Cách học phong thuỷ chuẩn nhất

Fengshui Master
2,2K

Nếu bạn là người quan tâm và thật sự muốn học Phong thuỷ thì bạn lên đọc kỹ bài viết này. Bài viết hơi dài, nhưng mục đích là muốn đưa ra một quy trình học phong thuỷ tốt nhất, nhanh nhất cho những ai muốn nghiên cứu thêm về bộ môn khoa học huyền bí này.

Khi học phong thủy để có một nền tảng kiến thức vững chắc, thì chúng ta phải học theo thứ tự sau:

1. Nghiên cứu về kinh dịch

Chắc chắn rồi, vì Kinh dịch là kiến thức cơ bản và cổ xưa nhất của tất cả các học thuyết trong lĩnh vực: Bói toán, Dự đoán, Phong thuỷ, Tử vi… Tất cả các môn phái, trường phái có thể nói đều lấy Kinh dịch làm gốc.

1.1 Kinh dịch là gì?

Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững“, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  • Bất dịch – Bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không đổi theo không gian và thời gian.
  • Biến dịch – Hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
  • Giản dịch – Thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

Tóm lại: 

  • Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
  • Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
  • Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

Các bạn có thể tải file PDF: Kinh dịch trọn bộ – tác giả: Ngô Tất Tố

1.2 Học Kinh Dịch như thế nào?

Học Kinh Dịch thường theo 2 cách phổ thông sau:

  • Cách thứ nhất: Học phần Kinh nghĩa trước – Kinh nghĩa chính là những lời quẻ lời hào. Học theo lối này là một vài ngày đọc 1 quẻ, cố gắng từ hào từ, quẻ từ để tìm ý thật của cổ nhân, những điều mà cổ nhân muốn nói về từng quẻ…
  • Cách thứ 2: Đây là cách trực tiếp nhất, đi vào học bói theo Kinh Dịch Lục Hào  hoặc bói theo Mai Hoa Dịch Số, từ việc dùng bói để chiêm nghiệm ra sự vật sự việc thì nâng cao 1 bước là thế nếu dùng nguyên quẻ đó, mà không dùng Lục Hào hay Mai Hoa, thì có đoán ra được như vậy không…

Học Kinh Dịch trên cơ bản sẽ có 2 cách tiếp cận như vậy. Mọi người có thể tùy chọn theo sở thích cá nhân của mình. Dưới đây là vài lời chia sẻ về kinh nghiệm học bói Kinh Dịch Lục Hào của học giả Giả Bỉnh Nhiên, mọi người có thể tham khảo thêm khi rảnh rỗi…

Xem thêm: 

2. Học tổng quát các trường phái về phong thủy. 

2.1 Phái LOAN ĐẦU

– Dùng để tìm địa hình địa thế đẹp, hợp phong thủy, để đặt mộ, đặt nhà
– Thế phải xem xét đủ : thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước, minh đường
– Nhà phải tựa sơn hướng thủy
– Phái này không giải thích được tại sao có nhà nhìn về núi, sau lại có ao hồ mà vẫn phát. Có nhà đường trọc thẳng vào nhà mà vẫn phát, sức khỏe tốt 

2.2 Phái BÁT TRẠCH

– Quan trọng nhất là trạch mệnh chủ nhà
–  Chủ nhà phải ở hướng tốt : sinh khí, phúc đức, diên niên
–  Bếp tọa hung hướng cát : ngồi chỗ xấu để đốt cái xấu và hướng về cái tốt
–  Nhưng phái này không giải thích được có Nhà chủ nhà ở hướng tuyệt mạng, bếp tọa cát mà vẫn Phát 

2.3 Phái DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU

– Gồm có 3 yếu tố quan trọng : Môn – Chủ – Táo
– Nhà chia ra : tịnh trạch, động trạch,biến trạch, hóa trạch
– Chủ nhà phải ăn theo ngôi nhà, phái này tính cả các thành viên trong gia đình, không như Bát Trạch chỉ mỗi chủ nhà
– Bếp theo ngôi nhà chứ không theo chủ nhà. Bếp phải tọa cát hướng cát
– Nhưng phái này không giải thích được: Nhà + chủ nhà + Bếp bố trí chuẩn rồi nhưng vẫn ốm đau, làm ăn vẫn suy
– Rồi phái này và Bát Trạch cãi nhau không ngừng về việc Đặt Bếp 

2.4 Phái KHÍ

– Chính là nguyên lý Tụ Khí và Tán Khí
– Nhà có nhiều cửa thông nhau thì hút gió, khí lưu thông mạnh, dễ bị ốm, tiền tài không tụ
– Nhà không nên có nhiều cửa quá: vì nhiều cửa khí ra vào nhà không thống nhất, sẽ loạn khí và không tụ được khí
– Phòng ngủ phải thoáng, được cấp khí mới: nhà chia lô, các phòng sau nhà hay bị bịt kín, chỉ có 1 cửa ra vào phòng từ hành lang cầu thang, nên khí bị tù
– Chúng ta ở trong ô tô 5 phút không bật quạt hút gió đã thấy khó thở. Phòng ngủ của chúng ta tạm tính có thể tích gấp khoảng 40 lần ô tô, thì chúng ta ngủ trong đó 5×40 = 200 phút = 3h20 phút là khó thở. Mà vào mùa đông chúng ta ngủ nướng thì 8 tiếng, vậy 4 tiếng còn lại là ngột ngạt rồi
– Nhưng phái này cũng không giải thích được tại sao dù phòng trong của nhà chia lô không thoáng như phòng ngoài mà người ở phòng ngoài hay bị ốm bị họa hơn 

2.5 Phái HUYỀN KHÔNG PHI TINH

– Căn cứ vào Cửu tinh, Tam Nguyên cửu vận, lập tinh bàn.
– Kết hợp với 4 phái trên luận đoán như Thần
– Phái này không dùng Lục Thập Hoa Giáp để tính ngũ hành cho mỗi ngưởi
– Phái này phải kết hợp với Tứ Trụ để lấy Ngũ Hành của từng người thì mới đạ hiệu quả cao 

Xem thêm: Huyền Không Phi Tinh toàn tập

2.6 Phái TAM HỢP

– Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch có tương hợp hay không. Với thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn thuỷ đến thủy đi, thuỷ đến chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử. Thuỷ đi chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng.
– Là trường phái được áp dụng cho âm trạch ( phần mộ ), nhưng hiện  nay nhiều người theo phái này cũng chuyển biến áp dụng cho dương trạch ( nhà cửa, cơ quan, văn phòng…) 

2.7 Phái CẢM XẠ

– Là trường phái dùng một số dụng cụ là con lắc, đũa từ, súng từ có gắn ăng ten và đèn chiếu. Với mục đích đo và tìm ra các vùng năng lượng cao thấp, xấu tốt.
– Đa số những người theo phái này đều học Nhân Điện. 

2.8 Phái TỨ TRỤ

– Là 1 bộ môn đoán mệnh rất hiệu nghiệm, như các bộ môn Tử Vi, Chu Dịch, Độn Giáp…
– Tứ Trụ gồm : Năm – Tháng – Ngày – Giờ. Có 4 thiên can, 4 địa chi : phân ra ngũ hành Kim Mộc THủy Hỏa THổ
– NGũ hành nào THừa Thiếu trong bản mệnh để áp vào Phong Thủy, cũng để luận đoán vô cùng chính xác

Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về Loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. Các phái có nhiều nhưng tựu trung đều xoay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhất người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm.

3. Học Phong thuỷ cao cấp

3.1 Học phong thuỷ địa lý theo Thiên – Địa – Nhân

Tiếp là học Phong thủy địa lý phân ra theo Thiên – Địa – Nhân như thế nào? Đâu là trường phái xem Thiên, đâu là trường phái xem Địa, và đâu là trường phái xem Nhân. Phối hợp Thiên – Địa – Nhân như thế nào. Bởi đa số bây giờ mọi người chỉ học và đọc những kiến thức cơ bản, ví dụ xem theo Nhân (người) chỉ tính ngũ hành theo năm sinh và các áp dụng phong thủy đều theo năm sinh. Mọi người cũng thường chỉ tính mình tuổi con giáp nào và có hợp nhau hay không, có bị vào những bộ xung không (gồm: Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu Mùi), nhưng ít khi người ta luận tới sự hợp xung hay phá của Thiên can.

3.2 Học tử vi, Tử bình

Một thầy phong thủy giỏi đương nhiên phải là thầy lá số giỏi. Như một Kiến trúc sư, ngoài tài năng về kiến trúc, nội thất thì phải biết thêm về Phong thuỷ, Ngũ hành, Mệnh lý… Nếu không rất có thể bản thiết kế đó trên thực tế sẽ có nhiều sạn. Không thể nói là bản thiết kế chất lượng.

3.3 Học cách xem ngày

Một điểm nữa là cần học về xem ngày đẹp. Thầy phong thủy mà không biết xem ngày đẹp thì dù có chọn hướng tốt, nhưng ngày giờ khởi sự không tốt, thì mọi việc cũng thất bại. Một người sản xuất và kinh doanh giỏi, mà chọn sai thời điểm bán hàng thì đương nhiên cũng sẽ chẳng ăn thua. Ví dụ, các mẫu mã và chất lượng của quần áo mùa Đông rất đẹp, nhưng bày bán vào mùa Hè thì chẳng ai mua.

Hiện nay, mọi người xem ngày đẹp cũng chỉ biết những điều cơ bản là ngày Hoàng đạo, Hắc đạo, 12 trực. Có khi, người ta còn xem mệnh của ngày có sinh khắc với mệnh của người hay không. Có nhiều người ứng dụng đến Nhị thập bát tú là đã thấy khó khăn và không hiểu hết. Như vậy, khi ứng dụng xem tốt, xấu theo các sao còn khó khăn hơn rất nhiều. Mà số lượng sao lên đến hàng trăm thì phải những người đủ duyên cơ, căn mệnh thì mới vận hành chuẩn xác được.

4. Kết luận

Như vậy, chúng ta cũng có một cách nhìn tổng quan về cách học phong thủy rồi nhỉ. Có quá nhiều kiến thức phải không? Có lẽ nhiều người thấy nản rồi nhỉ. Nhưng sự thật mãi là sự thật: “Không có cái gì là đơn giản và dễ dàng, Tri thức mênh mông luôn cần phải cố gắng“.

Chúc các bạn thành công!

Qua bài viết: Cách học phong thuỷ chuẩn nhất nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu