Tháng cô hồn, Nguồn gốc, ý nghĩa và 18 kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Fengshui Master
372

Theo quan niệm dân gian thì tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là “tháng cô hồn” hoặc “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

1. Tháng cô hồn là gì? Vì sao phải cúng cô hồn?

1. Tháng cô hồn là gì?

Theo quan niệm dân gian thì từ ngày mồng 2 đến hết ngày 14 tháng 7 âm lịch. Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan để các cô hồn, ma quỷ trở lại dương gian. Vì vậy tháng 7 âm lịch hàng năm thường được gọi là tháng cô hồn hay còn gọi là tháng ma quỷ

Tên gọi tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo Giáo của người Trung Quốc. Họ quan niệm rằng: từ ngày 2/7 Âm lịch thì Diêm Vương sẽ bắt đầu mở quỷ môn quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Và cánh của sẽ đóng lại vào đúng đêm của ngày 14/7 Âm lịch. Cũng vì thế mà những người trên dương thế phải cúng cháo, gạo,… để quỷ đói không nhũng nhiễu, quấy phá cuộc sống của mình cũng như những người thân trong gia đình.

cung ram thang 7 thang co hon

2. Vì sao phải cúng cô hồn?

Theo quan niệm mỗi con người đều có phần thể xác và linh hồn. Những người khi chết đi nhưng linh hồn không thể siêu thoát, sẽ trở thành quỷ ở dưới Âm Ty Địa Ngục. Hàng năm, cứ vào tháng 7 âm lịch thì những con quỷ này lại trở về dương gian để tìm kiếm thức ăn với mong muốn được đầu thai chuyển kiếp.

Và trong suốt tháng 7, mọi đồ vật như: quần áo, nhà cửa, xe cộ,… đều kiêng không được mua, kẻo bị ma quỷ quấy phá, hoặc có mua thì chỉ mua cho người âm mà thôi. Truyền thuyết về ngày lễ Xá Tội Vong Nhân Theo như tín ngưỡng của dân gian, thì trong tháng cô hồn, những linh hồn không có người thờ cúng sẽ lang thang trên dương thế, không có nơi để về.

Vì vậy đúng ngày rằm tháng 7, khi mà Quỷ Môn Quan mở cửa, mọi người sẽ làm lễ Xá Tội Vong Nhân để cầu siêu cho những linh hồn này, đồng thời ngăn không cho chúng nhũng nhiễu cuộc sống của gia đình mình.

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

thang co hon kieng lam gi
nguồn ảnh: thicong24.com

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ đói được trở lại trần gian rồi ra tứ phương, đến sau 12h đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên dân gian thì hiểu rộng ra và nói lái đi thành “cúng cô hồn” tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái . Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà (thường gọi tắt là An Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni”. A Nam đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ.

Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu với ý nghĩa là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác nhau như tha tội cho tất cả những người chết hoặc cúng cho những vong hồn vật vờ. Tại Trung Quốc, việc cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày 14/7 âm lịch còn tại Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Mặc khác, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn

1. Sự tích Lễ Vu Lan:

Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn là Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích Mục Kiều Liên. Trong các đệ tử của đức Phật thời đó, ngài Mục Kiền Liên được liệt vào hạng thần thông đệ nhất và có nhiều phép thuật nhất với khả năng nhìn soi các cõi.

Vì tưởng nhớ mẹ mình, nên một ngày nọ, Mục Kiều Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Vì thương mẹ nên ông đã dùng phép thuật để xuống địa ngục, mang cơm dâng cho người.

Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính “tham sân si” nên khi đưa bát lên miệng, nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa.

Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiều Liên đã câu xin Đức Phật giúp mẹ mình. Không có cách nào khác, Mục Kiền Liên trở về hỏi Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. 

Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó! Bởi tháng Bảy âm cũng là thời điểm chư tăng vừa hoàn thành an cư tụ tập nên đạo hạnh của họ thời điểm này rất mạnh”.

Mục Kiền Liên đã làm theo hai điều Phật dạy. Thứ nhất, đem của cải gia đình của ông đi cúng cho các vị chư tăng. Thứ hai, nhờ oai lực của mười phương chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ cho mẹ thì bà mới siêu thoát địa ngục được. 

Sau khi hoàn thành đúng hai điều như vậy, nhờ oai lực chư tăng lập đàn thì mẹ ngài Mục Kiền Liên mới thoát khỏi địa ngục và siêu thăng lên trời. Đặc biệt ở chỗ không chỉ linh hồn mẹ ông được siêu thoát mà ngay cả các vong hồn lân cận trong hỏa ngục cũng được hưởng lây.

Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. 

Mục Kiều Liên đã làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả các vong hồn bị giam cầm ở âm cung.

Do đó, ngoài ý nghĩa “mùa hiếu hạnh”, tháng bảy âm lịch còn gọi là tháng “xá tội vong nhân” tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, những người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng bố thí cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.

2. Ý nghĩa của tháng cô hồn và lễ Vu Lan:

Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho các vong hồn. Hàng năm, tùy theo từng vùng miền, người Việt sẽ làm lễ cúng cô hồn. Tục cúng cô hồn ở Việt Nam không ấn định ngày cụ thể mà tùy thuộc vào từng gia đình. Theo quan niệm xưa, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quậy phá, còn vì muốn làm phúc, giúp đỡ cô hồn đỡ tủi phận. Điều này mang ý nghĩa nhân văn cao trong văn hóa người Việt.

.Mặc dù nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

18 kiêng kỵ trong tháng cô hồn

  1. Không nên tiến hành các công việc đại sự của con người như: mua xe, cưới gả, xây nhà, nhập trạch,…
  2. Không nên treo chuông gió ở đầu giường, bởi tiếng kêu của phong linh sẽ mời gọi ma quỷ tới, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của quý bạn
  3. Cấm kỵ nhổ lông chân: ông cha ta quan niệm rằng: “1 chiếc lông chân quản 3 con quỷ”, nên tiến hành việc này trong tháng cô hồn là không tốt.
  4. Không được tùy tiện đốt vàng mã: đốt vàng mã cho cô hồn là việc tốt, thế nhưng việc đốt vàng mã một cách tùy tiện lại là một trong những điều cấm kỵ trong tháng 7 âm lịch. Bởi công việc này sẽ thu hút vong hồn ở xung quanh tề tựu lại đó, có thể gây ảnh hưởng  không tốt đến gia đình.
  5. Không nên nhặt tiền rơi ở trên đường: vì đó có thể là tiền mà người khác dùng để mua chuộc các cô hồn, nếu mình nhặt tiền đó, có thể sẽ gánh chịu những hậu quả, tai họa mà từ người rải tiền.
  6. Không được hù dọa nhau trong tháng cô hồn: việc hù dọa có thể làm người khác bị “hồn bay phách lạc”, khiến cho họ dễ bị ma quỷ nhiễu quấy
  7. Không được ăn vụng đồ cúng: việc ăn vụng đồ cúng vốn đã là không nên, trong tháng 7 này lại càng cấm kỵ việc này, bởi đây là đồ cúng các con quỷ đói, quý bạn ăn vụng đồ của nó, nó sẽ bám theo quý bạn và gây nên những hậu quả khôn lường.
  8. Không được cắm đũa vào giữa bát cơm: hình ảnh này chúng ta chỉ thấy khi cúng cơm cho người đã khuất. Nếu chúng ta làm vậy, lũ con quỷ sẽ tưởng ở đây có người chết và kéo đến, sẽ nhiễu quấy cuộc sống của gia đình.
  9. Không nên mua, may quần áo mới, đặc biệt là quần áo màu trắng: đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn mà quý bạn phải nhớ. Bởi giới trẻ ngày nay gần như quên mất điều này, trong khi tháng 7 âm lịch là tết của người âm. Nên quần áo, phương tiện hay bất cứ vật dụng gì khác, có mua thì chỉ mua cho người âm mà thôi.
  10. Phông được phơi quần áo vào ban đêm hoặc để qua đêm: bởi ma quỷ có thể nghích ngợm, vầy quần áo của chúng ta, khi mặc vào người cũng sẽ chúng nhũng nhiễu, gây hậu quả không tốt.
  11. Hạn chế đi đêm: nếu công việc không bắt buộc thì quý bạn không nên đi lại vào ban đêm. Bởi ma quỷ hoạt động mạnh nhất vào buổi đêm, khi gặp chúng ta, chúng sẽ trêu ghẹo, quấy rầy.
  12. Đi đêm không được gọi tên nhau: nếu phải ra ngoài vào ban đêm thì cần hạn chế việc này, kẻo ma quỷ biết tên mọi người, sẽ tìm cách cướp thể xác, đẩy linh hồn của người bị gọi tên ra ngoài, hay dân gian ta thường gọi là bị “ma nhập”.
  13. Kiêng trốn, ngủ,… ở dưới gốc đa: gốc đa, đề là những nơi có rất nhiều ma quỷ trú ngụ, nếu chúng ta đi trốn hay ngủ lại ở đó, rất dễ bị chúng nhiễu quấy, người yếu bóng vía có thế bị chúng nhập vào người.
  14. Không được chặt những gốc cây to: cây to, cổ thụ cũng là nơi ma quỷ cư ngụ. Thế nên việc chặt những cây này, sẽ làm ảnh hưởng đến nhà cửa của chúng, chúng sẽ quấy phá lại chúng ta.
  15. Không nên để mũi dép hướng về giường: vì cô hồn sẽ biết được quý bạn đang nằm ở trên giường, trong khi đi ngủ sẽ là thời điểm dễ bị nhiễu quấy nhất. Vậy nên quý bạn cần chú ý điều này.
  16. Không được tắt điện khi ngủ trong bệnh viện: trong những điều cấm kỵ trong tháng 7 thì đây là điều mà quý bạn cũng cần đặc biệt lưu ý. Bởi bệnh viện là một nơi hỗn tạp nhất, nhiều cô hồn, oan hồn nhất. Trong khi đó, chuyện tiếp xúc, ngủ lại tại bệnh viện bây giờ rất hay xảy ra. Khi quý bạn tắt điện đi ngủ, thì ma quỷ sẽ tiến đến, và chúng sẽ nhiễu quấy quý bạn, vậy nên cần phải đặc biệt chú ý điều này.
  17. Không mặc quần áo có hình thù kỳ quái: bởi ma quỷ khi nhìn thấy, chúng lại tưởng quý bạn cũng là ma quỷ, chúng sẽ bám theo để bầu bạn, việc này sẽ rất nguy hiểm.
  18. Không ở nhà 1 mình vào ban đêm: trong tháng cô hồn, nếu ở nhà 1 mình sẽ rất dễ bị ma quỷ, quấy nhiễu, những người yêu bóng vía có thể bị chúng nhập vào người.

Trên đây là tất cả những điều cấm kỵ trong tháng 7 âm lịch hay “tháng cô hồn”. Tất cả những điều này đều là được bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, không có một ban ngành, một nhà khoa học nào đưa ra đầy đủ cơ sở đển phản bác hay chứng nhận. Ông cha ta thường bảo: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, không có điều cẩn thận nào là thừa cả, nên chúng ta cần chú trọng để làm theo những việc này.

Xem thêm: Hướng dẫn cúng cô hồn chi tiết và đầy đủ

Qua bài viết: Tháng cô hồn, Nguồn gốc, ý nghĩa và 18 kiêng kỵ trong tháng cô hồn nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Bình luận đã đóng!

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu