Phong thủy Âm trạch Toàn Tập [5 bài viết]

Fengshui Master
2,6K

Phong thủy âm trạch – Phần 4

Đặc Điểm Thiên Thời – Địa Lợi Ảnh Hưởng Tới Nhân Đinh:

Về Lục Thập Hoa Giáp:

Thời cổ dùng ngũ hành để diễn giải chu kỳ sinh hóa của vũ trụ từ “không”(vô cực – không hình, không sắc) qua “Tiềm Thể”(thái cực – có hình có sắc) sang “khí”(lưỡng nghi âm dương) đến “thời”( tứ tượng – thái âm thiếu dương, thái dương thiếu âm) và sau cùng là “phương”(bát quái – đông tứ trạch, tây tứ trạch).

Theo quan niệm của cổ nhân, đó là 5 bước vận hành từ “vô” sang “hữu” trên đường tròn “viên mãn” và thực tính ở giữa là “khí”. 

Tiếp đến là 5 chất hóa (ngũ hành): Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong Lục Thập Hoa Giáp: mỗi ngôi đóng 1 Can và 1 Chi thuộc về chính Ngũ hành hợp lại mà thành

Về Ngũ Hành:

Định hướng mộ huyệt – lăng tẩm

ngu hanh dinh huong mo huyet

1. Cơ sở triết học của thuyết âm dương ngũ hành:

Học thuyết âm dương là tư tưởng chỉ đạo của phong thủy học, phân chia vạn vật trong vũ trụ thành 2 loại lớn là âm và dương.

Nó là trung tâm và từ  trong sự vật phồn thịnh, phức tạp thiên biến vạn hóa ấy khái quát nên 8 trạng thái vật chất cơ bản là Trời – Đất – Nước – Lửa – Sấm – Gió – Núi – Đầm, từ đó sáng tạo nên bát quái.

Bảng Tương Hợp Theo Ngũ Hành
 

Ngũ HànhKimMộcThổHỏaThủy
Ngũ PhươngTâyĐôngTrung TâmNamBắc
Ngũ SắcTrắngXanhVàngĐỏĐen
Ngũ QuíThuXuânTrường HạHạĐông
Tháng7+81+23+6+9+124+510+11
Ngũ hành với phương hướng và thời gian


Ghi Nhớ: Thổ và Hỏa thuộc dương (Hỏa chí dương), Kim và Thủy thuộc âm (Thủy chí âm), Mộc thuộc trung tính

2. Đối Với Mùa:

Thời tiết 4 mùa: Xuận – Hạ – Thu – Đông được qui về Ngũ hành (Kim – Mộc – Thổ – Hỏa – Thủy) như sau:

  • Mùa Xuân (Mộc): Tháng Giêng (Dần – Mộc), tháng 2 (Mão – Mộc), tháng 3 (Thìn – Thổ)
  • Mùa Hạ (Hỏa): tháng 4 (Tỵ – Hỏa), tháng 5 (Ngọ – Hỏa), tháng 6 (Mùi – Thổ); Trường hạ (chỉ tháng 6 âm lịch kéo dài) thuộc Thổ
  • Mùa Thu (Kim): tháng 7 (Thân – Kim), tháng 8 (Dậu – Kim), tháng 9 (Tuất – Thổ)
  • Mùa Đông (Thủy): tháng 10 (Hợi – Thủy), tháng 11 (Tí – Thủy), tháng Chạp (Sửu – Thổ)

Giải nghĩa:

  • Mùa Xuân (Mộc): nói về hành thì Mộc vượng, Hỏa tướng, Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu.
    • Mộc (chủ về đức nhân, thẳng mà vươn cao, là sự nhu hòa, nhân từ, thẳng thắn)
    • Nói về tiết khí thì Xuân vượng, Đông tướng, Thu tù, Tứ quý tù, Hạ hưu.
  • Mùa Hạ (Hỏa): nói về hành thì Hỏa Vượng, Thổ tướng, Kim tử, Thủy tù, Mộc hưu.
    • Hỏa (chủ về đức lễ, chế luyện, có tính gấp gáp)
    • Nói về tiết khí thì Hạ Vượng, Xuân tướng, Đông tử, Thu tù, Tứ quý hưu
  • Mùa Thu (Kim): nói về hành thì Kim vượng, Thủy tướng, Mộc tử, Hỏa tù, Thổ hưu
    • Kim (chủ về đức nghĩa, có thể mềm, đàn hồi)
    • Nói về tiết khí thì Thu vượng, Tứ quý tướng, Đông tử, Xuân tù, Hạ tù
  • Mùa Đông (Thủy): nói về hành thì Thủy vượng, Mộc tướng, Hỏa tử, Thổ tù, Kim hưu
    • Thủy (chủ về đức trí, sự thông minh, linh hoạt, tính thiện)
    • Nói về tiết khí thì Đông vượng, Xuân tướng, Thu tướng, Tứ quý tử, Hạ tù.
  • Tứ quý (Thổ): nói về hành thì Thổ vượng, Kim tướng, Thủy tử, Mộc tù, Hỏa hưu
    • Thổ (chủ về đức tin, mẹ của muôn vật, có tính đôn hậu)
    • Nói về tiết khí thì Tứ quý vượng như sau: Hạ tướng, Xuân tử, Đông tù, Thu hưu.

Ghi chú: Vượng và Tướng là tốt, Tử là xấu nhất, Tù là xấu nhì, Hưu là xấu ba

3. Đối Với Tháng:

Tiết khí của vũ trụ – trời – khí hậu tác động đối với nhân đinh – huyệt mộ

tiet khi troi khi hau tac dong doi voi nhan dinh huyet mo

Lưu ý: Do có tháng thiếu, tháng nhuận nên có dời đổi trạng thái tiết khí (có xê dịch) nhưng sau 4 năm đến năm thứ 5 tiết khí lại luân hồi về ngự trị.

4. Về Ngũ Hành Sinh – Khắc (hợp – xung):

Ghi chú: Tổng số 10 cặp hợp, 10 cặp xung, trên đường chéo của ma trận là các cặp tương lưỡng, trong ma trận dấu cộng là hợp, dấu trừ là khắc, các đường mũi tên đi lên là hợp, đi xuống là khắc.

Ngũ Hành Tương Sinh: là hợp – tốt

  • Kim sinh Thủy hay Thủy đắc Kim
  • Mộc sinh Hỏa hay Hỏa đắc Mộc
  • Thổ sinh Kim hay Kim đắc Thổ
  • Hỏa sinh Thổ hay Thổ đắc Hỏa
  • Thủy sinh Mộc hay Mộc đắc Thủy

Ngũ Hành (nạp âm) Tương Khắc: là xung – xấu

  • Kim khắc Mộc : Mộc gặp Kim tất héo
  • Mộc khắc Thổ: Thổ gặp Mộc hết màu mỡ
  • Thổ khắc Thủy: Thủy gặp Thổ bị ngăn hoặc phá tan
  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa gặp Thủy thì lửa phải tắt hoặc làm cho nước sôi
  • Hỏa khắc Kim: Kim gặp Hỏa ắt biến dạng

Ngũ Hành (nạp âm) Tương Lưỡng: Tỉ hòa có tốt – có xấu. Có 2 thuyết như sau:

  • Tỉ hòa tương Khắc ( hại nhau – xấu):
    • Lưỡng Kim, Kim Khuyết (mẻ vỡ 1)
    • Lưỡng Mộc, Mộc chiết (gãy mất 1)
    • Lưỡng Thổ, Thổ liệt (nhão hết cả)
    • Lưỡng Hỏa, Hỏa diệt (tắt hết cả)
    • Lưỡng Thủy, Thủy kiệt (khô cạn hết)

Nghĩa là 2 bên ngũ hành cùng nạp âm như nhau, mà bổn mạng có Can khắc hay Chi xung thì không nên dùng (trường hợp này không bao giờ vừa Can khắc vừa Chi xung)

  • Tỉ hòa tương hợp ( không hại nhau – tốt):
    • Lưỡng Kim thành khí (hợp thành vật dụng – hữu ích)
    • Lưỡng Mộc thành lâm (hợp thành rừng lớn – sức mạnh)
    • Lưỡng Thổ thành sơn (hợp thành núi – cao sang)
    • Lưỡng Hỏa thành viêm (hợp thành sức nóng – năng lực)
    • Lưỡng Thủy thành xuyên (hợp thành sông lớn – bền bỉ dẻo dai)

Nghĩa là 2 bên cùng chung 1 loại mà Can Chi sinh hợp, khác nào anh em ngang vai, cùng lứa nhau, dung hòa nhau được, giúp thêm sức mạnh.

Về Can – Chi:

1. Về Thiên Can:

  • Thiên can phối hợp với phương vị:
    • Giáp – Ất phương Đông;
    • Bính – Đinh phương Nam;
    • Mậu – Kỷ trung tâm;
    • Canh – Tân phương Tây;
    • Nhâm – Quí phương Bắc
  • Thiên can phối hợp với thời gian:
    • Giáp – Ất mùa Xuân;
    • Bính – Đinh mùa Hạ;
    • Mậu – Kỷ Trường Hạ;
    • Canh – Tân mùa Thu;
    • Nhâm – Quí mùa Đông

Ghi chú: 

  • Giáp là dương Mộc, là Mộc thuần dương, thế vững chắc, bao trùm trời, khí thế hùng mạnh
  • Ất là âm Mộc, là hoa cỏ, thảo mộc, như mùa xuân có đào, lý, màu hạ có cây dâu, v.v.. nhân sinh khí từ Giáp
  • Bính là dương Hỏa, là Hỏa thuần dương, khí thế mãnh liệt, có thể giải hàn trừ đông, như ánh sáng của mặt trời
  • Đinh là âm Hỏa, là Hỏa thuần âm, tính nhu thuận, như ánh sáng của đom đóm
  • Mậu là dương Thổ, là đất ở chỗ cao, cứng rắn, khô thoáng, là đất phát nguồn của Thổ – Kỷ
  • Kỷ là âm Thổ, là đất ruộng vườn, ẩm thấp, ẩn tàng muôn vật, quán xuyến 8 phương, vượng ở Tứ quí, có diệu đức dưỡng dục
  • Canh là dương Kim, là sao Thái Bạch trên trời, mang theo sát khí mà cứng cỏi, như kim loại của đáo búa
  • Tân là âm Kim, là nguyên chất kim loại trên thế gian, thanh khiết mà mềm mại, như các đồ thuộc kim quí báu
  • Nhâm là dương Thủy, là phát nguồn của quí Thủy, nước ở núi Côn lôn, nước ở sông ngòi lớn
  • Quí là âm Thủy, là Thủy thuần âm, tính mềm yếu mà yên tĩnh, như nước của mưa sương

2. Về Địa Chi:

bang tong hop dia chi

Ghi Chú:  dấu + là dương , dấu – là âm

  • Địa chi phối hợp với phương vị:
    • Dần – Mão phương Đông;
    • Tỵ – Ngọ phương Nam;
    • Thân – Dậu phương Tây;
    • Hợi – Tí phương Bắc;
    • Thìn – Sửu – Tuất – Mùi trung tâm
  • Địa chi phối hợp với thời gian:
    • Dần – Mão – Thìn mùa Xuân;
    • Tỵ – Ngọ – Mùi mùa Hạ;
    • Thân – Dậu – Tuất mùa Thu;
    • Hợi – Tí – Sửu mùa đông
  • Địa chi phối hợp với âm dương ngũ hành:
    • Tí là dương Thủy,
    • Sửu là âm Thổ,
    • Dần là dương Mộc,
    • Mão là âm Mộc,
    • Thìn là dương Thổ,
    • Tỵ là âm Hỏa,
    • Ngọ là dương Hỏa,
    • Mùi là âm Thổ,
    • Thân là dương Kim,
    • Dậu là âm Kim,
    • Tuất là dương Thổ,
    • Hợi là âm Thủy.

Mối Quan Hệ Giữa Bát Quái Và Âm Trạch

Về Quan Hệ Bát Quái – Nhân Đinh (người quá cố):

A. Về định hướng của Bát Quái:

Bát quái được xếp đặt theo quy luật định hướng chặt chẽ và có các đặc điểm sau:

1. Đông Tứ Hướng: gồm 4 hướng: Khảm – Ly – Chấn – Tốn

  • Khảm: chính Bắc, ư Tí, trung mãnh, tượng trưng nước, con trai thứ, thuộc dương Thủy
  • Ly: chính Nam, đường Ngọ, trung hư, tượng trưng lửa, con gái thứ, thuộc âm Hỏa
  • Chấn: chính Đông, ư Mão, ngưng bồn, tượng trưng sấm chớp, con trai lớn, thuộc dương Mộc
  • Tốn: Đông – Nam, Thìn – Tỵ hạ đoạn, tượng trưng gió bão, con gái lớn, thuộc âm Mộc.
quan he bat quai nhan dinh theo hau thien do
Ghi chú: dấu + là dương , dấu – là âm

2. Tây Tứ Hướng: gồm 4 hướng: Khôn – Càn – Đoài – Cấn

  • Khôn: Tây Nam, Mùi – Thân, lục đoạn, tượng trưng đất, mẹ, mặt trăng, ban đêm, bóng tối, phái Nữ, thuộc âm Thổ
  • Càn: Tây Băc, Tuất – Hợi, tam liên, tượng trưng trời, cha, mặt trời, ban ngày, ánh sáng, phái Nam, thuộc dương Kim
  • Đoài: chính Tây, đường Dậu, thượng khuyết, tượng trưng hồ ao, sông rạch, con gái út , âm Kim
  • Cấn: Đông Bắc, Sửu – Dần, phúc bồn, tượng trựng núi non, con trai út, thuộc dương Thổ.

B. Về Bát Quái Và Âm Trạch (lăng, mộ):

Trạch (âm trạch và dương trạch) gắn với bát quái, gồm loại trạch Đông Tứ ( Khảm – Ly – Chấn – Tốn) và loại trạch Tây Tứ ( Khôn – Càn – Đoài – Cấn) đều có:

  • 4 hướng tốt: Sinh khí, Phúc vị, Thiên y và Diên niên (Diên niên có sách gọi là Phước đức) để đặt mộ, hướng ( cửa mộ, cổng lăng, bàn thờ,v.v..)
  • 4 hướng xấu: Ngũ quỉ, Tuyệt mệnh, Họa hại và Lục sát, tránh đặt mộ phần (đặc biệt kiêng mở cửa mộ, cổng lăng), do tuổi – cung phi của nhân đinh (người chết) mà xác định, tức là thiên thời, địa lợi đối với nhân hòa (từng nhân đinh)
bang dang ma tran khac hop theo bat quai
Bảng khắc – hợp theo Bát quái

Ghi chú: đây là bảng dạng ma trận về khắc (đường chéo ngũ quỉ) hợp (đường chéo phục vị) cung tuổi và các ô khác trong ma trận về khắc hợp cũng được sắp xếp theo quy luật nhất định.

Xem thêm: Cách tính cung phi bát trạch

1. Tác động tích cực (cát – tốt):

  • Gặp hướng được sinh khí rất tốt, lành
  • Gặp hướng được phước đức rất tốt, lành
  • Gặp hướng được thiên y tốt, lành
  • Gặp hướng được phục vị bình an
Hợp – TốtĐượcSao (Hành)Tháng Năm HênTháng Mạnh
Khảm + Tốn, Ly + Chấn
Khôn + Cấn, Càn + Đoài
Sinh KhíTham Lang (Thủy)Hợi – Mão – Mùi2,6,10
Khảm + Ly, Chấn + Tốn
Khôn + Càn, Cấn + Đoài
Diên NiênVũ Khúc (Kim)Tỵ – Dậu – Sửu4,7,chạp
Khảm + Chấn, Ly + Tốn
Khôn + Đoài, Cấn + Càn
Thiên YCự Môn (Thổ)Thân – Tí – Thìn3,7,11
Khảm + Khảm, Ly + Ly
Chấn + Chấn, Tốn + Tốn
Khôn + Khôn, Cấn + Cấn
Càn + Càn, Đoài + Đoài
Phục VịPhó Bức (Mộc)Hợi – Mão – Mùi2,6,10
Bảng tổng hợp: Ghi Chú: tính chất lặp lại của Hợi – Mão – Mùi còn Dần – Ngọ – Tuất không can dự.

2 Tác động tiêu cực (hung – xấu)

  • Gặp hướng Ngũ quỉ, trong nhà lục đục, không an
  • Gặp hướng Lúc sát, có tang thương, nguy hại
  • Gặp hướng Họa hại, bị táng gia bại sản, tù tội
  • Gặp hướng Tuyệt mệnh, bị tang thương biến đổi
Khắc – XấuBịSao (Hành)Tháng Năm XuiTháng Kém
Khôn – Ly, Cấn – Chấn
Càn – Khảm, Đoài – Tốn
Lục SátVăn Khúc (Mộc)Thân – Tí – Thìn3,7,11
Khôn – Khảm, Cấn – Tốn
Càn – Ly, Đoài – Chấn
Tuyệt MạngPhá Quân (Kim)Tỵ – Dậu – Sửu2,4,chạp
Khôn – Tốn, Cấn – Khảm
Càn – Chấn, Đoài – Ly
Ngũ QuỉLiêm Trinh (Thổ)Dần – Ngọ – TuấtGiêng,5,9
Khôn – Chấn, Cấn – Ly
Càn – Tốn, Đoài – Khảm
Họa HạiLộc Tồn (Mộc)Thân – Tí – Thìn3,7,11
Ghi chú: khác với tác động tích cực, ở đay lặp lại Thân – Tí – Thìn còn Hợi – Mão – Mùi không can dự.

Về Tiên Thiên Bát Quái:

A. Đặc Điểm Các Quẻ Trong Tiên Thiên Bát Quái:

1. Đông Tứ trạch:

  • Quẻ Khảm: (2 vạch nét đứt 2 bên và 1 vạch liền ở giữa), tượng trưng cho nước và mưa (Thủy); là hãm, tai, trung Nam, vòng cung …
  • Quẻ Ly: (2 vạch liền 2 bên và 1 vạch nét đứt ở giữa), tượng trưng lửa (Hỏa), mặt đất; là sáng, ngày, chim trĩ, mắt, trung Nữ, điện …
  • Quẻ Chấn: ( 2 vạch nét đứt ở trên – ngoài, 1 vạch liền ở dưới – trong), tượng trưng sấm sét, lửa trời (Mộc); là động, rồng, chân, trưởng Nam
  • Quẻ Tốn: (2 vạch liền ở trên – ngoài, 1 vách nét đứt ở dưới – trong), tượng trưng gió (Mộc); là nhập, hông, trưởng Nữ, gà, màu trắng, cao, …
tien thien bat quai va hau thien bat quai
Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái

2. Tây Tứ trạch:

  • Quẻ Khôn: (3 vạch nét đứt), tượng trưng sự u tối, lạnh lẽo; là đất (Thổ), thuận, mẹ, bụng, bò, bải, keo kiệt, số đông, …
  • Quẻ Càn: (3 vạch liền), tượng trưng sức nóng, phát quang (Kim); là trời, kiện, cha, đầu, ngựa, ngọc, băng hàn, màu đỏ, …
  • Quẻ Đoài: (2 vạch liền ở dưới – trong, 1 vạch nét đứt ở trên – ngoài), tượng trưng mây (Kim); là vui, sông, đầm, hồ, dê, miệng, thiếu Nữ, phủ quyết, …
  • Quẻ Cấn: (2 vạch đứt ở dưới – trong, 1 vạch liền ở trên – ngoài), tượng trưng núi non (Thổ); là dừng núi, chó, tay, thiếu Nam, đá nhỏ, …

Ghi Nhớ: trong 1 quẻ có 6 hào, 3 hào trên gọi là ngoại quái ( ý suy bại), 3 hào dưới là nội quái ( ý phú quí). Nếu như thiên cơ nằm ở nội quái sẽ khiến gia đình giàu sang còn ngược lại nằm ở ngoại quái sẽ khiến gia đình suy kiệt, bại vong

B. Đặc Tính Của Tiên Thiên Bát Quái

1. Tính Trực Đối Của Các Quẻ:

  • Khôn – Càn đối nhau, gọi là thiên địa định vị
  • Khảm – Ly đối nhau, gọi là Thủy – Hỏa bất tương xạ
  • Chấn – Tốn đối nhau, gọi là lôi phong tương bạc
  • Đoài – Cấn đối nhau, gọi là sơn trạch thông khí.
bang tuong quan bat quai ngu hanh theo tien thien do
Bảng tương quan Bát quái – Ngũ hành theo tiên thiên đồ


Ghi chú: Càn có sách gọi là Kiền. Đầm có sách gọi là sông.

2. Phương Vị Của Tiên Thiên Bát Quái

Trên Nam, dưới Bắc, trái Đông, phải Tây

Về Hậu Thiên Bát Quái

B. Phương Vị Của Hậu Thiên Bát Quái

Nam (Ly) – Bắc (Khảm) – Đông (Chấn) – Tây (Đoài) – Đông Bắc (Cấn) – Tây Nam (Khôn) – Đông Nam (Tốn) – Tây Bắc (Càn).

bang tuong quan bat quai ngu hanh theo hau thien do
Bảng tương quan Bát quái – Ngũ hành theo hậu thiên đồ

B. Đặc Điểm Của Hậu Thiên Bát Quái

1. Đông Tứ: trạch

  • Khảm (Bắc), thảo mộc ẩn tàng, ngừng sinh sôi nảy nở
  • Ly (Nam), vượng vào Hạ, cây cối tốt tươi, hồi qui ở vùng đất lớn
  • Chấn (Đông), đại diện mùa Xuân, cây cối thịnh vượng
  • Tốn (Đông Nam), giao mùa Xuân – Hạ, vạn vật phát triển cực thịnh

2. Tây Tứ trạch

  • Khôn (Tây Nam), hè Thu, là lúc cây cỏ già cội
  • Càn (Tây Bắc), cứng rắn, cuối Thu đầu Đông, là lúc cây cỏ tàn úa
  • Đoai (Tây), trời Thu, thịnh vượng vào mùa Thu
  • Cấn (Đông Bắc), dừng, là cuối cùng, 1 năm 4 mùa tuần hoàn đến lúc giao nhau giữa mùa Đông và mùa Xuân, vạn vật đã kết thúc 1 chu kỳ.

C. Tượng Hình Hậu Thiên Bát Quái:

Về cung định hướng (cung phi), phần phụ thêm sau đây để giúp ta hiểu “Bát quái tượng” tức 8 cung quan hệ trạch (âm phần) và tiếp đến là xác định (định vị) về việc xây cất mộ phần theo bổn mạng nhân đinh (người chết).

Hậu thiên bát quái được chế ra theo luật: Khảm (Thủy) trung Nam, Ly (Hỏa) trung Nữ, Chấn (Mộc) trưởng Nam, Tốn (Mộc) trưởng Nữ, Khôn (Thổ) vi Mẫu,Càn (Kim) vi Phụ, Đoài (Kim) thiếu Nữ), Cấn (Thổ) thiếu Nam để biết đặc tính sơn hướng, trong đó: Khảm – Chấn – Càn – Cấn vi Dương, Ly – Tốn – Khôn – Đoài vi Âm

Đồ Hình Hậu Thiên Đồ

tuong hinh bat quai
Bảng Lập Về Bát Quái Đồ – Hậu Thiên Đồ


D. Bát Quái  Cửu Cung:

Trong “Bát Trạch Tam Nguyên” đã xây dựng cung số bổn mạng để dò tìm và luận đoán với các mức độ được qui chế như sau.
Số thứ tự của bát quái hậu thiên dùng để tìm cung của bổn mạng (số của 8 quẻ ở trong 9 cung): Nhất Khảm (1), Nhị Khôn (2), Tam Chấn (3), Tứ Tốn (4), Ngũ Trung (5), Lục Càn (6), Thất Đoài (7), Bát Cấn (8), Cửu Ly (9).

Mỗi số có 1 quẻ, trừ số 5 không có quẻ nên được qui chế: Nam giới trúng số 5 là cung Khôn (2), Nữ giới trúng số 5 là cung Cấn (8).

Nếu gắp:

  • Sinh Khí là thượng cát
  • Ngũ quỉ là đại hung
  • Diên niên là thượng cát
  • Lục sát là thứ hung
  • Họa hại là thứ hung
  • Thiên y là trung cát
  • Tuyệt mạng là đại hung
  • Phục vị là tiểu cát

Qua bài viết: Phong thủy Âm trạch Toàn Tập [5 bài viết] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Lý khí Việt Nam

Chuyên Phong Thủy Thần số học

Hotline: 0976 067 303
Email: lykhivn@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người!

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Xem hướng nhà Xem tuổi làm nhà Xem tuổi vợ chồng Sinh con hợp tuổi Xem bói theo ngày sinh Giải mã giấc mơ điềm báo Xem Sao chiếu mệnh Xem ngày tốt xấu