa thì Trời sinh ra vạn vật, Trời lại sinh ra Thủy để nuôi sống và để vạn vật phát triển. Trong đó Trời là CÀN (hành Kim). Cũng có nghĩa là Trời (hành Kim) tạo ra mưa (hành Thủy). Đây mới là nguồn gốc của KIM sinh THỦY theo thuyết của Ngũ Hành.

Trời (Càn – Kim) sinh ra mưa (Thủy) đó mới là nguồn gốc của Kim sinh Thủy, nó đúng cả về bản chất là sinh ra, tạo ra (không phải chuyển đổi trạng thái), đúng cả về hiện tượng dưới góc độ của cổ nhân.

Kim sinh Thủy
Kim sinh Thủy là vì Trời sinh mưa mà tạo Thủy

Khi cổ nhân lấy quẻ CÀN (KIM) sinh quẻ KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa đã nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời.

Xem thêm: Ý nghĩa của 64 Quẻ Kinh Dịch

Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Kim sinh Thủy vừa có yếu tố tâm linh (Trời sinh vạn vật), lại vừa có yếu tố triết lý cảm ngộ nhân sinh từ các hiện tượng tự nhiên. Đây cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, nó nói nên sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật.

Câu hỏi thường gặp về mệnh Kim

Mệnh Kim có hình dáng gì?

Hình dáng của hành Kim là các dạng hình tròn, hình Elips. Trong tự nhiên như các đồi dạng bát úp (phần lớn các đồi này là đồi trọc, không cây cối um tùm). Trong cuộc sống những vật dụng, những kiến trúc có hình tròn, gần tròn đều thuộc hành Kim

Mệnh Kim có mầu gì? Hợp mầu gì

Mầu sắc của hành Kim là mầu trắng, ghi, xám trắng. Theo nguyên lý tương sinh của Ngũ Hành (Thổ sinh Kim) thì mệnh Kim hợp mầu vàng, mầu nâu đất (thuộc hành Thổ)

Mệnh Kim có tính sắc lạnh đúng không?

Đúng, bản chất của hành Kim là có tính sắc lạnh. Vì vậy trong môi trường công nghiệp thì hành Kim tốt và thúc đẩy sự phát triển. Nhưng ngược lại với ngành thương mại thì không hay.

Mệnh Kim ở hướng nào?

Hành Kim tồn tại ở hai hướng đó là: hướng Chính Tây và hướng Tây Bắc

Mệnh Kim khắc hành nào, kỵ hành nào?

1. Thổ sinh Kim ==> Sinh nhập (được lợi) cho người mệnh Kim (tốt nhất)
2. Kim với Kim    ==> Tỵ hòa với người mệnh Kim (tốt nhì)
3. Kim sinh Thủy  ==> Sinh xuất (không được lợi) cho người mệnh Kim (hơi xấu trên một số lĩnh vực)
4. Kim khắc Mộc ==> Khắc xuất (không bị hại) cho người mệnh kim (xấu vừa)
5. Hỏa khắc Kim ==> Khắc nhập (bị hại) cho người mệnh kim (rất xấu)

Mệnh Kim kỵ mầu nào?

Như bảng trên ta thấy người mệnh kim kỵ nhất với mầu: Đỏ, hồng, tím. Kỵ tiếp với mầu xanh lá cây, xanh (mộc).

Đặc điểm của người mệnh kim là gì?

Người mệnh Kim thường rất tự tin, quyết đoán, không dễ mủi lòng, làm việc nghiêm túc với khả năng tập trung cao và rất kiên trì. Khi họ đã quyết định một điều gì đó, thì rất khó để thay đổi được họ. Những phẩm chất này có vai trò quan trọng trong việc hình thành bản tính đầy tham vọng của người mệnh Kim, cùng khả năng lãnh đạo tiềm ẩn, thu hút mọi người, giúp họ tiến đến nấc thang cuối cùng trong việc thực hiện ước mơ của mình.

Người mệnh Kim sinh năm nào

Những người sinh năm dưới đây sẽ có mệnh Kim đó là:

1. Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993) Kiếm phong kim – Vàng chuôi kiếm
2. Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001) Bạch lạp kim – Vàng sáp ong
3. Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015) Sa trung kim – Vàng trong cát
4. Nhâm Dần (1962, 2022), Quý Mão (1963 – 2023) Kim bạch kim – Vàng pha bạc
5. Canh Tuất (1970, 2030), Tân Hợi (1971, 2031) Thoa kim xuyến – Vàng trang sức
6. Giáp Tý (1984, 2044), Ất Sửu (1985, 2045) Hải trung kim – Vàng trong biển

Mệnh Kim hợp hình dáng nào

Do Thổ sinh Kim, vì vậy Mệnh Kim có dạng tròn, vì vậy người mệnh Kim hợp nhất với hình vuông, khối vuông (hành Thổ). Hợp nhì là hình tròn, cung tròn, khối tròn (hành Kim).

Mệnh Kim hợp cây gì?

Những cây hợp với người mệnh Kim: Bao gồm các loại cây có lá, hoa hay thân màu trắng như: Cây Bạch Mã Hoàng Tử, Cây Lan Chi (Cây Dây Nhện), Cây Ngọc Ngân (Cây Cung Điện Vàng), Cây Lan Ý, Cây Kim Ngân, Cây Kim Tiền, Cây Trầu Bà Đế Vương, Cây Hạnh Phúc…

Ngoài ra còn có các bạn còn thể chọn các loại cây thuộc hành Thổ để tạo nên sự tương sinh trong phong thủy.

Câu hỏi thường gặp về mệnh Thủy

Mệnh Thủy có hình dáng gì?

Mệnh Thủy có dạng sóng lượn

Mệnh Thủy hợp với hành nào, kỵ hành nào?

Kim sinh Thủy ==> Sinh nhập (được lợi) cho người mệnh Thủy (tốt nhất)
Thủy với Thủy ==> Tỵ hòa với người mệnh Thủy (tốt nhì)
Thủy sinh Mộc  ==> Sinh xuất (không được lợi) cho người mệnh Thủy (hơi xấu trên một số lĩnh vực)
Thủy khắc Hỏa ==> Khắc xuất (không bị hại) cho người mệnh Thủy (xấu vừa)
Hỏa khắc Thủy ==> Khắc nhập (bị hại) cho người mệnh Thủy (rất xấu)

Mệnh Thủy có mầu gì? Hợp mầu gì

Màu sắc chủ đạo của mệnh Thủy là các tông màu trắng, đen, xanh lá, xanh nhạt, xanh thiên thanh.

Theo nguyên lý tương sinh, màu sắc có lợi cho người mệnh Thủy là mầu sắc thuộc hành Kim, hành Thủy, hành Mộc.

Mệnh Thủy ở hướng nào?

Hành Thủy ở hướng Bắc

Mệnh Thủy kỵ mầu nào?

Người mệnh Thủy không nên dùng các mầu như: Mầu nâu, vàng, đỏ thuộc hành Thổ và hành Hỏa.

Đặc điểm của người mệnh Thủy là gì?

Người mệnh Thủy giao tiếp tốt, có tài thương lượng, thuyết phục, đa cảm, dễ mủi lòng với tâm trạng người khác. Họ cũng là người có trực giác tốt, uyển chuyển và dễ thích nghi, luôn nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.

Tính cách của người mệnh Thủy có thể tóm gọn là “người có lòng tốt tuyệt vời”. Nhưng một khi đã là người xấu thì rất nham hiểm và khó lường, tâm địa mưu mô xảo quyệt, thích tranh giành quyền lực.

Người mệnh Thủy sinh năm nào

1. Bính Tý (1936, 1996),  Đinh Sửu (1937, 1997). Giản hạ thủy – Nước khe suối
2. Giáp Thân (1944, 2004), Ất Dậu (1945, 2005). Tuyền trung thủy – Nước trong suối
3. Nhâm Thìn (1952, 2012), Quý Tỵ (1953, 2013). Trường lưu thủy – Nước sông dài
4. Bính Ngọ (1966, 2026), Đinh Mùi (1967, 2027). Thiên hà thủy – Nước trên trời
5. Giáp Dần (1974, 2034),  Ất Mão (1975, 2035). Đại khe thủy – Nước khe lớn
6. Nhâm Tuất (1922, 1982), Quý Hợi (1983, 1923). Đại hải thủy – Nước biển lớn

Mệnh Thủy hợp hình dáng nào

Mệnh Thủy có dạng sóng lượn, nên người mệnh Thủy hợp nhất với hình tròn, cung tròn (hành Kim) và hình lượn sóng (thủy).

Mệnh Thủy kỵ hình dáng nào

Người mệnh thủy kỵ nhất là hình nhọn, tam giác (hành Hỏa). Kỵ tiếp theo đến hình vuông (thổ) và hình dài (mộc).

Mệnh Thủy hợp cây gì?

Bao gồm các loại cây có sắc trắng, xám, xanh, đen như: Cây Kim Tiền, Cây Lưỡi Hổ, Cây Lan Ý, Cây Cung Điện Vàng (Cây Ngọc Ngân), Cây Lan Chi ( Dây Nhện ) các dòng cây Tùng ( như Thuỷ Tùng, Tùng Bồng Lai, Tùng La Hán)…

Ngoài ra những cây thuộc hành Kim cũng là cây hỗ trợ cho người mệnh Thủy. Ngoài ra bạn có thể lựa những loại cây cảnh thủy sinh hoặc những cây thuộc mệnh Kim để hỗ trợ cho bản mệnh của mình.

Kết luận về Kim sinh Thủy

Như ta đã biết Kim sinh Thủy bản chất là do Trời sinh mưa (Trời quẻ Càn có hành Kim sinh mưa hành Thủy). Tuy hành Kim và hành Thủy có quan hệ tương sinh. Tuy nhiên ta cũng phải nhớ rằng bản chất của tương sinh, tương khắc trong Ngũ hành là không tuyệt đối.

Mỗi hành đều có sự tác động trực tiếp lên hành khác đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các hành còn lại. Vì thế một môi trường với ngũ hành cân bằng là điều rất lý tưởng. Bất kể hành nào khi quá thịnh đều không tốt.

Nói cách khác là hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại, có liên quan mật thiết đến nhau và cùng nhau phát triển.

Bài viết trên đây là chia sẻ về quan điểm về học thuyết Ngũ hành và tại sao Kim sinh Thủy. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn vui vẻ và an nhiên!

Qua bài viết: Tại sao Kim sinh thủy? Bản chất và hiện tượng [Thuyết Ngũ hành] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu