Phong thủy Âm trạch Toàn Tập [5 bài viết]

Fengshui Master
2,6K

Thuyết phong thủy chia thành 2 lĩnh vực chính gồm. Phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch. Phong thủy âm trạch thì nghiên cứu các yếu tố chủ yếu về long mạch và mộ phần. Hôm nay Lý khí xin mạn phép chia sẻ với quý vị về phong thủy âm trạch tổng quát.

Để hiểu về phong thủy âm trạch thì các bạn nên đọc hết bài viết này. Tuy kiến thức chỉ là tổng quát nhưng cũng là cốt lõi để nghiên cứu sâu hơn. Theo dõi bài viết cùng Lý Khí Việt Nam nhé.

Phong thủy âm trạch toàn tập [Phần 1]

Phong thủy âm trạch là gì?

Phong thủy âm trạch là một phần của học thuyết phong thủy, trong đó phong thủy âm trạch chủ yếu nghiên cứu về đất để táng người chết.

Cụ thể hơn, phong thủy âm trạch nguyên cứu về long mạch, thủy pháp, sa hình… Mục đích là tìm ra huyệt kết (mộ kết) để táng người chết.

Cao hơn và rộng hơn nữa thì phong thủy âm trạch còn nghiên cứu về trấn yểm, dự đoán cho cả một vùng, một thành phố…


Từ xưa đến nay, phong tục về mai táng của mỗi nước, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc hay mỗi một tôn giáo đều có khác nhau nhưng đại thể mà nói thì cũng có sự tương đồng nào đó.

Phong tục mai táng tưu chung lại chia ra những hình thức mai táng cơ bản như: an táng (địa táng), hỏa táng, thủy táng là phổ biến nhất hiện nay.

Cổ nhân quan niệm “Chết không có chỗ chôn” là một việc vô cùng đáng buồn. Người chết không được an táng yên ổn, linh hồn bơ vơ, thì người sống cũng không yên, suy cho cùng, việc an táng cũng vì người sống là chủ yếu, “Mồ yên mả đẹp” là một việc vô cùng quan trọng.

Trong Phong Thủy Âm Trạch coi trọng 4 nhân tố: Long Mạch – Huyệt Mạch – Sa Mạch – Thủy Mạch. Chính bởi vậy, 1 mảnh đất tốt để an táng phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Long Chân – Huyệt Đích – Sa Tụ – Thủy Bao.

Ngoài ra, còn phải tránh: Hướng xấu, nơi có nhiều mối, kiến, chuột, rắn, v.v… An táng mà chọn sai, chọn nhầm vào 1 mảnh đất dữ khiến cho người chết không yên thì người sống cũng long đong vất vưởng, gặp nhiều chuyện xấu, tại họa.

Chọn đất xây mộ (âm trạch) ngày nay không còn cầu kỳ và phức tạp như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, chỉ mong sao “Mồ yên mả đẹp” “Vui cửa yên nhà” là được.

Khái Quát Về Phong Thủy Âm Trạch

Liên quan đến việc Chọn Đất Mộ Phần được chia làm 3 phần chính như sau:

  • Thứ Nhất – Luận Về Chọn Đất Mộ Phần
    • Thế Đất Và Những Điều Kiêng Kỵ
    • Thuật Phong Thủy Và Chọn Đất Mai Táng
  • Thứ Hai – Luận Về Thiên Thời Địa Lợi Và Con Người
    • Đặc Điểm Nhân Đinh Theo Thời Gian Sinh
    • Mối Quan Hệ Giữa Bát Quái Và Âm Trạch
  • Thứ Ba – Luận Về Âm Trạch
    • Đất An Táng
    • Sơ Đồ Mai Táng Người Quá Cố

Phong Thủy âm phần | Chọn Đất Mộ Phần

Theo 1 số sách về văn hóa phương Đông, phong thủy được hình thành từ xa xưa khi con người biết chọn đất để ở, rồi tìm đất để mai táng người chết, nhưng việc chọn đất như vậy được xuất hiện dưới dạng khoa học phong thủy thì vào khoảng đời Tần, Hán rồi được phát triển lên vào thời Minh, Thanh.

Lý luận phong thủy chủ yếu về quy hoạch và thiết kế kiến trúc là tập hợp của nhiều môn khoa học như: thiên văn địa lý, cảnh quan, tinh tượng, luân lý, kiến trúc, sinh thái và nhân sinh mệnh học, v.v…

Phong Thủy Âm Trạch là nói về đất táng người chết nhằm mưu cầu phúc phần cho người sống, vong linh được yên ổn thì đời sau mới được công thành danh toại.

Chính bởi vậy, người đời chăm lo cho mộ phần rất chu đáo. Từ đó, họ coi Âm Trạch quan trọng hơn Dương Trạch và phân định như sau:

  • Âm Trạch – Dương Trạch đều tốt, là tốt nhất
  • Âm Trạch tốt – Dương Trạch xấu, là thứ nhì
  • Âm Trạch xấu – Dương Trạch tốt, là thứ ba
  • Âm Trạch – Dương Trạch đều xấu, là xấu nhất

Nhưng Dương Trạch gần gũi với người sống nên được xem tỉ mỉ hơn Âm Trạch;

Tìm đất tốt để an táng người thân chẳng khác gì tìm đất để xây cất nhà ở cũng phải xem hướng, đặt mộ, chọn ngày giờ tốt để an táng, xây cất tôn tạo mộ phần hay cải táng, v.v…

Việc trước tiên quan trọng nhất là xem xét Thế và Hình của mảnh đất dự định mai táng (xây cất – tôn tạo)

Thế Đất – Hình Đất Mộ Và Những Điều Kiêng Kỵ

Chọn đất Âm Trạch (mộ phần) ngày nay không cầu kỳ như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, mong “Mồ yên mả đẹp” là được. Có vài yếu tố căn bản cần xem xét khi xác định chọn đất mộ phần như sau:

1. Chọn Thế đất

Thế là nhìn từ xa, thế nằm bên ngoài, thế là viễn cảnh của đất – định vị (Thế – luận bằng tiên thiên đồ), lợi thế địa lý (chọn địa hình) so với địa điểm khác.

2. Xác Định Nội Hình

Hình trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí.

Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất nhưng do hình mà bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí, như thế gọi là “Chân Huyệt” (Mạch Thật)

Hình ngăn tụ khí, hóa sinh vạn vật, là “Đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt, tức hình dạng đất ở đó không ngăn được khí, khí không tụ lại, thì an táng vô nghĩa.

Hình có to có nhỏ, có cao có thấp, sấp ngửa, rộng hẹp, cân lệch, v.v… muôn vạn hình trạng

Tiền sử phong thủy chia hình dạng đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm và yêu cầu:

  1. Thứ nhất, phải ngăn được khí (khí tụ),
  2. Thứ 2, phải tàng (giấu), vị trí đất lộ thì khí tán theo gió,
  3. Thứ 3, phải vuông cân, vì đất nghiêng lệch khí uế phát sinh,
  4. Thứ 4, phải có hình vòng cung, khí tụ mà lưu thông trong huyệt, đất ấm.

Các cụ xưa còn nói cụ thể về Hình đất an táng như sau:

 Bình Phong (sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để tựa, được che chắn) chôn đúng phép thì vương hầu nổi lên.

  • Như Tổ Yến (Hình đất tròn, vuông, cân đối, phẳng) chôn đúng cách thì được phong phú (phong lưu, phú quý)
  • Như Rìu Kép (ý nghĩa như Tổ Yến) thì có thể giàu có
  • Như Mâm Xôi (ý nghĩa như Tổ Yến) thì vĩnh xương hoan hỷ
  • Như Loạn Y (Áo quần bừa bãi) thì thê thiếp dâm loạn
  • Như Túi Rách (đất, cát, sỏi, phù sa bồi, … lôn xộn) thì tai họa liên miên
  • Như Thuyền Lật thì nữ bệnh, nam tù
  • Như Kiếm Nằm (đất dài như thanh kiếm) thì chu di bức hại
  • Ngang Lệch (đất xiên xẹo, không ra hình dạng gì) thì con cháu tuyệt tự
  • Như Đao Ngửa (đất như dài như thanh đao) thì hung họa suốt đời
  • Thế , Hình đất Cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát lợi
  • Phàm táng ở trên đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, v.v… đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau.

Các cụ xưa có nói: Hình, Thế rõ ràng tìm huyệt dễ, không rõ Hình, Thế tìm huyệt khó. Cổ nhân coi Thế và Hình đều quan trọng như nhau:

Thế đến, Hình ngăn gọi là Toàn khí, đất Toàn khí, khí táng thì tụ được khí.

Do vậy khi tìm huyệt để chôn cất phải chú ý phối hợp Thế và Hình, Thế đến phải có Hình ngăn nếu không thì khí sẽ không tụ.

Hình tốt phải có Thế dẫn khí đến, long mạch không thông, huyệt chỉ có thể là giả, là rỗng. Hình và Thế thuận là cát, Hình và Thế nghịch là hung. 

“Thế cát Hình hung bách phú không còn, Thế hung Hình cát họa hại vô cùng”.

3. Thiết Trí

Là Phong Cảnh tại mộ và quanh mộ huyệt, quan hệ giữa nhân định (nhân hòa – thi hài an nghỉ) và hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi), tức chọn điều lành và tránh điềm dữ, hưởng lợi (sự may mắn) hiện tại và tương lai (hậu thế).

Tất cả 3 vấn đề vừa nêu gọi chung là Phong Thủy Âm Trạch và được các trường phái biện giải theo lập luận riêng khác nhau.

Các Trường Phái Phong Thủy:

Trong phong thủy học có phái hình thế và phái lý khí.
Phái hình thế chú trọng xem lành, dữ qua hình thế sông, núi
Phái lý khí chú trọng xem lành, dữ qua âm dương mà sách sử truyền có 3 chi phái phổ biến: Bát Trạch – Phi Tinh – Huyền Không.

1. Lý Khí – Bát Trạch:

Bản chất là xét đất – trạch mộ và sao tương sinh tương khắc. Theo phái này, trước tiên dùng la bàn xác định hướng (đặt la bàn ở tâm mộ huyệt).

Sau đó lấy tọa sơn (hướng gốc – vị trí phương hướng) làm trạch mệnh (số mệnh của ngôi mộ) và được chia thành 8 trạch mệnh theo Đông tứ hướng (Khảm – Ly – Chấn – Tốn) và Tây tứ hướng (Khôn – Càn – Đoài – Cấn)

2. Lý Khí – Phi Tinh:

Bản chất là vận mệnh ngôi mộ theo tổ hợp: Tọa Tinh – Hướng Tinh – Phi Tinh năm tháng (đặt la bàn ở cửa mộ, cổng lăng tẩm).

Phi tinh có tính chính xác, khoa học hơn, nhờ dựa vào thuyết Cửu Tinh (hàm số về sự dịch chuyển của các tinh tú theo thời gian)

3. Lý Khí – Huyền Không:

Bản chất là lập luận theo thời gian (tuổi của nhân đinh – người tạ thế)

4. Trong bài viết này

Trình bày phương pháp luận hoàn cảnh (thiên thời -địa lợi). Xét theo nhân đinh (người tạ thế).

4.1 Xác định điểm trung tâm (nơi đặt la bàn định hướng)

Đặt ở tâm cửa mộ đối với việc xem xét hoàn cảnh xung quanh mộ – ngoại cảnh (chủ yếu trên cơ sở phân tích thiên thời và địa lợi). Đặt ở tâm ngôi mộ đối với việc xem xét nội hình cho từng nhân đinh – người chết được mai táng

4.2 Dùng la bàn định hướng (đặt tại tâm cửa mộ)

Xác định hướng: tọa – nơi đứng để xem xét, hướng – nơi nhìn và kích thước của cửa mộ.

la ban phong thuy
la bàn phong thủy

Xác định bày trí nội hình cho nhân đinh (người chết): hướng cửa mộ, cổng lăng, hướng đặt nơi thờ. Trong 2 trường hợp này đều sử dụng la bà 24 hướng, mỗi hướng có 9 vận, tổng là có 216 ô số

4.3 Qui Hướng:

  • Nam, ngũ hành thuộc Hỏa ở trên
  • Bắc, ngũ hành thuộc Thủy ở dưới (dựa trên quái đồ tiên thiên)
  • Đối với việc xét phong cảnh quanh mộ thì ngược lại (dựa trên quái đồ hậu thiên)
tien thien bat quai va hau thien bat quai
Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái

Khái quát về Phong Thủy âm trạch

1. Về Long Mạch

Phong thủy trọng “sinh khí”, kỵ “gió thổi”, quí “dòng nước”. Phong thủy tốt là phải “Tàng phong , tụ thủy“, tức sinh khí phải tụ mà không tán, động mà lại tụ và chú trọng đến thời gian, phương vị, địa điểm với quan niệm: 

  • núi (sơn long) như chồng
  • nước (thủy long) như vợ

Phu tòng phú quí

1.1 Long mạch vùng sơn cốc (núi non, gò đồi)

Vùng sơn cước thì đá là xương cốt của núi (xương của long – long mạch), đất là thịt của núi (thịt của long), cây cỏ là lông của núi (lông của long).

Vì vậy có núi thì lấy núi để đoán, không có núi thì lấy nước mà đoán.

Núi quí ở to lớn hùng vĩ, nước quí ở uốn lượn quanh co; quanh co thì nước với núi có khí tụ, hùng vĩ thì núi với nước có khí nổi (lộ ra).

Hễ chủ sơn (núi chính) mà nhấp nhô uốn lượn, đỉnh cao đẹp đẽ, chi cước (nhánh) đi liền với thân, thế núi nguy nga là núi phát phước long mạch.

Nếu thế long mà tản mạn yếu ớt, cứng nhắc phù nề, thô, thẳng đuột, nhọn hoắt đều không tốt

Có 5 trường hợp Hung (dữ) là:

  1. Núi cao nước xiết
  2. Núi ngắn nước thẳng
  3. Núi áp sát cắt nước dòng chảy
  4. Núi lổn nhổn chẳng có hình thể gì mà nước thì chảy nhiều ngả
  5. Núi lộ mà nước chảy ngược

Có 5 trường hợp khác nữa cũng là Xấu, gồm:

  1. Nước tù (không có nguồn chảy về)
  2. Bờ ruộng ngắn nhỏ
  3. Vũng rãnh cạn khô
  4. Nổi cồn bãi
  5. Nước xoáy ngược ào ào do đất dịch chuyển

Tiếp đến là xem chi sơn (núi nhánh): Chi sơn phải như kho lẫm, như cờ, như trống, phải có quy cách, như thiên mã qui nhân, như hốt ấn văn bút, như rương vàng kiếm báu

Tác dụng của chi sơn là đưa đón, cung phụng, hộ đỡ, khiến chủ sơn càng oai phong lẫm liệt.

1.2 Long mạch bình dương (đồng bằng)

Xem long mạch ở đồng bằng thì khó hơn. Vì long mạch lúc ẩn, lúc hiện có khi chỉ lên vài cm. Lúc lại lặn qua ao, qua sông.

Long cũng có mạch là sinh khí cát tường, cũng có mạch thuộc tử long (không tốt). Long đi đến đâu thì bùn đất sẽ theo đó mà lên xuống.

Có chỗ đất cao lên, gọi là bình chi cao địa, thì rất tốt, nhưng cần có Thanh Long, Bạch Hổ bảo vệ, nếu không thì cũng không thật cát lợi (chỉ nên dựng miếu, đền, không nên dùng cho an táng).

Long bình địa (đồng bằng) tuy khó tìm nhưng khi nhập thủ (đẹp) thì thường tốt hơn ở vùng sơn cước (Long vùng sơn cước thường thô và cường mãnh.

Long nhập thủ có 5 trường hợp sau:

  • Trực (thẳng) nhập thủ là long chạy thẳng từ tổ long đến rồi kết huyệt. Cách này khí thế mạnh mẽ, phát phú cực nhanh.
  • Hoành (ngang) nhập thủ – Hoành long là hạ xuống bên cạnh mà kết huyệt.
  • Hồi (vòng lại) nhập thủ – Hồi long là uốn lượn rồi quay lại tổ long mà kết huyệt.
  • Phi (bay) nhập thủ – Phi long là mạch đang ở dưới sâu, lao thẳng lên mà kết tụ ở trên.
  • Tiềm (ẩn) nhập thủ – Tiềm long là mạch ở trên sa xuống dưới (ao, biển…) mà kết.

Ngoài ra còn có cách nhập thủ – Xiển Long là long mạch tránh né. Nếu nhập thủ không đẹp thì tất cả đều vô nghĩa.

Xem nhập thủ thì phải biết chữ nào trong tứ cục: Ất – Đinh – Tân – Quí thì xem long nào là sinh vượng Chi địa, rồi cắm đánh dấu chỗ sinh vượng, tránh bát sát (8 long hung), theo phép mà định hướng kết huyệt, rồi dùng la bàn định phương vị.

2. Long Nhập Thủ

xem nhap thu phong thuy mo phan am trach
Long nhập thủ

Ghi Chú:

Nhìn bảng thấy giữa Long Mạch và Can chuyển đổi cho nhau theo cặp và chỉ khác nhau về Bát Quái.

Từ phương Càn nhập thủ mà hình tượng vừa tươi tốt, vừa viên mãn, vừa có sinh khí thì đó là “Chân Long” (mạch thật), phát phú quí.

Nếu nhập thủ tương phản với sinh vượng của tứ cục ắt tử tuyệt.

Phạm bát san khắc chế (bát sát hoàng tuyền – long hung) nhẹ thì giảm phú quí, nặng ắt người chết, của hết.

3. Phân Định Long Mạch Tốt – Xấu, nguồn nước lành – dữ

  • Long mạch từ xa đến thì phú quí bền, long mạch ngắn thì phú quí cũng ngắn ngủi.
  • Long mạch chạy ngang, tối kỵ bị đứt đoạn từ bên trong, vì như thế gia chủ sẽ bị mất hết gia tài, chuốc lấy đủ thứ tai họa.
  • Dựa vào Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ (ngũ hành) để xem xét được lành, dữ hay vãng lai song hành trong đó:
    • Can nhiều Chi ít thì tốt 1 nửa,
    • Chi nhiều Can ít rất xấu (đại hung),
    • Can trong trẻo vươn xa,
    • Chi vẩn đục dòng ngắn, cùng song hành (song song) chảy đi thì gọi là hỗn tạp.
  • Theo phép xem đất (địa lợi) thì bát (8) Can đến tứ (4) duy đi là tốt nhất, trong đó: 
    • Càn – Khôn – Cấn – Tốn là đại thần (bát quái); 
    • Giáp – Bính – Canh – Thân – Nhâm là trung thần (Can); 
    • Ất – Đinh – Tân – Quí là tiểu thần (Can);

Gọi gộp là tam thần.

phong thuy mo phan am trach
Bảng phân đinh Long Hung

Bảng cát hung của long mạch theo trạch mệnh (cung phi bát trạch)

bang phan dinh long hung phong thuy
Bảng tra theo cung phi

Ghi Chú:

Khảm – Ly – Chấn – Đoài và Mậu – Kỷ không can dự vào tam thần. Nếu tiểu thần không nhập vào trung thần, trung thần không nhập vào đại thần thì không tốt.

Có đại thần nhưng bát Can thần không đến thì không tốt mà chỉ giữ được bình ổn, không phát và gọi là vô lộc.

bang tong hop than bat quai phong thuy mo phan am trach

Xét theo địa chi

  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi là đại thần (đất phong thần kiếp sát), 
  • Tí – Ngọ – Mẹo – Dậu là trung thần (đất đào hoa hàm trì), 
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là tiểu thần (đất mộ khố khôi cương)

Mà phép xem nước đều kỵ cả 3 loại này. Thủy thần không khắc chế lẫn nhau, thì không đại phát, mà vô họa.

Thuật phong thủy lấy bát quái để luận giải long mạch thì cho rằng:

  • Khảm sơn chủ: trung hậu, hiền đức, lương thiện, sống lâu
  • Ly sơn chủ: tai họa
  • Chấn sơn chủ: sinh nam, nữ
  • Tốn sơn chủ: có rể hiền
  • Khôn sơn chủ: phụ nữ sống lâu
  • Càn sơn chủ: quí nhân sống lâu
  • Đoài sơn chủ: đỗ đạt cao
  • Cấn sơn chủ: nhân đinh hưng vượng (tức gia quyến được hưởng sau khi mai táng)

Tóm lại. Long có thuận nghịch, long mạch có tốt có xấu. Long phải tụ không được phân tán, long phải dừng lại không được bỏ đi.

  • Mạch ngắn ấy là sinh mạch, mạch tụ lại ấy là sinh mạch;
  • Nếu dài quá là mạch chết, mạch tự đi ấy là mạch chết.
  • Chỉ dùng thiên Can, không được dùng địa Chi, phép xem nước (Thủy pháp) là như vậy.

Phong Thủy âm trạch và chọn đất mai táng

Chọn Đất Âm Trạch

Theo thuyết tam tài: Thiên – Địa – Nhân cùng cảm ứng.

Theo quan niệm về phong thủy của người Việt Nam, một ngôi đất táng có thể làm cho con cháu phát đạt nhưng cũng có ngôi đất táng chỉ đem lại sự lụi bại cho huyết thống.

Đất có ảnh hưởng sâu xa tới xương cốt của người đã khuất. Có chỗ xương cốt được bảo tồn, có chỗ thì xương cốt lại mau bị hư hại. Việc bảo tồn hay hư hại này đều ảnh hưởng đến con cháu.

1. Cổ nhân quan niệm – mảnh đất xây huyệt mộ và người qua đời phải tương thích nhau, thời điểm chôn và người qua đời cũng phải phù hợp, đó chính là nói về tác dụng của sinh khí.

2. Thiên quái (phân bố sao) – nếu sự vận hành của ngũ hành đều nằm trong Thiên quái thì sẽ giàu sang phú quí, còn ngũ hành vận hành ra ngoài Thiên quái sẽ dần dẫn đến suy kiệt, bại vong.

3. Trong 1 quẻ có 6 hào, 3 hào trên là ngoại quái, 3 hào dưới là nội quái. Nếu thiên cơ (mộ, lăng) nằm trong nội quái sẽ khiến gia đình giàu sang phú quí, ngược lại nếu nằm ngoại quái sẽ khiến gia tộc suy kiệt, bại vong.

Xem thêm: Ý nghĩa của 64 Quẻ Kinh Dịch

4. Thiên Can gồm: Khôn – Càn – Cấn – Tốn (Dần – Thân – Tỵ – Hợi) có thể dùng Nhâm để thể hiện, mang ý nghĩa dương khí, thuận theo (thuận theo chiều kim đồng hồ) hướng vận hành của các sao ( ngũ hành trong phân bố sao)

5. Địa Chi gồm: Khảm – Ly – Chấn – Đoài (Tý – Ngọ – Mẹo- Dậu) có thể dùng Quý để thể hiện âm khí ở vào vị trí quẻ của nó (Cửu tinh tức ngũ hành trong tam hợp), do đó phải lựa chọn hướng ngược chiều (ngược chiều kim đồng hồ)

Lưu Ý về Chọn Đất An Táng: 

Thế đất tốt cho âm trạch là nơi khô ráo. Xưa có câu: “Chôn cạn hay bị cầy, cáo bới xác, chôn sâu thì chạm mạch nước, do vậy phải chôn trên gò cao để tránh nạn cầy, cáo và nạn dầm nước, xác mau thối rữa là không thích hợp”.

Khi xem đất (tay cầm la bàn), đầu tiên xác định phương hướng vị sinh khí và tử khí trong tháng định xây cất rồi mới xem ngày giờ động thổ (khai huyệt).

Bảng Đặc Tính Khí Hướng Theo Con Trăng (Tháng âm lịch)

bang dac tinh khi huong theo con trang phong thuy am trach mo phan

Ghi Chú:

Tính đối lập của các tháng: Giêng-7, 2-8, 3-9, 4-10, 5-11, 6-Chạp cũng có nghĩa sự đối lập giữa 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm theo từng cặp.

Nhìn bảng là thấy rõ 6 tháng cuối năm sinh khí và tử khí ngược lại so với 6 tháng đầu năm.

Như vậy có nghĩa mỗi tháng đều có sinh khí và tử khí, phương vị cụ thể thì xác định chi tiết theo bát quái, thiên can, địa chi bằng la bàn.

Nếu động thổ (bổ nhát cuốc đầu tiên, vì động thổ phải bổ 4 nhát cuốc ở 4 góc huyệt mộ) ở phương vị sinh khí thì tốt lành, nếu vào phương vị tử khí thì xấu, dữ.

Lưu ý: Động thổ cho mồ mả khác với động thổ xây nhà.

Bởi thế khi động thổ (Khai huyệt) phải xem giờ, ngày, tháng, mùa trong năm là vậy.

Theo thuyết phong thủy, không chỉ có khai huyệt chôn cất mà kể cả việc chỉnh sửa mộ phần đều phải tiến hành vào vị trí sinh khí của tháng, nếu sửa vào vị trí tử khí của tháng sẽ dẫn đến tai họa.

Bát Cẩm Trạch

Nói đến Bát Cẩm Trạch là bàn về xem hướng của Âm Trạch, hướng của Dương Trạch tốt hay xấu sau khi đã điểm huyệt – định vị.

Nguyên tắc Âm Trạch – Dương Trạch không khác nhau, nhưng sự liên quan và ảnh hưởng của Dương Trạch thì trực tiếp hơn, quan trọng hơn đối với người sống, do đó phải xem tỉ mỉ hơn.

Xem đất lấy huyệt chỉ cần xử lý thỏa đáng để khí tiếp nhận sinh khí, loại bỏ sát khí, tiêu nạp, khống chế, biện giải thần tính là có thể đạt được mục đích của tướng địa.

Địa thế ở những địa điểm khác nhau, đất có những bức xạ khác nhau dưới tác động của trường trái đất, nơi có công suất bức xạ rất lớn gọi là miền “Địa Chấn“.

Vị trí hướng mộ, sự hưng (Mộ Kết), suy (Động Mộ) của mộ phần là do sự lưu hành của khí mạch, được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điềm đất lớn, hưởng phước lộc lâu dài ngàn năm chưa nghỉ.

Thực tế có những ngôi mộ rơi vào vị trí xấu, hướng không thuận, không “vượng khí”, không “tụ khí” khiến gia chủ sa sút trên nhiều mặt.

Tất cả những cái đó tiền nhân đã gói gọn trong cụm từ: “Thiên Thời – Địa Lợi

Thuật Phong Thủy âm trạch Và Chọn Đất Mộ Phần:

Khoa học cho hay Thiên Thời – Địa Lợi công bằng với mọi nhân đinh (mọi người)

1. Khí – Gió:

Cổ nhân cho rằng “khí thăng phong tắc tán” (1 khi khí không tụ thì hưng vượng sẽ mất), như vậy cần tụ khí, tránh khí tán. Khí vượng (Mộ Kết) thì nhân càng vượng, làm ăn phát đạt, phước lộc song toàn. 

Tuy nhiên khí tụ là phải khí tốt (khí Dương) chứ không phải loại khí tử (khí Âm)

  • Muốn tụ được khí tốt trước hết phải có địa hình tốt, hướng tốt, để đón được gió Dương từ từ, hiu hiu thông thoáng mà không oi bức.

Còn loại gió thẳng ào ào như mũi tên bắn thẳng vào là loại gió Âm, không tốt, cần phải tránh.

Nếu chỉ có gió Âm thổi trực diện thì phải trồng tre trúc để ngăn chặn bớt.

  • Muốn tìm hiểu về khí vận của 1 năm, có thể căn cứ vào vị trí các sao cũng như dựa theo sự thay đổi của ngũ hành mà xác định được 24 vị trí của Long Mạch.
  • Xét về năm: chia địa vận ngôi mộ thành “Tam nguyên Cửu vận“, mỗi vận 20 năm (chủ yếu xem xét khởi sự – ngày lành tháng tốt). 

Dựa theo sự vận hành của vũ trụ, tiền nhân đã đưa ra khái niệm “Lục thập hoa giáp”, chu kỳ vận động 60 năm để phân tích “Thiên Thời – Địa Lợi”.

Khi vận dụng vào phong thủy học thì ghép 3 chu kỳ 60 năm thành “Tam nguyên” bắt đầu từ năm 1864, trong đó mỗi nguyên 60 năm được chia thành 20 năm và gọi là “Tiểu vận” gồm:

Bảng Tra Khí Hướng theo Tam nguyên Cửu Vận

Tam Nguyên Cửu Vận là một chu kỳ thời gian dài 180 năm. 

  • Mỗi một chu kỳ này được chia ra làm ba Nguyên, mỗi Nguyên dài 60 năm.
  • Mỗi chu kỳ 180 năm được chia làm 9 vận, mỗi vận 20 năm.
tam nguyen cuu van
Tam nguyên cửu vận
bang tra khi huong cuu van phong thuy am trach mo phan

Ghi Chú: 

Các sao tốt: Nhất Bạch (Tham Lang), Nhị Hắc (Cự Môn), Lục Bạch (Vũ Khúc), Bát Bạch (Tả Phù).

Cũng như 8 cung vị (bát cung) của khí vận con người trong 1 năm thì chỉ có 4 cung là Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù là nơi có thể chôn cất được, còn các phương vị khác đều nằm ở vị trí dẫn đến suy kiệt, không thể xây cất mộ phần.

Các sao có tốt có xấu (nửa tốt nửa xấu): Tứ Lục, Cửu Tử

Các sao xấu: Tam Bích, Ngũ Hoàng, Thất Xích

Lưu ý:

Sao chưa mọc là sinh, sao đang mọc là vượng, sao đã lăn là suy, sao lặn lâu rồi là tử.

Mỗi sao tuy mang ý nghĩa về mức độ tốt xấu khác nhau nhưng phải đợi đến lúc nhập cung trung mới có thể xác định 1 cách rõ ràng được.

2. Thế Núi:

Thế núi nhấp nhô cao thấp muôn hình vạn trạng, lúc ẩn lúc hiện như thể rồng bay, đó là nơi sinh long. (thế nhưng nếu Bạch hổ có núi hình như mây bay thì ắt có con gái dâm đãng)

Núi gần quá, mà núi quá dốc thì cũng không nên (gần núi quá thì thường con cháu an phận thủ thường, nhụt đi nhuệ khí phấn đấu, thích nhàn hạ)

Còn đằng sau là vách núi dựng đứng thì thường con cháu bị tổn thọ.

Không nên đặt mộ phần ở sườn núi, thế này thuộc diện hung (dễ bị lở đất).

Nếu thế núi bằng phằng, đơn điệu thì chẳng những không có sinh khí mà còn thường xuyên không may mắn cho hậu thế, nhiều khi còn là nơi”tử long” (long mạch chết).

Thanh long, Bạch hổ bên thấp bên cao, Huyền vũ nhô cao lên hứng gió, thì tai họa liên miên, mười năm sau sẽ có thể chết cả nhà.

Thanh long có sơn thấp nhỏ, Bạch hổ có sơn cao lớn, hơn nữa đất đá lổn nhổn thì gia tài lụi bại, gia nhân ly tán.

Bạch hổ sơn nghễnh cổ nhập trạch mộ thì phước mỏng, mệnh bạc.

Chu tước sơn chỉa thẳng vào sẽ bị kiện tụng liên miên đối với thân quyến.

Huyền vũ sơn kéo dài gây tổn hại cho con cái trong nhà

Thanh long, Bạch hổ sa sơn tụ tập 1 phía cùng châu tới đúng là nơi tốt.

Nói chung trước cửa mộ nhìn ra bị núi hoặc vật khác che khuất tầm nhìn thì chủ không bình yên. 

Miền sơn cốc, tốt nhất là ở giữa chỗ khai có đột lên, tức là dương đột rồi đặt mộ phần ở phía gần thủy sẽ được phát phú tài.

Gần núi đồi nếu chúng có hình dáng đẹp tất có lợi cho làm ăn, tài vận. Còn có các ngọn núi cao đẹp chiếu xuống là đại quí.

Nếu thấy ở phương Tốn – Khôn – Càn – Cấn (Dần – Thân – Tỵ – Hợi) có núi vuông hoặc tròn trịa xinh tươi thì họ khảo khang minh, phú quý lâu dài không dứt.

Một Số Kiểu Núi Cát – Hung Điển Hình

  • Núi Hình Chữ Kim Núi hình chữ kim (có Lợi): là ngọn núi có đầu tròn
  • Núi Hình Chữ Mộc Núi hình chữ mộc (có Lợi): hình núi này phải tương đối cao và đầu phải là hình bán nguyệt
  • Núi Hình Chữ Thổ Núi hình chữ thổ (có Lợi): Đỉnh núi này phải bằng phẳng
  • Núi Hình Chữ Thủy Núi hình chữ thủy (có Lợi): Hình núi phải có một dải nhấp nhô gợn sóng đầu bán nguyệt
  • Núi Hình Chữ Hỏa Núi hình chữ hỏa (có Hại): là núi nhọn đầu mà chân choãi ra.

3. Thế Nước:

Long ngàn chi vạn mạch là do Càn – Khôn tạo hóa mà thành, có cát, có hung khác biệt nhau. Tìm được miếng đất gần sông, hồ hoặc vùng quê có ao, đầm thì thật là thuận lợi về nhiều phương diện.

Sông càng lớn, càng uốn khúc quanh co, mềm mại thì càng hội tụ nhiều khí tốt lành.

Vị địa, nếu bên trái có nước chảy thì được Thanh long, bên phải có đường dài thì được Bạch hổ

Phía trước có ao, hồ hoặc đầm thì được Chu tước, sau có gò đống, núi non thì được Huyền Vũ.

Được tất cả như vậy thì đất rất tốt.

4. Thế Đất:

Địa thế nên bằng phẳng thì sẽ có thế địa vững chắc, còn bị nghiêng và dốc thì phần nhiều nhân thân gặp tai nạn xe cộ.

Kinh nghiệm các cụ xưa truyền tụng: ở đồng bằng lấy thủy trọng hơn mạch, ở sơn cốc lấy mạch trọng hơn thủy.

Sự tương tác phải lấy mạch khí làm bản thể, lấy sa thủy làm dụng, cả khí và cục (kim cục, mộc cục, hỏa cục, thủy cục) đều đầy đủ (hoàn hảo) mới là phước địa.

Ở đồng bằng chỉ cần xem chỗ hơi cao hơn xung quanh 1 chút, có nước quanh co tụ hội, đó là chân long (mạch thật)

Còn nơi sơn cốc muốn đặt mộ phần ở chỗ rộng rãi bằng phẳng thì phải tìm mạch thoát xuống chỗ thấp như đồng ruộng có lõm không khuyết, 4 mặt có hộ vệ và phải là nơi không bị gió thổi thì mới tụ khí để dùng.

Tìm Long Mạch Theo Thế Núi – Đồi – Gò

Muốn tìm huyệt cát phải tìm long mạch . Long mạch ở đây thực chất là mạch núi. Tìm long mạch của núi  phải tìm sơn mạch từ núi “Tổ tụng” tới núi “Phụ mẫu”.

Núi tổ tông chính là nơi xuất phát của cửa mạch, chỗ khơi nguồn của dãy núi.

Núi phụ mẫu là điểm bắt đầu của sơn mạch dẫn tới huyệt tinh (nơi tụ khí).

Long Mạch xuất phát từ “Thái tổ sơn” chạy đến “Thiếu tổ sơn”, đường long mạch có hình dạng khi lên khi xuống khá nhiều hình thái. 

Các ngọn núi, đồi sau “Thái tổ sơn” trước “Thiếu tổ sơn” chỉ là đệm mà thôi.

Dòng khí nội tàng ở “Thái tổ sơn” khi xuất phát còn chưa hiện rõ, khi đến “Thiếu tổ sơn” đã hiện rõ.

Vì vậy khi phán đoán long mạch thật giả ở “Thiếu tổ sơn” rất dễ nhìn thấy.

phong thủy âm trạch

Hình thái của long mạch, trong đó đường nét liền có vẽ mũi tên được gọi là Long mạch. Nhìn chính diện long mạch từ núi thái tổ chạy đến huyệt tinh (huyệt kết).

Thiếu tổ sơn” hình dáng đẹp, đầy đặn, có thần khí là cát, nếu thấp nhỏ, cô đơn, thần khí không đủ (khí kém) thì không đạt yêu cầu.

Cho nên “Thiếu tổ sơn” có ảnh hưởng khá lớn đến Huyệt tinh (huyệt kết).

Phụ mẫu sơn” là quả núi, đồi cuối cùng của long mạch gần kề Huyệt tinh.

Huyệt tinh” là nơi huyệt kết dưới chân “Phụ mẫu sơn” nơi long mạch ngưng kết cũng là nơi sinh khí của long mạch tụ lại.

“Huyệt tinh” lý tưởng là phải được đất và dòng nước bao bọc.

Huyệt đích” là nơi đặt mộ.

Nếu “huyệt tinh” được xem như là cái bia trường bắn thì “huyệt đích” là vòng tròn điểm 10 của bia.

Nếu đặt mộ không đúng (cạnh “huyệt đích” thì không phát hoàn toàn. Nếu lại có mộ đặt đúng huyệt đích thì trở thành hung.) Vì huyệt đích là trung tâm của “huyệt tinh”, từ đó:

  • Muốn tìm huyệt cát phải xem long mạch theo thế núi, đồi, gò
  • Tìm long mạch phải có la bàn (định hướng thế)
  • Tìm long mạch tức là tìm “Chân long” (mạch thật)

Về lý luận: chân long (mạch thật) có mấy điều kiện sau: Tổ tông, long mạch hữu tình, quá hiệp, núi, đồi, gò hộ vệ.

  • Tổ Tông: chỉ núi thái tổ và núi thiếu tổ hiển quí.
  • Long Mạch Hữu Tình: là dòng nước bao bọc chảy hữu tình, tức long mạch chảy về phía trước từ trong mạch núi Thái tổ dần dần trở thành xanh tươi tú lệ
  • Quá Hiệp: khe giữa 2 ngọn núi là đường long mạch đi qua, nếu khe hẹp, sít, 2 bên có núi bao bọc thì tốt.
  • Núi – Đồi – Gò hộ vệ 2 bên mộ: Cổ nhân nói: Long mạch được hộ vệ, hộ vệ càng nhiều, phúc càng lớn, nếu được tùy long thêm cố huyệt, con cháu đông đúc phúc vô cùng.

Các thế hộ vệ gồm:

  • Thế “Bàng long”, 2 bên của long mạch
  • Thế “Hộ tống”, đi cùng long mạch để hộ vệ
sinh khi mo phan
Mộ phần có giữ được sinh khí hay không

Trái là mộ không giữ được sinh khí (sinh khí tẩu tán), phải là mộ giữ được sinh khí (sinh khí ngưng tụ)

“Triều sơn”, “Án sơn”: Triều sơn và án sơn đều chỉ núi trước mộ có núi, núi ở xa huyệt vị mà dáng núi lớn cao gọi là Triều sơn

Núi ở gần, thấp gọi là Án sơn (hay Cận án, Ngưỡng sa). Án sơn không nhất thiết phải là núi, mà gò đất cao cũng là Án sơn.

Án sơn như hương án của huyệt mộ có tác dụng tụ sinh khí tránh dòng nước xối thẳng vào huyệt mộ

trieu son an son phong thuy am trach mo phan
trieu son an son dong nuoc xung
trieu son an son go nui 1


Hình trên cho ta thấy có mô tả Nội và Ngoại minh đường có thể tàng phong tụ khí. Ngoại minh đường trước mộ có rất nhiều núi quây quần; dòng nước tụ ở minh đường như vạn bang đến cống nạp, đó là mộ của bậc đế vương.

Minh Đường (Nội Dương)

Là chỗ đất bằng phẳng rộng rãi hoặc nơi các dòng nước giao nhau hội tụ ở trước huyệt vị. Minh Đường chia thành Ngoại minh đường (đại minh đường) và Nội minh đường (trung – tiểu minh đường).

Ngay trước huyệt là tiểu minh đường, rồi đến trung minh đường, còn vị trí đối diện với núi gần nhất của gò núi là đại minh đường.

Tiểu minh đường nếu rộng rãi và tròn trịa không có dòng nước thẳng chạy qua thì đó là cách cục tốt nhất. Đại minh đường không được nhỏ hẹp phải đủ tứ sơn bao quanh huyệt vị, không được khuyết và nếu có dòng nước quanh co thì là cách cục tốt nhất.

Đại và tiểu minh đường đều phải hoàn hảo thì vị trí mộ mới đại phú đại quý.

Minh Đường Và Huyệt Cát:

Xưa có câu “vào núi tìm nguồn nước, thăm mộ ngắm Minh đường”. Đất ở đằng trước mộ gọi là Minh đường để tụ linh khí. Nội minh đường tàng phong tụ khí là cát.

Kinh nghiệm của các cụ cho rằng: vị trí đất mà phía trước có dòng suối uốn lượn chảy qua, còn 3 bề xung quanh là những gò đất cao đều châu tuần vào thì táng huyệt là tuyệt đẹp.

Nhưng phía trước mộ có dòng nước chảy đi ( có tán mà không có tụ để tạo thành minh đường) thì con cháu chỉ sang mà không giàu lên được.

Dấu Hiệu Minh Đường Xấu 

Minh Đường Xung Xạ:

Trước huyệt mộ có các núi đồi, gò đất chĩa mũi nhọn như bắn tên vào huyệt mộ là hung.

minh duong xung xa hung
Minh đường xung xạ là xấu

Minh Đường Trực Khuynh:

Trước huyệt có 2 quả núi đồi, gò đất song song tạo thành khe tán khí ắt bại tuyệt, con cháu bán hết ruộng vườn, ly hương, phần lớn là kẻ ngu xuẩn, đần độn

minh duong truc khuynh
Minh Đường Khoáng Đăng:

Còn gọi là huyệt khoáng đăng, sinh khí tẩu tán, tuy có thể chứa vạn mã nhưng lại tẩu tán khí (kém). Nếu được núi đồi, gò bao bọc thì gọi là “tay long” “tay hổ” mới hay.

minh duong khoang dang khong tot

Dấu Hiệu Minh Đường Tốt

Minh Đường Tụ Khí Tự Phong Tỏa:
minh duong tu khi tu phong toa tot
Minh Đường Tụ Khí Chúng Long Địa Hội:
minh duong tu khi chung long dia hoi tot

Qua bài viết: Phong thủy Âm trạch Toàn Tập [5 bài viết] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu