4 Cách đặt Bếp theo phong thủy mang lại hiệu quả tốt nhất

Fengshui Master
284

Mỗi trường phái khác nhau đều có quan điểm về Phong thủy phòng bếp khác nhau. Hôm nay Lý Khí Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn cách đặt bếp theo phong thủy để bạn tham nghiệm. Theo dõi cùng lykhi.com nhé!

1. Các cách đặt Bếp theo phong thủy hiệu nghiệm nhất

Theo học thuyết của Phong thủy thì “Di yên hạ hỏa” (phép đặt bếp) có 4 cách đặt như sau:

  1. Đặt Bếp vào vị tốt trong bát cung (chiếm 5 điểm): Chọn các cung tốt trong bát cung (Lộc, Mã, Quý Nhân. Chưa có gia đình có thể đặt ở Đào hoa, Thiên Mã).
  2. Đặt Bếp tại các Sơn tốt (chiếm 3 điểm):
  3. Đặt Bếp theo vòng lục diệu: Nhất long, Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, Lục Trận. Trong đó:
    • Nhất Long, Tứ Hổ là cát
    • Các cung còn lại là hung.
  4. Đặt Bếp theo toạ sơn của nhà để tính, không căn cứ vào toạ sơn của phòng bếp. Trường hợp bếp nằm thành nhà riêng tách rời độc lập, khác mái với nhà thì tính cung của nhà bếp riêng (cũng chia nhà bếp thành 9 cung và tính toán như tính với một cái nhà). Vị trí của nhà bếp nằm riêng này căn cứ vào toạ, hướng của nhà chính để chia thửa đất thành 9 cung và chọn cung tốt về huyền không và không có các thần sát xấu mà dựng bếp.
Cách đặt bếp theo phong thủy

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết 4 cách đặt Bếp theo phong thủy dưới đây nhé!

2. Bốn cách đặt Bếp theo Phong Thủy

2.1 Cách đặt Bếp theo phong thủy dựa vào Vị tốt của bát cung (Khai môn điểm thần sát)

2.1.1 Khai môn điểm thần sát là gì?

Khai môn điểm thần sát là phương pháp dựa vào tọa, hướng của nhà, và vị trí cửa để xác định địa khí ở vị trí nào trong nhà là tốt hoặc xấu.

Phép tìm Địa khí, một phép linh diệu trong Phong Thủy. Để tìm được Địa khí các nhà Phong Thủy phải Phân kim Hướng nhà và Cửa – Đại Môn, Ngoại môn.

Khai môn điểm thần sát

Nếu theo phân kim Đại môn, Ngoại môn, theo chủ Địa khí và Môn khí mà cửa hay cổng được: Lộc, Mã, Quý nhân lại gặp thêm Hoan lạc hay Phúc đức, hoặc các sao tốt trong vòng sao Phúc Đức, tránh bị Đại Sát, Thiên hình, Vô tự…lâm Môn là ngôi nhà có Cửa, cổng hoàn hảo.

—>Xem chi tiết về Khai môn điểm thần sát<—

2.1.2 Cách đặt bếp theo Khai môn điểm thần sát

Theo Khai môn điểm thần sát của tác giả Trần Mạnh Linh thì một ngôi nhà sẽ được chia làm 8 cung (8 vị trí cũng là 8 hướng nhà), trong đó mỗi cung sẽ có hoặc không có các thần sát sau:

Thiên lộc, Âm Quí, Dương quí, Thiên Mã, Đào Hoa, Ất Mão, Đại sát, Thiên Hình, Độc hỏa.

Bạn lên chọn các cung tốt trong cửu cung để đặt Bếp trong đó:

  • Cung tốt để đặt bếp : Lộc, Mã, Quý Nhân. Chưa có gia đình có thể đặt ở Đào hoa, Thiên Mã.

Ví dụ về 8 cung an Thần sát theo phong thủy huyền không.

Phong thủy khai môn điểm thần sát
8 cung Thần sát theo phong thủy khai môn

Các bạn có thể tham khảo thêm Ý nghĩa của các Thần Sát ở đây

2.1.3 Lưu ý quan trọng trong cách đặt bếp theo phong thủy Khai môn

  • Bếp ra Phúc tinh: là tốt nhất, vị trí này phù hợp với bếp có Mộc dưỡng Hoả như nguồn dưỡng mệnh. Nếu lại được âm dương Quý nhân hợp cách nữa thì có thể chế ngự được hung sát, tăng cường phúc khí cho ngôi nhà.
  • Bếp ra Quý tinh: cũng như Phúc tinh, Quý tinh có Mộc khí nuôi dưỡng táo hoả quý hoá như viên ngọc châu gia truyền linh bảo trong nhà. Nếu được cùng âm dương Quý nhân hợp cách nữa thì chủ quý hiển vinh hoa, giải trừ hung hoạ, chế phục cát tinh. Nếu đã đủ các yếu tố đã nêu mà lại ra vào cung tử tức nữa thì là phép dùng hoả cầu tự.

Phép này các bậc tiền nhân đã dùng, linh diệu thật khó lường.

  • Bếp ra Thọ tinh: tức phép lấy chân hoả hậu thiên bổ khuyết cho hoả hầu tiên thiên mà kéo dài tuổi thọ. Phép này nếu được cùng với thái cực Đào hoa ra vào cung Diên thọ là cầu thọ pháp.
  • Bếp ra Tài tinh: là vị trí được đánh giá thấp nhất trong 4 vị trí cát, nó chủ về phát tài lộc. Lấy tài tinh là dùng nguyên lý “Ngã khắc giả vi tài”, dùng hoả đốt chảy nguyên tinh chân phách mà dẫn nhập thành tài. Nói cách khác là cách này dùng chân hoả hậu thiên hỗ trợ đốt chảy nguyên tinh (phách) của chính mình mà dẫn nhập biến thành tài.

Cũng tựa như một người hút lấy tuỷ cốt của mình để mà ăn. Tài quá vượng thì tự đốt cháy hết phách, con cháu không được nhờ, không được hưởng gì.

2.2 Cách đặt bếp theo phong thủy dựa vào Sơn hướng (Huyền không phi tinh)

2.2.1 Huyền không phi tinh là gì

Huyền không phi tinh là một trong các trường phái phong thủy phổ biến và có tính ứng dụng cao nhất trong Phong thủy học. Huyền không phi tinh dựa vào thời gian (theo thuyết Tam nguyên cửu vận) và sự di chuyển của 9 con số theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).

Có thể nói Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Và có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ vì vậy dựa vào Cửu tinh ta sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là bản chất của trường phái Phong thủy Huyền Không Phi tinh.

—>Xem thêm Huyền không phi tinh toàn tập<—

Theo Huyền Không thì nơi để bếp chủ về sức khỏe và nhân đinh. Bếp đặt vào cung có Sơn tinh là sinh, vượng khí, sẽ làm cho người nhà khỏe mạnh, con cái mau thành đạt.

Khi bếp được đặt ở vị trí sơn tinh là sinh khí hay vượng khí thì nhân đinh vượng. Nhân đinh vượng ở đây không có nghĩa là làm tăng thêm nhân số trong gia đình, mà có nghĩa là “Làm cho vợ chồng hòa thuận, con cái thông minh, ngoan hiền, mọi người trong nhà mạnh khỏe, thành đạt“.

Xem thêm: Thế nào là suy, thế nào là vượng

2.2.2 Cách đặt bếp theo Huyền không phi tinh

Hai trường hợp cần đặc biệt lưu ý về vị trí đặt bếp như sau:

  • Trường hợp thứ 1: Nhà có “Vượng thủy”, Bếp cần đặt ở vị trí mà Sơn tinh là Sinh khí, Vượng khí.

Ví dụ: Nhà có “Thủy cục” vượng, Bếp cần đặt ở vị trí mà Sơn tinh có Sinh khí, Vượng khí.

Nhà ở có cổng, cửa vừa lớn, vừa đắc sinh, vượng khí, mà chung quanh nhà lại có sông, hồ, biển lớn… cũng đắc sinh, vượng khí. Theo Huyền không phi tinh thì “Thủy cục” của nhà đó cực vượng. Lúc này, dù phong thủy phòng bếp có được tính toán, bố trí hoàn bị đến đâu đi nữa (như Bếp cách xa buồng tắm, bồn rửa chén, bể nước…, Bếp không đối diện cửa). Thì nhà đó vẫn sẽ bị vượng Thủy. Và mất sự cân bằng của Thủy-Hỏa. Khiến cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình không tốt.

Cho nên muốn lập lại được thế cân bằng Thủy-Hỏa cho căn nhà đó thì bếp cần phải được đặt tại những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh, có như thế thì vượng Thủy của căn nhà mới được chế ngự, và Hỏa mới không còn bị Thủy lấn áp. Lý do là vì Sơn tinh (bất kể phi tinh là hành gì) một khi là sinh, vượng khí đều lấy Thổ (núi) làm đầu (cũng như Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng cũng đều lấy Thủy làm trọng).

Một khi Thủy khí của căn nhà quá mạnh, Hỏa khí của bếp không địch nổi, gây tổn hại đến sức khỏe của các thành viên sống trong nhà đó. Vì vậy cần đặt bếp tại nơi có vượng khí của Sơn tinh, tức là mượn sức Thổ mà kềm chế Thủy. Lại còn lấy Hỏa (của bếp) sinh Thổ, khiến cho Thổ khí đã vượng lại còn được sinh, có như thế mới đủ sức chế ngự Thủy mà tái lập lại thế quân bình Thủy-Hỏa.

tu bep go doi thicong24h.com2
Cách bếp hợp phong thủy – hình minh họa
  • Trường hợp 2: Nhà “Vượng sơn”, Bếp cần đặt ở vị trí mà hướng tinh là suy khí hay tử khí.

Với trường hợp nhà có cách cục “Vượng Sơn” thì thì đặt bếp ở vị trí có sơn tinh là suy khí hay tử khí nhưng có hướng tinh là sinh khí, vượng khí.

Một sai lầm vô cùng nguy hại trong phong thủy phòng bếp đó là khi: Nhà vượng sơn nhưng lại đặt Bếp ở những khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí. Đây là 1 sai lầm tai hại vì đem bếp (Hỏa) vào đặt tại chỗ có vượng Thủy, khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc mà làm hao tổn cả Tài-Đinh.

Chính vì vậy nên trong “Thẩm thị Huyền không học” mới nhắc nhở phải tránh đặt bếp nơi chỗ có vượng khí.

  • Nếu nơi này có thêm bồn rửa chén hoặc bể nước… thì tài sẽ vượng nhưng đinh không vượng.
  • Còn nếu bếp đạt được những điều kiện tiêu chuẩn như xa lánh thủy, hoặc bếp lớn, được xử dụng thường xuyên… thì nhà tuy đông người nhưng tài lộc suy sụp.

Vì vậy nên người xưa mới có câu:”Thủy là nguồn của Hỏa, Hỏa là chủ của Thủy” chính là vì Hỏa tuy bị Thủy khắc, nhưng có thể sinh ra Thổ mà chế ngự Thủy vậy.

  • Những nhà đã có Thủy khí cực mạnh mà vẫn tạo được sự cân bằng Thủy-Hỏa là những nhà đại phúc lộc, tài lộc, nhân đinh đều sẽ cực vượng.
  • Ngược lại, nếu không có sự cân bằng đó thì Thủy sẽ áp chế Hỏa, khiến cho nhà đó tuy giàu có nhưng thường hay bị rơi vào tình trạng cô đơn hay tuyệt tự.

Cho nên bếp đặt tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh thì hoặc là làm cho Thủy-Hỏa xung khắc, hoặc là làm cho Thủy-Hỏa mất quân bằng nên đều là vấn đề tai hại và cần phải tránh.

Ngoài ra, cũng cần tránh đặt bếp tại những vị trí sau:

  • Bếp nằm gần, hay đối diện với cửa ra vàoVì dễ làm cho tài lộc (và nhiều khi cả nhân đinh) suy bại. Tuy rằng đôi khi những vị trí này cũng có thể làm vượng nhân đinh, nhưng những trường hợp đó không nhiều. Nếu không thể nhất định phải có bình phong.
  • Bếp nằm gần, hay đối diện với cửa phòng ngủDễ làm cho người ngủ trong phòng tính tình nóng nảy, hay cáu giận, khó ngủ, nhiều khi còn bị hao tán tiền của, hoặc phát sinh ra nhiều bệnh tật (tùy theo phi tinh đến cửa phòng là sao gì).
  • Bếp nằm gần, hay đối diện, hoặc chung vách với bàn thờ(nhất là bàn thờ ông bà, tổ tiên) thì con cháu trong nhà dễ mắc nhiều bệnh tật, tai họa.
  • Bếp nằm ngay tại trung tâm điểm của căn nhà: Sẽ làm suy bại cả nhân đinh lẫn tài lộc.
  • Bếp nằm tại khu vực có Sơn tinh Ngũ Hoàng: Thì con cái thường yểu, hư hỏng, hỗn láo, bất hiếu (trừ khi Ngũ Hoàng là vượng khí của Sơn tinh thì không kể – chỉ ở vận 5).
  • Bếp nằm tại khu vực có Sơn tinh Nhị HắcNhà dễ có quả phụ (đàn bà góa chồng), trừ khi thế cục của căn nhà đã có hóa giải thì mới thoát khỏi, hoặc Sơn tinh Nhị Hắc là vượng khí thì lại làm vượng nhân đinh.
  • Bếp nằm tại những khu vực khác: Như có Hướng tinh số 9 (Cửu tử), hoặc có những cặp số 7 – 9, 9 – 7, 2 – 7, 7 – 2 thì không những là làm cho người trong nhà dễ nóng nảy, xung đột, hay bị đau tim, cao máu, mà còn làm hao tán tài lộc lớn, cũng như dễ gây ra hỏa hoạn (trừ khi 1 trong những số đó là vượng khí của Sơn tinh thì lại làm vượng nhân đinh, nên sẽ không bị những tai họa đó).

Vì vậy, 1 khi bếp đã được đặt ở vị trí tốt thì ngoài vấn đề tránh nằm sát vách với phòng tắm, hay gần (hoặc đối diện) với cửa phòng tắm, bếp cũng cần tránh nằm gần, hay đối diện với bồn rửa, cầu thang, hoặc nằm bên dưới cầu thang. Đó đều là những thiết kế xấu mà khiến cho nhân đinh trong nhà bị suy bại.

(nguồn: thicong24h.com)

2.3 Cách đặt Bếp theo vòng lục diệu

Trong cách đặt bếp của các bậc thầy về Phong thủy thì vị trí của bếp được coi trọng. Phong thủy học truyền thống cho rằng bếp phải “tàng phong tụ khí”. Khí tụ thì phúc đến. Trong đó Phương pháp về đặt bếp theo Lục diệu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

Nhất Long – Nhị Vũ – Tam Âm – Tứ Hổ – Ngũ Xà – Lục Trận. Trong đó:

  • Nhất Long: Cát.
  • Nhị Vũ: Hung.
  • Tam Âm: Hung.
  • Tứ Hổ: Cát.
  • Ngũ Xà: Hung.
  • Lục Trận: Hung.

Đặt bếp cần căn cứ vào Tọa Sơn ngôi nhà. Nếu bếp tách hẳn ra khỏi nhà thì xác định theo tọa Sơn của nhà bếp.

2.3.1 Nhà tọa các sơn (8 sơn): Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Giáp, Canh, Nhâm, Bính.

Ta có các cung: Nhâm, Tý – Nhất Long; Quý, Sửu – Nhị Vũ; Cấn, Dần – Tam Âm; Giáp, Mão – Tứ Hổ; Ất, Thìn – Ngũ Xà; Tốn, Tỵ – Lục Trận; Bính, Ngọ – Nhất Long; Đinh, Mùi – Nhị Vũ; Khôn,Thân – Tam Âm; Canh, Dậu – Tứ Hổ; Tân, Tuất – Ngũ Xà; Càn, Hợi – Lục Trận.

Lưu ý :

  • Tọa Mão kị cung Nhâm, Tý phạm Đào hoa sát.
  • Tọa Ngọ kị cung Giáp, Mão phạm ( Đào hoa sát.
  • Tọa Dậu kị cung Bính, Ngọ phạm Đào hoa sát.
  • Tọa Tý kị cung Canh, Dậu phạm Đào hoa sát.

Cách tính như sau:

Nhà toạ NHÂM, TÝ, BÍNH, NGỌ, GIÁP, MÃO, CANH, DẬU khởi Nhất Long tại NHÂM TÝ, sau chạy thuận cứ hai sơn một cung Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, Lục Trận Nhà toạ CẤN, DẦN, KHÔN, THÂN, TỐN, TỊ, CÀN, HỢI khởi Nhất Long tại QUÝ SỬU. Nhà toạ ẤT, THÌN, CANH, TUẤT, QUÝ, SỬU, ĐINH, MÙI khởi Nhất Long tại CÀN HỢI. Đông tứ mệnh đặt Nhất long tốt hơn. Tây Tứ mệnh đặt Tứ hổ tốt hơn Bảng lập sẵn để tra 

Đặt bếp theo vòng lục diệu
Đặt bếp theo vòng lục diệu

2.3.2 Nhà tọa các sơn (8 sơn): Dần, Thân, Tị, Hợi, Càn, Khôn,Cấn, Tốn.

Ta có các cung:

  • Nhâm, Tý – Lục Trận;
  • Quý, Sửu – Nhất Long;
  • Cấn, Dần – Nhị Vũ;
  • Giáp, Mão – Tam Âm;
  • Ất, Thìn – Tứ Hổ; Tốn, Tị – Ngũ Xà;
  • Bính, Ngọ – Lục Trận;
  • Đinh, Mùi – Nhất Long;
  • Khôn,Thân – Nhị Vũ; Canh,
  • Dậu – Tam Âm; Tân,
  • Tuất – Tứ Hổ; Càn,
  • Hợi – Ngũ Xà.

Lưu ý :

  • Tọa Khảm (Nhâm, Tý, Quý) kị cung Thìn vì phạm Bát sát (Thổ khắc Thủy).
  • Tọa Khôn (Mùi, Khôn, Thân) kị cung Mão vì phạm Bát sát (Mộc khắc Thổ).
  • Tọa Chấn (Giáp, Mão, Ất ) kị cung Thân vì phạm Bát sát (Kim khắc Mộc).
  • Tọa Tốn (Thìn, Tốn, Tị) kị cung Dậu vì phạm Bát sát (Kim khắc Mộc).
  • Tọa Càn (Tuất, Càn, Hợi) kị cung Ngọ vì phạm Bát sát (Hỏa khắc Kim).
  • Tọa Đoài (Canh, Dậu, Tân) kị cung Tị vì phạm Bát sát (Hỏa khắc Kim).
  • Tọa Ly (Bính, Ngọ, Đinh) kị cung Hợi vì phạm Bát sát (Thủy khắc Hỏa).

2.3.3 Nhà tọa các sơn (8 sơn): Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Ất, Tân, Đinh, Quý.

Ta có các cung:

  • Nhâm, Tý – Nhị Vũ;
  • Quý, Sửu – Tam Âm;
  • Cấn, Dần – Tứ Hổ;
  • Giáp, Mão – Ngũ Xà;
  • Ất, Thìn – Lục Trận;
  • Tốn, Tị – Nhất Long;
  • Bính, Ngọ – Nhị Vũ;
  • Đinh, Mùi – Tam Âm;
  • Khôn,Thân – Tứ Hổ;
  • Canh, Dậu – Ngũ Xà;
  • Tân, Tuất – Lục Trận;
  • Càn, Hợi – Nhất Long.

2.3.4 Lưu ý khi đặt bếp

Trong phép đặt bếp thì ta cần lưu ý tránh các vị trí như sau:

  1. Tránh bát sát Hoàng tuyền
  2. Tránh Tác táo hung nhật
1. Lưu ý về sát Hoàng tuyền:
  • Canh Đinh Khôn thượng thị Hoàng tuyền,
  • Ất Bính tu phòng Tốn thủy tiên
  • Giáp Quý hướng trung ưu kiến Cấn,
  • Tân Nhâm thủy lộ phạ đương Kiền”.

Ví dụ: Nhà tọa Ất hướng Tân. Vị trí tốt đặt bếp tại Cấn, Dần được Tứ Hổ; Tại cung Tốn hoặc cung Tị được Nhất Long. Tuy nhiên theo khẩu quyết Hoàng Tuyền thì: “Ất, Bính tu phòng Tốn thủy tiên”. Nên phải đặt bếp tại Tị để tránh Hoàng tuyền (Tốn). Hoặc đặt bếp tại các cung Cấn, cung Dần.

2. Tác táo hung nhật:

Tuyệt yên Hỏa: (đặc biệt kị an táo, di táo)

  • Chánh thất thìn tuất mạc phân cư
  • Nhị bát tị hợi hương đồng kị
  • Tam cửu tý ngọ hưu quy hỏa
  • Tứ thập sửu mùi bất kham vi
  • Ngũ thập nhất nguyệt dần thân nhật
  • Lục thập nhị nguyệt mão dậu ương.
  • Di cư nhập trạch quân tu kí.
  • Phạm trù táo diệt nhân đa nguy”.
  • Kị an cư, nhập trạch, tác táo, tạo diêu, liệu bệnh, kết hôn nhân, tu tác ốc, an táng, di trạch.
  • Thiên Hỏa: ‘Dần, ngọ, tuất nguyệt tý nhật; hợi, mão, mùi nguyệt mão nhật; thân, tý, thìn nguyệt ngọ nhật; tị, dậu, sửu nguyệt dậu nhật.’ Kị tu tạo, khởi tạo, tu phương, cái ốc, hợp tích, chủng thực, thượng lương, an môn, tác táo, an táo, nhập trạch, xuất hỏa, tài y, xá vũ; hung!
  • Nguyệt Hỏa:
    • Chánh nguyệt độc hỏa gia Tị phi
    • Nhị thần tam mão tứ hổ thị.
    • Nhất nguyệt nhất vị nghịch chi cầu.
    • Chạp nguyệt nguyên lai phùng ngọ vị”.
    • Kị khởi tạo, châm cứu, cái ốc, tác táo.

Trên đây là một số bài ca quyết về những cấm kị khi an vị Táo của người xưa. Ngoài ra còn có rất nhiều kiêng kị khác khi an Táo mà trong các lịch cổ còn lưu truyền. Khi an vị Táo cần xem ngày kén giờ tốt có những cát thần như: Thiên xá, Thiên hỉ, Thiên ất Quý nhân, Thiên đức, Thiên đức hợp, Thiên tài, Thiên giải, Thanh long Hoàng đạo…

2.4 Cách đặt bếp theo vòng du niên bát trạch

Tiếp theo Lý Khí xin chia sẻ cách đặt bếp theo phong thủy dựa vào Vị và Hướng cát theo vòng du niên bát trạch.

Theo học thuyết của Bát trạch minh cảnh thì ngôi nhà được chia thành 8 VỊ và 8 HƯỚNG như sau: Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y, Phục VịTuyệt mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát. Trong đó:

  • Hướng tốt: Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y, Phục Vị
  • Hướng xấu: Tuyệt mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát
Hướng bếp là hướng lưng người nấu
Hướng bếp là hướng lưng người nấu

Vì vậy Bạn cần đặt bếp vào các vị tốt và hướng tốt. Trong trường hợp không được hướng thì phải được VỊ tốt.

Làm sao để tra trạch mệnh (quẻ trạch) của mình là Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch? Các bạn có thể tra theo bảng bên dưới.

menh cung sinh va cung phi bat trach

Sau khi biết được trạch mệnh của mình thì Bạn tra tiếp bảng dưới đây để biết hướng tốt và vị tốt của mình theo năm sinh nhé.

bat trach minh canh 3

Lưu ý: Trường hợp vợ chồng có trạch mệnh khác nhau thì có thể lấy hợp với vợ để san sẻ cái tốt cho vợ, nhất là đối với người vợ nhiều bệnh tật.

Kiêng kỵ khi đặt Bếp theo phong thủy

  • Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát.
  • Kỵ bếp trực xung với cổng và cửa nhà: chủ về hao tài, sinh ra ăn uống tụ tập, trẻ em lười học.
  • Kỵ thuỷ hoả tương xung: bếp cạnh nước, hoặc trên hoặc dưới nơi chứa nước (cách khoảng 80cm là được).
  • Kỵ xú uế: chủ trong nhà có bệnh tật, ốm đau, sức khoẻ kém (nhà có mùi không khí tanh khoảng 10 đến 30 ngày dễ có tang).
  • Kỵ bị thực khí xung xạ đè nén (trên có dầm nhà, góc chéo dưới gầm cầu thang, góc nhọn chiếu vào bếp…): chủ nhà bế tắc không hanh thông.

Những vị trí cần phải kiêng tránh đặt bếp:

  • Nhà toạ Càn kiêng đặt bếp tại Bính.
  • Nhà toạ Cấn kiêng đặt bếp tại Ất.
  • Nhà toạ Đoài, Khôn kiêng đặt bếp tại Quý.
  • Nhà toạ Chấn, Tốn kiêng đặt bếp tại Canh.
  • Nhà toạ Khảm, Ly kiêng đặt bếp tại Giáp.

Ngoài ra thì tùy vào mệnh của chủ nhà cũng kiêng vị trí của nhà như vậy.

Ví dụ:

  • Chủ nhà mệnh Đoài thì kiêng nhà đặt (lưng nhà) tại Quý.
  • Chủ nhà mệnh Khảm thì kiêng đặt nhà (lưng nhà) tạo Giáp

3. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách đặt Bếp theo Phong thủy mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân thì bạn lên đặt Bếp theo Khai môn điểm thần sát hoặc theo Huyền không phi tinh. Bởi tính ứng nghiệm của 2 trường phái ở trên được nhiều nhà nghiên cứu về phong thủy xác nhận là tốt nhất.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn có được Phòng Bếp hợp phong thủy nhất, mang lại nhiều tài lộc và sức khỏe cho cả nhà!

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm về: Phong thủy phòng bếp và 28 kiêng kỵ khi đặt bếp để đón tài lộc và sức khoẻ.

Hoặc nâng cao hơn về phong thủy phòng bếp bạn tham khảo thêm bài viết sau: Phong thủy phòng bếp, cân bằng thủy hoả và các kiêng kỵ cần tránh

Qua bài viết: 4 Cách đặt Bếp theo phong thủy mang lại hiệu quả tốt nhất nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu