Ngũ Hổ Độn, ứng dụng trong việc tính ngày tháng âm lịch [Ngũ hành Dần thủ]

Fengshui Master
220

Để tính được ngày tháng âm lịch thì chúng ta cần dùng khẩu quyết Ngũ hổ độn. Cùng lykhi.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngũ hổ độn cũng như ứng dụng của ngũ hổ độn trong cách tính ngày tháng âm lịch nhé.

1. Ngũ hổ độn là gì

Ngũ hổ độn là khẩu quyết để tính ngày tháng âm lịch theo can chi của năm.

Trong Tử Vi Đẩu Số, người ta lấy thiên can của năm sinh để tìm ra thiên can của tháng giêng năm đó (nên gọi là “Dần thủ”, bởi vì tháng giêng là kiến Dần), phương pháp tìm ra “Dần thủ” gọi là “Ngũ hổ độn”.

Như chúng ta đã biết, nguyệt kiến (địa chi) của mỗi tháng là cố định, không thay đổi, lúc nào tháng giêng cũng là kiến Dần, còn thiên can thì khác nhau tùy theo năm, tháng. Nhưng chúng ta chỉ cần tìm ra thiên can của tháng giêng, những tháng kế tiếp có thể căn cứ vào thiên can của tháng giêng mà tính ra theo thứ tự.

Khẩu quyết Ngũ hổ độn

  • Giáp Kỉ chi niên Bính độn Dần,
  • Ất Canh chi tuế Mậu tiên hành,
  • Bính Tân tuân tòng Canh thượng độn,
  • Đinh Nhâm nguyên tự khởi ư Nhâm;
  • Mậu Quý chỉ niên Dần bách Giáp,
  • Độn can hóa khí tất phùng sinh.

Dịch nghĩa:

  • Năm Giáp, Kỉ – Bính độn Dần,
  • Năm Ất, Canh – Mậu đi trước;
  • Bính, Tân vòng theo Canh mà độn,
  • Đinh, Nhâm vốn tự khởi ở Nhâm;
  • Năm Mậu, Quý – Dần độn Giáp,
  • Độn can hóa khí ắt gặp sinh.

Giải thích:

Giáp Kỉ hóa thổ, chi Dần độn Bính, Bính thuộc hỏa, hỏa sinh thổ; Ất Canh hóa kim, chi Dần độn Mậu, Mậu thuộc thổ, thổ sinh kim; Bính Tân hóa thủy, chi Dần độn Canh, Canh thuộc kim, kim sinh thủy; Đinh Nhâm hóa mộc, chi Dần độn Nhâm, Nhâm thuộc thủy, thủy sinh mộc; Mậu Quý hóa hỏa, chi Dần độn Giáp, Giáp thuộc mộc, mộc sinh hỏa; xem trên có thế biết nghĩa của câu “độn can hóa khí ắt gặp sinh”.

Tức là:

Năm Giáp hay năm Kỉ, tháng giêng là Bính Dần; nảm Ất hay năm Canh, tháng giêng là Mậu Dần; năm Bính hay năm Tân, tháng giêng là Canh Dần; năm Đinh hay năm Nhâm, tháng giêng là Nhâm Dần; năm Mậu hay năm Quý, tháng giêng là Giáp Dần.

Ví dụ Ngũ hổ độn

Ví dụ: năm Giáp khởi Bính ở cung Dần, là Bính Dần (tháng giêng) => bài bố thuận là Đinh Mão (tháng 2), Mậu Thìn (tháng 3), Kỉ Tị (tháng 4), Canh Ngọ (tháng 5), Tân Mùi (tháng 6), Nhâm Thân (tháng 7), Quý Dậu (tháng 8), Giáp Tuất (tháng 9), Ất Hợi (tháng 10), Bính Tí (tháng 11), Đinh Sửu (tháng 12).

2. Cách tính ngày tháng âm lịch theo Ngũ hổ độn

ngu ho don 2

Bước 1. Trước hết bạn thiết lập cột CAN CỦA NĂM “N” như cho thấy trong hình H7. Bạn có nhận ra sự liên hoàn theo hàng dọc của 10 can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu và rồi Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý?

Bước 2. Kế tiếp bạn thiết lập những gạch trống (để sẽ điền chữ vào đó) theo thứ tự hàng thứ nhất 1 gạch, hàng thứ hai 2 gạch, hàng thứ ba 3 gạch, hàng thứ tư 4 gạch, hàng thứ năm 5 gạch như cho thấy trong hình H7 (chưa có chữ đỏ).  Bạn có nhận ra thứ tự gia tăng 1,2,3,4,5 của số gạch từ trên xuống dưới?


Bước 3. Kế tiếp, bạn viết xuống THÁNG 1 CỦA NĂM “N” như cho thấy trong hình H7.


Bước 4. Dưới cột CAN CỦA NĂM “N”, hàng thứ nhất: bạn nhìn thấy chữ Giáp, bạn điền vào chỗ trống chữ Ất và dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM “N” viết vào chữ Bính Dần.  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục hàng ngang của 3 can Giáp-Ất-Bính?

Bước 5. Dưới cột CAN CỦA NĂM “N”, hàng thứ hai: bạn nhìn thấy chữ Ất, bạn điền hai 2 chỗ trống 2 chữ Bính Đinh, và viết xuống Mậu Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM “N” .  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục của 4 can Ất-Binh-Đinh-Mậu?

Bước 6. Dưới cột CAN CỦA NĂM “N”, hàng thứ ba: bạn nhìn thấy chữ Bính, bạn điền vào 3 chỗ trống 3 chữ Đinh Mậu Kỷ, và viết xuống Canh Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM “N” .  Bạn có nhận ra thứ tự  liên tục hàng ngang của 5 can Bính-Đinh-Mậu-Kỷ-Canh? 

Bước 7.  Dưới cột CAN CỦA NĂM “N”, hàng thứ tư: bạn nhìn thấy chữ Đinh, bạn điền vào 4 chỗ trống 4 chữ Mậu Kỷ Canh Tân, và viết xuống Nhâm Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM “N” .  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục hàng ngang của 6 can Đinh-Mậu-Kỷ-Canh-Tân-Nhâm?

Bước 8. Dưới cột CAN CỦA NĂM “N”, hàng thứ năm: bạn nhìn thấy chữ Mậu, bạn điền vào 5 chỗ trống 5 chữ Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, và viết xuống Giáp Dần dưới cột THÁNG 1 CỦA NĂM “N” .  Bạn có nhận ra thứ tự liên tục hàng ngang của 7 can Mậu-Kỷ-Canh-Tân-Nhâm-Quý-Giáp?

Bạn vừa thành lập xong bảng Ngũ Hổ Độn.  Gọi nó là “ngũ hổ độn” là vì có 5 mốc Dần (Hổ) dùng để xác định Can Chi của tháng 1 trong năm “N” rồi từ chỗ đó độn (tính) tới Can Chi của tháng “T” trong năm “N”. Nhờ vào thứ tự liên tục của 10 can cột dọc và thứ tự liên tục của những can hàng ngang trong cấu trúc của bảng Ngũ Hổ Độn mà bạn sẽ dễ nhớ cách thiết lập nó.

Ứng dụng để tính ngày tháng âm lịch

1. Bạn muốn biết Can Chi của tháng “T” trong năm “N” là gì thì trước hết bạn cần xác định tháng 1 của năm “N” sẽ rơi vào Dần nào.

2. Biết Can của năm “N” bạn tra bảng Ngũ Hổ Độn trong hình H7 để tìm ra tháng 1 của năm “N”.

  • Nếu là Giáp/Kỷ thì tháng 1 là Bính Dần.  
  • Nếu là Ất/Canh thì tháng 1 là Mậu Dần. 
  • Nếu là Bính/Tân thì tháng 1 là Canh Dần. 
  • Nếu là Đinh/Nhâm thì tháng 1 là Nhâm Dần. 
  • Nếu là Mậu/Quý thì tháng 1 là Giáp Dần.

3. Từ tháng 1 của năm “N” độn (tính) tiếp cho những tháng kế theo thứ tự liên tục của Can lẫn của Chi.

Giả dụ bạn muốn biết Can Chi của tháng 4 năm 1954.  Năm 1954 là năm Giáp Ngọ. Tra hàng Giáp/Kỷ trong bảng Ngũ Hổ Độn thấy tháng 1 của năm là Bính Dần.  Từ Bính Dần độn (tính) tới theo thứ tự liên tục sẽ thấy 12 tháng trong năm Giáp Ngọ như sau:

  • Tháng 1 = Bính Dần
  • Tháng 2 = Đinh Mẹo
  • Tháng 3 = Mậu Thìn
  • Tháng 4 = Kỷ Tỵ
  • Tháng 5 = Canh Ngọ
  • Tháng 6 = Tân Mùi
  • Tháng 7 = Nhâm Thân
  • Tháng 8 = Quý Dậu
  • Tháng 9 = Giáp Tuất
  • Tháng 10 = Ất Hợi
  • Tháng 11 = Bính Tí
  • Tháng 12 = Đinh Sửu

Như vậy, tháng 4 năm 1954 là tháng Kỷ Tỵ năm Giáp Ngọ.

Và, nếu bạn thích, có thể dùng phương pháp Ngũ Hổ Độn này để thiết lập sẵn một bảng CAN CHI CỦA THÁNG THEO CAN CỦA NĂM như cho thấy trong hình H7B và dùng đó để tra can chi của tháng.

ngu ho don

Sử dụng cùng một phương pháp, bạn có thể tìm can chi của giờ theo can của ngày.  Trong trường hợp này, bạn sẽ thay đổi một vài chi tiết trong bảng Ngũ Hổ Độn, hình H7:

1. đổi cột CAN CỦA NĂM “N” thành ra CAN CỦA NGÀY “Ng”.

2. đổi cột THÁNG 1 CỦA NĂM “N” thành ra GIỜ DẦN CỦA NGÀY “Ng”.

3. Sau khi đã xác định được mốc Dần của Ngày “Ng” thì từ giờ Dần bạn độn (tính) thuận tới cho những giờ tiếp theo sau (Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo thứ tự liên tục của Can lẫn của Chi.  Và cũng từ giờ Dần bạn độn (tính) lui ngược cho những giờ trước mốc Dần (Sửu, Tí)  theo thứ tự liên tục của Can lẫn Chi.

Kết quả tìm được sẽ giống như nội dung trong bảng bên dưới

ngũ hổ độn

Xem thêm: Khai môn điểm thần sát toàn tập

Qua bài viết: Ngũ Hổ Độn, ứng dụng trong việc tính ngày tháng âm lịch [Ngũ hành Dần thủ] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu