Phong thủy phòng bếp, cân bằng thủy hoả và các kiêng kỵ cần tránh

Fengshui Master
617

Theo học thuyết phong thủy, phong thủy phòng bếp, nhà bếp có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tiền tài của gia chủ và những người sinh sống trong nhà.

Phong thủy phòng bếp, nhà bếp là yếu tố được coi trọng hàng đầu khi thiết kế xây mới cũng như cải tạo nhà cửa. Có thể nói Phong thủy phòng bếp là một trong những lĩnh vực quan trọng không thể bỏ qua.

Hôm nay Lý Khí xin được chia sẻ bài viết tổng hợp đầy đủ về Phong thủy phòng bếp để quý vị và các bạn cùng tham khảo.

Tầm quan trọng của Phong thủy phòng bếp

Tầm quan trọng của tủ bếp

Theo phong thủy phòng bếp thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là: Phòng bếp phải gọn gàng, sạch sẽ sau đó là sự bố trí vị trí tủ bếp để vừa đáp ứng về mặt kiến trúc, công năng và hợp phong thủy.

Vậy Phong thủy phòng bếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống?

Cuộc sống một điều giản dị nhưng rất quan trọng đó chính là được quây quần bên bữa cơm gia đình, chia sẻ cho nhau nghe những việc to, nhỏ, vui buồn. Có thể nói phòng bếp ngoài nhiệm vụ nấu ăn, ngồi ăn còn được coi như là Phòng khách thứ 2 của ngôi nhà.

Tầm quan trọng của phòng bếp trong cuộc sống:

– Nhà bếp là nơi sum họp gia đình sau những giờ làm việc mệt mỏi

– Nhà bếp cho chúng ta cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của người thân

– Nhà bếp là nơi chúng ta được hưởng thức những món ăn ngon, cùng nhau làm, cười nói vui vẻ là thỏa sức sáng tạo trong nấu nướng.

Ngoài những lý do ở trên thì Phong thủy phòng bếp cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Tại sao phòng bếp lại phải coi trọng phong thủy?

Tầm quan trọng của Phong thủy phòng bếp

Theo thuyết phong thủy thì Phòng bếp, nhà bếp là nơi mang đến tài lộc, sự thịnh vượng cho gia chủ.

Nhưng ngược phòng bếp, nhà bếp cũng mang có thể mang rất nhiều vận xui, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tài lộc cho gia đình nếu phòng bếp được bố trí sai phong thủy.

Vậy phòng bếp, nhà bếp đẹp, sang trọng, gọn gàng, phù hợp công năng và còn phải hợp phong thủy.

Phòng bếp hợp phong thủy là như thế nào. Và cách để xác định hướng tốt cho bếp là như thế nào? Đừng bỏ lỡ phần quan trong nhất của bài viết này nhé!

Học thuyết phong thủy rất rộng và nhiều trường phái khác nhau. Nhưng phổ biến và được ứng dụng nhiều trong phong thủy phòng bếp là 2 trường phái sau:

  • Phong thủy phòng bếp theo Huyền không phi tinh.
  • Phong thủy phòng bếp theo phái Bát trạch.

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Phong thủy phòng bếp theo Bát Trạch

Phong thủy Bát trạch minh cảnh hay Bát trạch phong thủy là một chi phái của trường phái phong thủy Lý Khí. Phong thủy Bát trạch sử dụng bát quái để xem phong thủy, từ đó định ra hướng tốt hay hướng xấu.

Theo lý thuyết phong thủy của Bát Trạch, thì cách xác định hướng bếp là theo quan điểm  “Tọa hung hướng cát” nghĩa là đặt bếp ở hướng vị trí xấu nhưng quay về hướng tốt.

Cổ nhân xưa kia có nói một câu: “ Cửa bếp  là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành như thế nhanh có phúc”

Ngoài ra, anh chị còn phải đảm bảo được 8 hướng bát trạch trong việc xác định hướng bếp.

4 hướng tốt theo phong thủy bát trạch

– 4 Hướng tốt: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên,  Phục Vị

 Diễn giải các hướng tốt theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

+ Diên Niên: thuộc chòm sao Vũ Khúc, Thượng Cát. Đây là hướng tốt cho sự nghiệp, ngoại giao, xây dựng tốt các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ vợ chồng. Hướng Diên Niên tốt nhất khi được đặt ở cửa mặt tiền, bếp và phòng ngủ.

+ Sinh Khí: thuộc chòm sao Tham Lang, Đạt Cát. Hướng này tốt cho con trai, có lợi về danh tiếng, tạo ra sức dồi dào cho gia chủ. Nên để hướng này ở các vị trí cửa mặt tiền, cửa nhà bếp, phòng học hoặc phòng làm việc càng giúp cho sự nghiệp dễ dàng thăng tiếng hơn.

+ Thiên Y: thuộc chòm sao Cự Môn, Trung Cát. Hướng Thiên Y chủ yếu tốt về sức khỏe, đặc biệt là người phụ nữ, tiêu trừ bệnh tật, ổn định tinh thần, giúp cho gia chủ có giấc ngủ sâu. Vị trí tốt để đặt ở hướng này là phòng ngủ và bếp

+ Phục Vị: thuộc sao Tả phù, Tiểu Cát. Hướng này tượng trưng về sự bình yên, trấn tĩnh, lợi thế của hướng Phục Vị nếu bàn thờ đặt ở vị trí này.  Trong chuyện tình cảm nam nữ vô cùng thuận lợi, tài chính tốt, quan hệ cha mẹ con cái hiếu thuận.

4 hướng xấu theo phong thủy bát trạch

4 hướng xấu gồm: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục Sát, Họa Hại.

Trái ngược  với 4 hướng tốt thì các hướng xấu đặt ở vị trí tốt sẽ trở thành xấu, và xấu sẽ thành tốt. Với các hướng này sẽ thích hợp ở các vị trí như nhà vệ sinh, nhà kho. Như thế, ý nghĩa của từng hướng  sẽ là:

+ Tuyệt Mệnh: thuộc sao Phá Quân, Đại Hung. Hướng này sẽ tốt  nếu đặt ở các vị trí là nhà vệ sinh, kho sẽ tốt cho gia chủ về sức khỏe, tăng thêm tuổi thọ, duyên phận con cái tốt, đem đến nhiều tài vận. 

+  Ngũ Quỷ: thuộc chòm sao Liêm Trinh, Đại Hung. Hướng này sẽ giúp cho gia chủ tránh được những tai họa về trộm cắp, bệnh tật,  giúp gia đình có người ở trung thành, phát tài, ruộng vườn có nhiều gia súc.

+ Lục Sát: thuộc chòm sao Lộc Tốn, Thứ Hung. Đối với hướng Lục Sát sẽ giúp cho người trong nhà có cái nhìn, suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa, đường tình duyên thuận lợi.

+ Họa Hại: thuộc sao Lộc Tốn, Thứ Hung. Đây là hướng giúp cho mọi việc trong nhà đều ổn, gia đình hòa thuận, không xảy ra quan sự.

Phong thủy phòng bếp theo Huyền Không

Phòng bếp hợp phong thủy phải là phòng bếp tạo được sự cân bằng Thủy-Hỏa trong nhà. Hay nói cách khác là dùng phòng bếp là nguồn dẫn Hỏa trực tiếp để đem lại thế quân bình Thủy-Hỏa ngay trong môi trường sống.

Theo thuyết phong thủy thì Hỏa là nguồn tăng trưởng và phát triển của vạn vật, mà phòng bếp thường là nơi Hỏa vượng nhất trong căn nhà, nên ảnh hưởng đầu tiên của phong thủy phòng bếp là tới vấn đề sức khỏe của mọi người sống trong căn nhà đó.

Do đó, để có Phòng bếp hợp phong thủy thì cần tính toán phong thủy phòng bếp sao cho làm tăng được sức ảnh hưởng của Hỏa, tạo được thế cân bằng Thủy-Hỏa trong nhà thì sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ tốt, còn nếu không kiến tạo được sự cân bằng thì sẽ bị thế “Thủy vượng, Hỏa suy” hay ngược lại, khiến cho sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ rất yếu kém.

2.2 Cách đặt bếp theo phong thủy

Để có được phòng bếp hợp phong thủy thì cách đặt bếp là quan trọng nhất. Bí quyết về cách đặt bếp hợp phong thủy là: Dùng bếp để tạo sự cân bằng Thủy-Hỏa trong nhà.

tu bep go doi thicong24h.com6
Cách bếp hợp phong thủy – hình minh họa

Lưu ý: Cách đặt bếp theo phong thủy nói chung hay phong thủy phòng bếp nói riêng thì vị trí đặt bếp là quan trọng nhất. Bởi vậy vẫn có câu “Nhất vị, nhị hướng”.

Theo thuyết phong thủy Huyền không thì phong thủy phòng bếp cũng quan trọng nhất “Vị trí bếp”, về “hướng bếp” không được coi trọng. Cụ thể là chỉ xét Sơn tinh, hướng tinh tại vị trí bếp, chứ không coi trọng hướng của bếp.

2.2.1 Vị trí đặt bếp hợp phong thủy

Theo Huyền Không thì nơi để bếp chủ về sức khỏe và nhân đinh. Bếp đặt vào cung có Sơn tinh là sinh, vượng khí, sẽ làm cho người nhà khỏe mạnh, con cái mau thành đạt.

Khi bếp được đặt ở vị trí sơn tinh là sinh khí hay vượng khí thì nhân đinh vượng. Nhân đinh vượng ở đây không có nghĩa là làm tăng thêm nhân số trong gia đình, mà có nghĩa là “Làm cho vợ chồng hòa thuận, con cái thông minh, ngoan hiền, mọi người trong nhà mạnh khỏe, thành đạt“.

Xem thêm: Thế nào là suy, thế nào là vượng

tu bep go soi nga thicong24h.com5
Cách bếp hợp phong thủy – hình minh họa

Hai trường hợp cần đặc biệt lưu ý về vị trí đặt bếp như sau:

  • Trường hợp thứ 1: Nhà có “Vượng thủy”, Bếp cần đặt ở vị trí mà Sơn tinh là Sinh khí, Vượng khí.

Ví dụ: Nhà có “Thủy cục” vượng, Bếp cần đặt ở vị trí mà Sơn tinh có Sinh khí, Vượng khí.

Nhà ở có cổng, cửa vừa lớn, vừa đắc sinh, vượng khí, mà chung quanh nhà lại có sông, hồ, biển lớn… cũng đắc sinh, vượng khí. Theo Huyền không phi tinh thì “Thủy cục” của nhà đó cực vượng. Lúc này, dù phong thủy phòng bếp có được tính toán, bố trí hoàn bị đến đâu đi nữa (như Bếp cách xa buồng tắm, bồn rửa chén, bể nước…, Bếp không đối diện cửa). Thì nhà đó vẫn sẽ bị vượng Thủy. Và mất sự cân bằng của Thủy-Hỏa. Khiến cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình không tốt.

Cho nên muốn lập lại được thế cân bằng Thủy-Hỏa cho căn nhà đó thì bếp cần phải được đặt tại những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh, có như thế thì vượng Thủy của căn nhà mới được chế ngự, và Hỏa mới không còn bị Thủy lấn áp. Lý do là vì Sơn tinh (bất kể phi tinh là hành gì) 1 khi là sinh, vượng khí đều lấy Thổ (núi) làm đầu (cũng như Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng cũng đều lấy Thủy làm trọng).

Một khi Thủy khí của căn nhà quá mạnh, Hỏa khí của bếp không địch nổi, gây tổn hại đến sức khỏe của các thành viên sống trong nhà đó. Vì vậy cần đặt bếp tại nơi có vượng khí của Sơn tinh, tức là mượn sức Thổ mà kềm chế Thủy. Lại còn lấy Hỏa (của bếp) sinh Thổ, khiến cho Thổ khí đã vượng lại còn được sinh, có như thế mới đủ sức chế ngự Thủy mà tái lập lại thế quân bình Thủy-Hỏa.

  • Trường hợp 2: Nhà “Vượng sơn”, Bếp cần đặt ở vị trí mà hướng tinh là suy khí hay tử khí.
tu bep go doi thicong24h.com2
Cách bếp hợp phong thủy – hình minh họa

Với trường hợp nhà có cách cục “Vượng Sơn” thì thì đặt bếp ở vị trí có sơn tinh là suy khí hay tử khí nhưng có hướng tinh là sinh khí, vượng khí.

Một sai lầm vô cùng nguy hại trong phong thủy phòng bếp đó là khi: Nhà vượng sơn nhưng lại đặt Bếp ở những khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí. Đây là 1 sai lầm tai hại vì đem bếp (Hỏa) vào đặt tại chỗ có vượng Thủy, khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc mà làm hao tổn cả Tài-Đinh.

Chính vì vậy nên trong “Thẩm thị Huyền không học” mới nhắc nhở phải tránh đặt bếp nơi chỗ có vượng khí.

  • Nếu nơi này có thêm bồn rửa chén hoặc bể nước… thì tài sẽ vượng nhưng đinh không vượng.
  • Còn nếu bếp đạt được những điều kiện tiêu chuẩn như xa lánh thủy, hoặc bếp lớn, được xử dụng thường xuyên… thì nhà tuy đông người nhưng tài lộc suy sụp.

Vì vậy nên người xưa mới có câu:”Thủy là nguồn của Hỏa, Hỏa là chủ của Thủy” chính là vì Hỏa tuy bị Thủy khắc, nhưng có thể sinh ra Thổ mà chế ngự Thủy vậy.

  • Những nhà đã có Thủy khí cực mạnh mà vẫn tạo được sự cân bằng Thủy-Hỏa là những nhà đại phúc lộc, tài lộc, nhân đinh đều sẽ cực vượng.
  • Ngược lại, nếu không có sự cân bằng đó thì Thủy sẽ áp chế Hỏa, khiến cho nhà đó tuy giàu có nhưng thường hay bị rơi vào tình trạng cô đơn hay tuyệt tự.

Cho nên bếp đặt tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh thì hoặc là làm cho Thủy-Hỏa xung khắc, hoặc là làm cho Thủy-Hỏa mất quân bằng nên đều là vấn đề tai hại và cần phải tránh.

tu bep go doi thicong24h.com3
Cách bếp hợp phong thủy – hình minh họa

Ngoài ra, cũng cần tránh đặt bếp tại những vị trí sau:

  • Bếp nằm gần, hay đối diện với cửa ra vàoVì dễ làm cho tài lộc (và nhiều khi cả nhân đinh) suy bại. Tuy rằng đôi khi những vị trí này cũng có thể làm vượng nhân đinh, nhưng những trường hợp đó không nhiều. Nếu không thể nhất định phải có bình phong.
  • Bếp nằm gần, hay đối diện với cửa phòng ngủDễ làm cho người ngủ trong phòng tính tình nóng nảy, hay cáu giận, khó ngủ, nhiều khi còn bị hao tán tiền của, hoặc phát sinh ra nhiều bệnh tật (tùy theo phi tinh đến cửa phòng là sao gì).
  • Bếp nằm gần, hay đối diện, hoặc chung vách với bàn thờ(nhất là bàn thờ ông bà, tổ tiên) thì con cháu trong nhà dễ mắc nhiều bệnh tật, tai họa.
  • Bếp nằm ngay tại trung tâm điểm của căn nhà: Sẽ làm suy bại cả nhân đinh lẫn tài lộc.
  • Bếp nằm tại khu vực có Sơn tinh Ngũ Hoàng: Thì con cái thường yểu, hư hỏng, hỗn láo, bất hiếu (trừ khi Ngũ Hoàng là vượng khí của Sơn tinh thì không kể – chỉ ở vận 5).
  • Bếp nằm tại khu vực có Sơn tinh Nhị HắcNhà dễ có quả phụ (đàn bà góa chồng), trừ khi thế cục của căn nhà đã có hóa giải thì mới thoát khỏi, hoặc Sơn tinh Nhị Hắc là vượng khí thì lại làm vượng nhân đinh.
  • Bếp nằm tại những khu vực khác: Như có Hướng tinh số 9 (Cửu tử), hoặc có những cặp số 7 – 9, 9 – 7, 2 – 7, 7 – 2 thì không những là làm cho người trong nhà dễ nóng nảy, xung đột, hay bị đau tim, cao máu, mà còn làm hao tán tài lộc lớn, cũng như dễ gây ra hỏa hoạn (trừ khi 1 trong những số đó là vượng khí của Sơn tinh thì lại làm vượng nhân đinh, nên sẽ không bị những tai họa đó).

Vì vậy, 1 khi bếp đã được đặt ở vị trí tốt thì ngoài vấn đề tránh nằm sát vách với phòng tắm, hay gần (hoặc đối diện) với cửa phòng tắm, bếp cũng cần tránh nằm gần, hay đối diện với bồn rửa, cầu thang, hoặc nằm bên dưới cầu thang. Đó đều là những thiết kế xấu mà khiến cho nhân đinh trong nhà bị suy bại.

2.2.2 Hướng bếp hợp phong thủy

Hướng bếp là chủ về tài lộc. Nếu hướng bếp (phía lưng người nấu) có hướng tinh là sinh, vượng khí thì rất tốt cho tài lộc.

Hướng bếp tốt khi đặt bếp có hướng tinh là:

  • Nhất bạch (số 1 – Thủy): Được “Thủy hỏa ký tế” nên là bếp tốt.
  • Tam bích, tứ lục Mộc (số 3, 4 – Mộc): Mộc sinh hỏa nên cũng là bếp tốt.
  • Bát bạch (số 8 – Thổ): Hỏa sinh Thổ (bát bạch là cát tinh) nên là bếp tốt vừa.

Hướng bếp xấu khi đặt bếp có hướng tinh là:

  • Nhị hắc, Ngũ hoàng (số 2, 5 – Thổ): Cũng hỏa sinh thổ nhưng nhị hắc và ngũ hoàng là hung tinh nên là bếp xấu.
  • Lục bạch, thất xích (số 6, 7 – Kim): Hỏa khắc Kim nên là bếp xấu
  • Cửu tử (số 9 – Hỏa): Tuy là tị hòa nhưng vài trường hợp hỏa gặp hỏa –> Quá vượng thì không những là làm cho người trong nhà dễ nóng nảy, xung đột, hay bị đau tim, cao máu, mà còn làm hao tán tài lộc lớn, cũng như dễ gây ra hỏa hoạn. Vì vậy là bếp xấu.
  • Bếp ở vị trí có sơn hướng tinh kết hợp thành hỏa hậu thiên hay hỏa tiên thiên (2-7); (7-2); (7-9); (9-7)

Tuy nhiên, trong phong thủy nhà ở quan trọng nhất tạo sự cân bằng cân bằng Thủy-Hỏa. Vì vậy trước khi đặt bếp cần kiểm tra tổng thể phong thủy căn nhà đó xem mức độ cân bằng Thủy-Hỏa như thế nào để có cách đặt bếp hợp phong thủy nhất.

Về cầu thang và lối đi chiếu vào bếp thì lại cần coi tinh bàn như thế nào.
Đặt tinh bàn của nhà vào tâm của bếp.

  • Nếu hướng cầu thang hay lối đi chiếu vào có sinh, vượng khí của hướng tinh thì được coi là tốt.
  • Còn ngược lại nếu là suy tử khí của hướng tinh thì được coi là xấu.

10 kiêng kỵ trong phong thủy phòng bếp

1. Kiêng kỵ trong cách bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh.

Ngày nay, khi thiết kế nhà mọi người thường tận dụng tối đa diện tích sử dụng nhưng vô tình thiết kế bếp và nhà vệ sinh không phù hợp. Trong cách bố trí nhà bếp theo phong thủy, nhiều gia đình sẽ thiết kế nhà bếp đối diện nhà vệ sinh hoặc đặt nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà.

Nhà bếp đối diện nhà vệ sinh: Trước hết, nhà bếp là nơi nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nên cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Còn nhà vệ sinh là nơi nhiều vi khuẩn.

Các thành viên trong gia đình sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột nếu như thiết kế hai phòng này đối diện nhau. Ngoài ra, phòng bếp thuộc Hỏa, nhà vệ sinh thuộc Thủy.

Vì vậy, khi hai phòng bố trí đối diện nhau sẽ gây ra xung khắc, làm ảnh hưởng đến vận may và tiền tài của gia chủ.

Nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà: Theo phong thủy, vị trí trung tâm là vị trí đắc địa, vượng khí đều tập trung tại đây. Để không bị ảnh hưởng đến mọi đường sức khỏe, vận may, tiền tài, công danh… của mọi thành viên trong gia đình thì vị trí này cần thiết kế thoáng đãng, yên tĩnh sạch sẽ, cách bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh tại nơi trung tâm này là điều cực kỳ kiêng kỵ trong phong thủy nhà bếp.

Thường thì vị trí trung tâm nhà là vị trí tốt nhất để thiết kế xây dựng làm phòng khách. Như vậy, sẽ làm tăng nguồn vận khí cho mọi người trong gia đình.

2. Trong phong thủy nhà bếp, không nên dùng tạm các phòng khi chưa hoàn thành xây dựng để làm phòng bếp

Như đã nói ở trên, phòng bếp là nơi tượng trung cho tiền tài, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc,…của mọi người trong gia đình. Vì vậy phòng bếp không nên để tạm bợ.

Theo phong thủy nhà bếp, những phòng này chỉ nên làm phòng chứa đồ cũ để tránh ảnh hưởng sức khỏe, tiền tài của mọi người.

Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, Hỏa và Thủy là hai vận xung khắc với nhau nên khi bố trí hai căn phòng này, gia chủ cần đặc biệt lưu ý đến hướng của hai căn phòng này (Hướng tốt cho bếp: Đông Bắc, Nam và chính Tây).

Dưới đây là một số cách bố trí phòng bếp hợp phong thủy:

3. Không nên đặt bếp “Lộ Táo” 

Bếp là nơi nấu những món ăn ngon nuôi dưỡng con người, vì thế không nên để luồng khí từ ngoài bay thẳng vào. Nếu diện tích nhà giới hạn thì có thể đặt 1 bức bình phong hoặc 1 tấm rèm để ngăn cách.

Một điều quan trọng nhất là KHÔNG NÊN để bếp “lộ Táo”. Theo dân gian có câu: “Khai môn kiến Táo, tài phú đa hào”. Câu nói có nghĩa là đặt bếp ở hướng chính diện cửa ra vào, gia chủ sẽ mất nhiều tài lộc. 

Với người Việt Nam, Táo Quân hay gọi là ông Táo được người dân Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc.

Những vị thần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho nên anh chị tránh đặt bếp quá lộ liễu, đặc biệt là để ở hướng cửa chính. Nếu đặt ở hướng này, gia chủ sẽ có xu hướng thích ra ngoài nhiều hơn, dễ dính nhiều tệ nạn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

4. Phong thủy nhà bếp không được đối diện với cửa phòng ngủ.

Bếp đại diện cho tính hỏa, phòng ngủ thì cần sự mát mẻ, yên tĩnh, thoải mái, vì vậy khi thiết kế cửa phòng ngủ và cửa phòng bếp đối diện nhau sẽ gây sự khó chịu, bức bối, ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý của người trong phòng.

Ngoài ra, khói bếp, mùi thức ăn trong bếp tràn vào sẽ không tốt cho phong thủy phòng ngủ, khiến gia chủ căn phòng dễ rơi vào trạng thái chóng mặt, dễ bị kích động, cáu giận thường xuyên.

5. Không đặt nền phòng bếp cao hơn các phòng khác trong nhà

Nhiều người cho rằng nền bếp cao hơn nền phòng khách và được thiết kế với những bậc tam cấp sẽ tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà. Nhưng trên thực tế, đây là một sai lầm mà hiếm ai biết đến.

Theo phong thủy nhà bếp, đây là không gian nấu nướng nên sẽ không tránh khỏi việc ẩm thấp, phòng bếp có mùi.

Quan trọng nhất là trong quá trình nấu nướng có thể xảy ra những sự cố bất ngờ như: Đổ nước hoặc nước mắm, nước tương ra sàn dẫn đến việc các loại nước bẩn dễ dàng chảy xuống nền phòng khách gây mất vệ sinh.

Phòng bếp tượng trưng cho mệnh hỏa và nếu sàn cao hơn phòng khách thì hỏa khí trong nhà sẽ lan ra khắp các không gian khác như thế sẽ mất đi sự cân bằng âm dương cũng như sự cân bằng khí trong ngôi nhà.

Trong phong thủy nhà bếp, nên để mặt sàn bằng phẳng giữa hai phòng thì mọi thứ trong nhà sẽ ở mức độ cân bằng.

Vai trò của mọi không gian đều như nhau và các dòng khí trong nhà sẽ phân bổ đều cho các không gian, không tạo ra sự lấn lướt và mất cân bằng giữa các dòng khí.

– Xét về mặt thẩm mỹ: Việc thiết kế nền các phòng có độ cao khác nhau sẽ dễ làm cho ngôi nhà trở nên rối mắt, làm cho diện tích ngôi nhà bị hẹp, không có độ thoáng. Đặc biệt là đối với các phòng cần những không gian rộng rãi, thoáng mát như phòng bếp và phòng khách.

– Về mặt phong thủy: Khi đặt bếp sai hướng và bố trí bếp sai lệch thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tài vận.

6. Không nên xây nhà bếp dưới thanh xà ngang

Việc có một thanh xà ngang đặt ở phía trên trần nhà nhiều khi sẽ làm anh chị khó chịu. Trong phong thủy thì điều nay nên được hạn chế vì đặt bếp nấu dưới thanh xà sẽ dễ khiến cho gia chủ hao tài tốn của.

Cho nên anh chị nên chọn những mẫu nhà bếp nên hạn chế chọn những mẫu có xà ngang trên phòng bếp.

Bếp là nơi nấu nướng, những tiếng động, lửa sẽ khiến anh chị cảm thấy khó chịu, hay rơi vào tình trạng nhức đầu, mất ngủ. Chính vì vậy, anh chị càng không nên để điều đó phá đi giấc ngủ của mình. Hãy kê hướng đầu giường quay về hướng khác với bếp.

8. Không sử dụng ban công làm bếp nấu nướng

Đây là điều không thể, ban công là nơi có thể mang đến tài lộc cho gia đình, là công trình phụ của một ngôi nhà hay một căn hộ, cũng là một phần mang lại vẻ đẹp cho nơi ở của anh chị. Nếu như bếp được đặt ở ban công sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia đình.

9. Bếp KHÔNG NÊN đặt cạnh tủ lạnh, bồn rửa

Bếp thuộc Hỏa, tủ lạnh và bồn rửa thuộc Thủy, đây là hai yếu tố xung khắc với nhau. Thủy khắc Hỏa nên khi anh chị bố trí nội thất nhà bếp nên hạn chế đặt bếp nấu cạnh tủ lạnh và bồn rửa vì điều này có thể làm anh chị tổn hại về sức khỏe.

10. Cần TRÁNH sau bếp là khoảng không

Bếp cần có một điểm dựa vững chắc, không nên có khoảng không ở phía sau bếp. Hơn nữa phía sau bếp cũng không nên là cửa chính vì nếu ánh sáng chiếu vào quá nhiều cũng không tốt cho gia chủ. Nên hãy chú ý đến việc này.

Thiết kế nhà bếp tránh sau lưng là khoảng không

Trên đây là một số điều cấm kỵ trong phong thủy nhà bếp mà mọi người cần lưu ý để tránh mang lại những điều không may mắn cho mình và những người xung quanh.

Hi vọng với những chia sẻ trên, anh chị sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để sắp xếp, bố trí đồ nội thất và các căn phòng trong nhà hợp lý theo đúng phong thủy.

Xem thêm: 16 kiêng kỵ trong phong thủy phòng bếp

Qua bài viết: Phong thủy phòng bếp, cân bằng thủy hoả và các kiêng kỵ cần tránh nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu